Ba Sàm
Tiếp theo bình luận sáng qua liên quan cuộc “chỉnh đốn” của ĐCSVN, trong đó có câu hỏi: liệu các nhân vật vốn xưa nay “kiên định lập trường” Mác-Lê, đi đầu là ông TBT, có nắm lấy ngọn cờ cải cách dân chủ, để tranh thủ lòng dân, thay vì để cho ông Thủ tướng phất, hòng tái diễn màn “thoát hiểm” ngoạn mục?
Nếu chỉ theo dõi bề nổi thông qua báo chí gần đây, để trả lời phần nào cho câu hỏi trên thì có thể thấy đang có những “tiếng kèn ngập ngừng”, trong đó khá rõ hiện tượng vừa mạnh dạn cho đăng tải những bài đặt thẳng ra vấn đề về Điều 4 và luật về đảng, nhưng cũng có những bài chỉ trích với nội dung ít gay gắt về ý nguyện muốn bỏ nó. Tại sao “ngập ngừng”? Lại có mấy giả thiết:
1- Sợ thằng “bạn vàng” phương Bắc “thổi còi”. Đây là yếu tố có lẽ quan trọng nhất, trả lời cho bao nhiêu câu chuyện nhiều năm qua về một VN luôn đi sau TQ. 2- Nội bộ đang có những khác biệt quan điểm, đang có những thăm dò nhau. 3- Đã có sự thống nhất cao trong BCT cần phải có thay đổi căn bản trong Hiến pháp, trước hết là về vai trò của ĐCSVN. Vẻ ngoài “ngập ngừng” chỉ là chuyện nhỏ.
Chính giả thiết thứ 3 này cũng để trả lời cho câu hỏi trên, đó là những người “kiên định lập trường” không thể tự thay đổi, họ cần có sự thống nhất cao độ trong toàn bộ ban lãnh đạo. Làm được điều này, họ cũng hóa giải được mối mâu thuẫn nổi lên chưa giải quyết được qua cuộc “chỉnh đốn”, chống tham nhũng.
Có nghĩa, bằng việc nhất trí phải cải cách chính trị, trước mắt tận dụng việc sửa Hiến pháp, họ sẽ “hạ nhiệt” được đòi hỏi của nhân dân và cán bộ đảng viên là phải nhanh chóng đưa ra kết quả của cuộc “chỉnh đốn” đảng, phải có ngay kẻ chịu trách nhiệm cao nhất cho tình trạng kinh tế nước nhà mấy năm qua. Ý nghĩa thứ hai, cũng rất quan trọng, là bằng sự thống nhất cao độ đó, được nhân dân hậu thuẫn, họ sẽ đủ sức mạnh đương đầu với hành động lấn lướt của Trung Quốc, kẻ luôn tìm mọi cách phân hóa nội bộ ban lãnh đạo ĐCSVN để dễ bề đè đầu cưỡi cổ.
Có điều, một khó khăn rất lớn cho giả thiết thứ 3 ở trên, là thế lực của những kẻ ngấm ngầm làm tay sai cho Bắc Kinh trong nội bộ ĐCSVN.
Đúng rồi,sẽ có thay đổi HP về vai tró của ĐCS một cách hình thức .Nếu vấn đề trở thành quyết liệt,đòi hỏi phải ĐA ĐẢNG thì chúng ta coi chừng một thứ đảng kẻ cướp tập hợp những kẻ nhiều quyền lực nhất,nhiều tiền nhất ra đời soán ngôi ĐCS .
RépondreSupprimerABS cứ như đi guốc trong bụng các cụ.
RépondreSupprimerTheo tôi, làm gì có giả thiết gì trong số 03 giả thiết mà Ba Sàm đưa ra trên đây.
RépondreSupprimerThứ 1: Làm gì ĐCSVN sợ Trung Quốc đến vậy, làm gì có việc nhất cử nhất động VIệt Nam ta đi sau Trung Quốc! Đơn cử: Ta giành lại độc lập năm 1945, còn Trung Quốc mãi đến năm 1949.
Thứ 2: Nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN chả có gì phải thăm dò nhau về quan điểm. Quan điểm của họ là giữ nguyên Điều 4 của Hiến pháp.
Thứ 3: Thay đổi Hiến pháp ư? Có thể thay đổi một số điều cho phù hợp với thời đại- nhưng Điều 4 thì chắc chắn là không ( chí ít trong thời điểm hiện nay ).
Tôi có thể cá cược với anh Ba Sàm một... chầu cà phê ngon về nhận định này!