Nguyễn Văn Thạnh
Khi
bạn nhìn vào tờ 5 USD, bạn thấy một vĩ nhân nước Mỹ, đó là tổng thống Abraham Lincoln.
Tổng thống Lincoln luôn được người dân Mỹ xem là một trong 3 vị tổng thống vĩ đại
nhất của họ. Điều gì giúp ông dành được sự kính trọng của người dân như vậy?
Nước
Mỹ được hình thành sau cuộc chiến tranh giải phóng dưới sự lãnh đạo của George
Washington, chống lại sự cai trị của nước Anh. Ban đầu nước Mỹ có 13 bang, tập
trung ở miền nam trù phú. Nền kinh tế chính là nông nghiệp sản suất chè, bông,
mía đường,…..Nền kinh tế dựa trên sức lao đông chủ yếu là nô lệ nhập cảng từ
châu Phi, thế lực chủ nô là thế lực chính trị hùng mạnh. Từ khi lập quốc đến
khi tổng thống Lincoln lên nắm quyền, tất cả tổng thống nước Mỹ được bầu lên đều
là người miền nam và đều dựa vào thế lực chủ nô ở đây.
Theo
thời gian, nước Mỹ dần mở rộng lãnh thổ của mình lên hàng chục bang, biên giới
kéo dài từ Mêhico đến Canada, từ Đại tây dương đến Thái bình dương, nền kinh tế
chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp. Nước Mỹ có hai nền kinh tế tương đối
khác biệt: kinh tế nông nghiệp hùng cứ ở miền nam, công nghiệp phát triển hùng
mạnh ở miền bắc (vùng ngũ hồ).
Khi
kinh tế phát triển sang công nghiệp thì cũng kéo theo quyền lực chính trị thay
đổi. Năm 1861, Lincoln là tổng thống đầu tiên được sự hậu thuẫn của miền bắc bầu
lên và ông đã làm được một điều vĩ đại cho nước Mỹ đó là giải phóng được vấn nạn
nô lệ, giữ được sự hòa hợp thống nhất cho hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Từ đây mở ra một
chương công bằng như hiến pháp Mỹ đã từng nêu “mọi người sinh ra đều có quyền
bình đẳng”, thúc đẩy sự phát triển của đất nước Mỹ non trẻ đến siêu cường.
Lincoln
vĩ đại còn vì ông là người da trắng nhưng không bênh vực quyền lợi cho tầng lớp
chủ nô da trắng như ông mà ông dùng cả tính mạng của mình (ông bị ám sát năm
1865) để mang lại sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. Ông chiến đấu để người
thấp cổ bé họng (nô lệ da đen) có được quyền lợi mà họ bị tước đoạt bỡi nhóm
người mạnh hơn trong xã hội.
Từ
bài học nước Mỹ chúng ta thấy rằng, một đất nước không phải tự nhiên nó trở nên
giàu mạnh, công bằng và tốt đẹp. Hành trình đi đến giàu có thịnh vượng là một
quá trình đấu tranh gian khổ, trong quá trình đó, con người luôn phải đấu tranh
để chống lại những thế lực hưởng lợi vô lý để tái lập lại sự công bằng cho xã hội,
nhờ có công bằng mà xã hội phát triển. Quyền lợi của giới chủ nô cũng có nguồn
gốc lịch sử của nó, tuy nhiên đến lúc cũng phải nên từ bỏ vì không còn phù hợp.
Lẽ đời con người rất khó từ bỏ quyền lợi, bổng lộc mình đang có, nếu quyền lợi
này đến từ một giai tầng xã hội đông đảo và đang nắm quyền thì nó tạo ra một sức
cản ghê gớm. Nó tìm mọi cách để bịt tai, che mắt lương tri con người. Cũng
chính vì cái thuộc tính tham lam xấu xa này của con người mà lịch sử loài người
đầy chông gai và đau khổ; và chính vì điều này mà lịch sử luôn vinh danh những
bậc vĩ nhân đứng ra bênh vực cho lớp yếu thế, tái lập lại công bằng cho xã hội.
Lincoln là một tổng thống vĩ đại vì ông làm được điều này. (Ngoài Lincoln chúng
ta có thể kể thêm các nhân vật kiệt xuất như Nelson Mandela, Martin Luther King,
Mahatma Gandhi,…..).
Nhìn
về Việt Nam chúng ta thấy rằng, đất nước chúng ta như hôm nay là kết quả lịch sử
đã kinh qua hai cuộc chiến dữ dội mà ở
đó vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản là to lớn. Cũng chính vì điều kiện lịch sử
này mà hiện nay Đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo ở VN. Tuy nhiên, đất
nước đã kết thúc chiến tranh đến nay đã 38 năm. Sự lãnh đạo của một chính đảng
duy nhất nảy sinh những khiếm khuyết mang tính hệ thống không thể giải quyết được:
tham nhũng, không sử dụng được nhân tài (người tài đứng ngoài đảng), xã hội không
đủ sức phản biện trước những chủ trương, đường lối sai, nền dân chủ không bảo đảm,….
Cũng
như nước Mỹ được phân tích ở trên, điều
kiện lịch sử có thể mang lại lợi ích cho một giai tầng xã hội nào đó và con người
thì rất khó từ bỏ quyền lợi mình đang có. Không cần phải là một chuyên gia
xã hội, chỉ với một trí tuệ bình thường khi nhìn vào xã hội VN hiện nay, không
khó để nhận ra giai tầng nào đang hưởng lợi. Điều mà lãnh đạo cấp cao của đảng
cũng thừa nhận là “lợi ích nhóm”. Một đảng cầm quyền thì rất dễ để bưng bít
thông tin, để bao che nhau, để thực hiện chính sách làm sao có lợi nhất cho
mình (và phe nhóm) và đó cũng là điều kiện để tham nhũng, vơ vét của công dễ nhất.
Chính vì vậy mà VN luôn là một số trong những quốc gia được xếp hạng về mức độ
tham nhũng và không minh bạch cao nhất từ các tổ chức uy tín của thế giới. Ở
VN, những người cầm quyền luôn có mức giàu có hơn hẳn tầng lớp nhân dân dù đồng
lương mà họ nhận được luôn ở mức thấp. Phe cánh, con cháu người cầm quyền luôn
được thăng tiến dễ hơn người khác: cả trong công
quyền và cả trong kinh
doanh. Mức độ giàu có của quan chức ở VN có thể thấy được
phần nào qua việc đánh bạc hàng triệu Đôla (vụ PMU18) hay hàng tỷ đồng qua một ván
cờ.
Con người là giống có đặc tính “ăn cây nào, rào cây đó”. Do vậy trong điều kiện
hiện nay, rất nhiều sáng kiến có lợi cho dân cho nước không thể thực hiện được.
Điển hình như việc minh bạch tài sản người cầm quyền, một việc rất dễ dàng để
làm nhưng hàng chục năm qua vẫn không
làm được. Rõ ràng con người không thể tự lấy búa mà ghè vào
chân. Nếu có lực lượng chính trị đối kháng thì vấn đề trên đã làm được từ lâu
như bao nước trên thế giới.
Nước
VN chúng ta hôm nay có nét tương đồng với lịch sử nước Mỹ thời tổng thống Lincoln,
nơi mà một lực lượng đang hưởng lợi và muốn duy trì nó. Nước Mỹ với giai cấp chủ
nô, Việt Nam với các đảng viên đảng CS cầm quyền và phe cánh.
Tôi
viết bài phân tích này để đọc giả thấy rõ hiện tình của đất nước, thấy được “thế
cờ” và tình cảnh mà đất nước mắc phải, tuy nhiên tôi không hy vọng là ông tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đi vào lịch sử đất nước như một vĩ nhân như tổng thống
Lincoln của nước Mỹ. Vì sao vậy? Sự khác biết căn bản ở đây là tổng thống Lincoln
được toàn dân Mỹ bầu lên, do vậy dù là người da trắng, ông cũng phải đứng về
quyền lợi và ý chí toàn dân Mỹ hơn là đứng về quyền lợi của những chủ nô da trắng
giống ông. Còn ông Nguyễn Phú Trọng không phải toàn dân bầu lên mà đảng của ông
bầu, lẽ dĩ nhiên ông phải bảo vệ quyền lợi đảng phái hơn là đứng về quyền lợi
và ý chí của toàn dân Việt Nam. Từ vấn đề nêu ra ở đây đưa đến một câu hỏi mang tính pháp lý thời đại là
“dân không bầu chức Tổng bí thư, vậy ông Tổng bí thư lấy danh nghĩa gì để là
người đứng đầu, lãnh đạo toàn dân?”
Và
còn một điều khác biệt căn bản giữa tổng thống Lincoln và tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng nữa là tình thương yêu đối với người yếu thế, người bị hiếp đáp trong
xã hội. Trước khi nhận chức tổng thống để tuyên bố hủy bỏ chế độ nô lệ dã man,
luật sư Lincoln trong quá trình làm việc và chương trình tranh cử trước đó luôn
hướng đến sự chống đối chế độ chủ nô, bảo vệ người nô lệ, hướng đến tái lập sự công bằng.
Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì sao? Ông không những không lên tiếng hay ra tay bênh
vực những người nông dân thấp cổ bé họng bị mất đất, bị oan sai mà chính quyền
địa phương không xử lý, buộc họ phải khổ sở vất vả đâm đơn kiện, ăn chực ngồi
chờ năm này qua tháng nọ nơi thủ đô. Lẽ ra với quyền lực được giao ông phải xem
xét để tái lập lại sự công bằng nhưng ông đã không làm. Làm sao hy vọng tình
yêu thương người thấp cổ bé họng của ông tổng bí thư khi nghe ông gọi những người
đi khiếu nại, đứng đơn tố cáo tập thể, hay người ủng hộ điều này là suy thoái
chính trị, suy thoái đạo đức.
Nói toàn dân Mỹ bầu Lincoln cũng hơi khiên cưỡng. Dân da đen thời đó vẫn còn là nô lệ, chưa có quyền công dân, chưa được bầu bán gì! Và Lincoln cũng đại diện cho giới chủ công nghiệp miền Bắc, họ cần người da đen tự do để làm công nhân, trong khi giới chủ nô cần người da đen nộ lệ để làm tá điền. Sự cần thiết của "lợi ích nhóm" phù hợp với tiến hóa xã hội mà thôi!
RépondreSupprimerDù sao làm công nhân vẫn có quyền con người hơn hẳn làm nô lệ chứ bạn. Ông Lincoln cũng vì lợi ích của những người thuộc phe ông. Nhưng lợi ích này có tác dụng to lớn và vĩ đại nên ông là vị tổng thống vĩ đại của nước Mĩ
SupprimerCÁC ĐỒNG CHÍ PHẢI BẢO VỆ CÁI SỔ HƯU CỦA ĐỒNG BỌN CHÚNG TA. PHẢI ĐI THEO ĐẢNG (ĐANG THEO Đ..) ĐỂ CÓ CÁI ĂN. TRỌNG L.. KHÔNG ĐI THEO ĐẢNG THÌ KHÔNG BIẾT LÀM GÌ ĂN
SupprimerThủ tướng Nhật Bản đấy, có được dân bầu đâu, vẫn lãnh đạo một đất nước hùng mạnh. Thế giới này có hơn 100 nước như vậy, bạn Thạnh xem lại nhé.
RépondreSupprimerThủ tướng Nhật không phải dân Nhật bầu thì ai bầu vậy bạn? Mặc dù không bầu trực tiếp nhưng họ bầu cho Đảng của ông ta mà ông ta làm đại diện. Muốn đắc cử thì ông ta và đảng của ông ta phải có những trình kế hoạch và chương trình phát triển cho đất nước. Dân họ tin thì họ mới bầu cho đảng ông ta chiếm đa số trong quốc hội và khi đó ông ta đương nhiên là thủ tướng
SupprimerGửi tác giả !
RépondreSupprimerBài viết này rất hay khi mang ra 2 đối tượng để so sánh toàn diện. Nhưng có thể do đất nước ta có 4000 năm văn hiến, hơn nữa là con rồng cháu tiên, nên có thể khác với dân tộc, đất nước khác chăng. Mong tác giả giải thích giúp vấn đề này
Chân thành cảm ơn vì những gì đã đóng góp cho xã hội.
"họ cần người da đen tự do để làm công nhân, trong khi giới chủ nô cần người da đen nộ lệ để làm tá điền" ... Chính xác ...đừng thần tượng hóa nước Mỹ...
RépondreSupprimerLINCOLN LÀ 1 NGƯỜI TỰ DO CÒN TRỌNG L.. VÀ ĐỒNG BỌN THỰC CHẤT LÀ BỌN NÔ LỆ
SupprimerChỉ hơn 200 Năm sau, con cháu của những người nô lệ da đen, đã thắng cử và làm tổng thống nước Mỹ.không chỉ một nhiệm kỳ mà là hai nhiệm kỳ,mà không phải do Đảng bầu mà là do dân trực tiếp bầu."Không nên thần tượng hoá nước Mỹ?"
SupprimerAnh Chênh mất công đem công đi so sánh với cú.
RépondreSupprimerLincon không phải là công mà là nhân vật của lịch sử thế giới.
Phú trongl không phải là cú,nhưng muốn làm gì cũng phải ngó lên ngó xuống,không tự ý được.
Nước Mỹ, sau chiến tranh, người bên thua cuộc có thể lên làm tổng thống.
Nước VN ,sau chiến tranh, người bên thua cuộc muốn làm trưởng thôn cũng khó.
Tại sao vậy? vì ý thức hệ chăng? không phải mà là vì tính thù dai, nhỏ nhen,bè phái,hãnh tiến của những nhà lãnh đạo bên "thắng cuộc". Riêng cái suy nghĩ này đã đủ kìm hãm VN khong tiến được bằng lân bang hàng chục năm.Cái này không chỉ anh Trọng mà các tiền nhiệm trước đều mắc phải.Nó nằm trong chủ trương đường lối rồi.
Hay đó bạn
SupprimerSau khi đọc xong bài viết tôi bổng cảm thấy như đâu đó có một chị Dậu bế tắc. Và nếu như tác giả là một nhà văn thì phải chăng đây là một Nam Cao của thế kỷ 21!
RépondreSupprimerTôi không đồng ý với tác giả. Sự so sánh này như đem con ngan què so với thiên nga.
RépondreSupprimerCái thời mà Lincol có tư tưởng đưa nô lệ dan đen sang giai cấp công nhân thì là 1 bước chuyển ghê gớm rồi . trong cùng thời điểm đó thì các quốc gia khác trong đó có VN còn chìm trong chế độ phong kiến. Thế mà bây giờ còn dạng nặc danh bảo không nên thần tượng hóa nước Mỹ ! Đúng là không nên thần tượng hóa nước nước Mỹ thế nhưng cái não u tối hãy biết nhận ra những cái hay của người khác học hỏi để mà canh tân đất nước. Các nước khác cũng nghèo khó, chiến tranh .v.v.v. thế mà họ phồn vinh , dân chúng có mức sống cao ,trong khi Vn cứ lẹt đẹt luôn thuộc dạng Ăn Mày Dĩ Vãng hở tí là chiến tranh nên VN nghèo,làm như trên thế giới này chỉ có VN là bị chiến tranh. Ngay thằng Hàn Quốc đến bây giờ vẫn còn trong tình trạng chiến tranh với thằng anh em Bắc Hàn mất dạy kia mà nó vẫn phồn vinh ,còn thằng hiếu chiến y chang nước ... thì dân chúng khổ hơn chó ,trong khi đám chóp bu thì giàu nức vách. Mở miệng ra là chưỡi người khác PHỒN VINH GIẢ TẠO, chưỡi từ 75 đến nay vẫn chưa thôi . Nó phồn vinh giả tạo đấy nhưng nó đếch ăn cơm độn là gì , còn ta trí tuệ tuyệt vời nên ăn thứ thức ăn mà anh em cho gia súc ăn , còn ta thì nghèo khó khổ sở là có thật
RépondreSupprimerTôi đồng ý với Nặc danh 22:03
RépondreSupprimerXin đừng so sánh thiện với ác
RépondreSupprimersao lại so sánh Phương hoàng và con két LÚ!
RépondreSupprimerTôi thấy ý kiến anh này khá hay, mạng phép anh Kiên chép ra đây để mọi người góp ý xem sao nhé
RépondreSupprimerPhạm Xuân Kiên says:
March 3, 2013 at 8:14 am
Hehehe! Sòng phẳng mà nói, dân tộc mình suốt mấy ngàn năm đã chứng tỏ:
1. Không giỏi dựng nước: thiên hạ để lại di sản hàng nghìn, chục nghìn năm tuổi. Việt Nam mình chưa có cái gì gọi là nguyên bản đủ 6, 700 năm chứ đừng nói nghìn năm. Thiên hạ xây tháp cao tận mây, dựng lâu đài đi mãi không hết. Việt Nam mình chỉ loay hoay vừa vặn cái chùa Một Cột.
2. Không giỏi trị nước: có cái nước bé tin hin, mà lúc thì loạn 12 sứ quân, lúc thì Trịnh-Nguyễn, Lê-Mạc, Tây Sơn-Nguyễn Ánh giằng xé nhau 400 năm trời, sinh linh đồ thán, không định yên nổi. Nghĩa là không có đủ tài trí để kiểm soát, xây dựng nổi 1 quốc gia mạnh.
3. Không giữ nước:
An Dương Vương mất nước vì lý do lãng xẹt, Hồ Quý Ly mất nước dù chuẩn bị rất chu đáo cho chiến tranh chỉ sau vài trận giao tranh, nhà Nguyễn, “tiểu bá” Đông Nam châu Á đương thời, mấy ngàn lính không giữ nổi thành Hà Nội với chỉ vài trăm lính Tây dương tấn công, thúc thủ bị động từ đầu đến cuối.
…
Vậy Việt Nam mình giỏi cái gì?
Giỏi và trở nên xuất sắc phi thường khi…không còn gì để mất. Giữ nước thì kém chứ cứu nước thì rất ghê. Từ hai Bà, vua Lê Lợi cho đến chủ tịch Hồ, tất cả đều thể hiện được cái tài đó. Cái tài lại phải dựa vào cái thế cùng quẫn của đất nước, mới khích động được lòng dân.
…
Nhưng như đã nói, với tư cách 1 dân tộc, Việt tộc ta chỉ tài đến thế.
Khi bắt đầu có chút gì để mất (tư lợi), thì dân tộc này rơi nhanh vào tầm thường, thiển cận, thoái hoá, luẩn quẩn, lười nhác, mất hết dũng khí tiến lên tiếp tục, như mọi dân tộc bình thường khác.Cứ nhìn cách Lê Lợi xử trí các thuộc hạ sau kháng chiến, để cho xã hội suy tàn, Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn, lệ thuộc nặng nề vào ngoại quốc là thấy ngay cái vòng lặp luẩn quẩn của nước Nam ta
…
Đó là tiền đề cho 1 lần nữa, nạn nhân của một cuộc xâm lược mới trong tương lai.
Và hy vọng, chúng ta lại có một vĩ nhân khác ra tay cứu nước.
Việt Nam mình giống vận động viên bơi lặn nhỉ? Cứ hụp rồi lại lặn.
Đây là cái vòng luẩn quẩn của cả dân tộc,xin thưa quý còm sĩ, chứ không phải là vấn đề gì của bên thắng hay bên thua cuộc cả.
…
Về bản chất, bên thắng cuộc của chúng ta là 1 tập đoàn nông dân, một cuộc khởi nghĩa nông dân, hay chính xác hơn là bần cố nông. Tuy được dẫn dắt với nhiều trí tuệ hơn so với những cuộc khởi nghĩa nông dân khác như Thái Bình Thiên Quốc, Ba anh em nhà Tây Sơn, nhưng cũng không tránh khỏi cai dấu vết ấu trĩ của những người không được học hành tử tế: giết con gà đẻ trứng vàng, ông lão đánh cá quay trở về cái máng lợn cũ của mình vì lòng tham thiếu i-ốt.
Thôi thì đó là thực tế những gì chúng ta có.
…
Chúng ta chưa từng có nổi tầng lớp quý tộc đúng nghĩa là elite của dân tộc.
Chúng ta cũng chưa từng có nổi một lớp các nhà tư tưởng, nhà kinh doanh, nhà văn hoá lớn hiện diện thường xuyên, để làm hoa tiêu cho con thuyền đất nước…
Chúng ta chỉ là một dân tộc nông dân cõng 1 mớ quan lại theo kiểu Tàu trên lưng mấy ngàn năm. Hết. Còn người Tàu, ngoài 2 thứ đó ra, họ có đủ các thứ còn lại. Nên họ vĩ đại.
….
Trở lại,
Với thực tế như vậy, việc Việt Nam ta chỉ hụp lặn, mà không chìm hẳn như 1 số loài/dân tộc đã tuyệt tích giang hồ khác, đã là giỏi. Nó nói lên cái lòng ham muốn sống của dân tộc ta (biểu hiện bằng cách đề kháng các cuộc ngoại xâm trực diện) là rất đáng kể. Rất đáng trân trọng.
Vậy cúi xin quý người Việt nếu có yêu nước, đừng cố tìm lý do tại sao thế này, tại sao thế nọ mà nước ta nay lại thế kia. Hãy góp, tấm lòng, trí tuệ, tài chính, công nghiệp… mỗi người 1 ít cho nước này có cơ hội ngóc đầu lên 1 chút, thay vì mỉa mai chua chát cha ông mình.
Xin lỗi, tổ tiên không quá tài giỏi gì, nhưng sinh ra mình.
Phải chi được chọn lỗ chui ra đời, các anh nhỉ????
Gửi Phạm Xuân Kiên và nặc danh 10:45 ngày 5-3:
SupprimerCác bạn đã đem "dân tộc tính" để bào chữa cho cái thua kém của VN hôm nay. Tôi nghĩ không phải các bạn dốt mà cố tình đem cái kém hôm nay đổ vấy cho tổ tiên để chạy tội cho ai đó hôm nay.
Còn nếu do dốt không nắm được lịch sử thì tôi mách các bạn thế này:
1. So với công trạng đánh giặc ngoại xâm thì trong xây dựng, dân tộc ta không rực rỡ bằng. Nhưng không phải là không có những giai đoạn thịnh vượng, là "đàn anh" trong khu vực, như các giai đoạn giữa triều Lý, giữa triều Trần và giữa triều Lê sơ. Những lúc ấy ta không giàu mạnh thì làm sao Chăm Pa, Ai Lao, Chân Lạp triều cống?
2. Nếu không giỏi trị nước thì làm sao đánh được những đội quân xâm lược khổng lồ như quân Mông Nguyên, đội quân mà cả Á châu và Âu châu khiếm đảm?
Còn những giai đoạn loạn lạc, chia cắt hay tạm thời mất nước thì nước nào cũng có bạn ạ.
3. Nói thêm với hai bạn điều này: cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, tuy triều Nguyễn bảo thủ, để đất nước trì trệ, lạc hậu, nhưng so với Ai Lao, Chân Lạp, và thậm chí cả Xiêm (Thái Lan), ta vẫn là bậc đàn anh. Các bạn hãy đọc Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch, ông ấy dự đoán Xiêm sẽ bị mất nước trước VN (vì ông cho rằng người nước này "ngu hèn"). Thế nhưng rồi VN mất nước mà Xiêm không mất. Vì họ biết canh tân đất nước, chứ không mù quáng như Tự Đức, coi đạo "Thánh hiền" đã đủ dùng (như bây giờ lấy ML làm kim chỉ nam vậy), chê người Tây là "mọi rợ" nên cuối cùng đưa đất nước vào thảm kịch.
Tóm lại, nhìn vào lịch sử, VN cũng có những cái kém, nhưng kém so với những anh giỏi, chứ không phải ở dưới đáy, thua cả những nước mà thời xưa các cụ vẫn cho là "hẻo lánh quê kệch". Còn bây giờ VN ở thứ hạng nào thì các bạn đã rõ.
Mình thích còm của Tâm Huyết...Thật vậy.
RépondreSupprimerNói thật : Ta là bên thắng cuộc( coi như vậy) mà nhỏ nhen ích kỷ như một bọn vô học, luôn tìm cách ,kiếm cớ trả thù ,bắt bẻ mọi nhẽ.
Nội những cách xử sự với công dân trong nước của đảng và nhà nước CS đã cho thấy họ là loại giai cấp" bần nông "ít học mà hợm hĩnh, giáo điều đến mê muội.
Đem ông tổng lú ra đọ với khu vực như Sinh, Thái, Phi, Mã lai,Miến thì trình độ và tư cách ứng xử ây chỉ đáng...Lau giầy
Tôi nhất trí với 2 bạn Tâm Huyết và NGƯỜI MIỀN NÚI
RépondreSupprimer