Sáng ngày
26/11 vừa qua, Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt (RATRACO, thuộc
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) đã triển khai thành công đoàn tàu chuyên
container đầu tiên kết nối giữa Việt Nam – Trung Quốc với mục tiêu “cao cả” là
tăng cường giao thương giữa hai quốc gia. Theo thông tin được loan tải thì đoàn
tàu liên vận sẽ bao gồm 33 container 40 fit chứa các sản phẩm xuất khẩu của TQ
sang Việt Nam như nội thất văn phòng, thực phẩm, phụ tùng linh kiện ô tô,…
Một trong những toa tàu trong chuyến tàu liên vận container đầu tiên |
Sản phẩm
“made in China” đang là nỗi ám ảnh của người dân toàn thế giới vì phần lớn đều
là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại,… Do đó, nhiều nước
tỏ ra thận trọng trong chính sách thương mại với Trung Quốc và các công ty cũng
dè chừng. Trong khi đó, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam lại bắt tay với TQ xây
đường sắt liên vận để tăng cường đưa hàng hóa TQ vào VN. Vì sao chúng ta phải
mở rộng giao thương với TQ mà không phải là những quốc gia khác? Tại sao lại
muốn tự làm hại chính mình?
Trên thực
tế, hàng hóa thứ cấp TQ đã được tuồn qua VN bằng rất nhiều con đường,
chính ngạch và tiểu ngạch (chẻ rừng hoặc dùng mọi thủ đoạn qua mặt hải quan),
đặc biệt là hàng TQ vào VN đều không qua kiểm định chất lượng hay vệ sinh an
toàn thực phẩm gì cả. Đó là những loại hàng hóa VN không thể kiểm soát, khiến
người dân điêu đứng, cơ quan chức năng đau đầu. Thì nay lại có thêm đoàn tàu
liên vận kết nối VN – TQ, thì liệu đây có phải là bức bình phong che đậy cho
hàng hóa TQ tuồn vào Việt Nam một cách công khai minh bạch chăng?
Ông Trần Văn
Chính, cựu cán bộ, cửa khẩu Lào Cai, chia sẻ: “Hoa quả, hàng quặng, các hàng
máy móc cũng có, hoa quả, nông lâm sản cũng có. Ngoài ra, hàng Trung Quốc qua
đây chủ yếu còn có phân bón, các loại hóa chất, máy móc.” Kết quả là:
“Phần lớn các mặt hàng thực phẩm chức năng được làm giả, kém chất lượng đều
được nhập từ Trung Quốc, qua đường tiểu ngạch, về đến Việt Nam được các cơ sở
thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và mang đi tiêu thụ” – Trần
Hùng, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y
tế) cho biết.
Không chỉ
người tiêu dùng bị hại, doanh nghiệp Việt cũng bị hàng TQ đẩy vào cảnh lao
đao. Ông Lý Thành Sinh, Giám đốc Công ty Minh Long Hưng, cho biết:
“Hiện nay ngoài việc phải đối phó với hàng giả, hàng nhái tràn ngập thị trường,
thì DN Việt còn phải gồng mình cạnh tranh với hàng Trung Quốc gồm cả nhập chính
ngạch và nhập lậu”.
Hoa quả
Trung Quốc nhiễm độc tuồn vào Việt Nam nhưng không thể kiểm soát
|
Và số
lượng hàng Trung Quốc tuồn sang Việt Nam chưa bao giờ giảm. Năm sau lại
nhiều hơn năm trước, nhà buôn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam cũng năm sau nhiều
hơn năm trước. Trong đó, hầu hết hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc là nông
sản, lợn nguyên con và các loại trái cây nổi tiếng miền Nam đã được kiểm định
chất lượng chặt chẽ. Ngược lại, hàng Trung Quốc nhập sang Việt Nam, toàn là
trái cây, các loại rau và thực phẩm biến đổi gen, và các loại phân bón và chất
hóa học có hại cho sức khỏe. Cụ thể, theo thống kê trung bình mỗi ngày nước
ta chi 112 tỷ đồng để mua hóa chất, nhập khoảng 1.000 tấn trái cây có hàm lượng
hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần an toàn từ Trung Quốc.
Vì sao lại
có chuyện nghịch lý như thế? Trách nhiệm của cơ quan hải quan, Cục Quản lý thị
trường, Bộ Công thương ở đâu? Phải chăng là nhờ phong bì lót tay, hay đi đêm
giữa thương gia TQ và các vị nên những thương vụ này mới trót lọt?
Riêng đối
với các loại xe container chuyển hàng qua biên giới Việt – Trung, theo quan sát
của một chủ quán gần cửa khẩu Mường Khương, tỷ lệ các loại xe container từ Việt
Nam sang Trung Quốc và từ Trung Quốc vào Việt Nam theo tỉ lệ là 1/5. Nghĩa là
cứ 1 xe container Việt nam chở hàng qua Trung Quốc thì có 5 xe container
từ Trung Quốc chở hàng sang Việt Nam. Giờ đây, không cần đi xe nữa, RATRACO
dưới sự chỉ đạo của Tổng Công ty Đường sắt VN, đã nâng cấp nó lên thành TÀU
container, thì chẳng khác nào mở toang cánh cửa đưa tàu TQ tuồn vào VN dễ dàng
và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Hàng TQ chất
lượng kém tuồn vào VN không chỉ đầu độc dân Việt Nam bởi vấn nạn thực phẩm bẩn
ngày càng tràn lan, mà còn là âm mưu dùng hàng Tàu gán mác “made in Vietnam” để
tuồn ra thế giới, không chỉ để trốn thuế mà còn khiến hình ảnh VN bị bôi nhọ
trên thị trường toàn cầu của TQ. Điển hình là vụ thép TQ “đội lốt” thép Việt
trốn 9,6 triệu USD tiền thuế vừa bị Cơ quan chống gian lận Ủy ban Châu Âu
phát hiện gần đây. Vậy, Tổng Công ty Đường sắt VN phải chăng đang tiếp tay
cho TQ tiêu thụ những hàng hóa thừa mứa người dân họ không dám sử dụng và là
cánh tay đắc lực giúp hàng hóa TQ, gắc mác VN đi ra nước ngoài?
Phố Tàu “sát nách” Thủ đô mọc lên ở Đồng Kỵ (Bắc Ninh) |
Bên cạnh đó,
chúng ta đều biết, TQ từ ngàn xưa đã luôn nuôi tham vọng xâm lược, phá hoại VN
nhằm bành trướng lãnh thổ, do đó việc TQ thông qua tàu container liên vận VN –
TQ không chỉ sẽ tạo điều kiện cho nước này mang thực phẩm bẩn, sản phẩm kém
chất lượng, hóa chất độc hại, mà còn cài cắm người, thậm chí là mang vũ khí vào
lãnh thổ VN là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Hiện nay, người
Hoa đang có mặt ở khắp mọi miền trên mảnh đất hình chữ S. Các con phố Tàu
xuất hiện không chỉ ở các tỉnh miền Nam, nơi mà TQ cho rằng dễ dàng xâm nhập và
đồng hóa như Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM,… hay ở Tây Nguyên (công nhân người
TQ làm việc ở mỏ bauxite Tân Rai – Lâm Đồng), thậm chí là miền Bắc, nơi đầu não
chính trị – hành chính quốc gia, phố TQ cũng không thiếu, cụ thể là ngay tại
làng nghề mộc Đồng Kỵ (Bắc Kinh), người ta treo cả biển chỉ đường bằng tiếng
Hán, ai đi vào cũng ngỡ mình đang lạc vào khu phố TQ chứ không còn là lãnh thổ
VN.
Phố TQ xuất
hiện chủ yếu là nhờ những dự án lớn mà TQ thắng thầu. Họ đồng hóa bằng cách
sống giữa những người VN, giao tiếp, buôn bán bằng tiếng Hán, dùng visa có
“hình lưỡi bò”, sử dụng cờ TQ, đồng Nhân dân tệ, xuất bản sách giáo khoa, làm
tiếp viên du lịch để tuyên truyền sai lệch về chủ quyền VN,… Để rồi không chỉ
người Việt, những khách du lịch từ bốn phương đến VN cũng được “nhồi sọ” bằng
những kiến thức lịch sử sai trái theo ý đồ của chúng. Vậy đoàn tàu liên vận
được triển khai dày đặc (3 chuyến/ tuần) thì sẽ giúp TQ đưa bao nhiêu người xâm
nhập trái phép vào VN?
Tốc độ giảm sút của vận tải đường sắt ngày càng mạnh |
Một thực tế
không thể phủ nhận là hiện nay ngành đường sắt ngày càng lạc hậu, xuống cấp
trầm trọng, nhưng lại không có sự đổi mới, phát triển, rồi đổ lỗi cho ngành hàng
không cướp khách. Chưa kể, dựa vào sự độc quyền, Tổng công ty đường sắt Việt
Nam lại ỷ y, dựa dẫm vào sự hỗ trợ vốn của ngân sách nhà nước, dẫn đến
tình trạng: “Làm ra 1, ngân sách nhà nước bù ra gấp 4” (hiệu quả
khai thác của đường sắt Việt Nam chỉ đạt khoảng 350 tỷ đồng/năm, ngân sách nhà
nước phải cấp bù khoảng 1.200 tỷ đồng/năm cho bảo trì). Tuy nhiên, thay vì chú
tâm vào ngành nghề chính của mình, thay đổi để phát triển, thúc đẩy hiệu quả,
năng suất vận tải hành khách và hàng hóa thông thương trong nước, giúp kinh tế
VN phát triển; Tổng Cty đường sắt VN lại siêng “việc hàng xóm”, tìm cách đưa
hàng hóa TQ vào VN, không biết có giúp ích gì cho đất nước hay là đang “rước
giặc vào nhà”?
Rõ ràng,
trong mọi phương thức giao thương thì TQ luôn là kẻ hưởng lợi, trong khi VN
luôn là người bị hại, là người bị áp bức và chịu mọi thiệt thòi, tiếng xấu. Thế
nhưng không hiểu sao, Tổng công ty đường sắt VN lại đưa ra quyết định “sáng
suốt” là hợp tác với TQ xây tàu liên vận Việt – Trung? Không biết hệ quả người
dân đang chết dần mòn vì thực phẩm bẩn, hàng hóa kém chất lượng của TQ có làm
Tổng Cty đường sắt VN sáng mắt hay chưa? Hay những “lại quả”, những chiêu thức
“mật ngọt chết ruồi” mà TQ bày ra đã khiến họ mờ mắt? Vì vậy, tiếp tục bắt tay
hợp tác, liệu hậu quả trong tương lại sẽ khủng khiếp đến mức nào?
(Vietnamnet
/ Tiền Phong)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire