Nguyễn Minh Nhị
Nguyễn Minh Nhị: "Quản lý sản xuất nông nghiệp của ta, nếu căn cứ vào đường lối, chính sách, luật pháp Nhà nước vào công tác qui hoạch, kế hoạch của các bộ ngành và địa phương, phải nói là tương đối hoàn hảo và từng được một số nước bạn tìm hiểu, học tập. Nhưng nếu nhìn vào công tác điều hành sản xuất-kinh doanh thì từ cơ quan quản lý đến người nông dân giống như thầy cúng cầu mưa - "đảo võ". Và như thầy pháp lên đồng cầm gươm "chém gió" . "
Điều hiển hiện tại các sân chơi mà ta đã vào như ASEAN, AFTA, FTA, WTO, hay sắp vào như TPP… sân nào đối với ta cũng đều không bằng phẳng.
"Đảo võ" và
"Chém gió"
Quản lý sản xuất nông
nghiệp của ta, nếu căn cứ vào đường lối, chính sách, luật pháp Nhà nước vào
công tác qui hoạch, kế hoạch của các bộ ngành và địa phương, phải nói là tương
đối hoàn hảo và từng được một số nước bạn tìm hiểu, học tập. Nhưng nếu nhìn vào
công tác điều hành sản xuất-kinh doanh thì từ cơ quan quản lý đến người nông
dân giống như thầy cúng cầu mưa - "đảo võ". Và như thầy pháp lên đồng
cầm gươm "chém gió" .
"Đảo võ" là
vì từ quan liêu bao cấp sang thị trường mà không cụ thể hóa được "định
hướng xã hội chủ nghĩa". Từ lấy công tác qui hoạch kế hoạch làm công cụ
quản lý, nay nghe đâu người ta tính bỏ qui hoạch (?). Từ bảo tồn chọn lọc giống
gốc quốc gia nay tính bỏ "mấy ông già bà lão" ấy để nhập giống
(Trung Quốc) về xài chắc?
Đầu năm, thấy trên
VTV1, Đoàn viên Thanh niên Bộ Công Thương đi bán "giải cứu" dưa hấu,
hành tím cho nông dân, gây cảm xúc cho không ít khán giả, nhưng chỉ mua và bán
dùm cho đâu được mấy tấn! Mới đây, vào mùa nhãn Hưng Yên và mùa vải thiều Lục
ngạn, nghe đài VOV1 nói "chủ động chuẩn bị", "mở thị trường sang
Mỹ, Nhật, Úc, Tây Âu...", nhưng kết thúc vụ mùa cũng chỉ xuất được vài tấn
trong số hàng chục ngàn tấn mỗi loại có "thương hiệu" này qua đường
hàng không. Hèn nào, có người nói "nền kinh tế một container" là vậy.
Tệ hơn nữa, xuất hàng
lúc đầu đạt yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thức phẩm, nhưng lần sau thì sẽ
khác và bị từ chối, như "tôm rau câu", "tôm đầu đinh" chẳng
hạn. Ngay người viết bài nầy, từng ra lệnh đi gom heo bò làm lẻ, làm lậu bên
ngoài vào trại giết mổ tập trung, nhưng Tết vẫn được lò mổ tặng thịt heo ăn Tết
hôi rình vì bị bơm nước bẩn, để "thưởng công" lãnh
đạo!
Hàng đêm, nhìn lên
VTV1 vào giờ vàng thời sự, trong những vị ta quen mặt đi lễ và đi hội, ít thấy
ai xuống nhà xưởng, đi ra đồng, vào bệnh viện quá tải, hay gặp dân bàn chuyện
làm ăn, và nhất là đối thoại những vấn đề bức xúc.
Nếu kiên trì lục lại
tất cả các văn kiện của các cấp các ngành, tại các cuộc hội họp, sẽ thấy bao
nhiêu điều nói mà không nói đã làm được đến đâu rồi? Hay nó chỉ như "lời
cầu nguyện", hoặc như "đảo võ cầu mưa" cứu hạn!
Nhưng cũng ngặt nỗi là khi thành công một số mặt hay được một mớ ngoại viện
nào đấy thì trở lại căn bịnh ban đầu là "Nổ" và "chém gió",
như TS Võ Trí Thành Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế
Trung ương nói tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tại Sầm Sơn - Thanh Hóa ngày
27/8/2015: "Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi. Lãnh đạo còn chém
gió giỏi hơn bọn tôi"[1]
.
Xuất năm cao nhất gần 8 triệu tấn gạo mà chỉ một nhãn hiệu "Gạo Việt Nam"! |
Hoàn cảnh nghiệt ngã
là ta bước ra khỏi chiến tranh, thương tích đầy mình. Chúng ta đã bắt tay quản
lý đất nước và phát triển kinh tế với lực lượng lao động là lính, là nông dân
tự do, nghèo, ít học, và chưa một lần làm công nhân, và với một số doanh nhân vốn
liếng ít ỏi, thậm chí trắng tay, còn sót lại sau cuộc chiến, quản lý còn thiếu
kinh nghiệm.
Trong khi đó, yêu cầu
chuyên môn hóa như dấu cộng (+) hoặc dấu trừ (-) gắn trước mỗi chữ số của bài
toán một cách mặc định, như quản lý ngành sản xuất anh phải "lên bờ xuống
ruộng" với công việc ấy, với thị trường..., chứ không chỉ với mớ kiến thức
sách vở ở nhà trường. Đó là chưa kể có thứ kiến thức sách vở không liên quan gì
đến hoạt động kinh tế cụ thể, hay chỉ ngồi đọc các báo cáo "xơ chai"
trong phòng lạnh hay dự các "hội thảo qua loa", thì làm sao mà quản
lý. Cái lạ là hình như chúng ta chưa thấy rõ cái "dấu ấn" ấy để biết
đúng giá trị các con số mà mình chọn để giải bài toán.
Những người đại biểu
cho dân làm ra luật, nhưng không hiểu biết về hoạt động trên thương trường, hay
công việc của người công nhân, nông dân, thậm chí có người chưa học luật... thì
khi làm luật có liên quan ắt còn có nhiều kẽ hở là tất nhiên. Thậm chí có người
nói luật nầy ta làm có tham khảo luật các nước Âu-Mỹ. Nhưng họ quên rằng thể
chế chính trị ở đó là tam quyền phân lập, xã hội dân sự, kinh tế thị trường tự
do…
Tại sao con cá nheo
của Mỹ chỉ nuôi ở vài bang miền nam nước Mỹ và cũng chỉ vài ông dân biểu Mỹ ứng
cử ở đó có trách nhiệm với ngư dân - cử tri nơi ấy mà vận động quốc hội ra được
luật bảo vệ quyền lợi cho ngư dân họ? Những bài toán có mẫu số khác nhau đều
phải được qui đồng mẫu số trước khi giải. Nếu không thì có "hội" mà
không "nhập" được.
Trong nông nghiệp ta
nói "liên kết 4 nhà" nhưng chỉ là khẩu hiệu. Campuchia không nói mà
làm được gạo thương hiệu xuất qua hơn 40 nước, còn ta đóng gói gạo trắng bán
lẻ, nhưng qui cách và "chữ hiệu" trên bao là theo yêu cầu nước nhập
khẩu! Xuất năm cao nhất gần 8 triệu tấn gạo mà chỉ một nhãn hiệu "Gạo Việt
Nam"! Tôi từng tham gia trao đổi kinh nghiệm làm lúa với các tỉnh
Campuchia giáp ranh (tỉnh tôi) theo yêu cầu của bạn, tôi thấy họ có nhiều bài
học hay về quản lý tài nguyên - môi trường, nhưng ta không học được vì ta đã
không còn cơ hội "qui đồng mặt bằng quản lý" như họ. Ta như "Tre
già" rồi!
"Hy vọng"
Tình hình tương tự cần
có mạn đàm riêng nhưng điều hiển hiện tại các sân chơi mà ta đã vào như ASEAN,
AFTA, FTA, WTO, hay sắp vào như TPP... sân nào đối với ta cũng đều không bằng
phẳng vì "không đồng mẫu số". Cái "không" đó chính là cái
khó của các nhà doanh nghiệp và của người lao động là chủ yếu. Nhưng sự xuất
hiện của Tập đoàn Vinamilk, Tập đoàn Dệt may, Xí nghiệp Dược Hậu Giang, hay như
Tập đoàn HAGL… đầu tư ra nước ngoài thành công về mặt nông nghiệp gợi cho ta hy
vọng!
Nguyễn Minh Nhị
Nguồn: Theo VietNamNet
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire