PHẠM DOÃN TÌNH
Một người dân có tên Clara Nkata nói:
“Chúng
tôi đang ở đây để chống lại Mugabe. Ông ấy phải ra đi ngay hôm nay chứ
không phải ngày mai. Chúng tôi muốn có một Zimbabwe mới”.
Trong khi người dân khát khao lật đổ quyền lãnh đạo
đất nước của ông Mugabe, thì họ lại coi lực lượng quân đội Zimbabwe (ZDF) như
những người anh hùng của dân tộc, đang thực hiện sứ mệnh lịch sử giải phóng cho
người dân khỏi áp bức bất công và đói nghèo.
“Cảm
ơn những người lính Zimbabwe, họ đã mang đến sự thay đổi, họ đã nói theo tiếng
nói của người dân và làm theo ý nguyện của người dân”,
chị Lizzy Dendamera, 34 tuổi nói với các phóng viên.
Mặc dù hiện tại, ông Mugabe kiên quyết không chấp nhận
từ chức, nhưng với sức ép cực đại mà đảng ZANU-PF, quân đội và người dân Zimbabwe
đang tạo ra, có lẽ ngày ông Mugabe đứng ở vị trí lãnh đạo cao nhất đất nước sẽ
không còn nhiều.
Bởi “dân như nước”, địa vị của “người lãnh đạo chỉ như
thuyền”, một khi nước đã lật thuyền thì không thể có gì cưỡng lại được.
Reuters hôm 19/11 đưa tin, đảng cầm quyền Liên minh
Quốc gia và Mặt trận Yêu nước (ZANU-PF) của ông Mugabe đã tiến hành một cuộc
họp và đưa ra quyết định phế truất chức vụ Chủ tịch đảng này của Tổng thống
Mugabe.
Động thái này được xem như tiền đề để ông Mugabe từ
chức Tổng thống, nếu không muốn bị Quốc hội luận tội.
Ông Chris Mutsvangwa, người đứng đầu Hiệp hội Cựu
chiến binh rất có ảnh hưởng ở Zimbabwe, đã nói với hãng tin Reuters sau cuộc
họp của Ủy ban Trung ương ZANU-PF rằng:
Thời kỳ huy hoàng dành cho ông Mugabe đã hết, bây giờ
ông ấy phải ra đi và nên rời khỏi đất nước này ngay khi còn có thể.
“Chúng
tôi đang tiến về phía trước. Ông ấy [Mugabe] đã cố gắng để mặc cả cho một
lối thoát trong danh dự, nhưng điều đó là không thể”,
ông Mutsvangwa nói.
Ông Mutsvangwa còn cho biết thêm, ZANU-PF cũng sẽ phế
truất bà Mugabe Grace - vợ của ông Mugabe ra khỏi vị trí đứng đầu Liên đoàn Phụ
nữ Zimbabwe, và sẽ khôi phục lại chức vụ trong đảng cho cựu Phó Tổng thống cho
ông Emmerson Mnangagwa. [1]
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe phát biểu trên truyền hình tối 19/11 (Ảnh: CNN) |
Tuy nhiên, vào buổi tối cùng ngày, hãng tin CNN cho
biết, ông Mugabe đã lên sóng truyền hình và tuyên bố sẽ “không bao giờ từ
chức”, bất chấp tối hậu thư của đảng ZANU-PF đã đưa ra buộc ông phải bước xuống
vũ đài chính trị.
Trong bài phát biểu trên sóng truyền hình, ông Mugabe
thừa nhận những bức xúc trong xã hội trong thời gian qua đã lên tới đỉnh điểm;
Cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng ZANU-PF đã dẫn đến
hành động vừa qua của quân đội và áp lực buộc ông phải từ chức.
Thế nhưng, ông Mugabe không chỉ tuyên bố sẽ không từ
chức, mà còn khẳng định ông vẫn là Chủ tịch của đảng ZANU-PF và sẽ vẫn đứng ra
chủ trì đại hội của đảng này vào tháng 12 tới.
“Chúng
ta phải học cách tha thứ và giải quyết những mâu thuẫn thực sự theo cách của
người Zimbabwe.
Đại hội đảng
[ZANU-PF] sẽ diễn ra trong vài tuần tới và tôi sẽ vẫn chủ trì các sự kiện”,
ông Mugabe nói.
Mặc dù ông Mugabe quyết không từ bỏ chức vụ Tổng thống
của mình, tuy nhiên, địa vị quyền lực 37 năm của ông Mugabe đang trên bờ vực
sụp đổ kể từ khi quân đội nước này tiến hành một cuộc chính biến quân sự tại
thủ đô Harare hôm 15/11.
Người dân Zimbabwe xuống đường tuần hành đòi ông Mugabe từ chức (Ảnh: AP) |
Nguồn tin CNN cho biết, bất kỳ một quyết định nào liên
quan đến việc ông Mugabe rời khỏi chức vụ của mình cũng sẽ tiến tới việc bổ
nhiệm một Tổng thống tạm quyền.
Hiện tại, ông Mnangagwa - người đã bị ông Mugabe phế
truất khỏi chức vụ Phó Tổng thống hồi đầu tháng này nhiều khả năng sẽ được bầu
làm Chủ tịch đảng ZANU-PF tại đại hội vào tháng 12 tới và sẽ là người kế nhiệm
ông Mugabe, để mở đường cho vị trí Tổng thống chính thức trong cuộc bầu cử vào
năm sau. [2]
Ông Mnangagwa, năm nay 75 tuổi, từng là cựu chỉ huy
tình báo của đảng ZANU-PF, người cực kỳ có uy tín trong lực lượng quân đội
Zimbabwe cũng như có ảnh hưởng rất lớn trong đảng ZANU-PF.
Nếu ông Mnangagwa tiếp quản chức vụ tổng thống
Zimbabwe mà ông Mubabe để lại, ông sẽ phải vượt qua những thách thức hết sức
nặng nề đang chờ đón ông ở phía trước.
Theo đó, ông Mnangagwa cần phải nhanh chóng ổn định
tình hình chính trị đất nước hiện đang rất phức tạp và khó lường.
Bởi hiện tại, phe đối lập Thay đổi vì Dân chủ (MDC-T)
đứng đầu là cựu Thủ tướng Morgan Tsvangirai cũng đang cố gắng nắm bắt cơ hội;
Ông này luôn luôn kêu gọi thành lập một chính phủ liên
hợp lâm thời và tiến hành một cuộc bầu cử sớm để thành lập chính phủ mới.
Bên cạnh đó, nếu việc tiếp quản quyền lực diễn ra xuôn
sẻ với Mnangagwa, ông còn phải khôi phục lại nền kinh tế vốn đã kiệt quệ trong
nhiều năm, cũng như tạo dựng lại các mối quan hệ vốn đã băng giá từ lâu với thế
giới bên ngoài.
Người dân Zimbabwe ủng hộ hành động chính biến của quân đội (Ảnh: CNN) |
Chưa biết cuộc chuyển giao quyền lực này sẽ diễn ra
như thế nào, liệu có yên ả để tránh xảy ra các cuộc xung đột phe phái hay
không.
Nhưng hiện tại người dân Zimbabwe lại đang tỏ ra rất
phấn khích trước viễn cảnh sụp đổ của “đế chế” Mugabe tồn tại trong suốt 37 năm
qua.
Ngay trước ngày diễn ra cuộc họp của đảng ZANU-PF về
việc xem xét quyết định phế truất chức vụ Chủ tịch đảng của Tổng thống của ông
Mubabe, người dân Zimbabwe đã đổ ra đường reo hò, hát múa và giương cao các
khẩu ngữ.
Họ vừa muốn gây sức ép đối với ông Mubabe, vừa thể
hiện sự ủng hộ đối với hành động của quân đội vừa qua cũng như việc chuyển giao
quyền lực cho một vị tổng thống mới.
Hãng tin The Guardian đưa tin, hàng chục nghìn người
dân trên khắp mọi miền của đất nước Zimbabwe đã đổ ra đường ca hát, cầu
nguyện, nhảy múa và đôi khi họ khóc nhưng tất cả đều phấn khởi trước viễn cảnh
thay đổi của đất nước.
Họ là những người dân ở mọi lứa tuổi, giai cấp, địa
vị, màu da, từ những người lang thang không nơi nương tựa, những người bán hàng
rong, đến các doanh nhân giàu có, các cựu chiến binh của đảng ZANU-PF và cả
những người nông dân da trắng mà trước đây họ đã buộc phải rời khỏi mảnh đất
của mình.
Ông Nyikayaramba, một nhân viên công nghệ thông tin đã
nói trong những giọt nước mắt hạnh phúc, khi coi những ngày này như là ngày độc
lập thứ hai của đất nước Zimbabwe.
“Tôi
có thể nói rằng, đây là ngày độc lập thứ hai của chúng tôi. Chúng tôi đã chờ
đợi ngày này quá lâu rồi.
Chúng tôi đã chịu
đau khổ và bất hạnh quá nhiều rồi, và hôm nay Đức Chúa Trời đã ban phát niềm hy
vọng cho chúng tôi.
Đó là thời điểm
tuyệt vời để Zimbabwe đổi thay cho một cuộc sống mới tốt đẹp hơn”,
ông Nyikayaramba nói.
Cũng cùng tâm trạng với ông Nyikayaramba, một người có
tên Frank Mutsindikwa nghẹn ngào nói:
“Đây
là những giọt nước mắt của niềm vui. Tôi đã chờ đợi cả cuộc đời mình cho ngày
hôm nay và cuối cùng chúng tôi cũng đã được tự do”.
Người dân Zimbabwe khoác lên mình lá cờ tổ quốc, họ
diễu hành qua các đường phố và tháo dỡ bỏ các pano, áp phích khổng lồ có in
hình Tổng thống Mugabe với mong muốn rằng cái chế độ hà khắc, bạo lực, tham
nhũng và đói nghèo này sẽ phải được thay thế để đem lại một niềm hy vọng mới
cho tương lai của Zimbabwe.
Một người dân có tên Clara Nkata nói:
“Chúng
tôi đang ở đây để chống lại Mugabe. Ông ấy phải ra đi ngay hôm nay chứ
không phải ngày mai. Chúng tôi muốn có một Zimbabwe mới”.
Trong khi người dân khát khao lật đổ quyền lãnh đạo
đất nước của ông Mugabe, thì họ lại coi lực lượng quân đội Zimbabwe (ZDF) như
những người anh hùng của dân tộc, đang thực hiện sứ mệnh lịch sử giải phóng cho
người dân khỏi áp bức bất công và đói nghèo.
“Cảm
ơn những người lính Zimbabwe, họ đã mang đến sự thay đổi, họ đã nói theo tiếng
nói của người dân và làm theo ý nguyện của người dân”,
chị Lizzy Dendamera, 34 tuổi nói với các phóng viên.
Ngoài ra, đám đông còn gọi vang tên của ông
Constantino Chiwenga Tư lệnh quân đội Zimbabwe với một sự trân trọng và biết
ơn.
“Chúng
tôi rất hạnh phúc ngày hôm nay, 100% hạnh phúc. Chúng tôi tự hào về những người
lính, tự hào về Tư lệnh Chiwenga”, một người dân có
tên Gladys Zimucha nói trong niềm hạnh phúc. [3]
Một điểm đáng lưu ý là, trong những dòng người đông
đúc đổ ra các ngả đường để ăn mừng, có rất nhiều cựu chiến binh - những người
trước đây đã rất trung thành với ông Mugabe và cũng được ông Mugabe ân sủng.
Giờ đây họ cũng đã quay lưng lại với vị Tổng thống đầy
quyền lực nhưng lại thiếu tình thương đối với người dân này.
Ông Ticho Njara, một cựu chiến binh 62 tuổi và là
thành viên của đảng ZANU-PF nói:
“Chúng
tôi là những người luôn ở bên cạnh ông Mugabe trong những năm tháng chiến đấu
gian khổ để giành độc lập cho dân tộc.
Nhưng giờ đây ông
ấy đã đi lạc đường nên ông ấy buộc phải rời khỏi địa vị chính trị của mình”.
Bên cạnh việc người dân gây sức ép để buộc ông Mugabe
phải từ chức và ăn mừng cho một “kỷ nguyên mới” của Zimbabwe, họ còn kêu gọi
trao quyền lãnh đạo đất nước cho ông Emmerson Mnangagwa - vị Phó Tổng thống đã
bị ông Mugabe phế truất hồi đầu tháng này.
Cựu Phó Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa (Ảnh: CNN) |
Không chỉ có người dân ở trong nước đổ ra đường để thể
hiện nguyện vọng của mình về một sự thay đổi của đất nước, những người dân
Zimbabwe sống ở nước ngoài cũng đã xuống đường tuần hành để ủng hộ cho những
người dân trong nước.
Theo đó, hàng trăm người sống ở Anh đã tập trung bên
ngoài đại sứ quán Zimbabwe ở trung tâm London để kêu gọi Mugabe từ chức.
Các cuộc mít tinh tương tự với số lượng hàng ngàn
người tham gia cũng đã được tổ chức tại các nước Nam Phi và Namibia.
Ngoài sự phấn khích về những hy vọng cho sự đổi thay
của một Zimbabwe mới, người dân nơi đây cũng đang tận hưởng một cảm giác say
sưa khác, đó là sự tự do về chính trị của đất nước này.
Nếu như trước đây, mọi lời nói và hành động của người
dân được cho là khiếm nhã hoặc động chạm đến giới cầm quyền ở Zimbabwe, chắc
chắn sẽ mang đến sự nguy hiểm cho bản thân, thậm chí là cái chết.
Nhưng giờ đây, người dân Zimbabwe đã được thoải mái
bày tỏ quan điểm chính trị của mình ngay trên đường phố đông đúc mà không cần
phải lo sợ bất cứ điều gì.
Một người dân có tên Regis Fungurani nói:
“Nếu
như một tuần trước, chúng tôi sẽ không dám nói bất cứ một điều gì với ai, vì
như vậy Mugabe sẽ đến và chúng tôi sẽ phải gặp nguy hiểm, nhưng bây giờ chúng
tôi thật thoải mái, bởi ông ta đã không còn quyền lực”.
[4]
Niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn cho
Zimbabwe đang tràn ngập trong lòng mỗi người dân của quốc gia nghèo khó này.
Mặc dù hiện tại, ông Mugabe kiên quyết không chấp nhận
từ chức, nhưng với sức ép cực đại mà đảng ZANU-PF, quân đội và người dân Zimbabwe
đang tạo ra, có lẽ ngày ông Mugabe đứng ở vị trí lãnh đạo cao nhất đất nước sẽ
không còn nhiều.
Bởi “dân như nước”, địa vị của “người lãnh đạo chỉ như
thuyền”, một khi nước đã lật thuyền thì không thể có gì cưỡng lại được.
Tài liệu tham khảo:
[1] Reuters/ Zimbabwe's ruling party to expel Mugabe,
war vets head says
[2] CNN/ Mugabe of Zimbabwe promises to hold power
despite the pressure to resign
[3] The Guardian/ Zimbabwe: Mugabe's grip on power
appears close to collapse
[4] The Guardian/‘This is our second independence day
- we want a new Zimbabwe’
PHẠM
DOÃN TÌNH
Nguồn: Theo GDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire