Hoa Bảy phiếm đàm
Và ... (cái chính là) trói
tay người mình?
Nhân đọc qua bài của viên “đại tá” nào đó
nói với cụ Nguyễn Trọng Vĩnh về “sách lược” mềm dẻo và khôn khéo để đối phó với
“ông bạn” khổng lồ phương bắc khó chơi, chợt nhớ lại lời một người mà chắc là
không vào loại “chống đối” hay “ăn theo bọn chống đối” ở VN. Trong diễn văn nhận
chức Giáo sư danh dự tại trường đại học Y khoa Hà Nội (ngày 13/12/2010), giáo sư
Thạch Nguyễn đã “lưu ý” người nghe: “Không phải cứ quị lụy, hạ mình luồn cúi thì
người Trung Quốc sẽ ban cho chút tình ‘hữu nghị’ và cơ hội ‘hợp tác’ đâu”. Hẳn
là nhân nhượng để lấy lòng thì cũng rứa!
Đến đây, lại sực nhớ đến một chuyện tuồng như là ngộ nhận. Hồi xây sân vận động
Mĩ Đình, người ta “quyết” chọn nhà thầu TQ, trong khi giới am hiểu muốn chọn nhà
thầu Đức tuy đắt hơn một chút. Xây xong, ai cũng thấy rõ ràng là xấu, -gíá dùng
đồ án của Đức mới đáng đồng tiền! Về chất lượng thì vừa bế
Trong ba nhân vật phản diện mà GS Thạch nêu
tên thì họ Trần, họ Lê rõ là việt gian bán nước, “cõng rắn cắn gà nhà” rồi, còn
sao lại Mạc Đăng Dung? Tuy các sử gia VN ta thời trước lên án ngưòi này là nghịch
thần cướp ngôi nhà Lê và có tội với nước vì cắt đất dâng cho TQ; song, những năm
gần đây nhiều người trong giới sử học, cả ngoài giới này, đã “chiêu tuyết” cho
người sáng lập nhà Mạc. Người ta nhấn mạnh công lao của ông thời xã hội loạn
li, vua quan hư hỏng; và nước Việt dưới triều Mạc cũng có hồi thịnh trị;...
Đúng là không nên coi nhà Mạc là ngụy triều.
Việc lật dổ một triều đại đã suy vi, thối nát là hợp qui luật tiến hoá, là có công
với xã hội đương thời và với lịch sử. Đáng hành động, và có thể hành động được,
mà không nắm lấy thời cơ lại để kéo dài sự trì trệ xã hội, sự thống khổ lê dân
thì là có tội với dân tộc, đất nước, với lịch sử. Mặt khác, một số vua nhà Mạc,
trước hết là Mạc Đăng Doanh, cũng có những công lao nhất định trong việc trị nước.
Tuy nhiên, cái việc Mạc Đăng Dung quì mọp ở cửa ải, nộp sổ sách đầu hàng (nhưng
xin vẫn được giữ ngôi) và cắt một phần đất đai của Tổ quốc mà Lí Thường Kiệt
phải kiên trì đấu tranh mới đòi lại được
dâng cho kẻ thù truyền đời của nước Việt thì không một người dân Việt chân chính
nào ngay thời ấy và trong suốt lịch sử từ bấy dến nay, cả mai sau nữa, có thể
nuốt được cái nhục quốc thể và cái hận mất đất. Có nhà “sử học” biện luận
rằng: thời và thế lúc ấy buộc Mạc Đăng Dung phải làm vậy mới giữ được nước, lại
còn lấy trường hợp khác ra để biện hộ và thanh minh cho họ Mạc. Giữ nước hay giữ quyền lực, quyền lợi của
ông ta, của phe cánh ông ta, dòng họ ông ta?! Chuyện của lịch sử thì không
nên và không thể nói chuyện “gíá như” thế này thế khác nhưng cũng có thể ngẫm và
soi vào chính những tấm gương lịch sử. Hồ Quí Li cũng là người thoán nghịch ; có
thể buộc tội ông để mất nước, song không thể lên án ông coi rẻ đất đai của Tổ
quốc và làm điếm nhục quốc thể một cách hạ đẳng, không thể chê trách nhân cách
của ông trước cường quyền ngoại bang. Lê Hoàn cũng là “cướp” ngôi vua (một cách
“hòa bình”) vào lúc quân giặc nước lớn đang rục rịch sang xâm lược, đã sắp sẵn
kế hoạch, không phải đi cầu xin tha tội, mà đón tiếp quân địch một cách đích đáng.
Khỏi nói các trường hợp nhà Lí, nhà Trần, sau khi lấy được ngôi vua, cùng với
việc lo ổn định quốc nội, đã nghĩ ngay đến việc đối phó với tham vọng của nước
láng giềng phương bắc. Lập luận để bảo vệ Mạc Đăng Dung đáng chú ý hơn cả là: MĐD
làm vậy là có sách lược khôn ngoan, chịu mất một ít đất và đầu hàng ngoại nhân
trên danh nghĩa để dành sức dối phó với quân phò Lê đang trấn ngự từ Thanh Hóa
trở vào, tránh được thế kẹt hai mặt thụ địch; không làm thế thì có cơ mất nước.
Song le, nếu như không thể biện hộ cho
Hồ Quí Li theo kiểu “thà để mất nước còn hơn chịu nhục, đầu hàng” thì cũng không thể bào chữa cho Mạc Đăng Dung
theo kiểu “thà chịu nhục, đầu hàng còn hơn để mất nước”. Vấn đề là để giữ được nước, giữ được quyền lợi cho
dân tộc mà cần “hi sinh” quyền lực, quyền lợi cá nhân, dòng tộc, phe cánh thì
anh có dám không?
Nói đến Mạc Đăng Dung hẳn là giáo sư Thạch
Nguyễn không muốn có những Mạc Đăng Dung mới.
Giáo sư còn dẫn lời một giáo sư Nhật nhắc
các học giả, viên chức chính phủ Nhật khi đến Bắc kinh làm việc: “Nếu
bạn xử sự như một con lừa thì đừng ngạc nhiên khi có một ngày bị người khác cưỡi
lên lưng, lên cổ”. Xem ra cả hai vị giáo sư (gốc) Việt và Nhật đều hiểu
người Trung Quốc lắm lắm! Những ai trông cậy ở sự “nương tay” của giới cầm quyền
TQ, hãy ngẫm câu của chính Đặng Tiểu Bình từng răn bộ hạ: “Đừng nghĩ là mình mềm đi thì người ta sẽ tốt với mình hơn; ngược lại,
anh càng tỏ ra mềm yếu người ta càng không coi anh ra gì”. Với đối tác, chắc
họ Đặng cũng nghĩ như vậy nhưng thêm vế sau, tất nhiên là chẳng nói ra: “Nhưng ta vẫn xoa đầu anh, vừa nắn gân anh
vừa lấn tới”.
4
- 2012
Hoa Bảy
(Bài được gởi trực tiếp đến blog nầy với văn phong và quan điểm riêng của tác giả.)
Nhà cầm quyền Vn đã đang và sẽ vẫn "tạo điều kiện" để lũ Hán gian thao túng toàn bộ ý thức hệ từ chính trị, kinh tế, văn hóa, vẫn tôn sùng Hán gian Mao và vẫn đội lý thuyết cộng sản lên đầu và đi ăn mày thiên hạ
RépondreSupprimerChí lý , chính xác ! ĐCSVN phải nói là quá may mắn , được rất nhiều người dạy không lấy tiền mà họ quá ư là ngu nên không nghe
RépondreSupprimerThời nào cũng có Lê Chiêu Thống và trần ích tắc; Nhưng thời nay nó hơi bị nhiều.
RépondreSupprimerhttp://dautranh2012.blogspot.com/
RépondreSupprimer