Huỳnh Ngọc Chênh
Thuở ấu thơ, tôi là một đứa bé hoang dã.
Ba tôi thường xuyên đi tù, mẹ tôi chạy chợ từ sáng sớm đến tối mịt mới về, hai chị lớn lo việc đồng áng, ba đứa nhỏ chúng tôi tự lo cho nhau. Tôi chưa từng được đi chăn trâu, vì nhà tôi không có trâu, nhưng tôi cũng sống hoang dã và có đầy đủ đức tính y như những đứa trẻ nầy.
Thấy tổ chim là phải bắt phá cho bằng được, thấy cây trái trong vườn nhà khác thì phải ăn trộm cho bằng được, không ăn trộm được thì phải ném đá cho rụng hết. Thấy cái gì ngoài đường hay trong vườn nhà người ta là muốn quơ lượm về nhà. Thường xuyên trần trục, không hề biết đội mũ và mang dép là gì. Đi tắm là để bơi chứ không phải để làm vệ sinh, nên cáu bẩn đầy người. Thấy người già cả tàn tật thì trêu chọc...
Ấy vậy mà sau khi trầy trật học xong bậc tiểu học, tất cả những thói hư hoang dã ấy lần lượt biến mất trong tôi từ lúc nào mà tôi không hề hay biết. Khi vào lớp đệ thất trường huyện tôi đã là một học sinh chỉnh chu và tươm tất. Tôi biết mặc quần tây có dây nịt, áo sơ mi bỏ vào trong, giày có dây buộc và có vớ mỗi khi đi học hoặc đi xuống Hàn (tức là đi xuống thành phố Đà Nẵng). Tôi biết lễ phép chào hỏi người già, biết tôn trọng và giúp đỡ người tàn tật. Tôi không còn phá phách các tổ chim và lấy việc bắn chim làm thú vui. Tôi biết dừng lại, ngã mũ, cúi đầu khi gặp đám tang hoặc đi ngang qua nơi đang làm lễ chào cờ. Tôi ý thức được việc tôn trọng của công và của cải của người khác. Tôi biết tránh ăn nói những lời tục tỉu. Tôi biết không làm những điều bậy bạ để giữ danh giá gia đình...Tôi thấy mình ứng xử tự tin không thua kém gì dân thành phố cùng trang lứa.
Tất cả những điều đó dĩ nhiên tôi chỉ học được qua các năm tiểu học, dù cơ sở vật chất của những trường lớp tôi trải qua thời đó rất nghèo túng, trầy trật và vá víu. Cái nội dung chương trình giáo dục ưu việt thời đó đã vượt qua mọi trở ngại vật chất để thấm vào trong tôi lúc nào tôi không hay.
Vẫn tin rằng, ở nhà trường bây giờ cũng dạy những điều đó, nhưng tôi lại có cái cảm giác gì đó rất bất ổn. Ngay giữa các thành phố văn minh hiện nay, tôi vẫn thấy có bọn trẻ con chen lấn tranh giành với người già cả, chọc ghẹo người tàn tật, bắn phá chim chóc, phá phách vườn hoa, chọc ghẹo thú dữ, phá hoại môi trường, phá hoại và ăn cắp của công...và đỉnh cao của sự tệ hại nầy được phơi bày ra qua các lần đông đảo thanh niên nam nữ ăn cướp hoa trong các lần lễ hội hoa ở Hà Nội.
Không thể căn cứ trên một số thanh thiếu niên hư hỏng, trên vài hiện tượng sai trái mà kết luận ngay bản chất của nền giáo dục. Tuy nhiên, gần như 100% trẻ em ở thành phố đều được tới trường, đều ít nhất học xong bậc tiểu học, nhưng vẫn còn khá đông trẻ em và thanh thiếu niên ngay tại các thành phố lớn có những hành vi sai trái, không khỏi không làm chúng ta băn khoăn nghi ngờ về tính đúng đắn của chương trình dạy học trong nhà trường ngay từ bậc tiểu học. Các em đã học được gì về đạo đức sơ đẳng làm người trong 5 năm tiểu học?
Qua sách báo, qua tiếp xúc với các phụ huynh có con em đang du học, tiếp xúc trực tiếp các em đang đi học ở nước ngoài ngay từ bậc phổ thông, cũng như tiếp xúc với nhiều em Việt kiều. tôi thấy nền giáo dục phổ thông của các nước tiên tiến rất thực tiễn, rất nhân bản và rất nhiều thứ khác mà nền giáo dục của ta không hề có.
Ngoài kiến thức cơ bản như văn toán lý hóa..trường học nước ngoài còn tạo điều kiện cho từng học sinh phát huy tối đa các năng khiếu vui chơi của mình như: thể thao, sân khấu, âm nhạc, hội họa...Tôi đã gặp một đứa con của người bạn đang học lớp 11 đã chơi được trong dàn nhạc giao hưởng, một đứa khác đang lớp 10 đã thường xuyên diễn kịch của shakespeare. Trường học phổ thông cũng dạy cho học sinh cách ăn chơi như đi dự tiệc lớn, tiệc nhỏ phải ăn mặc ra sao, mời bạn gái như thế nào, tổ chức tiệc tùng phải làm gì, tổ chức dã ngoại thì làm sao...Các trường phổ thông bên ấy, đa số không yêu cầu học sinh mặc đồng phục, nhưng những trường mặc đồng phục thì cũng mỗi tuần có 1 ngày cho mặc tự do, để qua đó phát hiện cá tính học sinh cũng như uốn nắn kịp thời những lệch lạc của các em qua gu thời trang. Rồi lại mỗi năm học có một ngày cho học sinh mặc đồ ngủ đến trường cũng như mang theo đầy đủ các phụ kiện làm đẹp ở nhà để qua đó hướng dẫn các em về những chuyện riêng tư tế nhị.
Những chuyện rất nghiêm túc và rất thực tế đều được dạy qua ở phổ thông. Ví dụ, học sinh cấp ba có giờ học về tài chính, bày cho các em biết quản lý tiền nong, biết mở tài khoản, biết giao dịch qua ngân hàng. Rồi họ dạy cho học sinh biết viết đơn từ, thư tín, biết đi phỏng vấn để xin việc làm, biết cách ăn mặc nơi công sở (mỗi học sinh bắt buộc có một bộ đồ công sở khi đến kiến tập tại nơi nầy), biết "check in" và "check out" nơi sân bay...Nghĩa là một học sinh khi đã tốt nghiệp cấp ba thì ngoài kiến thức khoa học cơ bản, các em phải biết mọi chuyện trong cuộc sống hiện đại, từ cách ăn, cách chơi, cách mặc, đến cách giao tế, đi lại, mua sắm, xin việc...tất tần tật mọi thứ cần thiết trong cuộc sống. Phụ huynh gởi con mình vào trường phổ thông, 12 năm sau yên tâm đón nhận về một công dân tốt, một con người phát triển hoàn chỉnh.
Chương trình giáo dục của ta tại sao không làm được những việc như vậy nhỉ?
Hãy bỏ bớt những bài học chính trị nặng nề, bỏ bớt những kiến thức chuyên sâu chưa cần thiết, bỏ bớt những bài tính mẹo theo kiểu đánh đố hóc búa...thì có thể có thời gian để dạy cho các em những điều cần thiết.
Cái nghiệp chướng gì nó đè lên mà sau bao lần cải cách, chương trình giáo dục VN vẫn chưa thoát ra khỏi những điều tù mù tăm tối?
Thuở ấu thơ, tôi là một đứa bé hoang dã.
Ba tôi thường xuyên đi tù, mẹ tôi chạy chợ từ sáng sớm đến tối mịt mới về, hai chị lớn lo việc đồng áng, ba đứa nhỏ chúng tôi tự lo cho nhau. Tôi chưa từng được đi chăn trâu, vì nhà tôi không có trâu, nhưng tôi cũng sống hoang dã và có đầy đủ đức tính y như những đứa trẻ nầy.
Thấy tổ chim là phải bắt phá cho bằng được, thấy cây trái trong vườn nhà khác thì phải ăn trộm cho bằng được, không ăn trộm được thì phải ném đá cho rụng hết. Thấy cái gì ngoài đường hay trong vườn nhà người ta là muốn quơ lượm về nhà. Thường xuyên trần trục, không hề biết đội mũ và mang dép là gì. Đi tắm là để bơi chứ không phải để làm vệ sinh, nên cáu bẩn đầy người. Thấy người già cả tàn tật thì trêu chọc...
Ấy vậy mà sau khi trầy trật học xong bậc tiểu học, tất cả những thói hư hoang dã ấy lần lượt biến mất trong tôi từ lúc nào mà tôi không hề hay biết. Khi vào lớp đệ thất trường huyện tôi đã là một học sinh chỉnh chu và tươm tất. Tôi biết mặc quần tây có dây nịt, áo sơ mi bỏ vào trong, giày có dây buộc và có vớ mỗi khi đi học hoặc đi xuống Hàn (tức là đi xuống thành phố Đà Nẵng). Tôi biết lễ phép chào hỏi người già, biết tôn trọng và giúp đỡ người tàn tật. Tôi không còn phá phách các tổ chim và lấy việc bắn chim làm thú vui. Tôi biết dừng lại, ngã mũ, cúi đầu khi gặp đám tang hoặc đi ngang qua nơi đang làm lễ chào cờ. Tôi ý thức được việc tôn trọng của công và của cải của người khác. Tôi biết tránh ăn nói những lời tục tỉu. Tôi biết không làm những điều bậy bạ để giữ danh giá gia đình...Tôi thấy mình ứng xử tự tin không thua kém gì dân thành phố cùng trang lứa.
Tất cả những điều đó dĩ nhiên tôi chỉ học được qua các năm tiểu học, dù cơ sở vật chất của những trường lớp tôi trải qua thời đó rất nghèo túng, trầy trật và vá víu. Cái nội dung chương trình giáo dục ưu việt thời đó đã vượt qua mọi trở ngại vật chất để thấm vào trong tôi lúc nào tôi không hay.
Vẫn tin rằng, ở nhà trường bây giờ cũng dạy những điều đó, nhưng tôi lại có cái cảm giác gì đó rất bất ổn. Ngay giữa các thành phố văn minh hiện nay, tôi vẫn thấy có bọn trẻ con chen lấn tranh giành với người già cả, chọc ghẹo người tàn tật, bắn phá chim chóc, phá phách vườn hoa, chọc ghẹo thú dữ, phá hoại môi trường, phá hoại và ăn cắp của công...và đỉnh cao của sự tệ hại nầy được phơi bày ra qua các lần đông đảo thanh niên nam nữ ăn cướp hoa trong các lần lễ hội hoa ở Hà Nội.
Không thể căn cứ trên một số thanh thiếu niên hư hỏng, trên vài hiện tượng sai trái mà kết luận ngay bản chất của nền giáo dục. Tuy nhiên, gần như 100% trẻ em ở thành phố đều được tới trường, đều ít nhất học xong bậc tiểu học, nhưng vẫn còn khá đông trẻ em và thanh thiếu niên ngay tại các thành phố lớn có những hành vi sai trái, không khỏi không làm chúng ta băn khoăn nghi ngờ về tính đúng đắn của chương trình dạy học trong nhà trường ngay từ bậc tiểu học. Các em đã học được gì về đạo đức sơ đẳng làm người trong 5 năm tiểu học?
"Nam thanh nữ tú" cướp hoa ở lễ hội hoa anh đào tại Hà Nội |
Lại cướp hoa ở lễ hội hoa khác bên Hồ Gươm |
Qua sách báo, qua tiếp xúc với các phụ huynh có con em đang du học, tiếp xúc trực tiếp các em đang đi học ở nước ngoài ngay từ bậc phổ thông, cũng như tiếp xúc với nhiều em Việt kiều. tôi thấy nền giáo dục phổ thông của các nước tiên tiến rất thực tiễn, rất nhân bản và rất nhiều thứ khác mà nền giáo dục của ta không hề có.
Ngoài kiến thức cơ bản như văn toán lý hóa..trường học nước ngoài còn tạo điều kiện cho từng học sinh phát huy tối đa các năng khiếu vui chơi của mình như: thể thao, sân khấu, âm nhạc, hội họa...Tôi đã gặp một đứa con của người bạn đang học lớp 11 đã chơi được trong dàn nhạc giao hưởng, một đứa khác đang lớp 10 đã thường xuyên diễn kịch của shakespeare. Trường học phổ thông cũng dạy cho học sinh cách ăn chơi như đi dự tiệc lớn, tiệc nhỏ phải ăn mặc ra sao, mời bạn gái như thế nào, tổ chức tiệc tùng phải làm gì, tổ chức dã ngoại thì làm sao...Các trường phổ thông bên ấy, đa số không yêu cầu học sinh mặc đồng phục, nhưng những trường mặc đồng phục thì cũng mỗi tuần có 1 ngày cho mặc tự do, để qua đó phát hiện cá tính học sinh cũng như uốn nắn kịp thời những lệch lạc của các em qua gu thời trang. Rồi lại mỗi năm học có một ngày cho học sinh mặc đồ ngủ đến trường cũng như mang theo đầy đủ các phụ kiện làm đẹp ở nhà để qua đó hướng dẫn các em về những chuyện riêng tư tế nhị.
Những chuyện rất nghiêm túc và rất thực tế đều được dạy qua ở phổ thông. Ví dụ, học sinh cấp ba có giờ học về tài chính, bày cho các em biết quản lý tiền nong, biết mở tài khoản, biết giao dịch qua ngân hàng. Rồi họ dạy cho học sinh biết viết đơn từ, thư tín, biết đi phỏng vấn để xin việc làm, biết cách ăn mặc nơi công sở (mỗi học sinh bắt buộc có một bộ đồ công sở khi đến kiến tập tại nơi nầy), biết "check in" và "check out" nơi sân bay...Nghĩa là một học sinh khi đã tốt nghiệp cấp ba thì ngoài kiến thức khoa học cơ bản, các em phải biết mọi chuyện trong cuộc sống hiện đại, từ cách ăn, cách chơi, cách mặc, đến cách giao tế, đi lại, mua sắm, xin việc...tất tần tật mọi thứ cần thiết trong cuộc sống. Phụ huynh gởi con mình vào trường phổ thông, 12 năm sau yên tâm đón nhận về một công dân tốt, một con người phát triển hoàn chỉnh.
Chương trình giáo dục của ta tại sao không làm được những việc như vậy nhỉ?
Hãy bỏ bớt những bài học chính trị nặng nề, bỏ bớt những kiến thức chuyên sâu chưa cần thiết, bỏ bớt những bài tính mẹo theo kiểu đánh đố hóc búa...thì có thể có thời gian để dạy cho các em những điều cần thiết.
Cái nghiệp chướng gì nó đè lên mà sau bao lần cải cách, chương trình giáo dục VN vẫn chưa thoát ra khỏi những điều tù mù tăm tối?
Chẳng có lời kêu gọi nào có tác dụng đâu, nước đổ đầu vịt sao ướt được?
RépondreSupprimerBác Chênh ạ! đọc những bài của bác thường tản mạn về những "ngày xưa thân ái" tôi thường xúc động rớm nước mắt!
SupprimerTôi cũng có số tuổi "same same" với bác nên tôi cũng được giáo dục trong cùng một thời điểm tuy bác ở miền Trung, tôi ở miền nam và gốc tôi BK chín nút.
Bác Chênh ạ! Ngày trước ở tiểu học lớp nào cũng có bảng chữ
"TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN", ở bệnh viện nào cũng có bảng chữ "LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU", ở quân trường nào cũng có khẩu hiệu "TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM".Ngoài đường thì trái lại không có "QUANG VINH" "VĨ ĐẠI" "ƯU VIỆT" "ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ" nGHĨA LÀ KHÔNG CÓ KHẨu hìệu "tự sướng".Học trò chẳng phải theo gương "cụ Diệm, bác Thiệu".
Nhưng học sinh có thì giờ học thuộc lòng những bài công dân giáo dục, những câu chuyện giúp già nhường trẻ, thương người hoạn nạn tàn tật,ngả nón chào đám tang,đứng nghiêm khi nghe quốc ca v v...
Sau năm 75 các cháu nhỏ trong gđ bắt đầu có trong chương trình học: anh bộ đội đánh giết quân nguỵ, anh hùng đặt chất nổ, các em được dậy là mơ gặp bác hồ,học tập gương bác...
Kết qủa chưa tới trăm năm trồng người là như đã thấy!
Nhưng đặc biệt là trong trường học về bổn phận công dân tốt thì ít nhưng chúng ta học trong cuộc sống, bởi cha mẹ, bởi người chung quanh thì nhiều, chung quanh chúng ta ngày trước thì có quá nhiều cái tốt để theo gương để bắt trước. Bây giờ thì "thầy chạy" thì "bó tay". Cứ nhìn gương lãnh tụ quan chức tham nhũng,thầy cô bắt học thêm mới cho điểm nhiều(trừ thiểu số chịu đói cho sạch) cha mẹ tất tưởi kiếm sống bằng mọi cách nuôi sống gđ.
Thử hổi có đáng buồn hay không, anh Chênh? Trồng người tốt khó lắm, trồng người xấu thì khỏi phải trồng, loài cỏ dại lây lan nhanh lắm, tàn độc rác rưởi cuộc đời thì tự nó phát sinh lây truyền!!!
Tìm được nhân cách ngày xưa không phải là chuyện dễ, trừ khi cỏ dại phải được nhổ thật sạch và dăm thập niên trồng lại may ra.
Chào anh Chênh và các bạn .
"Cái nghiệp chướng gì nó đè lên mà sau bao lần cải cách, chương trình giáo dục VN vẫn chưa thoát ra khỏi những điều tù mù tăm tối?..."
RépondreSupprimer- Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy, thưa anh Chênh và Quý vị !
Nước đến chân rồi! Tôi thấy quá nóng lòng vì đã nghe nhiều ý kiến của nhiều nhà khoa học tâm huyết quá bức xúc với hiện trạng gdụcj vn, nhưng phải chờ mãi đến bgiờ? Tôi mạnh dạn có đề nghị khẩn-thiết-thực, xin hãy lập ngay một ban, tạm gọi là UB khẩn cấp xdựng chtrình gdục qgia, cắt bỏ ngay ít nhất 50% chtrình vô bổ và tham lam như nhồi ngỗng... cho ngay năm học 2013-14 này đi đã. Đồng thời hãy triển khai những việc cho mục đích lâu dài mà các học giả đã góp ý!
RépondreSupprimer(le trung)
Nếu áp dụng chương trình giáo dục của Mỹ cho VN thì đảng ta hai năm mươi sớm
RépondreSupprimerChu chenh ngay mot them phan dong Nha! Chu giam Che nen giao Duc xhcn la dinh cao tri tue cua nhan loai. Lai con Di khen Bon tu ban giay Chet nua Chu! Chu khong bien Chung a! Noi giao Duc ma khong phai la giao Duc! Giao Duc khong co nghi a la nhan cach con nguoi!!! Chu cang viet cang phan dong!!! Sao Chu khong viet Nhu dong la, mo Lang ... Cho no chinh xac va hien thuc xhcn....
RépondreSupprimerNgày trước không có chuyện học "đạo đức HCM" .
RépondreSupprimerBùa thôi!
SupprimerTại sao bác lại đi đánh đồng hai hệ thống giáo dục trồng người một cách buồn cười thế để rồi tự cười buồn:họ trồng loại người tư bản nên mới dạy cách ăn,cách chơi,cách đi xin việc,cách làm đẹp -ta trồng người XHCN nên dạy trẻ biết hát"ai yêu...",biết cách quàng khăn đỏ,biết đeo huy hiệu Đoàn,cách sống và chiến đấu theo gương...lãnh đạo.Sau 12 năm chắc chắn sản phẩm ma de in VN sẽ đánh nhau ( chiến đấu)tốt hơn sản phẩm ngoại bác Chênh à.
RépondreSupprimerTôi sinh ra ,lớn lên,học hành,trưởng thành,và chọn nghề dạy học ở miền Nam .Tôi là nhà giáo,dạy học vắt ngang qua hai chế độ ,cho nên rất tâm đắc những gì anh HNC viết trong bài này. Có nhiều nguyên nhân hấp dẫn tôi chọn nghề sp : trước hết chính là hình ảnh sáng đẹp của các thầy cô giáo khiến tôi ước mơ, thứ đến là vị thế của người thầy trong xã hội , được chính quyền và người dân trọng vọng ,kính nể ; không gian dạy học của người thầy rất độc lập,rất tự do;một lý do khác cũng rất quan trọng , đó là chỉ số
RépondreSupprimerlương ( ĐHSP 470 bắt đầu khi ra trường),cao hơn 40 chỉ số các ngành khác có cùng số năm đào tạo.
DÂN TỘC - NHÂN BẢN - KHAI PHÓNG ,không phải là khẩu hiệu
mà phương châm , triết lý giáo dục của MN trước "75", tất cả hòa quyện trong chương trình ,trong phong cách người thầy ,trong thái độ trân trọng của xă hội...nói tóm lại giáo dục là hành động chứ không phải hô khẩu hiệu hay viết khẩu hiệu treo trong lớp học.
Còn nền giáo dục "cách mạng" ngày nay thì sao? điều này ai cũng biết,đặc biệt là hs,sv và các bậc phhs. Triết lý giáo dục hiện nay do mục đích gd qui định , đó là đào tạo những con người mới xhcn để xay dựng cnxh.Con người mới xhcn và cnxh là những gì chưa ai thấy chưa ai biết nhưng con người mới xhcn theo cố TBT Lê Duẩn dịnh nghĩa thì đấy là những bậc thánh , mà thực tế thì người ta chỉ
trở thành thánh khi đã chết.Cho nên con người mới xhcn chỉ bay lượn trong cảnh giới thiên đàng xhnn chưa ai thấy.
Về vấn đề giáo dục,tôi cũng từng góp ý là giáo dục cần phải độc
RépondreSupprimerlập,phải tách rời khỏi chính trị như VNCH.trước 1975 thì mới khá
lên và mới mong sánh vai với các nước láng giềng,chứ đừng mong
sánh vai với các "cường quốc năm châu" vì không biết tự lượng
sức mình với một thể chế độc tài thiếu dân chủ !
Ngày nào mà học sinh hay sinh viên còn bị đoàn ngũ hóa để lôi đi
như một bầy cừu thì nước ta vẫn lẹt đẹt đi sau những nước Đông Nam Á còn thua kém nước mình trước đây.Mới đây,tôi hoảng hồn khi
đọc một số ý kiến trên 1 blog nọ vì toàn là những đầu óc bị CS.
nhồi sọ và tẩy não đến không biết phân biệt tốt xấu !
Toàn bài nói chung là đúng nhưng chỉ tiết này thì Bác Chênh lầm
lẫn là có 1 ngày cho học sinh mặc đồ ngủ đến trường.Thật ra,nếu
có thì đó là một ngày lễ hội hoá trang nhưng có lẽ cũng phải mặc
đồ đi học rồi mới cởi bỏ y phục để hoá trang !
Ở Mỹ tôi không biết sao chứ ở Úc,đa số trường học đều bắt học
sinh mặc đồng phục,công lẫn tư.Có cái hay là nhờ đồng phục,học
sinh sẽ không dám làm bậy vì sợ người ta biết.Và nhất là tất cả
học sinh đều không phải bận tâm về việc mặc quần áo do giàu và
nghèo đều bình đẳng,chẳng ai biết ai cả !
Ngày hóa trang lại là ngày khác nữa. Còn ngày mặc đồ ngủ là ngày mặc đồ ngủ.Đó là thực tế ở 1 trường cấp 3 công lập tại Virginia mà con bạn tôi đang theo học kể lại. Việc đồng phục thì nên có 1 ngày trong tuần o đồng phục vẫn có cái hay của nó. Ở Mỹ phần lớn các trường o đồng phục, nhưng có 1 số quy định bắt buộc kèm theo
SupprimerBac Chenh is correct,
SupprimerThere is a Pajamas Day, Google it!
Cám ơn bác Chênh.
SupprimerHoá ra Mỹ có nhưng Úc không có.
Bac Chenh lai khen Bon tu ban giay Chet va dam Che Che do uy viet Xao het cho noi xhcn)
RépondreSupprimerTôi nhỏ hơn Bác Chênh, tôi cũng lớn lên ở một miền quê nghèo Miền Trung, năm 75 tôi đang học lớp 4. Tuổi thơ tôi trong vùng " ban ngày Quốc Gia, ban đêm Cộng sản", một năm tản cư không biết bao lần. Tuổi thơ tôi lớn lên, nhìn gương người lớn mà học theo : Đi ngang qua đám ma phải ngã mũ chào, gặp chào cờ dù có vội cũng đứng nghiêm, đợi xong Quốc Ca mới đi, ra đường gặp người lớn phải khoanh tay dạ thưa. Hầu như mọi con người trong xã hội trước 1975 đều sống như vậy và nó ảnh hưởng rất lớn đền những đứa trẻ như tôi. Còn bây giờ...
RépondreSupprimerNgày xưa trước năm 75 chúng tôi đi học không trường nào bắt buộc mặc cái gì và phải mang cái gì ,nhưng đa số gần như không ai bảo ai học sinh thì quần short xanh áo trắng hay quần dài áo trắng còn giày dép thì tùy ,còn các trường dòng thì kỷ luật hơn ,nói chung khi vào từng lớp đà thấy câu'TIÊN HỌC LỂ HẬU HỌC VĂN ' và chương trình công dân giáo dục dạt mổi tuần 2 tiếng đả cho người học sinh thấy rỏ làm người trong xả hội là như thế nào với tổ quốc ,ông bà ,cha mẹ /không biết tôi nói có quá đáng hay không NHƯNG chắc chắn không có con chửi rủa đánh dập cha mẹ ,,bỏ cha mẹ đói khổ /ngày nay vào trường chúng ta chỉ sống chiến đấu lao động và học tập theo gương ..../trước tiên là TIỀN ,cơ sở vật chất .quần áo có khi áo kiểu HÀN QUỐC? bằng mọi cách lách luật dạy thêm nếu không học bị đè thê thảm lắm ,thầy hiếp trò trò gạ gẩm thầy ,trò đánh thầy ,bằng gian bằng giả ,cả 1 số lảnh đạo củng mua bằng chạy chức ,con em chúng ta GẦN MỰC THÌ ĐEN GẦN ĐÈN THÌ SÁNG ,không trách chúng trong 1 xả hội như hôm nay khó lòng nghỉ khác khi đồng tiền lên ngôi cao chất ngất ,đả ra ngoài xả hội đi làm là phải kiếm chát bù lại nhửng năm ăn học /đả in sâu trong tâm trí thanh niên học sinh ,,ngày xưa tôi đi học đại học không tốn 1 đồng gửi xe ,ngày nay vào là 1 nghìn có trường đến 3 nghìn ?họ kinh doanh không còn 1 chổ nào trống cả từ quần áo đến sách giáo khoa ,photo tài liệu .NGÀY NAY TÔI XIN HỎI CÁC ÔNG CÁC BÀ CÁC ANH CHỊ THẬT LÒNG"CÁC CON ÔNG BÀ KHI ĐI HAY VỀ CÓ CÒN THƯA CHA MẸ HAY XIN PHÉP ÔNG BÀ KHI ĐI LÀM HAY ĐI CHƠI KHÔNG" và KHI CÓ KHÁCH ĐẾN NHÀ CHÚNG GIƯƠNG MẮT RA NHÌN VÀ ĐI CHỔ KHÁC HAY CHỜ CHA MẸ NHẮC CHÚNG PHÉP LỊCH SỰ MỚI CHÀO KHÁCH , chúng ta đi thi quốc tế đậu khá nhiều ,nhưng trong xả hội VN giáo dục chưa thấy có huy chương nào cả trong 40 năm ,ngay cả lịch sử cha ông còn không thuộc ,thơ văn còn không biết tác giả trong số đông học sinh thì quả là nguy hại cho nước nhà
RépondreSupprimerAnh Chênh ơi, giờ chỉ có thay đổi Kiến trúc thượng tầng mới may đâu có những gì anh và mọi người mong ước thôi. Anh có biết, mọi thứ bây giờ đều "chạy" hết hay không. Mà đã bỏ tiền ra "đầu tư" thì cái "đầu tiên" họ sẽ tìm mọi cách thu lại, còn thời gian nào mà để vào chữ TÂM đâu anh. Những ngôi trường ngày xưa của anh và tôi, tuy có nghèo nàn nhưng ở đó có những Ông Thầy, Bà Cô tận tâm đào tạo chúng ta thành Người. Ngày tôi ra trường, Thầy tôi có nói 1 câu mà đến giờ - sau 50 năm tôi còn ghi khắc :" Không thành công thì thành Nhân" con nhé.Tôi không trách những người Thầy, Cô hiện tại, tôi chỉ trách rằng, 38 năm qua từ ngày GPMN, chúng ta đã tạo ra một xã hội mà ở đó mói như lời Ông Năm Cam :" Cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng nhiều tiền".Đồng tiền giờ đã ngự trị trên tất cả thì đừng mong rằng Đạo Đức sẽ được lên ngôi.
RépondreSupprimerRất tâm đắc với bài viết của anh Huỳnh Ngọc Chênh. Càng suy nghĩ cành thấy đau lòng cho thực trạng giáo dục của Việt Nam hiện nay. Ai cũng biết đạo đức là cái gốc của con người, thế mà sau 12 năm học ở nhà trường phổ thông, đa số học sinh bây giờ không giữ được lễ phép tối thiểu thì quá buồn. Biết chừng nào nền giáo dục nước nhà mới được như các nước tiên tiến ?
RépondreSupprimerCai bac Chenh nay buon cuoi that, hồng phai hơn chuyên chứ
RépondreSupprimerĐúng như lời của anh ban nặc danh! Như vậy Việt Nam ta mới "quá độ" tiến lên được XHCN chứ! Bác Chênh thử nghĩ lại xem XH thời nay khác hẳn với XN trước 1975 mà bác Chênh được ăn học....nhưng toàn là chuyện xấu xa mà thế giới tránh xa như cùi hủi.
SupprimerCứ học tập và làm theo mãi cũng tốt
RépondreSupprimerỐi làng nước ! Lâu quá không lên mạng vì mình ên sợ nghị định 72 . Nên hôm nay liều mạng quan hệ với những thế lực thù địch , nên mình ên tự phát viết còm .
RépondreSupprimerMột người bình thường cho dù không là nhà giáo như bác Chênh đi nữa ( Trừ người đó bị bệnh tâm thần ) , cũng có những trăn trở cho nền giáo dục hiện nay , như có kèm 1 vài tấm hình ở trên . Vậy có gì đâu mà các bác la toáng lên như trời sắp sụp vậy ? Giả sử trời sụp đi nữa thì đâu có phải sau bài viết của bác Chênh ! Trời đã sụp từ lâu rồi mà , sụp từ 1954 cho tới 2013 rồi mà !
Theo tôi thì tôi chê bác Chênh chưa lột sạch hết những gì tệ hại cho trẻ em ở đất nước tỏa sáng VN bắt nguồn từ sông Áp Lục nầy !
Bao nhiêu trẻ em ăn xin ( Tính luôn cả những em bị xả hội đen đạo diển ăn xin để thu tiền ! ) . Bao nhiêu trẻ em từ miền ngược xuống miền xuôi đói rách ? Bao nhiêu trẻ em từ cao nguyên tới miền đồng bằng đói khổ ? Cho đến miền biển và hải đảo đói rách ? Cho tới ở những con hẻm ổ chuột ,cho tới những kinh rạch hôi thối , cho tới dưới chân cầu hay trong nghỉa địa mà các em đang ở và đang đói khổ ?
Chúng ta làm gì bây giờ ! Chỉ có 1 cách là chế độ nầy tự nó giải thể thì sẽ không còn tình cảnh nầy nửa .
Ông người Đà Nẵng khuyên bác Chênh " ...Chúng nó chết kệ cha chúng nó , miễn sao con cháu chúng ta ăn trên ngồi trước là được rồi...." . Thưa bác Chênh , khi tôi đọc còm nầy tôi không giận hay trách ông nầy , tôi chỉ biết thở dài và lắc đầu ( Tôi thề tôi đang nói thật chứ không đùa giởn ).
Không biết người khác cảm nhận ra sao , với tôi khi thấy các em đói rách lòng tôi đau lắm ! Tôi dù không giàu có , nhưng con cái của tôi có cơm ăn áo mặt , được cha mẹ thương yêu vì....
Bác Chênh có còn nhớ hay không ! Tôi nhớ trường của tôi ở bậc tiểu học . Mỗi buổi sáng đến lớp , anh lớp trưởng đại diện cả lớp lấy phấn viết lên trên đầu tấm bảng đen những câu ca dao hay tục ngữ hay châm ngôn ....như
Lá lành đùm lá rách
Chị ngã em nâng
Máu chảy ruột mềm
Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ
Thương người như thể thương thân
v.v........
Tùy anh trưởng lớp chọn và viết lên mỗi ngày một câu khác nhau, khi hết ý rồi thì có thể viết lặp lại những câu cũ tùy ý , và khi thầy hay cô vào thì thầy và cô xử dụng phần dưới của những câu trên , chứ thầy hay cô không xóa !
Thôi tôi xin chào vì đi nhậu , nhậu thì nhậu nhưng không có vô cảm như ông người Đà nẵng ở bài viết cũ . Lý bạch , Tô Đông Pha , Lưu Linh , Nguyễn Du , Tản Đà , Nguyễn Gia Trí , Bùi Giáng , Vũ Hữu Định* v.v.... cũng nhậu như hủ chìm chứ đâu có mình ên ! Nên bác Chênh không lo cho tôi nghe ! Dù tôi nhậu rượu Gò Đen .
TB: * Tôi quen bác Chênh từ thủa ....lúc tôi mua tập thơ Vũ Hữu Định ,khi tôi lật ở trang đầu của tập thơ , tôi gặp hai điều . Điều thứ nhất , lịch sử nhân loại chưa có bao giờ xảy ra , một thi sĩ mất được hàng chục người bạn bỏ tiền ra in tập thơ để tưởng nhớ ! Và danh sách nầy trên mấy chục người** ! Điều thứ hai , trong danh sách nầy tôi có biết một số người , tuy có bác làm tôi théc méc ai là người có cái tên Chênh rất là kỳ cục , bộ hết tên đặt cho bác rồi hay sao mà cha mẹ của bác chọn cái tên như vậy , sau nầy tôi mới hiểu đó chỉ là bút hiệu của bác thôi !
Tôi bật mí chút thôi , chứ tôi không sợ gì mà dùng nặc danh , nhưng những thế lực thù địch bọn nó nhiều và thông minh vì đã huấn luyện qua trường lớp , còn mình ên quê ở Gò Đen học hành it lắm , cám ơn bác không Chênh , rất thăng bằng !
** Thi sĩ Vũ Hữu Định chỉ thua có một người trong thơ của Phùng Quán thôi......Khi anh mất cả con sông Đáy sẽ chịu tang anh....
Chào Bác Chênh, lân đầu zô blog pác, thấy bài viết rất hay. tôi rất thích (mặc dù có ý kiến nói pác phản động) *giật mình*
RépondreSupprimerÝ kiến của tôi thế này, pác thử nghe xem sao.
theo tôi thấy thì 2 cái ví dụ kèm theo ảnh pác nêu ra, cái vụ nam thanh nữ tú Hà thành cướp hoa giữa ban ngày tại lễ hội hoa Hà Nội có 2 nguyên do chính.
**nguyên nhân 1**: ý thức kém, cướp hoa có chủ ý(lớn rồi mà còn đi cướp hoa, trẻ trâu vãi, pác nhỉ).
**nguyên nhân 2: theo tâm lí học thì đâylà một hành động mang tính hiệu ứng. tôi xin đơn cử một ví dụ ở đây cho dễ hiểu. một người lạ bước vào một phòng học. một bạn quay lại nhìn. và thế là như một hiệu ứng, cả lớp quay lại nhìn, cô giáo cũng quay lại nhìn( có khi cô cũng quên mất mình vừa nói gì với học trò ấy chứ)*cười*
do đó, chưa chắc đã là toàn bộ (ý tôi là tất cả những kẻ cướp hoa )đều có ý muốn cướp hoa zề làm của riêng. (cái của màu tàn mau héo)
Có thể thấy một bộ phận trong số đó cướp hoa như là một hình thức bắt chước, thấy người khác làm thì mình làm theo( chứ hái hoa xong rồi nhiều khi họ lại nghĩ không biết mình hái nó để làm gì nhỉ, nhà mình thiếu hoa à.) *buồn cười*
Đấy pác nghĩ xem:))