08/10/2013

TÔI TRUNG



Nhìn từ hệ thống nầy, ông là danh tướng, là đại khai quốc công thần  và ông là bậc tôi trung, tôi trung hiếm có.
Nếu ông là đại tướng của chế độ dân chủ thực sự, sau chiến tranh, ông có thể như Eisenhower của Mỹ, ra ứng cử và chắc chắc sẽ dành tuyệt đại đa số lá phiếu từ người dân, bỏ xa vạn dặm các đối thủ Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng...nếu như những người nầy dám ra tranh cử với ông.
Nhưng ông là người của chế độ độc đảng toàn trị và ông là bậc tôi trung, mỗi lời mở ra không bao giờ nằm ngoài ý Bác, ý Đảng nên ông thụ động ngồi chờ sự chọn lựa. Bác và Đảng đã không chọn lựa ông, mà chọn lựa Lê Duẩn. Ông an phận chấp hành.

Thế nhưng danh tiếng của ông lẫy lừng vượt ra khỏi biên giới của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đến khắp 5 Châu, nên có kẻ trong triều đình không muốn để ông an phận. Họ tìm cách vùi dập ông. Những người cùng thời vùi dập ông đã đành, đến bọn tiểu nhân đắc chí về sau, là hàng nhãi nhép so với ông cũng nhân danh triều đình vùi dập ông không thương xót. Nghe nói có những lúc ông chỉ cần quắc mắt đập bàn là tình hình sẽ bùng nổ. Bao nhiêu đàn em mến phục ông đang chờ đợi nơi ông. Nhưng ông là bậc tôi trung, ông luôn chấp hành nghị quyết và ý chí của đảng, dù nhiều lúc ý chí đó bị bọn tiểu nhân lợi dụng.. Nghị quyết đặt ông ở đâu và ông luôn chấp hành ngồi ở đó. Sự chấp hành tuyệt đối nguyên tắc đảng của ông làm người ta thấy ông là mẫu người của "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Ông là hình ảnh của Nhạc Phi, của Nguyễn Trải...thời phong kiến xa xưa, chiến thắng lẫy lừng mọi kẻ thù ngoài biên cương nhưng không thắng nổi bọn hồ cáo chốn triều đình vì lòng trung quân mê muội của mình.

Ông một thời là thần tượng của tôi.
Tôi biết về Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ rất sớm, cỡ chừng 5,6 tuổi và tôi biết như thế này: Có một đồn Tây rất to, bao phủ kín mít bằng dây điện, ai xông vào là điện giựt chết nhăn răng, nhưng quân ta vẫn xông vào hốt đồn được nhờ mặc nguyên áo giáp chống được điện giựt.
Có lẽ những ông trẻ trong làng lớn hơn tôi bàn tán về chiến thắng Điện Biên Phủ dưới sự chỉ huy của đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy nên nó ngấm vào ký ức của tôi một thời gian khá lâu như vậy.
Sau nầy lớn lên thêm chút đỉnh thì tôi lờ mờ hiểu được Võ Nguyên Giáp là ai, Điện Biên Phủ là như thế nào. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, thông tin về Tướng Giáp bị biệt tăm. Miền Nam đã xây dựng thể chế cộng hòa chống cộng quyết liệt nên dân làng tôi không còn dám bàn tán về Việt Minh, về tướng Giáp và về Điện Biên Phủ nữa. Lớn lên hơn chút, thỉnh thoảng tôi vẫn lén lút mở đài Hà Nội hoặc đài Giải Phóng nhưng vẫn chưa bao giờ  nghe các đài ấy nhắc đến Võ Nguyên Giáp. Tôi quên ông đi.
Cho đến năm 1970, bổng dưng báo Công Luận ở Sài Gòn đăng loạt tài liệu nhiều kỳ về Điện Biên Phủ của nhà báo Jules Roy người Pháp. Hình ảnh người anh hùng Võ Nguyên Giáp với chiến công Điện Biên Phủ hiển hách của ông đến với tôi một cách đầy đủ, khách quan và sinh động. Tôi hằng ngày chờ báo từ Sài Gòn ra để mua đọc không sót một kỳ. Hào hứng chờ đợi còn hơn chờ đợi Tiếu Ngạo Giang Hồ đăng từng kỳ của Kim Dung. Càng đọc càng như được bay lên mây, lòng tự hào dân tộc dâng lên ngút ngàn. Quá sức yêu quý, tôi đã cắt các bài báo ấy ra lưu giữ cho đến ngày hôm nay.

Học lịch sử chỉ thấy Tây nó đánh cho ta te tua, từ Nguyễn Tri Phương đến Hoàng Diệu, từ phong trào Cần Vương đến Văn Thân. Rồi anh hùng chống Tây nào của Việt Nam cũng hầu như bị Tây bắt, Tây đày, Tây giết. Từ vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đến Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trương Công Định...từ Trần Cao Vân, Trần Quý Cáp đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...
Bây giờ tự dưng xuất hiện một chiến công lừng lẫy, một đại tướng Việt Nam còn rất trẻ tuổi đã 55 ngày đêm làm cho cả vạn quân Pháp phải trốn chui trốn nhủi như những con chuột trong lòng chảo Điện Biên để rồi tất cả bị  tràn ngập, bị bắt sống, bị đầu hàng, trong đó có cả tướng chỉ huy của quân Pháp là De Catries. Một chiến công lừng lẫy hiển hách như vậy mà từ lâu nay tôi không hề biết, bây giờ mới được biết qua chính nhà báo của phe địch viết nữa mới vô cùng thú vị chứ. Mình tự viết về mình trong chiến công lừng lẫy ấy đã sướng rồi, mà địch viết về mình đọc càng sướng làm sao.
Từ đó Võ Nguyên Giáp trở thành thần tượng số một trong tôi, soán đi ngôi vị của Che Guevara và Fidel Castro vốn là thần tượng thời thượng của tôi cũng như của nhiều thanh niên lúc bấy giờ.
Vì ông là thần tượng nên tôi theo sát bước đi của ông. Sau 75, tôi đọc không sót một cuốn sách nào viết về ông và Điện Biên Phủ cũng như cố gắng đọc một số những gì ông nói hoặc viết ra sau nầy. Đọc về Điện Biên Phủ và về ông thì rất thích thú nhưng tôi lại không có chút thú vị nào khi đọc những gì ông viết hoặc nghe ông phát biểu tại các lễ lạc quan trọng mà ông được phát biểu. Tôi thấy những điều ông nói chẳng khác gì Lê Duẩn hoặc báo Nhân Dân. Rồi càng về sau, tôi dần dần càng lo lắng về ông. Qua các kỳ đại hội, qua các chức vụ ông được phân công, tôi lờ mờ hiểu ra rằng ông bị đẩy dần khỏi bộ máy quyền lực cấp cao. Tôi đau xót lắm và liên tưởng đến hình ảnh Nhạc Phi trong truyện Tàu, dường như đang tái hiện dần ra nơi ông.

Khoảng sau năm 1990 thì tôi gặp được thần tượng của tôi bằng xương bằng thịt.
Tôi nhớ dịp đó có một hội thảo rất lớn về Phan Chu Trinh tổ chức tại Đà Nẵng. Thành phần tham dự gồm những người rất tên tuổi như Gs Trần Quốc Vượng, nhà văn Nguyên Ngọc, Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình, học giả Nguyễn Văn Xuân...và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (*). Tôi lúc ấy chưa làm báo nhưng nhờ quen thân với cụ Nguyễn Văn Xuân nên cày cục cụ xin giấy mời. Vì hội thảo về Phan Chu Trinh và vì sự có mặt của Võ Nguyên Giáp, tôi đã xin nghỉ dạy hai ngày để tham dự.
Hồi ấy đang cao trào đổi mới nên có nhiều tham luận rất hay đề cao vai trò lịch sử và sự nghiệp của Phan Chu Trinh. Qua không khí hội nghị, tôi suy đoán rằng đây là hội thảo nhằm chính thức đánh giá lại cụ Phan. Và dường như mọi người trông chờ vào phát biểu sau cùng của đại tướng để khẳng định việc ấy. Tôi cũng rất trông mong. Thế nhưng đại tướng đã làm mọi người thất vọng. Không hề bị lung lạc bởi những học giả đổi mới, ông vẫn khuôn sáo và rất kiên định lập trường, phát biểu của ông không có một chút mới mẽ. Ông không đi ra khỏi tinh thần của nghị quyết đảng. Những điều ông nói về Phan Chu Trinh là những gì tôi đã nghe cả trăm lần qua những đợt học chính trị dành cho giáo viên. Ông vẫn nói y những gì mà Tố Hữu đã thay mặt đảng định hướng từ lâu: Phan Chu Trinh lạc lối trời Âu, đường lối cải lương...
Trong phát biểu của ông, ông thường xuyên nhắc đến Bác và Đảng, và nhắc đến với một thái độ hết sức tôn kính gây ra cho tôi một cảm giác là ông không thể nào có ý kiến gì khác những ý kiến của Bác và Đảng đã đề ra và đã thấm sâu vào trong ông tự bao giờ.
Lúc đó trong tôi bất chợt dâng lên suy nghĩ, ông bảo thủ và kiên định lập trường giai cấp còn hơn cả Lê Duẩn. Nếu ông mà được Hồ Chí Minh chọn làm tổng bí thư thay vì Lê Duẩn thì đất nước khó mong đổi mới. Bởi lẽ, Lê Duẩn đã không sống quá lâu như ông nên Trường Chinh mới có cơ hội lên thay và nền tảng cho việc cải cách đổi mới mới được đặt ra. Ngay hồi đó tôi bất chợt nghĩ vậy, nhưng bây giờ thì tôi không còn nghĩ như thế nữa vì lịch sử thì biện chứng và cũng rất bất ngờ, ai biết được ra sao...
Đó là lần tôi được gặp ông duy nhất. Kể từ đó tôi không còn gặp ông nữa dù sau nầy tôi trở thành phóng viên chính trị, theo dõi viết bài về quốc hội, chính phủ, không mấy khó khăn để được tiếp cận với ông.

Hôm nay thì ông vĩnh viễn ra đi, để lại đàng sau một hệ thống. Cái hệ thống mà ông là bậc khai quốc công thần, ông là vị tôi trung hiếm có. Một hàng người dài bất tận xếp hàng chờ vào viếng ông với sự thành kính tận đáy lòng. Những người ấy mến mộ công trạng của ông và cũng có thể kèm thêm lòng thương cảm vì những gì ông phải chịu đến cuối đời. Ông như một Nhạc Phi.
Nhà nước cũng quyết định làm quốc tang trọng thể cho ông.
Tôi chợt thấy khó hiểu, tại sao cả Nhạc Phi lẫn Tần Cối đều được hệ thống vinh danh như nhau?
 HNC
* Tôi dự hội thảo không phải với tư cách nhà báo nên tôi không ghi chép gì do vậy có thể thiếu sót hoặc nhầm lẫn về thành phần tham dự, mong lượng thứ.







52 commentaires:

  1. Một thiên tài quân sự không chắc là người cai trị giỏi . Để đạt đươc điều đó ở Việt Nam ta chỉ có Hoàng Đế Quang Trung.

    RépondreSupprimer
  2. quang trung chưa chắc cai trị giỏi

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Năc danh18:26 nghe đây :
      Đức Hoàng Đế sau chiến tranh đã khuyến khích thương gia mở rộng buôn bán, miễn thuế nông nghiệp cho nông dân, xây dựng lai đền thờ, miếu mạo, chiêu hiền đãi sĩ. Đảng cs mà ông Giáp là một trong tứ trụ sau khi giành được chính quyền thì sao: Chỉnh quân,cải cách ruộng đất,nhân văn giai phẩm,phản đảng. Nhà thờ,chùa chiền không hương khói. Biết bao nhiêu máu tươi của đồng bào, chiến sỹ ưu tú bị mất trong trong cuộc chiến không có kẻ thù ấy,những oan hồn ấy đến giờ chưa được minh oan. Cầu cho những oan khuất này sẽ giáng vào những kẻ xu nịnh chế đọ bội bạc này.

      Supprimer
    2. Bạn 23:43 ơi. Cuối triều đại Quang Trung tình hình không "tốt đẹp" nữa...

      Supprimer
    3. Ngoài những điều bạn bochet vừa kể ta không thể quên hai việc làm đáng ca ngợi của hoàng đế Quang Trung sau chiến tranh :
      -Chủ trương dùng chữ nôm thay chữ Hán để tránh ảnh hưởng phương bắc
      - Biết chiêu hiền đãi sĩ ( cất công mời Nguyễn Thiếp về hợp tác )

      Supprimer
  3. Bài viết ngắn, chứa đựng nhiều câu hỏi. Hay!

    RépondreSupprimer
  4. Anh Chênh gặp bác Văn vào những năm 1990-1991,đúng là thời kỳ TC2 với Tư Văn và Vũ Chính đang dựng lên vụ Năm Châu-Sáu Sứ .Nhận xét về một con người là quyền của anh.Nhưng câu hỏi của anh với hai hỉnh tượng Nhạc Phi và Tần Cối như một lưỡi câu móc vào nhiều trái tim làm nhúc nhối lòng tôi .Gia đình tôi là nạn nhân trong vụ án chống đảng .Chúng tôi ko trách ông bởi tôi nghĩ ông đã làm những điều mà ông có thể làm để tổn thất cho đất nước,cho đồng đội là ít nhất..Tôi còn nghĩ ông vĩ đại ở chỗ ông nhận đúng sứ mệnh của mình,sứ mệnh Tổng tư lệnh quân đội chứ ko giành lấy những vị trí chính trị cao hơn ,Ông là nhà quân sự huyền thoại nhưng chưa bao giờ ông là nhà chính trị kiệt xuất .Ông là người Viện nam yêu nước đến từng tế bào trên cơ thể mình nhưng ông ko thể là người đứng đầu một thể chế bởi ông nhân hậu như thế,bởi trái tim ông ko có chỗ chứa cho sự tàn bạo,cho sự thù hận,cho những mưu mô xảo quyệt đớn hèn .

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đồng ý với bạn!

      Supprimer
    2. Một vài bài này với bài của ông Phạm Thành so với dòng người đang trên đường Hoàng Diệu phỏng có thấm tháp gì. Cái gì Đúng thì Dân nói là Đúng, cái gì Dân nói Đúng thì là Đúng.

      Supprimer
    3. Để xứng danh là nhà quân sự thiên tài, để dc gọi là DŨNG TƯỚNG thì ngoài 'cái NHÂN" & cái TÀI thi cũng cần có cái DŨNG thì mới hy vong giúp NƯỚC, GIÚP DÂN giàu manh & VĂN MINH dc!

      Supprimer
    4. Gửi ô Tý
      Dòng người đang trên đường Hoàng Diệu thấm tháp gì so với 7 triệu dân của Hà Nội?
      Mõ Làng Chờ

      Supprimer
    5. Bạn có thể chỉ ra một hiện tượng tương tự?

      Supprimer
  5. 2 thời đại khác nhau ,thời phong kiến chưa có ÁNH SÁNG CỦA ĐẢNG soi tới /ngày nay vì quá trung với nước và không thể phản bội lại người thầy của mình ,không muốn thấy cảnh nồi da xáo thịt trong cái bạn đảng của ông nên chính vì vậy ông phải 50 năm nghiền gẩm sự đời ,nhưng ông còn cái may mắn hơn hằng triệu người lính đả ngả xuống cho cả 2 phía ,người ta thường nói NHẤT TƯỚNG CÔNG THÀNH VẠN CỐT KHÔ ,nhưng với ông đả thành công khi còn sung sức và tuổi trẻ .thế mới hay con tạo xoay vần ,rồi củng thành tro bụi .nhưng người như ông tôi nghỉ sẻ là người VN cuối cùng nhận được sự tri ân của nhân dân trong hệ thống rách nát hiện nay

    RépondreSupprimer
  6. Từ lúc ông Võ Nguyên Giáp từ trần đến hôm nay , tôi theo dõi trên trang blog của Huỳnh Ngọc Chênh thường xuyên , xem thử có đăng bài nào có liên quan đến Võ Nguyên Giáp hay không ? Đến hôm nay mới thấy xuất hiện bài nầy về đề tài đã nêu ! Bài nầy do chính Huỳnh Ngọc Chênh viết , đúng là phóng viên thứ thiệt , từ văn phong , quan điểm v.v. và v.v... Kết luận : Quá hay ! Chúc sức khỏe .

    RépondreSupprimer
  7. Mấy bữa ni phát bệnh vì cái ông tướng nướng quân.
    Càng ít Anh hùng càng tốt bác Chênh ơi.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Vậy thì ông nên hóa thành đàn cừu non gặm cỏ cho lành nhé ông.

      Supprimer
    2. Này các vị, các vị thì hiểu gì mà nói

      Supprimer
    3. Đồng ý với 21:00 ở một góc độ nào đó. Thanks

      Supprimer
    4. Về 1 phương diên nào đó thì suy nghĩ , q.điểm của bạn là đúng!

      Supprimer
    5. - Nhất tướng công thành vạn cốt khô! (Phương Đông)
      - Thêm mỗi ngôi sao trên quân hàm của vị tướng là thêm hàng vạn lính chết! (Phương Tây)

      Supprimer
  8. Hội thảo về Cụ Phan Châu trinh mà do Cụ Giáp chủ trì thì kết quả thấy trước! Đường lối Cụ Phan là cách mạng văn hóa, canh tân dân chủ. Cụ Giáp phản đối Cụ Phan là để bảo vệ Cụ Hồ và không muốn lịch sử phủ định chính mình, thế thôi. Máu chống ngoại xâm khiến ta thích cụ Giáp, nhưng viễn đồ dân chủ văn minh thì phải hướng về Cụ Phan.

    RépondreSupprimer
  9. BẠN QUÍ !
    Thưa các bạn ,
    Nhân dịp tướng Giáp vừa từ trần , tôi xin kể một chuyện cười nước ngoài .
    Hai người , tuy là láng giềng nhưng thù nghịch nhau . Sau đó ông A bị tai biến mạch nảo , phải nhập viện và sống bằng dưỡng khí .
    Ông B , nghĩ rằng ông A trước sau gì cũng chết , nên bỏ qua hận thù vào BV thăm ông A .
    Khi vừa đứng bên giường bịnh , mới nói dăm ba câu , thì ông B đã thấy ông A dùng tay ra dấu (hình như muốn nói điều gì) .
    Vì nghĩ rằng ông A có điều gì trăn trối nên ông B kê tai sát miệng ông A và nói , anh có điều gì muốn nói trước khi chết !
    Ông A thều thào :
    - Anh định giết tôi hay sao mà đạp lên ống dưỡng khí cũa tôi !

    RépondreSupprimer
  10. Chia Sẻ Riêng

    Cả ơn bài chủ vì có NHỮNG Í RIÊNG
    ("Sinh vi nam tử yếu hy kì, ...")
    Tôi cũng muốn nhân dịp này để "khảo" cho rõ thêm CON NGƯỜI và THỜI THẾ - Bài này chắn là tài liệu tốt.

    Thân mến.

    RépondreSupprimer
  11. Măc du cung la mot cưu quan nhan. Nhưng toi chăng co mot an tương nao đăc biêt vê ong tương Vo nay. Theo toi, sư thanh cong trong binh nghiêp cua ong, mot phan cung nhơ tai can cua ong, nhưng phan chinh la do lưc lương tuyên truyên va cac loa đai cua đang csVN, ho mon tuyên truyên cong lao cua đang va nha nươc va ong đươc hương lay thê thoi !!! Bao đai Trung Quoc cho thay, Mao mơi la ngươi chi huy chinh trong măt tran Điên Biên Phu !!!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Sao bác lại tin báo đài TC hay bác là dư luận viên của đảng?

      Supprimer
  12. Tôi thì có ý kiến hầu như khác biệt hết mọi người, có thể là đây là diễn đàn tự do bày tỏ thong tin nên tôi có ý kiến. Ông Võ Nguyên Giáp trước tiên được mọi người, kể cả tác giả ngưỡng mộ, chỉ là một trận đánh Điện biên phủ mà thôi. Ngoài ra, không thấy ông có tài nào nữa. Kế đó, ông song khá lâu, hầu như ẩn dật trong xã hội đầy tham nhũng chia xẻ quyền bính mà hâu như người dân đều oán ghét, ông ta không có gì là lợi lộc, cho nên ông được tình cảm của hầu hết người dân lương thiện. Thềm vào đó, hầu hết chúng ta song trong xã hội toàn trị, nên trước đây, tất cả biết về Võ Nguyên Giáp là do báo chí, đài..của đảng tuyên truyền mà thôi. Có rất it người biêt về ông qua tư lieu nước ngoài. Chứ nếu đặt ông ta lên lãnh đạo như Mười Anh Nông Dân, hay là Sang Trọng Hùng Dũng...và cũng hối lộ, phe nhóm thì ông ta chết cũng như bao người khác thôi. Vài lời mộc mạc, chat là choc tưc nhiều người, nhưng dù sao, đây cũng là ý kiên tôi. Ông ta vẫn có công trong chiến dịch Điện biên.
    Tại sao người có công "Giải phóng mien Nam, thong nhất cả đất nước thì không ai biết công trạng người nao?" Tât cả là do tuyên truyền.
    Cũng như ông Kim ở Bắc Hàn chết, mợi người khóc sướt mướt,...có thể dân chúng thương lắm nhỉ?

    RépondreSupprimer
  13. Tui nghĩ đơn giản : Ở ĐBP, Pháp bắn hết đạn phải đầu hàng thôi. Quân ta "trừng trùng, điệp điệp, cao như núi, dài như sông", "quân đi như trẩy hội" v v... Đánh kiểu nớ thì tui làm tướng cũng được!
    Chỉ nhin qua NTLS Đắc Cơthôi la biết cái ghế CTN của Lê Đức Anh xây bằng gì?

    RépondreSupprimer
  14. Tôi thấy ông Võ đại tướng có giỏi nhưng nhiều khôn... thiếu cái dũng của bậc anh kiệt giúp nước hộ dân, một thứ ngu trung giỏi nhẫn nhịn...để được sống lâu trong hào quang của dĩ vãng...Tôi nghĩ ông ta cũng chỉ tìm về Mác -Lê chứ không tìm lên Thiên đường hay Nát Bàn...vì ở đó không có lệ tung hô! Tôi rất thích cái nhìn của Huỳnh Ngọc Chênh về ông tướng này.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đồng ý với nhận định này. NO OBJECTION!

      Supprimer
  15. Danh tiếng và uy tín của tướng Giáp luôn là cái gai trước mắt những kẻ bất tài
    vô hạnh hay tài nông đức cạn,nên họ đều muốn dìm ông tướng xuống tận đáy
    bùn bùn đen vì lòng tham lam và đố kỵ của họ.
    Chính vì thế cho nên tướng Giáp càng ngày càng thu mình lại để xa lánh mọi
    thị phi hay cũng có thể là do ông thấy mình không đủ thủ đoạn đấu tranh hầu
    tranh quyền đoạt lợi với bọn gian tham vốn ác hiểm hơn ông.
    Theo thiển ý,tướng Giáp không thể thành một nhà lãnh đạo duới chế độ CS.
    nên ông đã an phận trong tư cách một con dân tỏ lòng trung với đảng và bác
    như một ông quan suốt đời "trung quân" thời xưa,dù có khi ngu trung !
    Tôi đồng ý hầu hết với những nhận thức sắc sảo của nhà văn PTH.qua bài :
    "Vĩnh biệt một thời đại".

    RépondreSupprimer
  16. viet vo van. tam nhin han hep

    RépondreSupprimer
  17. Nguyễn An Liên9 octobre 2013 à 10:58

    Đồng ý với anh Chênh !
    Từ Bộ trưởng QP bị chuyển sang làm Chủ nhiệm UB bảo vệ bà mẹ và trẻ em, mà không có lấy một phản ứng gì , dù là nhỏ nhất , cũng đủ cho ta hiểu biết về "khí chất" của 1 vị tướng.

    RépondreSupprimer
  18. lê nguyên vỹ9 octobre 2013 à 13:23

    Họ chỉ vinh danh những người chết bác Chênh ạ, vì họ là bậc thầy biến người chết thành một loại ma túy cực mạnh mê hoặc lòng người

    RépondreSupprimer
  19. Đọc quote của McCain về nhận định của tướng Giáp trên WSJ ta càng thấm thía hơn hai chữ "tôi trung" này : " the party's decisions are always correct." Thế ông quên "cải cách ruộng đất" "nhân văn giai phẩm" ở Miền Bắc, "Đánh tư sản", "Kinh tế mới" "cải tạo " .. ở Miền Nam rồi sao ????

    RépondreSupprimer
  20. có lẽ người viết sẽ an tâm hơn với hình ảnh này...

    "Tôi biết về Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ rất sớm, cỡ chừng 5,6 tuổi và tôi biết như thế này: Có một đồn Tây rất to, bao phủ kín mít bằng dây điện, ai xông vào là điện giựt chết nhăn răng, nhưng quân ta vẫn xông vào hốt đồn được nhờ mặc nguyên áo giáp chống được điện giựt."

    tiếc thay, lịch sử phức tạp quá đối với ông. :)

    RépondreSupprimer
  21. Ông Huỳnh Ngọc Chênh đúng là một nhà báo kỳ cựu và là một nhà "Xảo thuật" tài ba. Ông sẵn sàng "tung" ai đó lên tận mây xanh, như Tướng Giáp chẳng hạn, để rồi sau đó ông "vứt" họ xuống tận đáy bùn đen theo thiển ý của ông! Tui đã đọc cái comment của ông trên BBC và thấy ông còn ác độc hơn cái "độc ác" mà ông đã phê phán. Tui thấy ông Chênh sao mà giống ông Nguyễn Hưng Quốc đến thế! Trước đây tui có đọc bài "Nhớ thầy Lê Trí Viễn" của ông Quốc trên VOA. Thầy Lê Trí Viễn là người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho trò Quốc (đạt điểm 10). Đạo lý của người Việt Nam coi nghĩa tử là nghĩa tận và không ai được dùng những lời lẽ xách mé để phê phán hay chê bai họ trong lúc tang thương. Chỉ có những kẻ bất lương mới làm như vậy mà thôi! (Hoàng - Đà Nẵng đã có cái comment rất hay ngay dưới bài viết của ông Quốc). Tui thấy ông HNC càng ngày càng tỏ ra hung hãn và thiếu nhân tính. Tui cũng được biết cả ông Quốc lãn ông Chênh đều giỏi về học thuật và đều xuất thân từ xứ Quảng!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Trò chỉ phục thầy ở lãnh vực học thuật nhưng nếu thầy làm bậy
      hay tỏ ra sợ hãi bạo quyền thì thầy rất đáng bị phê phán theo lẽ
      công bằng và đạo lý.Chỉ có chính trị độc đảng độc quyền mới
      gây ra hậu qủa này là sự gian dối thống trị xã hội !
      Trong VOA.ông NHQ.viết gì là có một tên bám sát ông ta từng
      giòng chữ để "chưởi".Chắc hắn ta có vai trò được trả tiền,chứ
      chứ không ai rỗi hơi làm chuyện...ruồi bu như thế !

      Supprimer
    2. Lý luận, lời lẽ bạn đưa ra: tôi thấy ko dc thuyết phục lắm, ko đúng vào bản chất, trọng tâm của 1 phản biện đúng nghĩa!

      Supprimer
  22. Đặt trong bối cảnh của một chế độ độc tài, bưng bít thông tin, và tuyên truyền một chiều, thì chuyện khi chết có nhiều người khóc cũng không có gì lạ. Ông Kim chết ở Bắc Hàn ai cũng phải khóc, nhưng đất nước Bắc đó vẫn có cả triệu người đói ăn. Nay mai ông Castro chết nhiều người Cu ba cũng sẽ khóc.
    Vấn đề là thực lòng và can đảm lo cho dân ấm no (như những tình nguyện viên đơn sơ), chứ không phải xưng tụng nhau giữa chốn cung đình và ngoài kia trẻ em mùa lạnh vẫn đi chân đất chăn trâu.
    Một người làm tướng mà không có khí tiết để tranh luận lại với những kẻ bắt mình đi làm chuyện sinh đẻ kế hoạch ? Trong khi có tướng sẵn sàng chết để không đầu hàng.
    Tôi là kẻ hậu sinh, đọc tài liệu sách báo cả 2 bên Nam Bắc suốt nhiều năm qua,, thiển nghĩ đại tướng Giáp không cao hơn được trung tướng Khoa Nam của miền Nam, người đã chọn cách tự chết khi thua cuộc.
    Suy như vậy, nước mắt khóc than không có ý nghĩa gì mấy !

    RépondreSupprimer
  23. Tôi tâm đắc với nhận xét của helenathuy: "Ông là nhà quân sự huyền thoại nhưng chưa bao giờ ông là nhà chính trị kiệt xuất. Ông là người Việt nam yêu nước đến từng tế bào trên cơ thể mình..." Lịch sử Việt Nam sẽ viết tên Võ Nguyên Giáp trên cùng một dòng với những anh hùng kiệt xuất của nước ta: Trần Hưng Đạo, Lê Lơi, Quang Trung...

    RépondreSupprimer
  24. Đất nước dã nghèo dân tình cùng khổ lụt lội gây ra nhà tan cửa nát mà tổ chức lể tang
    hoành tráng tốn kém kéo dài hơn cả tuần (trong khi nhà nước kêu gọi nhân dân không được tổ chức lể tang lâu ngày.đơn giản).Chết là hết cát bụi về với cát bụi sao lại phải lựa chọn nơi chôn cất cấu kỳ thế đó có phải là tinh thần cộng sản không
    Nhìn hình ảnh đoàn ngưới xếp hàng viếng tang khóc lóc sao giống hình ảnh tang lể ở Bắc Triều Tiên thế hay đó là thói quen tôn sùng lãnh đạo
    Qua cách thức lể tang này tôi thấy Võ nguyên Giáp vẫn là người bình thường thôi không có gì giống như kẻ sĩ như huyền thoại mà hổm rày các báo quốc doanh nổ bốc trời

    RépondreSupprimer
  25. Đúng là Huỳnh Ngọc Chênh! Ông chỉ đăng những comment phụ họa theo ông, nói đúng ý đồ đen tối của ông. Còn những comment phản bác lại thì ông giấu tịt! Thế này mà cũng đòi dân chủ nhân quyền, đòi tôn trọng ý kiến khác biệt, đòi này nọ... Ông đã không công bằng với chính ông, không Fairplay ngay chính trên trang web của ông thế mà ông còn đi chê bai, công kích hết người này đến người nọ, v.v...Đúng là Huỳnh Ngọc Chênh đểu cáng!!!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Có chưởi . Nên chưởi cái chế độ XHCN này trước , rồi chưởi ông Chênh sau cũng chẳng muộn màng gì

      Supprimer
    2. Bây giờ thì đã đúng là 1 ô HNC fairplay chưa, bạn! Ông Chênh đâu 'ngán' lời công kích của ban (15:38) Comment của ban đã dc đăng mặc dù bạn cũng dùng những từ, lời lẽ hung hăng, đao to búa lớn để phả bác ô. Chênh. Quả là tranh luận thẳng thắn, có văn hóa, nói có c.sở thì sẽ tự nhiên "NỔI TIẾNG" vì th. phục dc mọi nguoi (tôi thấy Ô. Chênh là 1 nguoi điển hình của hình thức tr.luân, phản biện này!)

      Supprimer
  26. Lúc Ông Hồ Chí Minh đi Pháp ký Hiệp Định Sơ Bộ năm 1946, ông Huỳnh Thúc Kháng là một nhân sĩ không đảng được giao Quyền Chủ Tịch Nước, nhưng kỳ thật chẳng có quyền hạn gì, ông Võ Nguyên Giáp lúc đó nắm Bộ Nội Vụ quyền hạn rất lớn.
    Năm 1946 xảy ra vụ án tiêu diệt và thủ tiêu các đảng phái khác Việt Quốc, Việt Cách ..., trong vu này ông VNG là người chịu trách nhiệm chính vì lúc đó ông HCM đang còn bên Pháp, mặc dù đượng nhiên là phải có chủ trương và sự chuẩn thuận của Đảng Cộng Sản và ông HCM.
    Một điều lạ là không biết tại sao mãi đến năm 1940 ông VNG mới vào Đảng Cộng Sản, dù ông đã bôn ba hoạt động cách mạng chống Pháp trước đó lâu rồi !

    RépondreSupprimer
  27. Bác Chênh cùng B. Chơn... đừng vội phản biện.. mong bạn cố gắng tìm được văn bản nhật-ký, hồi ký của VNG. trong 3 thập niên qua. Rất giá trị và sẽ hiểu nhiều hơn..đừng phán quyết vội... sẽ bị hớ

    RépondreSupprimer
  28. Đào Tiến Thi11 octobre 2013 à 17:21

    Đối với cụ Võ Nguyên Giáp, tôi vừa khâm phục, vừa thương, vừa trách.
    Khâm phục vì cụ là một nhà cách mạng (từ những năm 30, khi còn thanh niên, cụ đã viết "Vấn đề dân cày"). Khâm phục vì cụ là một vị tướng tài; nếu so tướng với tướng, thì cụ đã thắng cả tướng Pháp lẫn tướng Mỹ, lẫn tướng Tàu.
    Thương cụ vì nửa sau cuộc đời của cụ - một thời gian khá dài so với cuộc đời của mọi người bình thường không được thọ như cụ - cụ bị khống chế, vô hiệu hoá, chỉ ở bên lề các vấn đề lớn của đất nước.
    Còn trách cụ vì cụ tài như thế, có các thuộc hạ đông đảo và trung thành như thế mà vẫn đành buông xuôi. Nếu cụ nắm lấy ngọn cờ thì không những cứu cụ, cứu đồng đội, cứu thuộc hạ (những người đã đổ xương máu và sẵn sàng hy sinh vì nghe theo người chỉ huy là cụ) mà có thể còn cứu được cả đất nước này. Thế nhưng cụ đã không làm, nói đúng ra là có làm, nhưng hoàn toàn trong khuôn khổ của những kiến nghị, thư từ rất ôn hoà và nó chỉ có đi chứ không có lại. Sự nhẫn nhịn của cụ thật là kỳ lạ, kể cả những việc mà cụ chỉ cần tỏ thái độ một chút thì đã khác đi. Ví dụ như vòng hoa viếng cụ Trần Độ của cụ, người ta bắt thay chữ "Vô cùng thương tiếc ..." bằng chữ "Kính viếng...", cụ cũng đồng ý (trong khi người nhà của cụ phản ứng).
    Khi cụ nằm xuống, các tướng lĩnh, các lão thành CM, các bậc cao tuổi hoặc trung tuổi tiếc thương và đến viếng thì dễ hiểu, nhưng nhiều bạn trẻ vốn chẳng quan tâm gì đến thế sự mà cũng đến, không những viếng mà còn khóc lóc thì tôi cũng thấy phân vân. Có cái gì đó như là "hội chứng tập thể", như là Bắc Triều Tiên. Nếu thương xót trước một cái chết theo tình cảm tự nhiên, nhất là thương xót đến mức bật thành tiếng khóc, thì nhiều cái chết đáng khóc hơn, như cái chết của người đàn bà nghèo đi mót cà phê bị bảo vệ xua đàn chó xé xác năm nào, như mấy người đàn bà tự chọn cái chết để dành tiền cho con ăn học ở một tỉnh giàu có mìen Tây Nam Bộ, như cái chết của nhiều dân oan, chết vì bạo hành của công an, chết vì đói rét, khổ đau, phẫn uất sau nhiều tháng ngày lang thang kêu oan không thấu... Hay cả những cái chết do không may bị kẹt xe, bị bệnh tật của những người còn trẻ tuổi. Những cái chết này bây giờ xã hội dửng dưng đến lạ lùng. Nói thật, khi nghe tin cụ Võ tạ thế, tôi cũng xúc động, nhưng là xúc động trước một vĩ nhân từ giã cõi đời sau khi ông trời đã cho thọ một cách hiếm có. Bố tôi chết năm ông 84 tuổi, tôi xót thương nhưng cũng không khóc, vì nghĩ trời cho thế là thọ rồi. Trái lại, tôi đã khóc trước nhiều cái chết của những người ít quen biết hoặc không quen biết. Cách đây gần 10 năm, một người học trò (không phải thân thiết) của tôi chết vì tai nạn giao thông, tôi thơ thẩn cả người mấy hôm liền. Hay cái chết của một bạn trẻ (không hề quen biết) ở Viện Hán Nôm năm ngoái, tôi xót xa vô cùng, đến nỗi đọc bài điếu văn của ông viện trưởng, tôi ràn rụa nước mắt. Tôi nói cái tình cảm tự nhiên nó là như thế.
    Hãy đặt giả thiết là tình cảm cả "lề Đảng" lẫn "lề dân" đối với cụ Võ đều chân thật, tự nhiên, thì trong khoảnh khắc cụ Võ nằm xuống, cả hai lề hoàn toàn có thể hoà giải với nhau (tất nhiên là tạm trong khoảnh khắc này thôi). Ấy thế mà trong những ngày này, ngay cạnh Hà Nội, sự cướp đất và đàn áp nhân dân vẫn rất quyết liệt và phần nhân dân còn lại thì hoàn toàn thờ ơ. Đó cũng là một sự lạ khiến tôi càng củng cố những suy nghĩ trên.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Hoan hô Đào Tiến Thi! Gần như hoàn toàn đồng ý với nhận định này. Vì phát biểu rất có cơ sở, thuyết phục dc người đoc!

      Supprimer
    2. Tôi đọc khá nhiều bài của anh Đào Tiến Thi và nhìn chung tôi đồng ý với anh rất nhiều điều .Trong sự bày tỏ tiếc thương có thể có dấu hiệu hội chứng tập thể,nhưng so sánh với Bắc Triều tiên thì e rằng anh hơi quá bời uy tín của đại tướng ko được các phương tiện thông tin đại chúng quảng bá đến mức như vậy .Tôi nghĩ hơi khác anh và ko trách cụ,mặc dủ gia đình tôi cũng chịu oan khiên trong vụ án chống đảng .Chỉ cần tay cụ sờ đến ngọn cờ là cụ phải chết một cách tức tưởi .Nhưng có lẽ cụ ko sợ điều đó ,cái cụ sợ chính là cái khả năng thắng ko cao và cái chết tức tưởi nếu có cũng ko mang lại điều gì tốt đẹp hơn cho hiện tại .
      Tôi còn nghĩ cái chết của cụ đánh thức trong mỗi chúng ta những phẩm chất con người cần phải có,kết nối chúng ta lại để đòi phải có quyền làm người .Tôi cũng ko trách cụ cũng vì lẽ trách móc hơi giống thoái thác trách nhiệm của thế hệ chúng ta .

      Supprimer
  29. Hôm nay , đứng trước ông Trọng và nhà nước , ông Võ điện Biên còn không dám gọi cha mà phải gọi đại tướng , cũng có sao đâu .

    Cả đến việc công trạng về chức vụ , từ Hà Nội đến tận tp HCM , hầu như cố tình không ghi công Trưởng ban sinh đẻ có kế hoach của đại tướng . Quên đi một cách đồng loạt về chức vụ này nghỉ thật cũng đáng xấu hổ , xấu hổ cho một đất nước , xấu hổ cho một dân tộc , xấu hổ cho một gia đình .

    Nhưng cái xấu hổ nhất , chính là những người đã giao Phó cho ông chức vụ khiến ông phải đắng lòng cam chịu .

    RépondreSupprimer
  30. Xin hỏi quí vị : Di sản ông VNG để lại cho hậu thế là gì?

    RépondreSupprimer
  31. Nhận xét của bác ĐTThi về Võ Đại tướng rất hay -chỉ xin nói thêm về nước mắt của dân Việt cho Võ Đại tướng nhưng không chỉ cho Võ Đại tướng mà còn cho chính mình cho dân tộc mình đã quá nhiều NHẪN NHỤC mà chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm.

    RépondreSupprimer