29/11/2012

TRỞ LẠI TUỔI HOA

Một bạn ở Mỹ gởi về tôi đường link để vào trang nầy. Tôi như bắt được vàng. Bao nhiêu ký ức tuổi hoa niên chợt hiện về như một giấc mơ. Hồi đó tôi và chị tôi hằng nữa tháng trông ngóng tờ tạp chí nầy phát hành, hai chị em dành nhau đọc ngấu nghiến rồi nâng niu cất giữ và sau đó đóng thành từng tập 12 cuốn. Hồi đó chúng tôi học từ lớp đệ thất đến lớp đệ tứ, rất mê chuyện nhiều kỳ của Minh Quân và Nguyễn Trường Sơn đăng trên Tuổi Hoa. Chợt nhớ đến LM Chân Tín, họa sĩ Vy Vy...




Ròm tìm được và đem về từ nhà của 


Góc Nhà Hue Khai
khangthin

và Người Bán Báo
caulongbachai

************************
Góc Nhà Hue Khai


Tủ sáchTuổi Hoađược thành lập trước năm 1975 và do những cây bút chuyên viết cho các tạp chí như Thiếu Nhi, Thằng Bờm, Tuổi Hoa cộng tác.
Các tác phẩm của Tủ sách Tuổi Hoa được chia làm 3 loại :
* Loại hoa đỏ: phiêu lưu, mạo hiểm, trinh thám
* Loại hoa xanh: tình cảm nhẹ nhàng như tình gia đình, bạn bè
* Loại hoa tím: dành cho tuổi 16 - 18
Những tác phẩm này đã từng một thời là "món ăn tinh thần " của thanh thiếu niên Việt Nam vì nó không những giáo dục những đức tính tốt cho con người mà còn giúp thanh thiếu niên tập trau chuốt lời văn để học văn tốt hơn.
Ngoài ra, Bán Nguyệt San Tuổi Hoa cũng là một tờ báo đã đi vào lòng của thanh thiếu niên Việt Nam vào thập niên 60, đầu thập niên 70. Những giá trị tinh thần do Bán Nguyệt San Tuổi Hoa đem lại rất nhiều và hầu như các truyện dài được đăng trong Bán Nguyệt San Tuổi Hoa đều được Nhà xuất bản Tuổi Hoa in thành sách, chính là các truyện loại hoa đỏ, hoa xanh và hoa tím mà chúng ta đang sưu tầm.
Hiện nay Tủ Sách Tuổi Hoa và Bán Nguyệt San Tuổi Hoa đang bị mai một nên có lẽ đến một ngày nào đó sẽ không ai còn nhớ và còn biết trong văn hóa Việt Nam có một giai đoạn thịnh hành của sách báo Thiếu Nhi, đã góp phần trong việc giáo dục tạo nên một thế hệ Thanh thiếu niên ưu tú. Việc sưu tầm và tái lập Tủ sách Tuổi Hoa cũng như Bán Nguyệt San Tuổi Hoa sẽ giúp chúng ta ghi dấu lại giai đoạn đáng nhớ đó và mặc dù hiện giờ các tác phẩm của Tủ Sách Tuổi Hoa và các Bán Nguyệt San Tuổi Hoa bị thất lạc rất nhiều nhưng mong rằng với thời gian và với công sức của tất cả những người đã, đang và sắp là fan của Tuổi Hoa, chúng ta sẽ cùng nhau tái lập lại đầy đủ các tác phẩm, các tập san của Tuổi Hoa khi xưa.
Cám ơn quý tác giả của Tủ sách Tuổi Hoa, dù không trực tiếp gửi sách nhưng những giá trị tinh thần của các tác phẩm mà quý vị cho ra đời thật là vô giá. Mong rằng quý vị sẽ thông cảm và bỏ qua cho việc không xin phép của chúng tôi khi đưa các tác phẩm của quý vị vào website bởi vì sau bao nhiêu sự thăng trầm, khó mà tìm lại được quý vị.
Chân thành cám ơn.
Thục Đoan


Quý bạn là “cựu” độc giả thân thiết của Tuổi Hoa (giống như Dũ Lan ngày xưa) có thể ghé vào hai địa chỉ sau đây:
Xin cảm ơn Thục Đoan và Nhà sách Đức Mẹ (Dòng Chúa Cứu Thế, quận 3) đã nỗ lực hồi phục lại một tạp chí rất giá trị ngày xưa. Có thể nói tạp chí Tuổi Hoa thật sự đã góp phần nuôi dưỡng một thế hệ thiếu nhi ViệtNam trở nên người đàng hoàng, hữu ích cho xã hội.

********************************
Truyện Tranh của Người Bán Báo 



Truyện tranh Tuổi Hoa


Có một bạn đến chơi và ghi lại một tin nhắn tại đây. Xin lỗi đã không thể đáp ứng yêu cầu của bạn đúng lúc. Tuy nhiên để thư giãn cuối tuần, hôm nay em mời các bác thưởng thức nét cọ của một số họa sĩ đã vẽ truyện tranh cho Tuổi Hoa ngày xưa.

Một trang bìa 4 của bán nguyệt san Tuổi Hoa:

NGUỒN:   http://nam64.multiply.com/journal/item/4009/4009

18 commentaires:

  1. Căn nhà Multiply và hầm hình xưa bên đó tương lai sẽ không còn tồn tại .
    Những hình ảnh xưa bên đó Ròm đã dời qua Blogspot rồi luôn cả bài hình xưa "Tuổi Hoa " này
    Bán nguyệt san TUỔI HOA và truyện Tranh trước 75 VNCH
    http://namrom64.blogspot.de/2012/08/ban-nguyet-san-tuoi-hoa-va-truyen-tranh.html

    http://namrom64.blogspot.de/2012/08/ban-nguyet-san-tuoi-hoa-va-truyen-tranh.html

    RépondreSupprimer
  2. Hay quá, mình cũng là mọt sách của Tuổi Hoa đây

    RépondreSupprimer
  3. Đề nghị anh Chênh gửi đường link của Tuổi Hoa cho anh Trần Trung Sáng tại Đà Nẵng , trước năm 1975 , Trần Trung Sáng có bài viết trên Tuổi Hoa với bút danh Tần Hoa .

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. có đường link trên blog rồi đó. Anh Sáng vào đấy lấy. Hoặc tốt nhất là vào google gõ là ra ngay.

      Supprimer
  4. Nguyệt Đồng Xoài29 novembre 2012 à 22:03

    Các tác phẩm trong bộ truyện Tuổi Hoa cho thấy nền văn học miền Nam có tính nhân bản cao và đi liền với hiện thực xã hội (nói tốt nói xấu xã hội miền Nam đều được tự do nói ra, viết ra) vì miền Nam có tự do ngôn luận, có đa đảng có đối lập, không có đảng phái nào đứng trên tổ quốc, không sùng bái lãnh tụ: giáo dục tình bạn bè, tình gia đình ông bà cha mẹ, tình yêu quê hương thôn xóm, đề cao Chân Thiện Mỹ đúng nghĩa. Bên cạnh đó là nền báo chí tư nhân, đối lập được tự do xuất bản ở miền Nam VNCH, một điều mà không thể thấy ở miền Bắc VNDCCH và CHXHCN VN hiện nay.

    Thế nhưng Đảng CSVN sau cái ngày 30/4/1975 lại cho rằng những tác phẩm văn học của miền Nam như Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc mang mầm móng "văn hóa tiểu tư sản, ủy mị" nên đã có cái gọi là "Cách Mạng Văn Hóa Tư Tưởng" (1 trong 3 cuộc cách mạng để "tiến nhanh tiến mạnh" lên CNXH: CM Quan Hệ Sản Xuất, CM Văn Hóa Tư Tưởng, và CM Khoa Học Kỹ Thuật) để dẹp bỏ hết những tàn tích của "Mỹ Ngụy" bằng cách bắc giam tù văn nghệ sỹ miền Nam, đốt bỏ tịch thu hất các tác phẩm văn học báo chí miền Nam sau ngày 30/4/1975. Thay vào đó là Đảng và nhà nước ta đòi hỏi nền văn học nghệ thuật VN phải mang tính Đảng CS, tôn sùng Bác Hồ, và đấu tranh giai cấp, tính Vô Sản!

    Chả trách là tại sao nhà văn Dương Thu Hương khi nhìn thấy quá nhiều tác phẩm văn học, sách báo, phim ảnh đa dạng và đồ sộ của VNCH miền Nam bày bán trên vĩa hè khi bà Hương theo đoàn quân "giải phóng" vào Nam ngày 30/4/1975. Bà Hương đã bật khóc giữa lòng Sài Gòn khi thấy sách báo, nhà cửa, phố thị buôn bán sầm uất của miền Nam VNCH, và lúc bấy giờ bà Hương mới biết miền Bắc XHCN đã lừa bịp bà về những cái mà họ tuyên truyền láo khoét về chế độ miền Nam: tay sai cho Mỹ, dân VNCH không có tự do, đời sống dân miền Nam nghèo đói rên xiết, lạc hậu v.v... Miền Nam VHCH nghèo đói lạc hậu mà lại có một nền âm nhạc, văn chương thi phú đa dạng và đồ sộ thế à?

    Những tài hoa như Văn Cao, Hữu Loan, Nguyễn Hửu Đang ... vì ở lại miền Bắc sau 1954 nên tài năng họ bị lụi tàn; Văn Cao tìm vui với rượu, Hữu Loan đẩy đá kiếm sống, Nguyễn Hữu Đang bị tù 15 năm thả về ăn con nhái ăn con cốc để sống. Nhưng những người như nhạc sĩ Phạm Duy, thi sỹ Nguyên Sa, thi bá Vũ Đình Chương, nhạc sĩ Anh Bằng, nhạc sỹ Trịnh Hưng, ca sỹ Thái Thanh và Thái Hằng của bang hợp ca Thăng Long nổi tiến ở miền Bắc trước 1954, nhạc sỹ Phạm Đình Chương, nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhà văn Hoàng Hải Thủy, nhà văn Mai Thảo, tài tử Đoàn Châu Mậu, tài tử Kiều Chinh, nhạc sỹ Đoàn Chuẩn -Từ Linh, nhạc sỹ Trường Sa, nhạc sỹ Phạm Mạnh Cương, nhạc sỹ Từ Công Phụng, nhạc sỹ Ngô Thụy Miên, nhạc sỹ Vũ Thành An ... nhờ di cư vào Nam 1954 tự do ngôn luận nên tài năng âm nhạc, thi phú của họ được phát triển hết công suất, lên tới tuyệt đỉnh. Những người ở trong Nam trước rồi như Trịnh Công Sơn (một thời yêu đơn phương nhữ danh ca Thanh Thúy cùng gốc Huế như TCS), nhà văn Nhã Ca và chồng là thi sỹ Trần Dạ Từ, nhạc sỹ Lam Phương, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9, nhạc sỹ Y Vân và nhạc sỹ Y Vũ, nhạc sỹ Thanh Sơn, nhạc sỹ Lê Dinh, nhạc sỹ Châu Kỳ, nhạc sỹ Minh Kỳ, nhạc sỹ Song Ngọc , nhạc sỹ Anh Việt Thu, nhạc sỹ Tuấn Khanh (không phải là Tuấn Khanh cùng tên hiện nay đang ở VN), nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ, nhà văn Lê Xuyên, nhà văn Bình Nguyên Lộc, nhà văn Bà Tùng Long (mẹ của nhà văn Nguyễn Đông Thức), nhạc sỹ Trúc Phương, nhạc sỹ Duy Khánh, nhạc sỹ Tuấn Đăng, nhạc sỹ Đài Phương Trang, nhạc sỹ tài hoa Trầm Tử Thiêng (một nhạc sỹ gốc Quảng Nam như ông Chênh) v.v… tự do sáng tác viết ra những gì họ nghĩ , tự do sang tạo mà không bị bắt bị giam cầm như nhạc sỹ Việt Khang chỉ viết ra 2 bài hát chống Tàu cộng xâm lược mà bị kết án 4 năm! Các minh tinh màn bạc như Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Thanh Nga, Trần Quang, Huỳnh Thanh Trà, Phương Hồng Ngọc, Kiều Chinh, Đoàn Châu Mậu, Thúy Hoa, La Thoại Tân (người gốc Quảng Nam như ông Chênh) , Thanh Lan, Nguyễn Chính Tín, Bắc Sơn và còn nhiều nữa của miền Nam VNCH. Nói như thế để biết ở miền Nam VNCH cũng có 1 nền thoại kịch và phim ảnh phát triển tự do, tột độ.


    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. cảm phục trước bài viết hùng hồn. Xin địa chỉ email vì muốn góp ý nhỏ với chị Nguyệt ĐX được không ạ !

      Supprimer
  5. Hồi nhỏ em rất thích đọc tuổi hoa anh chuyên ạ. Trước 75 em còn nhỏ không biết nhiều nhung sau 75 may mắn là thầy chủ nhiệm của em còn giữ lại nguyên một tủ sách trong đó có nhiều sách truyện tuổi hoa. Không hiểu sai thầy không đem nộp cho chính quyền như một thứ văn hoá phẩm đồi truỵ như mẹ em đã làm. Cũng may là thầy gan dạ thế là em được thầy cho mượn đọc hết sướng ơi là sướng. Em vẫn còn nhớ vài tên truyện như: ngục thất giữa rừng già, vượt đêm dài, tiếng hát chim vành khuyên, tên tài xế suzuki lý tưởng, chị em khác mẹ v..v nhiều lắm mà em quên hết rồi. Nay anh nhắc lại làm em nhớ kinh khủng. Cám ơn anh nha anh chuyên, sang năm về nước đãi anh uống cafe.

    RépondreSupprimer
  6. Hồi xưa viết loại nào ra loại ấy, chả cần "định hướng" độc giả cũng thấm mê say. Bây chừ đủ thứ khẩu hiệu, băng rôn, tuyên truyền... song "cháu ngoan" đâu chẳng thấy, chỉ thấy cướp trộm như rươi, giết người như điên đầy đường đầy xá. Tiếc thay một thời trong trẻo ...

    RépondreSupprimer
  7. Tôi thích tác giả Hoàng Đăng Cấp với những tác phẩm Hoa Đỏ như Pho Tượng Rồng Vàng, Mật Lệnh "U" Đỏ, Thiên Hương. Ông là Thầy Toán của tôi mà!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. ồ, TÔI quên ông Hoàng Đăng Cấp, truyện trinh thám phiêu lưu của ông rất hay, thời đó tôi rất thích. Cám ơn bạn Dân đã nhắc.

      Supprimer
  8. Cám ơn bác Chênh đã giới thiệu lại, trước đây đã từng có các tạp chí cho thiếu nhi rất hay và có giá trị như bán nguyệt san Tuổi hoa, Thiếu nhi (của bác Nguyễn Hùng Trương).
    Ngoài ra còn tủ sách Tuổi hoa, loại hoa đỏ (phiêu lưu trinh thám) hoa xanh (tình cảm), hoa tím (tuổi mới lớn)
    Bạn nào muốn đọc ebook có thể vào trang e-thuvien.com để down về : http://www.e-thuvien.com/forums/forumdisplay.php?f=182

    RépondreSupprimer
  9. Đừng nói chuyện văn chương, chỉ nói về toán thôi nếu so sánh ai nhân văn hơn.Ví dụ như bài toán trừ khi tôi còn đi học
    Một bên là: Ất có 10 viên kẹo, Ất cho Giáp 4 viên. Hỏi Ất còn bao nhiêu viên kẹo?
    Một bên là: Một toán lính Mỹ có 10 thằng vào trong xóm cướp phá, bộ đội ta tiêu diệt 04 tên. Hảo còn lại bao nhiêu tên Mỹ?
    Ông Thiệu, ông Diệm dẫu tuổi có lớn hơn cha hơn ông ở nhà nhưng là THĂNG tất.
    Giáo dục như thế thì sau này ra đường chỉ cần một việc nhỏ là đem nắm đấm ra nói chuyện là phải. Đúng không quý Bác hu... hu ...

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Hihi bác Nặc danh 11:05 nói làm tui mắc cười vì tui cũng dị ứng với cái lối áp dụng câu từ và ý tưởng hiếu chiến trong những bài tóan từ năm 1975 gì đâu. Tui không thể cảm nhận được tính nhân văn(thiếu vắng)trong từng bài toán, từng câu văn mà tôi đọc trong sách giáo khoa, chúng khác hẳn với những gì tui được giáo dục trong những tháng năm ngắn ngủi dưới chế độ CH của miền Nam trước đó. Đâu rồi những bài thơ văn đề cao tình yêu nước thương nòi, tình làng xóm, gia đình, bạn bè chan hoà thắm thiết ? Tui không thể nào quên được những năm tui học tiểu học quý báu đó, khi bước vào lớp là tui phải đọc những khẩu hiệu "tiên học lễ hậu học văn" "uống nước nhớ nguồn" "Thất bại là mẹ thành công". Lại càng không quên hình ảnh thày cô tui vào lớp thì nghiêm nghị lúc nào cũng dòm chừng xem có trò nào phá phách lười biếng, nhưng vào những ngày nghỉ cuối tuần lại hớn hở mở của nhà riêng đón tụi tui vào thăm nom rồi được cho ăn no say, ngủ một giấc phè rốn rồi mới cho đạp xe trở về nhà ! Trời, ngoài "Tuổi Hoa" ra, chúng ta còn tìm ở đâu được những kỷ niệm tương tự ?

      Cám ơn blog anh Chênh đã cho chúng ta một cơ hội "tìm thoáng hương xưa". Mời mọi người cùng nghe bài hát này để mỗi người có thể tìm về tuổi thơ của mình qua hình ảnh và âm nhạc:

      http://www.youtube.com/watch?v=o9nr26mJDKA

      Supprimer
  10. Em còn nhớ bài thơ trong truyện Chị em khác mẹ. Em đoc cho anh chuyên nghe nha.
    Cần thơ giờ vui không anh yêu?
    Hàng cây in bóng nước ninh kiều
    Có những mối tình đầy thơ mộng
    Âu yếm trao nhau mỗi cuối chiều
    Trường đoàn thị Điểm còn nguyên đó
    Những tà áo trắng vẫn đi qua
    Ghé mắt nhin vào khung cửa nhỏ
    Với một niềm lưu luyến đạm đà.
    Em mến con đường Phan Thanh Giản
    Căn gác trọ vẫ mang bóng một người
    Mỗi tuần em có thư về đó
    Địa chỉ quen tay viết số mười
    Mỗi sáng anh còn quen dậy sớm?
    Để uống cafe quán cuói đường
    Sân bay Trà Nóc vương vương lanh
    Như áo ai còn đãm ướt sương.

    RépondreSupprimer
  11. Hình như còn bộ truyện Tuổi Hồng nữa, bác Chênh hè ? Tui ghiền mấy quyển "15 truyện..." Hồi nớ, vừa đọc "Mơ thành người Quang Trung" vừa mê Trần Đại, Hoàng Guitar; Nguyễn Thị Hoàng "nằm dưới" Từ Kế Tường! (Để Vòng tay học trò "nằm trên" sợ mấy nàng đánh giá, híc)

    RépondreSupprimer
  12. Vâng hồi ấy tôi đã mua nhiều cuốn Tuổi Hoa, đọc cả luôn hoa tím dù mới thuộc lứa chỉ được phép đọc tới hoa xanh thôi.
    Nhà tôi ở chợ Trương Minh Giảng tôi hay cuốc bộ đến nhà sách Đức mẹ trong khuôn viên nhà thờ Kỳ Đồng để mua Tuổi Hoa khi có tiền hoặc xem ké, ôi, viết đến đây sao mà tôi nhớ đến không gian nhà sách thế: ai cũng chăm chú vào sách, lặng yên chìm vào chữ nghĩa sao mà tri thức quá, chúng tôi thời ấy mê đọc chắc cũng do được hòa vào sách, chữ của Tuổi Hoa, Thằng Bờm, trang thiếu nhi Mai Bê Bi của báo Chính Luận,...
    Rồi 75 oan nghiệt, lúc phường kêu gọi giao nộp văn hóa phẩm đồi trụy, tôi chần chừ không đụng tay đụng chân, cha tôi vì sợ mà hối thúc, anh tôi và tôi nước mắt ngắn nước mắt dài lùa hết sách trên kệ xuống không dám dấu cuốn nào, Tuổi Hoa của tôi bị tước đoạt oan ức, cha tôi vuốt bìa cuốn Quần đảo ngục tù Gu-lắc bỏ vào bao, sau này lớn lên tôi mới biết đó là cuốn sách nổi tiếng bị Nga xô cấm xuát bản.

    Cám ơn anh Chênh đã có đề tài này cho tôi lại Tuổi Hoa.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Quần đảo ngục tù (Quần đảo Gulag), Ngọc Tú Ngọc Thứ Lang dịch, NXB Trí Dũng, 1974.
      http://i681.photobucket.com/albums/vv173/joankim3/Nobel/IMG_0433Copy-1.jpg

      http://i681.photobucket.com/albums/vv173/joankim3/Nobel/IMG_0434Copy-1.jpg

      http://i681.photobucket.com/albums/vv173/joankim3/Nobel/IMG_0435Copy-1.jpg

      Supprimer