Tờ Thoibao.de vừa mới nhận thư trả lời của Bộ Ngoại giao
Đức qua email. Trong thư, Bộ Ngoại giao Đức xác nhận, nguyên văn như sau:
"Chính phủ Đức đã đình chỉ Hiệp định [Việt - Đức] miễn visa cho tất cả những
người mang hộ chiếu ngoại giao".
Như vậy, tất cả những
người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam không còn được miễn visa nữa khi vào
Đức. Trước đó, theo Điều 1 của Hiệp định miễn visa ký giữa hai nước năm 2013,
những người Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao có thể vào Đức trong 90 ngày
không cần xin visa, ngoại trừ những người được bổ nhiệm hoặc được cử sang công
tác nhiệm kỳ trên lãnh thổ Đức.
Còn những người mang
hộ chiếu ngoại giao Việt Nam được bổ nhiệm làm thành viên cơ quan đại diện
ngoại giao (Đại sứ quán Việt Nam), cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ
chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Đức, cũng như thành viên gia đình họ, trước đây
được miễn visa (Theo Điều 2 khoản 2 cùa Hiệp định) trong suốt nhiệm kỳ công tác
sau khi được bổ nhiệm. Nay những đối tượng kể trên, thí dụ như ông Đại sứ và
những nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam, cũng như thành viên gia đình họ, sau
khi được bổ nhiệm không còn được miễn visa trong suốt nhiệm kỳ công tác như
trước đây.
Việc đình chỉ Hiệp
định miễn visa này là một hạn chế lớn cho phát triển Kinh tế, Chính trị và
Ngoại giao của Việt Nam vì tất cả các cán bộ Ngoại giao Việt Nam trên thế giới
giờ đây khi tới Đức đều cần được nước này cấp Visa.
Đây là một trong những
hậu quả của việc Đức quyết định tạm thời hạ cấp quan hệ ngoại giao với Việt
Nam. Cụ thể, ngày 22.09.2017 Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố đình chỉ quan hệ đối
tác chiến lược với Việt Nam vì phía Việt Nam không đáp ứng những yêu cầu của
phía Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Một câu hỏi được đặt
ra, phía Đức đã đơn phương đình chỉ Hiệp định miễn visa này, còn phía Việt Nam
thì sao? Chính phủ Việt Nam có còn cho người mang hộ chiếu ngoại giao Đức được
miễn visa khi vào Việt Nam hay không?
Bộ Ngoại giao Đức đã
không trả lời câu hỏi này của tờ Thoibao.de.
Trong cuộc khủng hoảng
ngoại giao giữa hai nước vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cho đến nay phía Việt
Nam hầu như không có phản ứng đối chọi lại những biện pháp của phía Đức, thí
dụ: chính phủ Đức đã trục xuất hai nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam tại
Berlin, nhưng phía Việt Nam đã không có biện pháp trục xuất ngược lại.
Trung Khoa
- Thoibao.de
Để trực tiếp kiểm
chứng và tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc nêu trên, bạn đọc có thể liên
hệ với Bộ Ngoại giao Đức theo địa chỉ, số điện thoại và email
sau đây:
Vụ Trịnh Xuân Thanh:
Đức đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam và trục xuất tiếp cán bộ ngoại
giao Việt Nam trong vòng 4 tuần:
Hiệp định Việt - Đức
miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, ký tại Berlin, Đức ngày 13
tháng 3 năm 2013, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2013:
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire