28/12/2012

LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM


LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM
28-12-2012
Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây kêu gọi chính quyền và toàn thể nhân dân thực thi những quyền con người đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và những Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ghi nhận và bảo đảm. Trong những quyền đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) và theo Điều 19, Điều 21, Điều 22 về những quyền dân sự và chính trị trong Công ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập năm 1982.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ loikeugoi2012@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh những quyền con người phổ quát được ghi trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Trên tinh thần đó, chúng tôi yêu cầu Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.
Điều 88 BLHS quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyềnchống nhà nước CHXHCN Việt Namthực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm. Việc người dân phản biện, phê phán Nhà nước, kiến nghị về luật pháp về chính sách, về bộ máy nhà nước… là những việc làm cần thiết và thường xuyên trong một nhà nước dân chủ, để xã hội tiến bộ. Nhưng với Điều 88 BLHS, công dân có bất cứ hành vi nào như vậy cũng có thể bị trừng trị. Nhiều công dân Việt Nam đã và đang bị khởi tố, truy tố, xét xử, bị án tù về tội danh này, khiến cho lòng dân bất bình, thế giới chê trách việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam.
Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 thực chất là một nghị định cấm biểu tình được ban hành trái thẩm quyền và có nội dung vi hiến. Theo các điều 50, 51 Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001), quyền con người, quyền của công dân là do Hiến pháp và luật quy định, tức do Quốc hội quy định. Chính phủ không có quyền quy định những quyền đó, càng không có quyền hạn chế, ngăn cản, thậm chí cấm những quyền đó. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945, trong đó đã khẳng định biểu tình là quyền cơ bản trong một chế độ dân chủ, công dân chỉ cần thông báo cho chính quyền địa phương trước khi tiến hành biểu tình. Đến nay sắc lệnh này chưa có luật nào hủy bỏ, mặc nhiên vẫn còn giá trị pháp lý. Nghị định 38 nêu trên vừa trái sắc lệnh này, vừa trái các quy định của Hiến pháp hiện hành và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị, nên phải được hủy bỏ ngay lập tức.
Chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào yêu cầu chính quyền các cấp phải bảo đảm thực hiện đúng các quyền con người của công dân đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Chúng tôi đề nghị các luật sư, luật gia, giảng viên luật hãy giải thích sâu rộng quyền con người của công dân cho đồng bào, cho chính quyền, cho những lực lượng như công an, quân đội, dân phòng, cho các tổ chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… để mọi công dân Việt Nam được hưởng những quyền con người như những dân tộc khác trên thế giới, để những giới chức Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người cho đồng bào mình.
Chúng tôi kêu gọi cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ trong các cơ quan chức năng của Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền con người theo Hiến pháp Việt nam và Công ước quốc tế, không mù quáng tuân theo mệnh lệnh vi phạm quyền con người.
Thực thi và đảm bảo quyền con người tại Việt Nam là điều kiện không thể thiếu để xây dựng một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, có vị thế xứng đáng trên thế giới. Đó cũng là cách hiệu quả nhất để thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, như ý nguyện của toàn thể đồng bào.
Để thực thi những quyền này, trước hết Quốc hội hãy hủy bỏ Điều 88 BLHS và Nghị định 38/NĐ-CP/2005, yêu cầu Chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân công khai bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa mà đã bị quy vào tội danh theo Điều 88 BLHS.
Một lần nữa chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào quyết thực thi những quyền cơ bản của con người và buộc Chính quyền phải tôn trọng và bảo đảm những quyền đó. Để thể hiện sự hưởng ứng, chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước tích cực tham gia và vận động ký tên vào Lời kêu gọi này.
Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành quyền con người ngày càng được nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ.
Ngày 25 tháng 12 năm 2012
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN VÀO
“LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM”
(83 người ký)
H1
H2
Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975
H3
Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist)
H4
Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
H5
Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
H6
Hồ Ngọc Cứ, luật gia, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
H7
Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
H8
Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
H9
Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
H10
André Menras – Hồ Cương Quyết, Chủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP), Pháp
H11
Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
H12
Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, Hoa Kỳ
H13
Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
H15
Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt
H15Bùi Minh Quốc, nhà thơ, cán bộ Cựu kháng chiến, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
H16
Hiền Thục, nghệ nhân mỹ thuật ứng dụng, nhà báo, nguyên phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng, Đà Lạt
H17
Trần Minh Thảo, Đà Lạt
H18
Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, TP HCM
H19
Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
H20
H21
Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới,TP HCM
H22
Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tông biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng
H23
Nguyễn Trọng Huấn, KTS, nguyên Tổng biên tập báo Kiến trúc và Đời sống
H24
Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động
H25
Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM

clip_image056
clip_image058
Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật, TP HCM
clip_image060
Trần Hải, kỹ sư, TP HCM
clip_image062
Lê Văn Tâm, TS, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
clip_image064
Nguyễn Viện, nhà văn, TP HCM
clip_image066
clip_image067
Vũ Thị Phương Anh, công dân Việt Nam, TP HCM
clip_image069
Nguyễn Quốc Vũ, Cộng hòa Czech
clip_image070
Nguyễn Mạnh Cường, doanh nhân, Cộng hòa Czech
clip_image072
Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp
clip_image074
Phạm Hữu Uyển, Cộng hòa Czech
clip_image076
Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975)
clip_image078
Vũ Quang Việt, TS, nguyên chuyên gia kinh tế Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
clip_image080
Nguyễn Bá Thuận, chuyên gia vận trù và dự báo, Đan Mạch
clip_image082
Lưu Trọng Văn, nhà báo,TP HCM
clip_image084
Đào Duy Chữ, TS, TP HCM
clip_image086
Phạm Gia Minh, nhà báo, Hà Nội
clip_image088
Nguyễn Thanh Giang, TS, Hà Nội


Nguồn: BoxitVN

9 commentaires:

  1. Sao các bác không gửi lời kêu gọi này cho đông đảo mọi người cùng ký tên vào với ? Tôi chắc chắn rằng sẽ còn rất rất nhiều người muốn ký tên vào đó lắm.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Miến Điện từ một chế độ độc tài, một quốc gia nghèo, lạc hậu nhất ASEAN đã chuyển mình ngoạn mục. Miến Điện vừa chính thức cho phép báo chí tư nhân được tự do hoạt động. Trong khi Việt Nam đến nay vẫn chưa có tờ báo nào của tư nhân. Cho nên muốn bày tỏ suy nghĩ gì đành phải viết blog. Từ đó khái niệm "báo lề trái" ra đời.

      Theo bản tin của RFI, Miến Điện cho phép báo chí tư nhân hoạt động:

      http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121228-bao-chi-tu-nhan-mien-dien-duoc-cap-giay-phep-hoat-dong

      Ngẫm người mà buồn cho ta.

      Supprimer
  2. Cho em ký với bác Chênh!

    RépondreSupprimer
  3. Hoan hô các nhân sĩ trí thức việt nam!

    RépondreSupprimer
  4. Ko còn nghi ngờ gì nữa! Mọi thứ (Độc lập thực sự, văn minh,giàu mạnh...) đều bắt đầu từ đây.Sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện truyền thông ngày nay đã đi cùng với sự hiểu biết ngày càng cao của dân chúng. Chính sự hiểu biết này giúp nguoi ta hiêu ra rằng phải có tự do, tư duy phản biện, một xã hôi với việc xây dựng lại nền móng đạo đức, văn hóa giáo dục vững chắc, với dân chủ, pháp quyền thì từ đó mới có thể nói đến chuyện phát triển kinh tế giàu mạnh đồng hành với các nc văn minh khác ở trong khu vực Châu Á & trên thế giới

    RépondreSupprimer
  5. Người sông Tiền28 décembre 2012 à 10:33

    Đúng vậy!

    RépondreSupprimer
  6. Nước VN còn các bác thì không lo gì đất nước giàu mạnh dân chủ tự do.
    " Hãy sống khát khao. sống dạy khờ".

    RépondreSupprimer
  7. Các bác mà xin ra khỏi đảng là tốt nhất, hay các bác còn tiếc cái sổ hưu. Theo quan điểm như nhà bác nguyễn Thông thì con cái thành đạt là cái sổ hưu quan trọng nhất, chẳng lẻ con cái các bác quá tệ.

    RépondreSupprimer
  8. Xin quí vị đừng bỏ rơi dân tộc này phía sau-Các quí vị có thừa điều kiện SỐNG MẠNH VÀ SỐNG TRÊN THIÊN HẠ,nhưng quí vị vẫn quan tâm đám dân nghèo bên dưới-Thật đáng ngưỡng vọng!-Xin trân trọng kính chúc quí vị toại ý!

    RépondreSupprimer