28/01/2013

VĨNH BIỆT NHẠC SĨ PHẠM DUY


Vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Duy

Nguyễn Công Khế

Nhạc sĩ Phạm Duy đã ra đi vào lúc 14 giờ 30 hôm qua 27.1. Chúng ta cũng biết rằng sự ra đi của một người ở vào lứa tuổi ngoài 90 không phải là đường đột, nhưng tôi vẫn nuối tiếc.

Những nhạc sĩ lớn của chúng ta đã lần lượt ra đi, Văn Cao, Trịnh Công Sơn và hôm nay Phạm Duy. Mới cách đây ít hôm, chúng ta vừa nhận tin nhạc sĩ Hoàng Hiệp mất. Tôi là người yêu âm nhạc Việt Nam, mặc dù mỗi bản nhạc hay của ngoại quốc như ABBA, Bob Dylan, BoneyM… cũng chưa bao giờ cho tôi sự xúc động mãnh liệt như những bài tình ca, kháng chiến ca do các nhạc sĩ Việt Nam viết. Có lẽ tôi thuộc loại người bảo thủ.
 Nhà báo Nguyễn Công Khế và nhạc sĩ Phạm Duy - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nhà báo Nguyễn Công Khế và nhạc sĩ Phạm Duy - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Lần Duyên Dáng Việt Nam trình diễn ở Anh, một nhà báo hỏi tôi yêu âm nhạc nước nào nhất, tôi không ngần ngại nói rằng tôi yêu âm nhạc Việt Nam và các nhạc sĩ Việt Nam. Vì nhạc cùng ngôn ngữ, cùng dòng chảy qua các thăng trầm của lịch sử mà tôi từng chứng kiến hoặc đọc qua những trang sử của đất nước.
Những năm nhạc Phạm Duy chưa được phổ biến, khi tôi nghe lại từ các bạn bè những bài Làng tôi, Quê nghèo, Tình hoài hương, Tình ca, Việt Nam Việt Nam có lúc lãng mạn, có lúc hùng tráng…, lòng tôi lại rung lên, thơ thẩn bởi những giai điệu đó. Khi tiếp xúc với ông (ở Mỹ và cả Việt Nam) trước khi ông trở về sống và tiếp tục viết trong những năm tháng cuối đời, tôi là người nhiệt tình ủng hộ; mặc dù tôi biết không phải ai trong chúng ta cũng dễ có sự đồng cảm này. Chiến tranh, hòa bình, chia ly, hội ngộ là những ký ức khó phai mờ cho cả những người Việt Nam ở bên này hoặc bên kia cuộc chiến. Trước khi về Việt Nam, ông có nhờ tôi: “Anh nói giúp tôi với các vị lãnh đạo bên nhà suốt cuộc chiến tranh tôi mang trên vai 6-7 đứa con mà tôi nuôi chúng nó bằng chính nhạc của mình, nên có lúc tôi cũng rất khốn khó, nhưng chưa bao giờ có ai đó bảo được tôi phải làm một việc gì đó không có lợi cho đất nước”.
Khi tôi sắp xếp để nguyên Thủ tướng tiếp ông và gia đình tại Văn phòng 2 Chính phủ trên đường Lê Duẩn, bữa cơm đó tôi đãi hai người bạn già một bữa ăn Nhật được mang vào từ bên ngoài, bữa cơm thật vui vẻ và thoải mái mà nhạc sĩ Phạm Duy không ngờ. Hai bên gặp nhau thân mật như không có một ranh giới nào, như không có một cuộc chiến tranh nào vừa đi qua giữa hai người bạn già. Ban đầu nhạc sĩ gọi là thủ tướng, nhưng sau đó cuộc nói chuyện đã trở thành anh Sáu và anh Duy. Hai người lại kể về những vùng đất đã đi qua. Những Bà mẹ Gio linh, những “Giặc về ta đánh, giặc tràn ruộng xanh, đời nghèo mong manh, đừng chia rẽ đôi đứa mình” lại trở về trong bữa cơm trưa hôm đó.
Tôi chắc chắn tôi là người rất yêu nhạc của ông, tuy không phải là tất cả; phần lớn là những bản kháng chiến ca, những bài tình ca thời kháng Pháp và cả sau này tôi từng rất thích. Ông viết thư cho tôi lúc đang còn ở Mỹ nói ông khao khát được trở về để sống và viết trên quê hương trong quãng đời còn lại ngắn ngủi của mình. Tôi đã từng chuyển lời của ông lại với ông Nguyễn Khoa Điềm, với Thủ tướng Phan Văn Khải và anh Phạm Quang Nghị. Tôi thấy tất cả những vị quan chức trên gần như đều đồng tình với ý nguyện của ông. Trong buổi gặp chú Sáu Dân, ông đã dắt cả Duy Cường, Duy Minh, Duy Quang đến cùng ăn cơm. Ông khoe với chú Sáu, Duy Cường là người phối nhạc rất hay, Duy Quang vừa viết nhạc vừa hát, Duy Minh cũng là một nhạc sĩ. 
Ngày Duy Quang mất, tôi đã đến thăm tại nhà riêng ở đường Lê Đại Hành, quận 11. Ông nói với tôi rằng khi có ai đó báo tin về Duy Quang đã mất, ông đã tự tay cúp điện thoại. Tôi nghĩ rằng ông ra đi sớm hơn cũng do vì quá thương Duy Quang. Tôi rất quý ở ông một người cha rất thương các con mình, khi mới qua Mỹ ông đã từng lái taxi để kiếm sống, lúc đó gia đình chưa đoàn tụ với ông. Ông nói với tôi rằng lúc đó thực sự ông rất muốn tự vẫn.
Những bài hát của ông cho tôi biết ông cũng có rất nhiều trăn trở về đất nước và cũng nhiều khắc khoải như lời bài hát của ông khóc cười theo vận nước nổi trôi.
Có những giai đoạn người ta sống thế này thế khác, có những năm tháng chiến tranh, phân ly giằng xé trong từng con người dân Việt. Nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn của các nhạc sĩ Việt Nam đều nặng lòng với đất nước nên các nhạc sĩ mới tặng cho chúng ta những dòng nhạc để đời như thế. Phạm Duy cũng nằm trong trường hợp đó. Tiếc rằng những năm trở về quê nhà quá ngắn. Tuy nhiên tôi biết ông cũng tiếp tục viết rất nhiều tác phẩm mới mà ông từng nung nấu.
Ông đã ra đi. Và không ai phủ nhận ông đã để lại một gia sản âm nhạc to lớn cho đời.
Vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Duy.
NCK/ theo Thanh Niên

9 commentaires:

  1. Nhìn PD ở mỗi góc độ có khen có chê... Nhưng một điều phải khẳng định về nghệ thuật ông thật sự là phù thủy của âm nhạc.

    RépondreSupprimer
  2. PD có bài : "Hát hay không bằng hay hát". Không biết bác Chênh còn nhớ không ?

    RépondreSupprimer
  3. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.

    RépondreSupprimer
  4. Khi ông Phạm Duy còn ở Mỹ thì ông Trần Bạch Đằng lên án thẳng
    thừng "...bây giờ PD.đang ở Mỹ,đang chống nước ta,không'ongđơ'
    gì cả - đó là tên bồi Mỹ.Ai lại phổ biến nhạc của một tên bồi
    Mỹ ? PD.cứ tự sát đi,chúng ta sẽ xét"(SGGP.12-2-89).
    "Công thức" cực kỳ dễ dãi : ở Mỹ,chống nước ta=tên bồi Mỹ hay
    chống đảng (CS)=chống nước ta.
    Thế nhưng,dụ ông ta về được rồi thì ca tụng quá cỡ...thợ mộc !
    Chỉ trừ ra đồng nghiệp thì bực mình vì hy sinh cả đời theo cách mạng nhưng thua xa ông PD.giả dại giả khôn !

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. LẠI MẠNH CƯỜNG28 janvier 2013 à 22:00

      Tôi thì lại nhớ Trần Bạch Đằng hay ai đó khi được hỏi nghĩ gì về Phạm Duy, đã nghão ghệ trả lời đại khái: LẤY KHÚC ĐẦU, BỎ KHÚC GIỮA VÀ KHÚC CUỐI !

      Rồi kết luận: PHẠM DUY HÃY CHẾT ĐI RỒI ĐƯỢC XƯNG TỤNG !

      Lấy khúc đầu là thời PD theo kháng chiến chống Pháp, sáng tác được nhiều bài hay, nêu bật được sự tàn ác của thực dân Pháp, và sự ngoan cường của dân ta; khúc giữa là bỏ kháng chiến dinh tê rồi vào Nam lập nghiệp, sáng tác các bài nhạc chống Cộng; khúc cuối lúc PD di tản sang Mỹ, tiếp tục việc làm cũ thời quốc gia.

      Trên thực tế, Trần Bạch Đằng bị liệt nửa người và méo miệng; rồi mất.
      Ngược lại PD khoẻ mạnh, sáng tác vẫn hăng như lúc trẻ, kể cả khi về lại VN. Ông đã tạo ra được một lớp ca sĩ thế hệ trẻ, hát nhạc PD và có người như Đức Tuấn được xem là ca sĩ chuyên trị nhạc PD. PD được cả nước xưng tung ngay lúc ông còn sống sờ sỡ ra đó, bất chấp những dèm pha hay các ganh tị thấp hèn của đủ loại hạng người trong và ngoài nước.

      Nói tóm tắt, PD là một HIỆN TƯỢNG TÂN NHẠC, một ĐẠI THỤ đúng nghĩa trong làng âm nhạc VN.
      Ông sống cho chính mình và bất chấp dư luận. Thích gì làm nấy, không để bị câu thúc bởi bất cứ điều gì,
      PD thực sự là một người tự do với đầy đủ ý nghĩa. Như thế chả sướng lắm ru !

      LMCường

      NHỚ NGƯỜI RA ĐI

      Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
      Mà không nhớ thương người mẹ già
      Chờ con lúc đêm khuya
      Người con đã ra đi, vì nước
      Con bước đi khi trống làng rồn xa
      Mẹ đưa mắt trông về ngọn cờ
      Cầu cho đứa con trai
      Ở đâu đó con ơi, được vui !
      Nhớ thương con oán thù loài thực dân
      Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng
      Bóng dáng người hùng anh về ấm lũy tre xanh.

      Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
      Mà không nhớ thương người vợ hiền
      Chồng ra lính biên cương
      Ngồi may áo cho con, còn nhớ
      Em tiễn anh ra mãi tận đầu thôn
      Một hôm lúc trâu bò về chuồng
      Rồi anh nhớ anh mong
      Chờ chiến sĩ xa xăm lập công.
      Nhớ thương anh oán thù loài thực dân
      Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng
      Bóng dáng người hùng anh về ấm lũy tre xanh.

      Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
      Mà không nhớ thương đàn trẻ nhỏ
      Đùa trong nắng ngây thơ
      Cùng nhau hát líu lo, ngoài ngõ
      Nhưng mỗi khi dưới mái nhà mênh mang
      Ngừng chơi nắm tay mẹ, hỏi rằng
      Rằng : Cha chúng con đâu?
      Về mua bánh cho cho con, mẹ ơi
      Nhớ thương cha oán thù loài thực dân
      Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng
      Bóng dáng người hùng anh về ấm lũy tre xanh...

      Supprimer
    2. dau mua xuan cung em di le le chua nay mot thoang mua bay.....hoi em oi may da qua cau....buon qua THIEN TAI oi

      Supprimer
    3. Gui bạn LAI MANH CUONG:
      Theo Wikipedia thì Ko phải Trần Bạch Đằng nói câu này "Bỏ............đuôi" mà là Tố Hữu (người mà tôn sùng mù quáng Stalin)đã nói (Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Pham_Duy)
      Sau ngày thống nhất đất nước, Trần Văn Khê từ Pháp có về hỏi Tố Hữu về vụ Phạm Duy, Tố Hữu nói: "Bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi"[21], nghĩa là vẫn nên phổ biến sau khi bỏ hết những bài sáng tác thời chiến tranh Việt Nam. Nhưng rồi nhạc Phạm Duy vẫn bị cấm trên cả nước, ngoài ra bàn luận về Phạm Duy cũng bị cấm. Ông cùng với Hoàng Thi Thơ là hai nhạc sĩ đặc biệt nhất bị cấm về nhân thân.

      Supprimer
  5. LẠI MẠNH CƯỜNG29 janvier 2013 à 12:01

    Thưa qúi đồng hương,

    Tôi xin mạn phép giới thiệu dưới đây những bài hát thuộc loại (super)top của Phạm Duy thời kỳ Toàn dân Kháng chiến chống Pháp.
    Chính vì thế người ta KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN sạch trơn những đóng góp của PD cho gia tài âm nhạc Việt Nam nói riêng, cũng như công lao trong kháng chiến nói chung.

    Thiển nghĩ những bài nhạc dưới đây đi vào dân gian thật sâu rộng, bởi chính Phạm Duy đã viết sử Việt hiện đại bằng âm nhạc đó thôi !
    Trịnh Công Sơn cũng vậy. Cứ thử nghe lại bài TÌNH CA NGƯỜI MẤT TRÍ mà xem ! Hay tuyệt vời chả khác gì đàn anh Phạm Duy cả. Đó là những SỬ CA !
    Phạm Thiên Thư viết lại kinh Phật bằng những vần thơ lục bát, rồi được Phạm Duy phổ nhạc, như Mười Bài Đạo Ca, hay Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng ...
    Nói gắn gọn, xưng tụng Phạm Duy là một thiên tài âm nhạc VN, cây đại thụ của làng tân nhạc Việt qủa không ngoa chút nào.

    VN ko có nhiều tài năng lớn hay thiên tài, thế nhưng (đảng và nhà nước) mình lại hay có thói quen LÃNG PHÍ nhân vật lực. Có lẽ vì thế mà giờ này vẫn chưa khá nổi, nếu không muốn nói là bị tụt hậu dài dài.

    Hãy trân trọng những con người ấy, và cũng nên ít ra một lần mở lòng ra với họ, một khi họ đã không còn tồn tại trên cõi đời ô trọc này nữa.
    Hãy nhắm mắt thưởng thức các thành quả âm nhạc của họ và đồng thời tam quên đi hình ảnh của họ, để đừng bận tâm vấn lòng về nhân cách, tư cách, lách cách đủ thứ về họ !

    Lại Mạnh Cường

    =====

    Bà Mẹ Quê Phạm Duy_Thái Hằng (1951)
    http://www.youtube.com/watch?v=zQrMdCOx4Rk

    bài này còn có tựa: Bà Mẹ Chiến Sĩ

    =====

    BÀ MẸ GIO LINH

    http://www.youtube.com/watch?v=21Z1mshE8a0

    Mẹ già cuốc đất trồng khoai
    Nuôi con đánh giặc đêm ngày
    Cho dù áo rách sờn vai
    Cơm ăn bát vơi bát đầy
    Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

    Nhà thì nó đốt còn đây
    Khuyên nhau báo thù phen này
    Mẹ mừng con giết nhiều Tây
    Ra công sới vun cầy cấy
    Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

    Con vui ra đi, sớm tối vác súng về
    Mẹ già một con yêu nước có kém chi
    Đêm nghe xa xa có tiếng súng lắng về
    Mẹ nguyện cầu cho con sống rất say mê.
    Mẹ già tưới nước trồng rau
    Nghe tin xóm làng kêu gào
    Quân thù đã bắt được con
    Đem ra giữa chợ cắt đầu
    Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

    Nghẹn ngào không nói một câu
    Mang khăn gói đi lấy đầu
    Đường về thôn xóm buồn teo
    Xa xa tiếng chuông chùa gieo
    Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

    Tay nâng nâng lên, rưng rức nước mắt đầy
    Mẹ nhìn đầu con, tóc trắng phất phơ bay
    Ta yêu con ta, môi thắm bết máu cờ
    Nụ cười hồn nhiên, đôi mắt ngó trông ta.

    Mẹ già nấu nước chờ ai
    Đêm đêm súng nổ vang trời
    Giật mình em bé mồ côi
    Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

    Bộ đội đã ghé về chơi
    Khơi vui bếp lửa tơi bời
    Mẹ già đi lấy nồi khoai
    Bưng lên khói hương mờ bay
    Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

    Khi trông con nuôi xúm xít dưới túp nhà
    Mẹ nhìn đàn con thương nhớ đứa con xưa
    Con, con con ơi ! Uống hết bát nước đầy
    Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây.


    ==========


    QUÊ NGHÈO

    Quê Nghèo - Phạm Duy - Đàn bầu Phạm Đức Thành
    http://www.youtube.com/watch?v=BNg6NAhnaWw


    Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói
    Có những cánh đồng cát dài
    Có lũy tre già tả tơi
    Ruộng khô có những ông già rách vai
    Cuốc đất bên đàn trẻ gầy
    Có người bừa thay trâu cầy

    Bình minh khi sương rơi mờ trên rẫy
    Thấp thoáng bóng người bên ngòi
    Tát nước với giọt mồ hôi
    Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
    Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
    Vui vì nồi cơm ngô đầy...

    Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
    Để cho cô con gái không buồn vì gió Đông
    Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em
    Để cho anh trai tráng được gần người gái quê.

    Làng tôi luôn luôn vươn vài đám khói
    Những mái tranh buồn nhớ người
    Xơ xác điêu tàn vì ai
    Nửa đêm thanh vắng không một bóng trai
    Có tiếng o nghèo thở dài
    Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi

    Từ khi đau thương lan tràn sông núi
    Quê cũ đã nghèo lắm rồi
    Thêm đói thêm sầu mà thôi
    Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi
    Mơ thấy bên lề cuộc đời
    Áo dài đùa trong nắng cười...

    Bao giờ em trở lại vườn dâu, hỡi em
    Để cho anh bắc gỗ, xây nhịp cầu (anh) bước sang
    Bao giờ cho nối lại tình thương, hỡi ai
    Để em ra bến vắng, đón người người chiến binh

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. LẠI MẠNH CƯỜNG29 janvier 2013 à 17:31

      Yêu ghét gì Phạm Duy, thì giờ ông cũng ra người thiên cổ !
      Viết để bày tỏ lòng mình với PD, với vận mệnh nổi trôi đất nước !

      Riêng tôi đã sống từ bé đến lớn với nhạc Phạm Duy, chứ tôi không ưa Trịnh Công Sơn, mặc dù tôi phải công nhận, về mặt tiêu cực chiến tranh chỉ có TCS mới cực tả được hết những khốn nạn của một cuộc chiến tranh bẩn thỉu (dirty war) cốt nhục tương tàn, do thân phận nhược tiểu của VN trên bàn cờ quốc tế ! [thí dụ TÌNH CA NGƯỜI MẤT TRÍ]

      Thực tế quá đau lòng khiến mình thời đó không thể chấp nhận dễ dàng và cứ thánh hóa cho đó là một cuộc chiến tranh ý thức hệ và mình đứng về phía chính nghĩa, mà thực ra cả hai phe đều là các người rơm của các thế lực phản động quốc tế.
      Vâng chúng đối đầu nhau thường trực qua cái gọi là Chiến Tranh Lạnh (Cold War), nhưng lại dùng các anh nhược tiểu làm con chốt chơi nhau, nên mới có Chíên tranh Đông Dương lần Hai, những căng thẳng ở vùng vịnh Cuba ...

      Tóm gọn, những cuộc CHIẾN TRANH NÓNG (Warm Wars) ở các nước nhược tiểu khắp thế giới, trên nền một cuộc Chiến tranh Lạnh, dẫn đầu bởi hai anh đầu sỏ Mỹ và Liên Xô. Để rồi tại Đông Dương Mỹ đã bỏ của chạy lấy người, sau khi đã đi đêm ngả giá với Tàu cộng để cùng nhau liên minh chống lại Liên Xô, nhẫn tâm bỏ mặc các chính phủ quốc gia cho bọn qủi đỏ CS. Việt Cộng như một con đĩ thập thành, hết ngả từ vòng tay Liên Xô sang vòng tay Tàu cộng, nhưng vẫn ngả ngớn liếc mắt đưa tình với Mỹ !

      Phạm Duy, Trịnh Công Sơn .... là những người viết sử Việt bằng âm nhạc thật tài tình, khiến người người cảm động, nhận chân ra thân phận bọt bèo của mình, của đồng bào mình, cũng như số phận long đong bảy chìm ba nổi của dân Việt và nước Việt.

      Với tôi chỉ cần có thế, còn cá nhân họ thì cũng nói luôn, nhân vô thập toàn, có tài có tật ! Hãy chấp nhận họ như lắm khi chấp nhận những tiêu cực khác trên cõi đời ô trọc này. Có thế mới tận hưởng những thành quả tim óc của họ qua âm nhạc. Xét nét quá mất hay.
      Vả chăng anh chị ông bà chú bác cô dì ... là ai ? đóng góp được gì ? mà lại cao đạo ngạo mạn chửi vung tít mẹt mỗi khi không vừa ý! Hãy nhìn lại chính mình, trước khi dài miệng chê bai hay chửi bới người khác.

      Trong một bài văn điếu Trịnh Công Sơn, Phạm Duy đã bộc lộ tâm sự của người nghệ sĩ qua câu nói đại khái: (Chúng) tôi (chẳng biết mình) là ai, mà lại yêu quá đời này và còn trần gian (đến) thế !? [Tôi ơi đừng tuyệt vọng)
      Yêu quá như cuồng si điên dại, nên chấp nhận sống khổ, sống gò bó ..., để được chết trên quê hương là nguyện ước cuối đời của họ !

      Hãy một lần mở lòng ra với họ, khi họ đã không còn hiện hữu trên cõi đời nữa

      Lão Ngoan Đồng

      ==============

      TÌNH CA NGƯỜI MẤT TRÍ

      http://www.youtube.com/watch?v=LzcwRQCfc8I

      Tôi có người yêu chết trận Plei-me
      Tôi có người yêu ở chiến khu D
      Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà Nội
      Chết vội vàng dọc theo biên giới.
      Tôi có người yêu chết trận Chu Prong
      Tôi có người yêu bỏ xác trôi sông
      Chết ngoài ruộng đồng, chết rừng mịt mùng
      Chết lạnh lùng mình cháy như than.

      Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
      Ngày gió lớn tôi đi môi gọi thầm
      Gọi tên anh tên Việt Nam
      Gần nhau trong tiếng nói da vàng
      Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
      Ngày mới lớn tai nghe quen đạn mìn
      Thừa đôi tay, dư làn môi
      Từ nay tôi quên hết tiếng người.

      Tôi có người yêu chết trận A Sao
      Tôi có người yêu nằm chết cong queo
      Chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu
      Chết nghẹn ngào mình không manh áo.
      Tôi có người yêu chết trận Ba Gia
      Tôi có người yêu vừa chết đêm qua
      Chết thật tình cờ, chết chẳng hẹn hò
      Không hận thù nằm chết như mơ


      TÔI ƠI ĐỪNG TUYỆT VỌNG

      http://www.youtube.com/watch?v=mASTIu1LUT4

      Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
      Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
      Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
      Em là tôi và tôi cũng là em.
      Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
      Con diều rơi cho vực thẳm buồn thêm
      Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ
      Tôi là ai mà còn trần gian thế
      Tôi là ai, là ai, là ai?
      Mà yêu quá đời này.

      Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
      Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng
      Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
      Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh
      Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ
      Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu đêm

      Supprimer