28/01/2013

MỘT CÁCH NHÌN MỚI VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO VIỆT NAM


( Đọc cuốn “ Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo
và văn hóa Việt Nam” của TS. Phạm Huy Thông)
         PGS.TS Đỗ Lan Hiền

Đạo Công giáo không phải là một đề tài mới ở Việt Nam. Đã có rất nhiều người nghiên cứu về nó, khen chê nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhưng đọc cuốn “ Ảnh hưởng qua lại của đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam” của TS. Phạm Huy Thông do Nhà xuất bản Tôn giáo vừa ấn hành tháng 11-2012 ( dưới đây gọi tắt là “ Ảnh hưởng qua lại”) vẫn đem lại cho tôi nhiều cảm nhận mới về tôn giáo này.
Trước hết, đây là cuốn chuyên luận được nhìn dưới lăng kính triết học. Tác giả không hề dùng khái niệm “ biện chứng triết học” nhưng cách xem xét biện chứng, phương pháp biện chứng hiển thị rõ ràng trong từng trang sách. Ngay tên cuốn sách đã cho thấy tác giả muốn mổ xẻ sự tương tác biện chứng giữa hai đối tượng: đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam. Một vài tác giả khi trình bày vấn đề này thường chỉ thấy một chiều, nghĩa là chỉ thấy được mặt tích cực hoặc tiêu cực nhằm minh giáo, hộ giáo hoặc phủ nhận đạo Công giáo. Cuốn “ Ảnh hưởng qua lại” đã vượt qua được những thái cực đó để có cái nhìn khách quan trung thực hơn và cũng rất “triết học” khi nhận xét: “Rõ ràng, khi đạo Công giáo đóng dấu ấn của mình lên văn hóa Việt thì văn hóa Việt Nam cũng choàng trang phục dân tộc lên đạo Công giáo. Đây là sự tương tác biện chứng hai chiều và kết quả là làm phong phú cả hai” ( tr.18). Như vậy, không chỉ văn hóa Việt có lợi được làm giàu mà đạo Công giáo cũng được đổi mới mình để trở thành “đạo Công giáo Việt Nam chứ không phải là đạo Công giáo ở Việt Nam” (tr.124).
Những ai dã học triết học biện chứng đều biết rõ, chẳng có sự vật nào đơn độc một mình. Nó luôn bị chi phối, tác động của nhiều yếu tố. Cũng chẳng có sự vật nào tác động đơn phương, một chiều. Bởi vậy, đạo Công giáo ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam, đóng dấu ấn lên văn hóa Việt thì văn hóa Việt cũng ảnh hưởng trở lại, biến đổi đạo Công giáo đến từ phương Tây xa lạ, trở thành một tôn giáo gần gũi với văn hóa dân tộc. Hơn nữa, ảnh hưởng của đạo Công giáo với văn hóa Việt cũng không hẳn hoàn toàn chỉ có mặt tích cực. Dân gian vẫn thường nói: hoa hồng nào chẳng có gai và huân chương nào cũng có hai mặt. Đạo Công giáo cũng thế. Nó có nhiều đóng góp tích cực với văn hóa Việt Nam như tác giả đã trình bày khá thuyết phục từ trang 21 đến trang 98, khó có thể bác bỏ, thì mặt tiêu cực của nó cũng được tác giả chỉ ra từ trang 98 đến trang 120, cũng rất thuyết phục người đọc.
Nội dung của cuốn “ Ảnh hưởng qua lại” cũng đem lại nhiều tri thức mới cho độc giả.
Cuốn sách ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia làm 3 chương. Chương 1 có tên gọi: “ Dấu ấn của đạo Công giáo trong văn hóa Việt Nam”. Chương này chủ yếu trình bày những đóng góp của đạo Công giáo với văn hóa Việt. Về vấn đề này, rải rác đây đó cũng có tác giả, tác phẩm đề cập tới nhưng cuốn “ Ảnh hưởng qua lại”, có lẽ là tác phẩm lý giải hệ thống đầy đủ nhất. Có 4 nhóm đóng góp của đạo Công giáo được ghi nhận: là cầu nối giao lưu văn hóa Việt Nam và thế giới; sáng tạo ra chữ Quốc ngữ; làm phong phú văn hóa Việt qua lễ hội, văn học, nghệ thuật, báo chí Công giáo và giáo lý Công giáo góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong xã hội. 
Có vấn đề không mới, đã được nghe nói nhiều lần như việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ nhưng tác giả cuốn “ Ảnh hưởng qua lại” vẫn đưa ra những thông tin mới hấp dẫn. Chẳng hạn, mặc dù xây dựng và truyền bá chữ Quốc ngữ, nhưng đạo Công giáo vẫn là nơi lưu truyền các ấn phẩm Hán- Nôm, các trường Công giáo vẫn buộc chủng sinh phải học Hán tự. Hay bàn về danh nhân văn hóa Công giáo Nguyễn Trường Tộ (1830-1871), tác giả không chỉ nói đến lòng yêu  nước, tư tưởng canh tân mà còn đưa ra nhận xét táo bạo: “Nguyễn Trường Tộ không chỉ là nhà cải cách có lòng yêu nước, ông còn là một triết gia lớn ở Việt Nam thế kỷ XIX” ( tr.69). Một vài học giả cả trong và ngoài nước vẫn cho rằng ở Việt Nam không có triết học nên cũng không có triết gia mà chỉ có nhà tư tưởng. Điều này không đúng. Phương Tây cũng không tự nhiên có hệ thống triết học đồ sộ như ngày hôm nay. Họ cũng phải xây đắp, nhặt nhạnh những tư tưởng triết học của từng cá nhân. Một câu nói “ Người ta không thể tắm hai lần ở một dòng sông” của Heraclit ( 544-483 tr CN) chưa thể xây dựng thành trường phái biện chứng triết học nhưng từ những tư tưởng đó nó đã hình thành. Vậy tại sao phát hiện của Nguyễn Trường Tộ từ cuối thé kỷ XIX: “ Ánh sáng cũng là vật chất trong vũ trụ” (tr.71) lại không thể coi ông là một triết gia?
Chương 2: “Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam với đạo Công giáo ở nước ta” là khám phá có ý nghĩa nhất của cuốn sách. Đây đó đã có tác giả nói đến quá trình Việt hóa đạo, hội nhập văn hóa dân tộc nhưng cho đó là kết quả của “ sự nhập gia tùy tục” hay là để đạo Công giáo tồn tại chứ không phải là do sự ảnh hưởng của văn hóa Việt. Tác giả, không phủ nhận sự canh tân, đổi mới của Vtican II đối với sự thay đổi của giáo hội Công giáo Việt Nam nhưng rõ ràng sự tác động của văn hóa Việt đã trực tiếp làm biến đổi đạo Công giáo cả trên hai phương diện là hội nhập văn hóa dân tộc và đồng hành cùng dân tộc. Những bài học đau xót trong lịch sử dưới triều Nguyễn về sự phản ứng của xã hội, văn hóa Việt với đạo Công giáo khi tôn giáo này bác bỏ việc thờ cúng tổ tiên đã buộc các nhà truyền giáo ở Việt Nam phải thay đổi thái độ về vấn đề này trước cả khi Vatican ban hành  Huấn dụ Plane compertum est ngày 8-12-1939 cho phép người Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên được thờ cúng tổ tiên bằng hương hoa (tr.144).
Chương 3, tác giả vạch ra xu hướng của mối quan hệ giữa đạo Công giáo và văn hóa dân tộc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Vẫn còn có những khác biệt trong một số điểm giữa giáo lý và chính sách, thậm chí có cả chống đối ở nơi này, chỗ kia nhưng cái tương đồng đã hiện hữu nhiều hơn và đang được vun đắp bằng sự chung tay của cả cộng đồng trong nước, bà con người Việt ở nước ngoài và cả thiện chí của Tòa thánh Vatican nên tác giả đã đủ cơ sở để khẳng định: “ Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” là xu hướng tất yếu của mối quan hệ qua lại giữa đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam” (tr.263).
Do tham khảo được nhiều tài liệu nhất là từ phía giáo hội và được cập nhật suốt lịch sử đạo Công giáo từ khi nó có mặt ở Việt Nam đến nay, nên cuốn “ Ảnh hưởng qua lại” đem lại cho người đọc nhiều thông tin mới. Đạo Công giáo ở Việt Nam có hàng chục tên gọi , tác giả đã giành hẳn 4 trang (21-24) để làm rõ nguồn gốc từng tên gọi và đề nghị nên gọi là đạo Công giáo mặc dù trong nhiều sách báo và cả trên chứng minh thư mục tôn giáo vẫn ghi “ Thiên Chúa giáo”, nhưng tác giả cho rằng ghi như thế là không chính xác cả về khoa học cũng như thực tế vì ở Việt Nam không có “ Thiên Chúa giáo” mà chỉ có “ Công giáo” mới được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân năm 1980 mà thôi (tr.25). Có khái niệm nghe rất quen : “ làng xôi đỗ” nhưng tác giả đưa ra cách giải thích lý thú: “ Gạo nếp xôi không thể ngon bằng khi có đỗ. Nó vừa có hương thơm của nếp, vị bùi của đỗ xanh. Một món ẩm thực rất Việt. Khái niệm này đã nói lên sự gắn kết, hòa quyện từ bao đời tuy không cùng tôn giáo nhưng cùng chung một giếng nước đầu làng, một mái đình rêu phủ”. Chính cái tình “ làng xôi đỗ” đã tạo ra bầu khí an bình ở Việt Nam dù cũng có rất nhiều tôn giáo nhưng không có máu đổ vì lý do khác tôn giáo thậm chí cùng tôn giáo như ở đó đây trên trên thế giới.
Mặc dù là chuyên luận nhưng người đọc không cảm thấy khô khan khi đọc hết 320 trang sách. Với cách tiếp cận triết học- văn hóa, cuốn “ Ảnh hưởng qua lại” đã chỉ ra những đóng góp của đạo Công giáo “với đất nước, với dân tộc trong suốt chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước” (tr.299) đồng thời cũng “ chỉ ra rằng, chỉ có đi với dân tộc, tôn giáo này mới có sức sống và có nhiều đóng góp cho quê hương” (tr.286). Đó cũng là cái nhìn mới về tôn giáo này và cuốn “ Ảnh hưởng qua lại” sẽ là cuốn sách công cụ cho tất cả những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về đạo Công giáo. Đúng như lời Giám mục Nguyễn Văn Sang- nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng GMVN đã viết trong lời giới thiệu: “ Cuốn sách của TS. Phạm Huy Thông hẳn sẽ là chuyên luận thích thú không chỉ với giới nghiên cứu mà cả độc giả trong và ngoài Công giáo” (tr.8).
Ước mong sẽ có nhiều cuốn sách như thế của chính tác giả và các nhà nghiên cứu trong tương lai.
PGS TS Đỗ Lan Hiền 
Học viện CT-HC Quốc gia HCM

14 commentaires:

  1. Nhiều điều rất cũ nhưng với cọng sản Viện Nam vẫn là rất mới - vì chúng không có thời gian để học, để đọc. Và vì chúng chỉ đọc cái gì của đảng cho phép (nói nghe hơi quá nhưng đúng vì in ra cái gì, ai in, ai bán? chỉ có đảng duyệt). Những vấn đề XH, như tôn giáo và dân tộc không phải chỉ có ở VN, cọng sản làm bậy nhiều bằng trò con nít, sau 1 đêm đọc luận cương "AHQL", bắt chươc HCM vổ đùi mà hô giữa đêm trường : "eureka!". Hại dân hại nước không biết bao nhiêu mà kể, thời thanh bình hòa hợp dân tộc ngày càng xa vợi!

    RépondreSupprimer
  2. Tôi có một nhạn xét về công giáo theo cảm tính từ khi còn trẻ con .
    Ngoài bắc sau năm 1954 khi khai lý lịch về phần tôn giáo bọn tôi đều ghi là " đi lương " ( không tôn giáo ) ,nhưng từ " đi lương " tôi chỉ hiểu nôm na theo khẩu hiệu của Hò Chủ tịch là " Lương - Giáo đoàn kết "- nghĩa là người không đi đạo và và người Công giáo đoàn kết với nhau.
    Ngày xưa người Việt nam nghèo đói ,tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 54-60 thôi,những người theo Công giáo được Hội Thánh nâng đỡ,được trợ cấp lương thực khi đói,vì vậy khi ấy có câu " Đi đạo lấy gạo mà ăn " những người được được truyền giáo họ rất tin vào Chúa,vào lúc chập tối đi qua làng đạo chúng tôi vẫn nghe thấy các gia đình theo Công giáo đọc kinh rất đều dặn.
    Ngoài Bắc sau Hiệp định Giơ ne vơ 1954 ,những người theo Công giáo sống khép kín,trẻ con vẫn học cùng lớp ,nhưng khi lớn lên thì không chơi với nhau nữa,thanh nien Công giáo lấy vợ sớm ,không vào đại học ,ít người vào bộ đội,công việc chủ yếu của họ là làm ăn và đi nhà thờ.Mồ mả bên Công giáo làm khu riêng,tôn tạo rất đẹp ,các mộ đều có bia và dựng cây thánh giá ,trẻ trâu chúng tôi vẫn gọi là vườn Thánh.
    Các cụ tôi học chữ Nho có vẻ như không ưa Công giáo ,thậm chí còn cho là "tà đạo ",tôi nghe các cụ kể lại Cong giáo bị phân biệt đói xử thời các vua triều Nguyễn,thời Pháp xâm lược VN , thanh nien người Công giáo làm lính đánh thuê cho Pháp rất nhiều, cụ tôi kể đánh phá và hỗ trợ cho Pháp đàn áp Khởi nghĩa Ba Đình( 1886-1887) vùng Nga sơn Thanh hóa do ông Đinh Công Tráng ,Phạm Bành cầm đầu phần nhiều là người Công giáo,sau khi cuộc khởi nghĩa này tan rã ,những người theo Đinh Công Tráng lẻn về quê,tìm người làng theo giặc ,họ trả thù nhau rất tàn bạo.
    Tôi suy nghĩ rằng,bây giờ giữa Công giáo với chính quyền CS vẫn còn khoảng cách,những người không theo công giáo thì không ủng hộ Công giáo ,họ mặc chính quyền đối xử với bên Công giáo ra sao cũng được,cái việc tranh chấp đất đai của Công giáo với chính quyền không được ủng hộ ,nên dù sao người Công giáo cũng bị đơn dộc nguyên nhân còn từ vấn đề của lịch sử .
    Quê tôi gần khu Bùi Chu Phát Diêm ngoài bắc VN , năm 1954 nhiều gia đình công giáo vào nam " theo Chúa ",sau ngày 30/4 /1075 có lẽ họ đã di tản hết sang Hoa kỳ cho đến nay họ hàng ngoài Bắc vẫn cho là biệt tích.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Trong kinh thánh có đoạn sau:

      Phúc Âm: Lc 6, 27-38
      "Các con hãy tỏ lòng thương xót như Cha các con hay thương xót".
      Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì con hãy cho và ai lấy gì của con, thì đừng đòi lại. Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy. Nếu các con yêu những kẻ yêu các con, thì còn ân nghĩa gì nữa? Vì cả những người tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ. Và nếu các con làm ơn cho những kẻ làm ơn cho các con, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng làm như vậy. Và nếu các con cho ai vay mượn mà trông người ta trả lại, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng cho những kẻ tội lỗi vay mượn để rồi được trả lại sòng phẳng.
      Vậy các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn, và cho vay mượn mà không trông báo đền. Phần thưởng của các con bấy giờ sẽ lớn lao, và các con sẽ là con cái Ðấng Tối Cao, vì Người nhân hậu với những kẻ bội bạc và những kẻ gian ác.
      Vậy các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Ðấng nhân từ. Ðừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con; người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy".


      Tôi là một người công giáo theo đạo từ nhỏ và rất sùng đạo Thiên Chúa. Nhưng tôi không tán thành các Cha ở chỗ là kích động Giáo Dân mình biểu tình đòi lại đất. Chúa chẳng hản đã dạy chúng ta như bài phúc âm trên hay sao? Huống chi trước giờ ĐẠO chúng ta vốn đã bị kì thị là Đạo Tây. các Cha làm vậy chỉ làm người Lương họ coi thường thêm thôi, Theo Con thì họ lấy của chúng ta cái này thì chúa sẽ ban cái khác cho Dân Của Chúa Thôi. Hội Đồng Giám Mục chẳng phải nói Giáo Dân chúng ta phải: "SỐNG MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI HAY SAO". Thiết nghĩ chúng ta không nên làm cho 2 bên thêm căng thẳng làm gì. Chẳng được gì mà chỉ làm cho những người khác họ Ghét Chúa thêm, chẳng khác nào chúng ta tạo cớ cho họ mỗi ngày đóng đinh chúa lên thập giá thôi.

      Supprimer
  3. Thế nào là Công Giáo? Là Tôn giáo chính thức của Nhà nước VN chăng? Phạm Huy Thông là ông tiến sĩ nào vậy?
    Giáo đồ chỉ chiếm 7% dân số mà đòi là công! Mà lại là giáo đồ của giáo triều Vatican!
    Nên bằng lòng với cụm từ Ki tô, dịch sát với Christo! Thật là cuồng ngôn!
    Tôi thất vọng với chủ blog cho đăng những bài hết sức bậy bạ như thế này!

    Sang năm, tới Hoàng Sa!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Một cuốn sách mang đậm tính cách truyền giáo, cần cảnh giác.

      Supprimer
  4. Ngày 16/01/2013 vừa qua, một sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, dù không theo tôn giáo nào nhưng vô cùng bức xúc trước phần lớn nội dung giảng dạy của một Giảng viên môn Giáo dục Quốc phòng, trung úy Hoàng Văn Nam, vì nội dung này nhằm báng bổ những người theo đạo Công giáo, vu khống các linh mục mà ông gọi là “cha đạo”, quy chụp Tòa thánh Vatican có liên hệ chặt chẽ với đế quốc (không nói rõ đế quốc nào), giải thích Kinh Thánh theo quan điểm vô thần để phỉ báng Thiên Chúa. Số lượng sinh viên tham dự giờ học đó khoảng hơn 100 người.

    Quý vị có thể nghe đoạn ghi âm tại đây:

    http://www.chuacuuthe.com/?p=46109

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Khi nói như thế trước các sinh viên, chắc trung úy Hoàng Văn Nam cho rằng những người tin vào Thiên Chúa là những người ngu dốt. Không biết T.úy Nam có biết Isaac Newton không nhỉ, chứ các sinh viên thì ai cũng biết ông ấy là nhà vật lý, Thiên văn, Toán học, Triết học, Thần học được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Ông ấy cũng tin vào Thiên Chúa,và còn rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc nữa như Pascal, Cuvier, Claude Bernard, Ampère,Lavoisier, Branly, De Broglie... Giá như có các nhà khoa học ấy cùng ngồi với các sinh viên để nghe T.úy Nam giảng nhỉ...

      Supprimer
    2. Nguyệt Đồng Xoài1 février 2013 à 01:18

      Bạn @ nặc danh 09:31 Ngày 30 tháng 1 năm 2013
      Vâng nhiều vĩ nhân của nhân loại là những tín đồ Ki Tô giáo ngoan đạo. Danh sách đó còn có thể kể nhà dịch tể học nổi tiếng người Pháp Louis Pasture, nhà hóa học tìm ra sự tồn tại của khí Oxygen là Lavoisier (ông này bị những người cách mạng Pháp cực đoan tử hình củng với vua Pháp Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoniete), cha đẻ di truyền học hiện đại người Áo gốc Đức là tu sĩ Công giáo Gregor Johann Mendel , đại văn hào Nga Leon Toltoise, thiên tài âm nhạc cổ điển gốc Đức là ông Johann Sebastian Bach theo Công giáo ... Vợ của tỷ phú Mỹ Bill Gates chủ tịch hãng nhu liệu khổng lồ Microsoft là bà Melinda Gates là người Công giáo ... Riêng hoàng gia Anh thì theo Anh Giáo - the Church of England - 1 nhánh nhỏ của Thiên Chúa Giáo tách ra khỏi Công giáo dưới thời vua Henry VIII thuộc thế kỷ XVI.

      Vua Henry VIII này tức giận đức Giáo hoàng Julius II vì giáo hoàng ngăn ông vua Henry VIII ly dị bà hoàng hậu Katherine, bà này không có lỗi lầm gì, nhưng vua Henry VIII muốn ly dị bà Katherine để đi lấy người tình khác là bà Anne Boleyn. Đạo Công giáo nói riêng và đạo Thiên Chúa giáo nói chung cấm đa thê và ly dị.

      Nhắc chuyện các vua phương Tây 1 vợ 1 chồng vì ảnh hưởng văn hóa Thiên Chúa giáo, thì lại nhớ đến tại Việt Nam, Hàn quốc và Trung Hoa xưa do không ảnh hưởng Ki Tô giáo nên các ông vua VN, Hàn hay Tàu thường có nhiều vợ, lỵ dị ruồng rẫy vợ để lấy thứ phi, cung hầu mỹ nữ tam cung lục viện, nên họ thường ra lệnh cho các quan ngự y tìm thuốc bổ dương để tiện cho việc chăng gối thái quá của họ ... Nhân phẩm phụ nữ vì thế mà bị xem nhẹ trong các triều đình vua chúa phong kiến Việt, Tàu, Hàn ...

      Supprimer
  5. Nguyệt Đồng Xoài29 janvier 2013 à 22:31

    Dù có ghét đạo Công giáo thì ai cũng phải thừa nhận rằng nhờ vào sự phát minh của linh mục Công giáo là ông Alexander De Rhode (tên được đặt cho 1 con đường ở tp HCM) ra chữ quốc ngữ theo mẫu tự Là Tin cho dân VN. Nếu không thì giờ này người VN còn phải còn dùng chữ Nôm hay chữ Hán bất tiện và phức tạp.

    Bạn Nặc danh @ "13:47 Ngày 29 tháng 1 năm 2013" không thích người Công giáo và ông Chênh chủ blog này thì bạn nên nói năng lịch sự, có văn hóa 1 chút. Ông Chênh hiền lành và tôn trọng bạn nên cho đăng lại những lời lẽ dù thiếu văn hóa của bạn, bạn hãy suy nghĩ điều này. Bạn có mắng nhiếc đạo Công giáo thì cá nhân bạn chẳng làm được điều gì làm cho tôn giáo đó sứt mẻ cá, Cộng sản tìm cách tiêu diệt Thiên Chúa Giáo (còn gọi là Kỳ Tổ giao: gồm 3 chị nhánh lớn là Công giáo, Tin Lành, và Chính Thống Giáo) nhưng cuối cùng thì Cộng sản sụp đổ mà vẫn không làm được. Huống chị là cá nhân bạn chẳng là cái gì cả nhưng sự hận thù Công giáo làm bạn thiếu sáng suốt và thiếu bao dung. Đạo Công giáo đã tồn tại hơn 2000 năm rồi, một sự tồn tại lâu dài hơn cả chủ nghĩa CS chỉ vẻn von chưa tới 100 năm (tính từ cột mốc 1917 ở Liên Xô).



    Ở VN nếu bạn có thời gian và điều kiện thì hãy đến thăm các trại phong cùi hay các nhà trẻ chăm sóc trẻ mồ côi, người bị bệnh Sida, người khuyết tật, người già cô đơn, nạn nhân xã hội ... thì bạn sẽ thấy cái lòng bác ái của các nữ tu Công giáo và các tu sĩ Công giáo nói chung. Ai ngoài xã hội muốn đi làm các việc có tính hy sinh quá lớn như các nữ tù Công giáo như thế vậy?

    Sự tồn tại hơn 2000 năm của Ki Tô giáo nói lên được cái bản lãnh lãnh đạo của Vatican và cái Thiện của Công giáo và các tôn giáo nói chung vì nếu Công Giáo làm ác thì họ không tồn tại được lâu như thế trên khắp thế giới.

    Ảnh hưởng của văn hóa Ki Tô Giáo trên khắp thế giới rất lớn bạn ạ, khắp nơi từ Châu Mỹ (Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latin), Châu Âu, Châu Úc, Châu Phi và đến một số vùng ở Châu Á.

    Theo thống kê tôn giáo mới nhất thì trên thế giới có tới 32% dân số hoàn vũ theo Ki Tô Giáo (tức là Thiên Chúa Giáo gồm Tin Lành, Công Giáo, và Chính Thống Giáo), 23% theo Hồi Giáo, 7% theo Hin Đu
    (Ấn Giáo), 5% theo Phật Giáo, và 0,25% theo Do Thái Giáo (Judasm).

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Blog ông Chênh là một trong số blog ít ỏi bàn về dân chủ và thay đổi xã hôi VN. Tôi không muốn, nó tan hoang vì những bài bậy bạ về Ki Tô giáo VN như thế này. Đăng những bài như vậy là cái kém của ông Chênh!

      Nguyệt đồng xoài có gan thì vào sachhiem mà đối thoại với những nhà nghiên cứu sâu sắc về Ki tô giáo thế giới và Ki tô giáo VN.

      Sang năm, tới Hoàng Sa!

      Supprimer
    2. Nguyệt Đồng Xoài31 janvier 2013 à 21:15

      Ối giời ơi, gớm nhỉ, tưởng gì chứ các trang mạng của nhóm Giao Điểm như sachhiem.com, chuyenluan.com, giaodiem.com là những trang sặc mùi xú uế. Người bình thường chẳng ai dại gì vào đấy để ngửi mùi xú uế. Các trang mạng đấy là do những người mắc bệnh hoang tưởng nặng chủ trương lý luận 3 xu con nít như các đồng chí Trần Chung Ngọc, đồng chí Charlie Nguyễn, đồng chí Lê Xuân Nhuận, đồng chí Ca Lê Thuần v.v… người bình thường chẳng ai dại gì đi đối thoại với những người mắc bệnh hoang tưởng nặng như thế cả. Ô hay, “những nhà nghiên cứu sâu sắc” (?!) của nhóm Giao Điểm đấy chẳng thuyết phục được con chiên Ki Tô giáo (Thiên Chúa Giáo hay Cơ Đốc Giáo) nào gốc Việt Nam và người ngoại quốc từ bỏ Ki Tô giáo của họ hết, dân số Ki Tố giáo chiếm đến 32% dân số hoàn vũ cơ đấy.

      Những người Cộng sản và không Cộng sản bài xích Thiên Chúa giáo nhưng cũng phải thừa nhận rằng công lao đóng góp của người Tây dương theo Thiên Chúa giáo cho VN và cho thế giới mà ở VN đã lấy tên của họ đặt cho đường xá, bệnh viện, viện nghiên cứu y khoa như đường bác sĩ Yersin, đường bác sĩ Calmette, đường Alexander De Rhode, đường Pasture (nhà dịch tể học Louis Pasture là người sùng đạo Công giáo của Pháp), bệnh viện Xanh Pôn (San Paulo, Saint Paul hay thánh Phao Lồ), viện Pasture . Nhà thơ Hàn Mặc Tử gốc Công giáo đấy.

      Khi được hỏi là ai tạo ra sức hút trọng lực, nhà bác học Isaac Newton trả lời “Đấy là cú hít của Chúa”. Đại văn hào Nga Leon Toltoy thì là con chiên Chính Thống Giáo (1 nhánh Thiên Chúa Giáo) ngoan đạo ở nước Nga. Mẹ Teresa Calcutta, nữ tu Công giáo, gốc người Albani là 1 vĩ nhân của nhân loại, mẹ suốt đời hy sinh cho người nghèo người bất hạnh tại Ấn Độ, khi mẹ chết thì Ấn Độ làm quốc táng. Giải Nobel hòa bình đã trao tặng cho mẹ Teresa Calcutta. Vẫn còn tranh chấp về thi hài của mẹ Teresa giữa Albani và Ấn Độ vì ai cũng muốn chôn cất vĩ nhân Teresa Calcutta trên lãnh thổ mình!

      VNCH đã lấy tên linh mục Alexander De Rhode (sáng chế ra chữ quốc ngữ được La Tinh hóa cho người VN) đặt cho 1 con đường tại Sài Gòn đối diện với đường Hàn Thuyên (phát minh ra chữ Nôm). Đến khi các đồng chí CS ta vào thì được vài năm, vì quá cực đoan với Tây dương và đạo Công giáo, nên các đồng chí Cộng sản ta đã thay thế tên đường ấy bằng tên của đồng chí Thái Quang Lung lạ hoắc lạ huơ, bị người dân phản đối quá nên các đồng chí Cộng sản ta phải đặt tên đường ấy trở về tên đường của linh mục Alexander De Rhode! Xem ra thì chế độ VNCH hay CHXHCN VN, ai cực đoan hơn ai nhỉ ?

      Các ông gốc Công giáo như Nguyễn Trường Tộ (nhà cải cách), Petrus Trương Vĩnh Ký (nhà khoa học nghiên cứu, học giả), Paulus Huỳnh Tịnh Của (nhà ngôn ngữ học, cổ súy dùng chữ quốc ngử La Tinh) cũng cùng chung số phận là tên đường, tên trường mang tên của các ông ấy bị các đồng chí Cộng sản ta xóa không thương tiếc.

      Nhắc lại chuyện ông Công giáo Nguyễn Trường Tộ và vua quan nhà Nguyễn rồi mới thấy các vua quan hủ nho này vì cực đoan, vì ngai vàng, vì bảo thủ duy trì chế độ phong kiến, vì chủ nghĩa dân tộc quá khích hẹp hòi mà đã bỏ ra ngoài tai những cải cách của ông Nguyễn Trường Tộ. So với Nhật bản, thì người Việt Nam bất hạnh hơn vì nhà Nguyễn kéo dài sự lạc hậu, đóng cửa không muốn cải cách, trong khi người Nhật có Minh Trị Thiên Hoàng khôn ngoan cải cách và nước Nhật siêu cường ngày nay luôn ghi nhớ công ơn ông Minh Trị Thiên Hoàng có đầu óc canh tân, không sợ mất ngôi như vua tôi nhà Nguyễn ở Việt Nam.


      Supprimer
  6. Tôi không ngạc nhiên khi thấy có người mạt sát đạo Công giáo
    (Catholic : công ở đây không phải là chính thức mà là chung
    cho cả thế giới này) vì điều đó cho thấy sự thành công hữu
    hiệu của cách "nhồi sọ" tuyên truyền của người CS.từ 1945 đến
    nay vẫn còn tiếp tục.
    Ngay tiểu thuyết cũng còn dựng đứng bịa đặt là ở giáo xứ nọ ở
    miền Nam (Hòn Đất của Anh Đức) trước khi đi lễ,cha xứ và giáo
    dân nấu một nồi THỊT NGƯỜI để sau khi đi lễ về thì mọi người
    cùng ăn với nhau.Dối trá đến thế là cùng !
    Trước đây,thời xưa Nho Giáo được xem như một khuôn mẫu cai trị
    và là chánh đạo của rất nhiều triều đình phong kiến,do đó khi
    Công giáo truyền vào VN.thì bị nghi ngờ là tranh giành quyền
    lực với Nho giáo nên bị tàn sát vì tội theo "tà đạo".
    Thời nay cũng vậy,người CS.cũng sợ là quyền lực toàn trị của họ
    sẽ bị đạo này thách thức và cản trở vì ngay trong bản chất Thiên
    Chúa giáo nói chung là chống vô thần,trong đó vô thần CS.là nguy hiểm nhất vì chủ trương giai cấp đấu tranh tức là trái ngược với đạo này là bác ái,yêu người.Hơn nữa,người Công giáo lại là thành
    phần chống cộng có ý thức.Chính vì thế mà từ khi cướp được chính
    quyền,chế độ CSVN.đặt đạo CG.vào mục tiêu cần theo dõi để kiểm
    soát của Công An,thậm chí từng thò tay vào để biến nó thành công cụ chính trị của chế độ trong MTTQ.
    Tóm lại,không lạ gì với những thủ đoạn của CS.trong việc triệt
    hạ đạo CG.bằng cách gán cho nó đủ thứ tội nhằm gây ly gián với
    cộng đồng dân tộc,để dễ trán áp trong cách "chia để trị"! Thủ
    đoạn đó cũng được áp dụng cho bất cứ ai chỉ phê phán chế độ CS.
    (chứ chưa nói là đối lập) như thực tế gần đây cho thấy.

    RépondreSupprimer
  7. Chúng ta nên tìm hiểu về các tôn giáo hơn là đưa ra nhận xét khi chúng ta chưa hiểu hết về các tôn giáo ấy. Những nhận định của chúng ta thường dễ bị rơi vào cảm tính chủ quan và đối phó hoặc chính trị hóa hơn là chúng ta hiểu biết về họ một cách khách quan.

    RépondreSupprimer
  8. với vẫn đóng góp dân tộc khỉ gì mà cho rằng hình tương con rồng là con rắn xấu xa độc ác. trong khi lạc long quân tự xưng là rồng nói kểu đó chỉ có 2 trường hợp xẫy ra 1 lạc long quân là kẻ nói láo khi tự xưng là rồng. 2 lac long quân là thứ xấu xa nếu là rồng

    RépondreSupprimer