08/02/2013

TRAO ĐỔI VỚI BLOGGER ĐỒNG PHỤNG VIỆT


Đây là ý kiến phản hồi của bạn đọc Lại Mạnh Cường về bài Hiến pháp, những “trò khỉ” và chuyện góp ý hay không của tác giả Đồng Phụng Việt mà blog nầy đăng lại. Đây là bài viết rất công phu với nhiều nhận định hay nên xin phép được đăng lại dưới đây.

Thưa ông Đồng Phụng Việt và qúi đồng hương,

Trước hết xin cám ơn blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho đăng lại bài viết thật xúc tích của Đồng Phụng Việt. Tôi đọc với nhiều thích thú, bởi thoải mái, không bị câu thúc bởi trích dẫn rườm rà, mà trái lại đọc hết sức dễ dàng thông suốt một mạch từ đầu đến cuối không hề ngừng lại một giây. Đó là nhờ những tóm tắt đầy ý nghĩa, các nhận xét dí dỏm nhưng chân thật, khiến mình không sao quên được. Nói tóm tắt, tôi học hỏi rất nhiều điều từ đó.

Trong thời gian mấy hôm qua, tôi đã sưu tầm tài liệu trên báo mạng, để tìm hiểu lý do nào dẫn đến những trí thức trong nước (có thâm niên công vụ hay thành tích) lại cùng rủ nhau xem xét kỹ hiến pháp cũ và mới, rồi so sánh và nêu bật ra những chỗ sáng chỗ tối ... Sau đó đã cùng nhau làm kiến nghị góp ý cho lần tu chính hiến pháp, theo như lời hiệu triệu của quốc hội !


Tôi không rõ trước đây mỗi lần sửa đổi hiến pháp, cái thủ tục hành chánh kêu gọi dân góp ý có từng xảy ra chưa ? Thực ra ai cũng biết, góp ý cho văn kiện quan trọng trong mỗi kỳ đại hội đảng thì bao giờ cũng có, nhưng (các ông lớn trong) đảng liệu có nghe chăng lai là chuyện khác. Chính vì thế cũng đừng ngạc nhiên trước trò chơi dân chủ giả hiệu trong cơ chế dân chủ tập trung của đảng CS, đã khiến người ta phản ứng tiêu cực. Vâng không thèm để ý đến nữa, bởi cho rằng chỉ mất thì giờ vàng ngọc vô ích. Bàn cãi làm gì trước một sự đã rồi (un fait accompli), bởi mọi sự đã an bài sẵn trong hậu trường !

Nhờ chăm chỉ tìm hiểu, tôi tạm cho phép mình hiểu được sơ sơ, tại sao có hiện tượng động trời trên: KIẾN NGHỊ 72 !

Động trời ở chỗ dám "mó dái ngựa" mà không sợ bị nó đá dập mật hay dập mặt ! Bởi NHÓM 72, tôi tạm đặt tên cho tập thể trí thức 72 vị kia, lần đầu tiên dám "ăn trái cấm", dám ngang nhiên bảo thẳng trọng tài cũng là đấu thủ phe kia rằng, các anh đã phạm luật, phải chịu phạt đền ! Rồi bình thản đặt trái bóng vào chấm phạt ở vùng cấm địa và sút banh !
Banh có lọt lưới hay được trọng tài cho ăn điểm chăng, chưa cần xét đoán vội, nhưng lý do nào họ có cái gan trời thần đó mới là điều cần lý giải cho thật kỹ ở đây !

Vâng, không lẽ họ đang "lên đồng tập thể" ư !?
Rồi khối hơn ngàn người kia lại cũng nằm trong "cơn lốc chính trị" à !?

Dựa vào tin đưa của BBC hôm thứ năm, 8 tháng 11, 2012, cho biết 'Quốc hội chỉ sửa Hiến pháp lặt vặt' !
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 08/11/2012, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Hợp, chuyên gia luật hành chính từ Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh nói ông tin rằng các sửa đổi đều nằm trong khuôn khổ chủ trương, chính sách của Đảng, do đó sẽ không có sửa đổi gì lớn:
"Tôi cho rằng lần này sửa hiến pháp, thì đảng và nhà nước vẫn chưa có quyết định gì lớn.
"Hầu như các vấn đề lớn và cơ bản vấn giữ nguyên. Các sửa đổi là rất nhỏ."
"Cái gì cần thiết lắm thì mới sửa, còn cái gì chưa thực cần thiết mà chưa có cản trở gì, thì vẫn để tiếp tục. Chỉ tập trung vào các yếu tố kỹ thuật, còn theo tôi không có sửa gì nhiều lắm."
Về khả năng hiện thực và thời điểm được đưa ra bàn thảo của vấn đề tăng cường hay không quyền lực của Chủ tịch nước, ông Hợp nói:
"Có nhiều quan điểm khác nhau về tăng cường quyền lực cho Chủ tịch nước, vấn đề này có lẽ về góc độ khoa học nhiều hơn, còn không phải hoàn toàn do thực tiễn.
"Theo tôi hiến pháp quy định thế nào, thì thực hiện cho đúng các quyền lực đó, thế thôi."
"Cũng có một số ý kiến lần này cho rằng cần tăng cường quyền lực cho Chủ tịch nước, nhưng tôi cho rằng chưa chắc Quốc hội quyết định như thế."
Chuyên gia này không cho rằng Việt Nam trong thời gian tới đây có thể đặt vấn đề về điều chỉnh chế độ chính trị theo hình thức Tổng thống chế.

Về quy định quyền của Chủ tịch nước chủ tọa phiên họp của Chính phủ, ở khía cạnh quan hệ quyền lực giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, ông Hợp nói:
"Hiến pháp 1959 cũng quy định Chủ tịch nước có quyền chủ tọa các cuộc họp của Chính phủ trong trường hợp xét thấy cần thiết, thì cái này do Chủ tịch nước quyết định.
"Trong trường hợp nào phức tạp và có vấn đề gì lớn cần đến ý kiến của Chủ tịch nước, thì Chủ tịch nước phải chủ toạ, theo tôi điều đó cũng bình thường, trước kia đã có quy định."
Chuyên gia này cho rằng việc chủ tọa ở đây không có ý nghĩa là Chủ tịch nước sẽ ra quyết định cuối cùng ở các phiên họp bên cạnh sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ, ông nói:
"Chủ tọa không có nghĩa là ra quyết định cuối cùng mà theo tôi chủ tọa để nắm chắc tình hình, ý kiến của mỗi người thôi. Vẫn chủ tọa, nhưng xem xét và thống nhất ý kiến của tất cả mọi người với nhau như thế nào, chứ không phải là theo hay do ý của Thủ tướng.
"Cũng có thể Chủ tịch nước sẽ nói ý kiến của mình và các thành viên của cuộc họp đó sẽ nắm chắc ý kiến của Chủ tịch nước và chẳng hạn, có khi sẽ biểu quyết ý kiến của Chủ tịch nước.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội, cho rằng lần sửa đổi này vẫn chưa có tính đột phá, vì chưa đảm bảo được yêu cầu của việc cải cách chính trị đi cùng với cải cách kinh tế, đặc biệt là đảm bảo một số nhu cầu và quyền cơ bản của công dân trong xã hội.
Ông nói với BBC hôm 08/11:
"Cái người ta chờ đợi là phải sửa đổi trên nền của bản hiến pháp 1946 bởi vì những cái được chờ đợi rất lâu, trong (sửa đổi) hiến pháp lần này vẫn chưa đi vào khâu đột phá.
"Đó là những vấn đề dân chủ, vấn đề nhân quyền và ví dụ như vấn đề mà người ta khao khát như quyền được biểu tình, tự do ngôn luận, tự do trình bày ý kiến của mình.
"Về các công ước quốc tế về nhân quyền và các quyền dân sự mà Việt Nam đã phê chuẩn, thì đã có các quyền đó, nhưng những quyền đó vẫn không thể hiện rõ trong hiến pháp của mình.

Luật sư Trần Quốc Thuận nhấn mạnh nhu cầu cải cách chính trị đi kèm cải cách kinh tế thông qua sửa hiến pháp
"Trong sửa đổi Hiến pháp lần này người ta trông đợi rất nhiều những câu mà trong nghị quyết của Đại hội ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 10 cũng đã ghi là 'cải cách kinh tế đồng thời cải cách hệ thống chính trị' và nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ 10 cũng ghi rõ 'cải cách kinh tế, đồng thời cải cách chính trị."
"Như vậy cải cách chính trị, cái thể hiện cơ sở pháp lý của cải cách này chính là hiến pháp. Nhưng hiến pháp không có chỗ nào thể hiện cho thấy có cải cách hiến pháp, chính trị nào cả."
Luật gia này kết luận: "Cho nên, cải cách chỉnh trị mà Đại hội có ghi trong nghị quyết của Đảng vẫn không có nội hàm cụ thể và cũng không có lộ trình. Người ta muốn rằng cần phải thể chế câu đó ở trong Hiến pháp.

Cựu quan chức Quốc hội cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp lần này bị hạn chế vì đã có một số ràng buộc mà ông gọi là 'bị đóng đinh':
"Những cái được bàn và được sửa đã được đóng đinh tại Hội nghị Trung ương lần thứ 2 của Đảng vốn đã quy định cái gì sửa, cái gì chưa bàn đến với lập luận rằng những vấn đề đó 'chưa chín muồi' và 'chưa được nhất trí cao'. Và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ghi vào như vậy.

Phó Giáo sư Nguyễn Cảnh Hợp cho biết thêm lần sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ không bàn nhiều về vấn đề phúc quyết Hiến pháp, một quyền hiến định từng được quy định ngay trong bản Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, cũng như chưa thể bổ sung về vấn đề trưng cầu dân ý.
"Theo tôi lần bàn (về sửa) Hiến pháp lần này sẽ không bàn điều đó nhiều."
"Còn về trưng cầu dân ý, thì bây giờ chúng ta phải làm luật về trưng cầu dân ý. Cái đó chúng ta chưa làm."
Về khả năng sửa đổi hay không trong lần bàn thảo tu chính hiến pháp lần này về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, ông Hợp nói: "Cái này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, trên các diễn đàn người ta cũng đã bàn rất nhiều, nhưng theo tôi, ở Việt Nam chưa nên bàn về vấn đề sở hữu tư nhân về đất đai. Có khi còn phức tạp hơn.
"Cho nên quan điểm của đảng và nhà nước vẫn để như là trong hiến pháp quy định hiện nay, tức là không có sửa gì cả."

Tuy nhiên vẫn chưa gọi là hết hy vọng, hay "hết thuốc chữa" trong lần này, bởi đảng muốn là một chuyện, nhưng xem ra các đại biểu quốc hội kỳ này cũng có ý kiến riêng. Bằng chứng trong bài báo trên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập Pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo đã cho biết:

Khác với quan điểm của luật sư Trần Quốc Thuận, TS Thảo nhấn mạnh lần sửa Hiền pháp này so với trước đây là sửa đổi, bổ sung "không bị đóng khung" hoặc giới hạn trước. Ông nói:
"Nếu qua tổng kết, thấy rằng những quy định trước đây hiện nay không còn phù hợp, hoặc trong tương lai sẽ không còn phù hợp nữa, và những điều đã rất rõ, và có sự đồng thuận cao của nhân dân, vì nhân dân là chủ thể của quyền lực và lập hiến, mà nhân dân thấy cần phải sửa nhiều, thì cũng sẵn sàng, Ủy ban dự thảo sửa đổi sẽ chuẩn bị các hướng đó.
"Còn nếu nhân dân nói, như hiện nay, tức là như Hiến pháp hiện hành, cũng đã phù hợp rồi, thì không cần phải sửa nhiều nữa, mà chỉ sửa những gì thực sự cấp bách, thực sự cần thiết và thấy nó không còn phù hợp, thì sẽ có quyết định. Lần này khác với những lần sửa đổi trước, tức là không bị đóng khung vào việc giới hạn là chỉ được làm cái này, mà không được làm cái kia."

Không ít đại biểu quốc hội khác cũng tỏ ra đồng quan điểm với TS Thảo:

Được biết, trong đợt bàn thảo về tu chính Hiến pháp lần này, nhiều đại biểu đã đề nghị Quốc hội cân nhắc sửa đổi một số điểm trong bản Hiến pháp năm 1992 liên quan tới tăng cường vai trò của Chủ tịch Nước, xem xét vấn đề giám sát, kiểm soát quyền lực của các cơ quan công quyền bởi công dân.
Một số đại biểu cũng đặt vấn đề xem xét ra quy định cụ thể để thể chế hóa các quyền bầu cử, ứng cử và trưng cầu dân ý, cũng như quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân và nhiều nội dung khác.

Có lẽ đây là động lực mạnh mẽ đã khiến cho một số trí thức trong nước đã mạnh dạn đưa ra kiến nghị đòi hỏi có những thay đổi sâu rộng trong lần tu chính hiến pháp 1992.
Có lẽ đại biểu Dương Trung Quốc, đang nằm trong chăn, biết chăn có rận ra sao, nên còn ngần ngại, chỉ chủ trương nên trở về thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của thời trước 1975

Tuy nhiên nếu quan sát kỹ còn có những yếu tố khác tác động vào.

Đó là của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới (World Bank), cũng như trong nội bộ đảng CSVN.

Theo BBC đưa tin ngày 07 tháng 11 năm 2012 như sau:

Trong khi Quốc hội Việt Nam có dự kiến bàn về sửa đổi luật đất đai, Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố các khuyến nghị chính sách ưu tiên rút ra từ các nghiên cứu quốc tế về luật đất nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.
Thông cáo báo chí về Khuyến nghị Chính sách Đất đai chung của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Quốc gia của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh:

“Đối xử công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất là rất quan trọng đối với tăng trưởng công bằng hơn và phát triển con người ở Việt Nam."
"Việc sửa đổi Luật Đất đai là một cơ hội quan trọng nhằm đảm bảo công bằng lợi ích giữa các nhà đầu tư và nông dân, và tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị đất đai tại Việt Nam” bà Pratibha Mehta cho biết.
Tương tự, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, cũng nói tới tầm quan trọng của việc sửa đổi luật đất đai tại Việt Nam.
"Điều quan trọng là sửa đổi Luật Đất đai cần tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho việc quản lý đất đai một cách hiệu quả , công bằng và bền vững hơn về môi trường đối với nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm."

BBC cũng đưa tin hôm 01 tháng 02 vừa qua một diễn ra một hội thảo ‘xây dựng Đảng’, để chẩn bệnh cho hệ thống chính trị hiện hành, giữa các trí thức trong đảng, nhưng bị các báo chí lề phải "lơ là" đưa tin !

Ông Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nói:
"Hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ."

Một quan chức Đảng khác từ cùng Học viện, tiến sỹ Mạch Quang Thắng thì nói về nguyên nhân và hệ quả của độc quyền là “không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh” trước Đảng cầm quyền hiện nay.
Ông Thắng chỉ ra vai trò hạn chế của Mặt trận Tổ quốc:
"Mặt trận để phản biện là cần thiết song chưa có cơ chế nào cho toàn thể nhân dân phản biện."
Tiến sỹ Mạch Quang Thắng cũng nói về nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ Đảng:
"Chỉ những người có chức có quyền, những cán bộ, công chức nắm trong tay quyền, tiền, của cải thì mới có khả năng tham nhũng. Mà tuyệt đại đa số trong đó là đảng viên,"
Ông Thắng cũng nói sự suy yếu trong quyền lãnh đạo "còn biểu hiện ở chỗ lòng tin của nhân dân với Đảng đã bị suy giảm".

Còn Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học, thì cảnh báo trong tham luận gửi đến hội thảo rằng "Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài", theo trích dẫn trên VietnamNet.
"Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo."
Ông Huyên cũng nói đến thói lười học và đầu óc thủ cựu kéo lùi đà tiến của Việt Nam:

Một cán bộ khác, Tiến sỹ Tống Đức Thảo từ Viện Chính trị học thì đề nghị Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện.

Còn đại biểu Trần Đình Nghiêm cho rằng "nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực".
(...)
Học viện Xây dựng Đảng, cơ quan tổ chức hội thảo, được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 7/2009, trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh có cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 ở Việt Nam cho đến hết tháng 3 năm nay.
Cùng lúc, trên thế giới một trào lưu dân chủ và tự do thông tin đang bùng nổ, thách thức mọi mô hình, hệ thống chính trị - kinh tế kiểu cũ, kể cả ở các nước Phương Tây, Trung Đông và châu Á.
Tại Trung Quốc, cũng tuần này, Thủ tướng sắp mãn nhiệm, ông Ôn Gia Bảo đăng bài trên báo Đảng nói về nhu cầu 'xây dựng nhà nước pháp quyền' để giải quyết các vấn nạn như tham nhũng, ô nhiễm môi sinh, lạm phát.
Trong lúc quan hệ đối ngoại của Việt Nam và các cường quốc Phương Tây tiến triển mạnh, nhu cầu thúc đẩy thay đổi chính trị đang trở thành vấn đề nội tại của nước này hơn là một sự can thiệp từ bên ngoài dù vẫn có chỉ trích về tình hình nhân quyền và hạn chế thông tin của Hà Nội.


Tóm lại, áp lực trong ngoài đã khiến cho quốc hội phải có thái độ quyết liệt hơn trong lần này, tôi vẫn thầm hy vọng như các nhà tranh đấu dân chủ trong nước đang kiên trì đưa kiến nghị đòi thay đổi hiến pháp 1992 tận gốc rễ.

Kính cáo
Lại Mạnh Cường

8 commentaires:

  1. Gặp lại ông toubib LMC.ở đây !
    Trong tất cả những quan chức nói trên,tiến sĩ
    Tống Đức Thảo là anh ấm ớ nhất khi anh ta đề
    nghị đảng giới thiệu thêm người của mình !
    Hoá ra Quốc Hội hiện nay gồm đến 95% đảng viên mà còn chưa đủ hay sao mà đòi...ra tranh cử ?
    Đúng là ông quan...bó toàn thân !

    RépondreSupprimer
  2. Việt Nam mình sao có nhiều người lạc quan thế ? Lạc quan thế này gọi là lạc quan TẾU , mà lạc quan TẾU thường là kẻ Hoang Tưởng hoặc ....... Vì thế VN rừng vàng biển bạc ,Tài nguyên phong Phú thế mà chỉ được nổi tiếng là Đánh Nhau cho đàn Anh Mỹ ,Liên Xô ,Trung Quốc và làm mẹ các dân tộc trên thế giới ,con lại thì nghèo hèn .... TÁC GIẢ bài này là người như thế

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Lại Mạnh Cường8 février 2013 à 23:44

      Xin phản hồi nick Nặc Danh bằng bàn luận của tôi với thân hữu trong nhóm riêng vào thời điểm gần đây nhất.

      LMC

      ====

      From: lmcuongadam@hotmail.com
      Subject: FW: SUA DOI HIEN PHAP
      Date: Wed, 6 Feb 2013 09:03:57 +0000

      Thưa qúi đồng hương,

      Hiện nay có hai điều nổi cộm nhất ở VN. Đó là:

      - CHỐNG THAM NHŨNG.

      Phe Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chặt bớt vây cánh và chặn đứng thanh thế của thủ Dzũng qua cơ chế mới gọi là chống tham nhũng, từ nay do đảng CS thay cho nhà nước CS như trước.
      Thực chất đó là khởi đầu cho một cuộc đấu đá nội bộ sẽ hứa hẹn nhiều màn hấp dẫn trong tương lai.

      - SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH.

      Có những tin vui đáng phấn khởi trong đề mục này như sau:

      1-
      Theo Blog Anh Ba Sàm đưa tin:

      Hồi 10h sáng thứ Hai 4-2-2013, một phái đoàn gồm 15 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban.

      Thành phần Đoàn đại diện gồm: (...)

      2-
      BBC đưa tin hôm thứ ba, 5 tháng 2, 2013, dưới tựa đề "Trao Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp", nêu bật những điểm chính yếu:

      MÔ HÌNH DÂN CHỦ

      Họ cũng đề xuất kéo dài quá trình đóng góp ý kiến tới hết năm.
      Ông Nguyễn Đình Lộc, người từng làm Trưởng ban Biên tập Hiến pháp 1992, thừa nhận Hiến pháp 92 dựa trên mẫu hình Liên Xô, với nhiều phạm trù "nay không còn phù hợp".
      Tuy nhiên ông cũng cho rằng muốn áp dụng Hiến pháp 1946, mà nhiều người cho rằng phù hợp với Việt Nam hơn cả, cũng cần phải cân nhắc "vì hoàn cảnh đã khác rồi".
      "Nay tình hình đã khác, quan hệ quốc tế cũng đã thay đổi. Bản thân ông Hồ Chí Minh, khi sửa đổi Hiến pháp năm 1959 cũng thừa nhận Hiến pháp 46 đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử và không còn phù hợp nữa."
      Kiến nghị do các vị nhân sỹ trí thức khởi xướng gồm 7 điểm chính, trong đó nhấn mạnh tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
      Họ cho rằng người dân phải được bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ để lựa chọn lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
      "Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy."
      Bản kiến nghị viết rõ: "Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước".
      Chỉ có tiếp thu ý kiến trên, theo những người viết kiến nghị, Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể "lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận".

      THAY ĐỔI TỪNG BƯỚC

      Tiếp theo kiến nghị đầu tiên này, là sáu kiến nghị khác về quyền con người; sở hữu đất đai; tổ chức Nhà nước; lực lượng vũ trang; trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp và thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.
      Cũng theo cựu bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc, những người làm kiến nghị chủ xướng xã hội theo mô hình cộng hòa, với người đứng đầu nhà nước là Tổng thống.
      Tuy nhiên, ông Lộc thừa nhận tiến trình sửa đổi Hiến pháp mới đang đi những bước đầu tiên.
      "Cái mới không phải ai cũng tiếp nhận một cách dễ dàng được, phải biết chờ đợi."
      "Sửa đổi đến đâu cũng phải chờ đợi mới biết, vì có người cần, nhưng cũng có người thấy rằng chưa cần lắm."
      Hiện có trên 2.500 người đã ký tên vào Kiến nghị vừa được chuyển cho Quốc hội.

      Supprimer
    2. Lại Mạnh Cường8 février 2013 à 23:44

      3-
      Cũng từ BBC - thứ bảy, 2 tháng 2, 2013, dưới tiêu đề 'Mong muốn trở lại chế độ dân chủ cộng hòa', đưa tin, đại biểu quốc hội DƯƠNG TRUNG QUỐC cho hay "kỳ vọng cá nhân của mình, mà theo đó ông mong muốn Việt Nam trở lại với "chế độ dân chủ cộng hòa."" (nguyên văn)

      Như thế có ít ra hai khuynh hướng trong dân gian về việc sửa đổi hiến pháp được ghi nhận vào lúc này: hoặc thụt lùi trở lại vào thời kỳ trước 1975 (như ông Dương Trung Quốc; có phần lẻ loi, thiểu số), hoặc mạnh tiến lên con đường dân chủ đa nguyên (chiếm đa số và được các nhà tranh đấu dân chủ nhiệt liệt cổ vũ).

      Mong được nghe thêm cao kiến của qúi đồng hương bốn phương tám hướng.

      Kính cáo,
      Lại Mạnh Cường

      =========


      Trong sôi động hiện nay về sửa đổi hiến pháp, tôi tạm nhận định như sau:

      Đã có những manh nha đòi hỏi mạnh mẽ việc thay đổi chính trị. Tuy nhiên vẫn có hai khuynh hướng rõ rệt:

      - một là theo kiểu Dương Trung Quốc, đòi hỏi CS thoái bộ về thời điểm trước 1975, tức trở lại thời VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA !

      - hai là theo kiểu của các thinktank trong nhóm Nguyễn Quang A, đòi hỏi mạnh bước về phía trước, tức dân chủ đa nguyên, bãi bỏ độc đảng, tách rời quân đội khỏi đảng, thật sự trả quyền sở hữu đất đai cho dân, gia tăng nhân quyền với quyền biểu tình và quyền trưng cầu dân ý ...

      Ngoài ra tôi còn thấy ở VN phía đối lập dân chủ đã đạt được những bưới tiến thật dài, qua một số sự kiện gần đây nhất:

      1/
      Cù Huy Hà Vũ hồi mấy năm trước đòi kiện thủ Dzũng ra toà, mà bị trả thù và ở tù mút mùa đến giờ.
      Giờ đây thiên hạ chửi thẳng mặt "đồng chí X" trong Bộ Chính trị ra rả ngày đêm; rồi chửi lan ra các cơ quan quyền lực cao nhất nước như BCT, Trung ương đảng ....

      2/
      Xưa nay chưa ai dám đặt vấn đề loại bỏ điều bốn hiến pháp thật công khai. Giờ người ta dám đụng đến điều cấm kỵ này rồi đó. Vâng "chuyên chính vô sản" bị coi như lạc hậu, hết thời rồi.
      Mà chẳng phải một điều bốn, còn tùm lum điều mấu chốt khác, như về nhân quyền, vai trò quân đội (tách đảng ra khỏi quân đội), quyền biểu tình, quyền trưng cầu dân ý (có lẽ dọn đường cho chuyện trưng cầu dân ý về việc sau khi đã sửa đổi song hiến pháp; kiểu như ở Ai Cập cách đây vài tháng), sửa đổi lại luật đất đai ...

      Chỉ cần nhìn kỹ vào hai điều trên là ta thấy rõ, trí thức Việt ngày một dấn thân nhiều trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
      Các vị trong phái đoàn đưa kiến nghị toàn là những ông già bà cả và đã có quá trình nắm các chức vụ quan trọng về chuyên môn trong nhà nước hay đảng CS. Đó là những người CS tiến bộ, đã thức tỉnh nên đã trải qua một tiến trình PHẢN TỈNH rồi PHẢN KHÁNG lại sự chuyên quyền của đảng CS.

      LMCường

      Supprimer
  3. http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietthanhuu/23636
    Chuyện lạ đường xa, mỗi người cần xem để biết!

    RépondreSupprimer
  4. Ý kiến cá nhân tôi về việc sửa đổi hiến pháp mà chính quyền đang phát động, khuyến khích dân chúng mọi tầng lớp đóng góp:
    Trước tiên. Tôi nghĩ không ai nghi ngờ rằng chính quyền sẽ chẳng dể dàng thay đổi gì trong vấn đề này. Điều này gần như hiển nhiên. Vậy thì tại sao họ lại phát động? Câu trả lời của tôi là có thể nằm trong hai trường hợp sau:
    - Trong thời gian qua họ đã thấy rỏ dân chúng đang mất lòng tin về chính quyền quá nhiều. Cho nên muốn làm vậy để xoa dịu.
    - Ngay từ vài ngày đầu tiên, tôi đã cảm nhận là có thể đây là một cách để họ áp dụng theo kiểu "trăm hoa đua nở", với dụng ý để hiểu rỏ về tư tưởng chính trị của những người ủng hộ và tham gia vào phong trào này ra sao . Nhất là đối với những người tương đối có tầm ảnh hưởng lớn cũng như hoạt động trong xã hội
    Để từ đó có thể họ sẽ bằng mọi cách phong tỏa và cũng cố thêm cho đảng CS

    RépondreSupprimer
  5. Xem ra ngày càng rối rắm .Theo tôi mọi thành phần trong xã hội nên tuyên bố :
    -Tôi là ai? Anh là ai? Chúng tôi là ai?Các anh là ai ? Và cuối cùng ĐCS là ai ?

    RépondreSupprimer
  6. Hiến pháp mà vài năm sửa một lần, thì người dự thảo, người ký cũng chẳng có tầm. Họ chỉ lợi dụng Hiến pháp theo lợi ích của riêng họ, chứ không phải lợi ích cho nhân dân.
    Hãy làm nhà chuyên chính (độc tài) đàng hoàng, chứ đừng làm bọn chuyên chính (độc tài) lưu manh

    RépondreSupprimer