08/02/2018

CHÂN DUNG VỊ LINH MỤC “QUỐC DOANH”


Hương Khê



Lời dẫn:   Chủ đề về tôn giáo là vấn đề rất nhạy cảm. Nhất là khi đề cập đến những người trong giới linh mục, tu sĩ, là việc  rất tế nhị. Vì vậy  khi nói về vấn đề này, nếu không thận trọng, có thể gây nên sự hiểu lầm là xúc phạm tôn giáo.



Nhưng không vì thế mà cúi đầu im lặng, không dám nói đến một số cá nhân, khi họ đã lợi dụng chiếc áo thầy tu để có những hoạt động chống phá lại tôn giáo mà họ  mang danh, để phục vụ lợi ích đen tối cho những thế lực hắc ám đang giật dây, biến họ thành con rối, thành công cụ để thực hiện âm mưu phá hoại tôn giáo.





          Do đó, khi nói đến những con người này, không phải xúc phạm đến tôn giáo của họ, mà chỉ là vạch cái bộ mặt thật của những người này để cho mọi người khỏi bị mắc lừa. Đồng thời để thấy được những âm mưu, thủ đoạn mà các thế lực tà quyền trong bóng tối thường sử dụng những người đội lốt tôn giáo này để chống phá các tôn giáo như thế nào.



Về nhân vật mà bài này nói đến, là một cái tên “nổi đình nổi đám” trong giới công giáo, bởi những hoạt động hai mang của ông này. Có lẽ trong giới đồng bào công giáo tại Sài Gòn, không mấy ai là không biết đến ông ta. Vì những hoạt động của ông này bên ngoài giáo hội, và đời sống của ông ấy đã được  phơi bày rất nhiều trên báo chí, mạng xã hội và trong dư luận.

 Vì vậy khi nói về những nhân vật “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” này, thì hoàn toàn không phải là xúc phạm tôn giáo. Cũng không phải là bới móc đời tư của vị linh mục. Mà là để  “vạch mặt chỉ tên” những con sâu, con chuột nấp bóng dưới chiếc áo chùng thâm để phá hoại giáo hội mà thôi.



1. Linh mục Phan Khắc Từ là ai?



Trong hồ sơ lý lịch của các Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XIII(2011) tại Đơn vị bầu cử số 9: Huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn(TP HCM), về ông Phan Khắc Từ như sau:



“Linh mục PHAN KHẮC TỪ

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam (UBĐKCGVN).

Đại học Thần học.

Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Bầu cử ngày 22 tháng 5 năm 2011.

Đơn vị bầu cử số 9: Huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn.

Linh mục Phan Khắc Từ sinh ngày 28 tháng 12 năm 1941. Quê quán: xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Hiện cư ngụ tại 413 Lê Văn Sỹ, phường 12, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Quá trình công tác của Ông  như sau:

Từ năm 1968: Ông là Linh mục, Phó xứ Nhà thờ Vườn Xoài, tham gia phong trào Thanh Lao Công Sài Gòn.

Từ năm 1969 đến năm 1970: Ông đi tu học tại Thụy Sĩ, Bỉ, Pháp, Ông đã cùng các Việt kiều quy tụ những tín đồ Thiên Chúa giáo thế giới ủng hộ Việt Nam.

 Từ năm 1970 đến năm 1975: Ông đã làm công nhân hốt rác và tham gia các tổ chức đòi hòa bình, đòi quyền sống, đòi thi hành Hiệp định Paris. Ông là phó Chủ tịch phong trào nhân dân cứu đói, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ quyền lợi lao động;

 Từ năm 1975 đến nay: Ông là Linh mục Chánh xứ Nhà thờ Vườn Xoài và đã kinh qua các chức vụ: Phó Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn TP.HCM, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Công giáo và Dân tộc, Ủy viên Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ngoài ra, Ông còn tham gia làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Hội nạn nhân chất độc Da cam Việt Nam, Giám đốc Quỹ Vì trẻ em khuyết tật, Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước.

Ông là Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X và là Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa IX, X.

Ông đã được tặng thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng nhì, Huân chương Đại đoàn kết Dân tộc và Huân chương Độc lập hạng ba”(1).



Như vậy là quá trình “hoạt động cách mạng” của LM Phan Khắc Từ từ trước và sau năm 1975 đến nay là rất vang dội. Về các Huân chương mà ông được nhà nước CSVN tặng thưởng nói trên, chứng tỏ Phan Khắc Từ đã có những cống hiến rất lớn cho đảng trong “sự nghiệp” chống phá Giáo hội Công giáo, thực hiện âm mưu “đưa đảng vào đạo” của ĐCSVN.

 Chứng tỏ ông Phan Khắc Từ là một cán bộ ưu tú của ĐCSVN, một chiến sỹ cộng sản kiên trung, một lòng một dạ theo đảng, hay nói theo cách nói của những người cs, là “chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”.

Ngay cái việc ông tự khoe khoang “Ông đã cùng các Việt kiều quy tụ những tín đồ Thiên Chúa giáo thế giới ủng hộ Việt Nam” cũng hoàn toàn bố láo. Tham gia vài buổi biểu tình tại Paris cùng đám sinh viên bị cs dật dây, mà nói “quy tụ những tín đồ Thiên Chúa giáo thế giới ủng họ Việt Nam” được sao? Một con ếch ngồi trong ao kêu òm ọp mà tưởng là làm tiếng sấm vang, chấn động thế giới ư?



Điều khó hiểu là theo như bản khai của ông nói trên, chỉ từ năm 1969 đến 1970, nghĩa là trong vòng trên dưới một năm, mà ông ấy đi tu học đến 3 nước, là Thụy Sĩ, Bỉ, Pháp. Có lẽ đây là chuyến du lịch dài ngày nấp bóng tu học  chăng?



Thực chất đây không phải là chuyến “tu học” như Phan Khắc Từ khoe khoang. Với cái lý lịch tự tô vẽ để hy vọng được đảng ưu ái đưa ra làm ĐBQH lần này, Phan Khắc Từ đã làm “lòi đuôi cs” là khai man, dối trá để lấy thành tích( nói ở phần sau).



Đặc biệt, ông còn là Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tiếp: khóa VIII,IX,X.

Vì những công trạng to lớn như thế đối với ĐCSVN, nên LM Phan Khắc Từ đã vinh dự được đảng và nhà nước CSVN tặng thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng nhì, Huân chương Đại đoàn kết Dân tộc và Huân chương Độc lập hạng ba.



Vậy câu hỏi đặt ra là, Trong Giáo luật của Giáo hội Công giáo, có cho phép linh mục, tu sỹ tham gia hoạt động chính trị không?



“Việc Tham Gia của Giới Giáo Sĩ vào Chánh Trị Dựa Theo Các Quy Luật Phổ Quát của Giáo Hội:



1. Theo Bộ Giáo Luật (Code of Canon Law):



Có hai điều khoản (provision) trong Bộ Giáo Luật 1983 vốn ngăn cấm việc tham gia của giới Giáo Sĩ vào một số hoạt động chánh trị cụ thể, đó là:



Can. 285, §3 viết rằng: "Giới Giáo Sĩ không được phép đảm nhận các chức vụ công cộng, vốn có liên quan đến sự tham dự vào việc thực thi công quyền."

(Clerics are forbidden to assume public offices, which entail participation in the exercise of civil power).

Tức các Linh Mục không thể đảm nhận các vị trí công quyền vốn đòi hỏi việc thực thi các quyền hành về mặt hiến pháp, hành chánh và pháp lý.

Can. 287, §2 viết rằng: "Giới Giáo Sĩ không được phép đóng một vai trò tích cực trong các đảng chánh trị và theo khuynh hướng của các công đoàn trừ phi nhu cầu để bảo vệ các quyền lợi của Giáo Hội hay để cổ võ lợi ích chung mà qua đó có được sự suy xét/quyết định hay phán đoán của giới giáo quyền.."

(Clerics are not to have an active role in political parties and in the direction of labor unions unless the need to protect the rights of the Church or to promote the common good requires it in the judgement of the competent ecclesiastical authority).



Điều này có nghĩa rằng các vị Linh Mục không thể nào tham gia vào hoạt động của bất kỳ một đảng phái chính trị nào, trừ phi trong một trường hợp cụ thể "vốn thật sự được đòi hỏi vì lợi ích chung của cả cộng đồng, và nhận được sự cho phép của Đức Giám Mục địa phương sau khi đã tham khảo với hội đồng các Linh Mục, và nếu trường hợp cần phải có một hay hai người như vậy, thì phải có sự đồng ý và cho phép của cả Hội Đồng Giám Mục." (trích từ J.A. Coriden in the Code of Canon Law: A Text and Commentary, Canon Law Society of America, New York, 1985, p.228 sq.)(2).





Như vậy việc LM Phan Khắc Từ tham gia Đại biểu Quốc hội nước CHXHCNVN trong nhiều khóa, và giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn TP.HCM, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là vi phạm Giáo luật.



Chúng ta đều biết, cái gọi là “Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam” thực chất  là một tổ chức bù nhìn, là công cụ của  ĐCSVN. Đây là mô hình  được đảng nặn ra và nuôi dưỡng với nhiệm vụ tiêu diệt bằng được Giáo hội Công giáo qua hình thức tinh vi là thiết lập một Giáo hội Công giáo tự trị – tam tự – kiểu Trung Quốc. Bản chất của cái gọi là Ủy ban này, hoàn toàn nhằm chống lại Công giáo, như lời Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã xác nhận: “Đó là công giáo nhãn hiệu”.

 Tổ chức này  không được Giáo Hội Công giáo công nhận. Đức Hồng y Angelo Sodano - Quốc vụ khanh Tòa Thánh, trong văn thư đề ngày 20 tháng 5 năm 1992 gửi Giám mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam lúc đó, có viết về Ủy ban này như sau: "Một tổ chức vừa có tính chất công dân, vừa có tính chất chính trị có nguy cơ gây lẫn lộn giữa giáo hội và tổ chức chính trị"(3).



Chính nhà nước CSVN cũng không giấu giếm điều này: “Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội tại Việt Nam, là một tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy thành viên của Ủy ban là các giáo dân và một số chức sắc Công giáo, nhưng Ủy ban này không trực thuộc Giáo hội Công giáo tại Việt Nam”(4).



Tại miền Bắc, tiền thân của tổ chức bù nhìn  này là “Ủy ban Liên lạc những người Công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, Yêu hòa bình”. Đứng đầu tổ chức  này là các tay  “cộng sản nằm vùng” khoác áo linh mục như  Vũ Xuân Kỷ, Hồ Thành Biên, Võ Thành Trinh, Nguyễn Thế Vịnh, Phạm Quang Phước …



Cơ quan ngôn luận của tổ chức này là tờ Chính Nghĩa, nhưng thực chất chỉ  làm  những điều phi nghĩa, với nội dung chủ yếu là xuyên tạc Giáo Hội Công giáo. Nổi bật là các bài “Suy gẫm” được ký tên Luca Nhật Lân, với mục tiêu chính là bôi bác, xuyên tạc, dựng lên nhiều câu chuyện tượng tượng để nói xấu các linh mục và  giáo hội.



Người Công giáo miền Bắc, đã quá dạn dày và kinh nghiệm với các thủ đoạn của người cs, vì họ đã “nằm trong chăn” quá lâu, nên cái tổ chức này không mấy tác dụng đối với Giáo Hội Công giáo miền Bắc.



Do vậy, người Công giáo Miền Bắc, cả hàng Giáo phẩm, giáo sĩ lẫn giáo dân đều tẩy chay nó. Không ai viết bài, không ai cung cấp tin, không ai mua báo, không ai đọc báo. Nó phải chết! Đảng CSVN bèn vội vã thông qua Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo đẻ ra tờ Người Công Giáo Việt Nam  thay thế tờ Chính Nghĩa.



Về tờ Người Công giáo VN này, tác giả Thiên Sứ viết: “Báo Người Công Giáo bị phê phán gay gắt vì báo đạo mà toàn nói chuyện đời. Linh mục Thiện Cẩm nói khi vận động TGM Ngô Quang Kiệt viết bài, TGM nói: “viết báo ấy cho xấu cả người viết.”

 (Thiên Sứ – Cuộc họp của Đoàn Chủ tịch, Ban Thư ký Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam – VietCatholic News, Thứ Năm 28/02/2008).



Tại  miền Nam trước năm 1975, nhóm này mang tên  là “Hội Những người Công giáo kính Chúa yêu nước”, là thành viên của cái gọi là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”. Tổ chức này chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. 

Năm 1983, nhà nước CSVN sát nhập hai tổ chức ở hai miền  này lại, lấy tên là  “ Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước Việt Nam”. Đến năm 1990, đã đổi tên thành “Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam”(5).



Sau năm 1975, tại miền Nam, hoạt động của tổ chức này đã có một số tác dụng.

Đảng CSVN  coi Ủy ban Đoàn kết như đại diện cho người Công giáo Việt Nam. Nhà nước đòi phải có ý kiến của Ủy ban Đoàn kết trong những sinh hoạt của Giáo hội, như phong chức, thuyên chuyển. Nhưng ý kiến của Ủy ban Đoàn kết lại là những ý kiến chỉ đạo của ĐCSVN.

Lãnh tụ ban đầu của nhóm này tại miền Nam sau năm 1975 là các linh mục Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ. Giáo dân hay gọi nhóm này là “Tứ nhân bang” hoặc “Lũ 4 tên”.

Thành tích ban đầu của nhóm này sau 30/4/1975 là đã hô hào trục xuất Đức Khâm sứ Tòa thánh Henri Lemaitre và phản đối việc Tòa thánh bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Thuận làm Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Sài Gòn.



 Để làm việc này, họ đã  “Nhảy qua tường, đột nhập vào Tòa Khâm sứ, dùng búa đập phá ổ khóa ngoài cổng, trèo lên mái nhà căng biểu ngữ và hạ lá cờ Tòa thánh. Bọn chúng hò hét: Đả đảo! Đả đảo! Henri Lemaitre về nước, cút đi, cút đi. Họ xô đẩy đức Khâm sứ, linh mục phụ tá người Balan và linh mục Bí thư người Việt từ trong khuôn viên Tòa Khâm sứ ra đường Hai Bà Trưng, rồi đóng sập cửa lại”.



“Các vị ấy tấn công Tòa Khâm sứ Tòa thánh vào ngày 14/5/1975 – tức là chỉ hai tuần sau khi cộng sản cướp chính quyền. Cũng chính các vị lãnh tụ tương lai của Ủy ban Đoàn kết này đã hô hào loại trừ Đức cha Fx. Nguyễn Văn Thuận, Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sài Gòn. Ngày 25/4/1975, 5 ngày trước khi tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Đức cha Fx. Nguyễn Văn Thuận – Giám mục Nha Trang, được Đức Giáo hoàng Phaolo VI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị. Ngày 12/5/1975, Đức Tổng giám mục Phaolo Nguyễn Văn Bình cho phổ biến thông cáo về việc bổ nhiệm trên. Nhóm  các linh mục lãnh tụ tương lai của Ủy ban Đoàn kết đã bao vây Đức Tổng Giám mục Phaolo Nguyễn Văn Bình và Đức cha Fx. Nguyễn Văn Thuận. Họ yêu cầu Đức cha Thuận rút lui khỏi chức vụ”.(Trích trong loạt bài của LM Chân Tín: “ Ủy ban Đoàn kết Công giáo: Tập đoàn của âm mưu và tội ác”(6).



Trong vụ phong 117 vị thánh tử đạo VN năm 1988, Ủy ban Đoàn kết tuân lệnh Đảng Cộng sản, tổ chức khắp nơi những hội thảo, để đòi Giáo hội hủy bỏ việc phong thánh, hoặc loại các vị tử đạo ngoại quốc. Họ còn vu khống rằng, việc Tòa thánh Vatican chọn ngày 19/6 để phong thánh  là nhằm tôn vinh ngày Quân lực VNCH?



 Cũng Ủy ban Đoàn kết đã làm cái loa cho đảng chống lại việc Tòa Thánh đặt Đức cha Huỳnh Văn Nghi, Giám mục địa phận Phan Thiết, về  làm Giám quản Giáo phận Sài Gòn, khi Đức cha Nguyễn Văn Bình bị bệnh nặng sắp chết (1993).

 Về việc tòa thánh Vatican bổ nhiệm các giám mục tại Việt Nam, nhóm này tuyên bố “Không cần gì phải có ý kiến của Tòa thánh Vatican, các giám mục Việt Nam cứ thu xếp với nhau là được rồi”.



Hãy nhìn vào thành phần của Hội đồng tư vấn(HĐTV), cơ quan tham mưu cho các Tòa Giám mục tại các giáo phận, tại Tòa TGM Sài Gòn, thời Đức cha Nguyễn Văn Bình thì biết, cái Ủy ban ĐKCG  này đã khống chế Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn như thế nào.  Lẽ ra các thành viên trong HĐTV phải là các cha quản hạt và các bề trên dòng. Thì trong HĐTV của GP SG đã được  “đảng hóa”.



 HĐTV gồm 6 người, thì 4 người trong đó là những người đầu não của Ủy ban ĐKCG, là những tay cs nằm vùng: linh mục Huỳnh Công Minh, linh mục Nguyễn Huy Lịch, linh mục Phan Khắc Từ, và ông Nguyễn Đình Đầu (Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Sài Gòn). Còn lại 2 người ngoài Ủy ban, đó là hai LM  Mai Xuân Hậu và LM Chân Tín. Trong đó, LM Huỳnh Công Minh, người đã tuyên bố đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản làm Tổng đại diện.



Hãy nghe ĐTGM Nguyễn Văn Bình tâm sự: “Ủy ban này do Chính phủ thành lập. Vấn đề là luôn luôn có những khó khăn, tại vì Ủy ban rất dễ can thiệp vào những công việc thuộc thẩm quyền các Giám mục. Về điểm này, chúng tôi luôn luôn kháng nghị trước chính quyền. Cũng phải biết rằng chính quyền không điểm xỉa đến những cơ cấu của Giáo hội. Thành ra, người ta dựa vào Ủy ban Đoàn kết để giải quyết một số vấn đề. Chẳng hạn, nếu tôi muốn tập hợp tín hữu mà xin phép Nhà Nước, Nhà Nước không cho. Nhưng nếu tôi nhân danh Ủy ban để triệu tập tín hữu, Nhà nước sẽ dễ dàng cho phép”(7).



Nhà báo Nguyễn Kế Nghiệp, thư ký tòa soạn báo Người Công Giáo VN, là một đảng viên cs không công giáo, có lần nói với một người bạn của ông: Ông có biết vì sao cái UBĐK vẫn còn tồn tại đến nay không? Nhà nước cũng muốn dẹp cái cây cảnh héo này lắm rồi.  Nhưng dẹp nó đi thì mấy chục cán bộ ở Uy ban và Báo CG&DT làm gì mà sống? Tôi đố tay nào ở cơ quan này đi xin nổi việc ở nơi khác vì có biết làm gì đâu, tối ngày chỉ ngồi ăn sẵn, và dọa nhà nước về nguy cơ của Vatican để nhận lương mà thôi!



2. Những năm “tu học” của Phan Khắc từ.



Năm 1969,Phan Khắc Từ được đi dự đại hội Thanh Lao Công thế giới có xu hướng thân cộng tại Liban, được Liên Xô đỡ đầu và tài trợ. Tại đại hội này, nhiều phái đoàn thanh niên công giáo lên tiếng đòi Mỹ rút quân, trả lại quyền tự quyết cho Việt Nam, và gọi chính quyền VNCH là bù nhìn, nên Phan Khắc Từ càng thêm quyết tâm theo CS hơn.



Sau Đại Hội Liban, Phan Khắc Từ ở lại Âu Châu. Hơn một năm tại Pháp, Phan Khắc Từ ngả hẳn theo khuynh hướng Thần Học Giải Phóng của nhiều giáo sĩ Châu Mỹ Latinh, với phong trào Thanh Lao Công làm điểm tựa, cũng đồng thời là môi trường hoạt động cho của ông ta.



Tại Paris, Phan Khắc Từ tham gia đình công, biểu tình đòi công bằng cho giới lao động, tham gia nhiều cuộc biểu tình của sinh viên và công nhân đòi hòa bình cho Việt Nam. Đánh dấu bước quay đầu phản bội quan trọng nhất của Phan Khắc Từ là trong thời gian ở Pháp, ông ta đã đến gặp bà Nguyễn Thị Bình, trưởng phái đoàn thương thuyết của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, để xin được ra bưng theo cs. Nguyễn Thị Bình bảo Phan Khắc Từ hãy trở về Saigon chế bom xăng đánh Mỹ trong thành phố. Và Phan Khắc Từ đã làm theo đúng như vậy.



 Cuối năm 1970, Phan Khắc Từ trở lại Sài Gòn và lập tức hăng hái nhập cuộc với các phong trào đấu tranh tại đây. Ông ta góp mặt trong Mặt trận nhân dân tranh thủ hòa bình, rồi phong trào học sinh, sinh viên đòi quyền sống, phong trào chống tăng học phí, chống độc diễn, đốt xe Mỹ trên đường phố v.v. Nhà thờ Vườn Xoài trở thành nơi chế tạo bom xăng cho phong trào đốt xe Mỹ(8).



3.Về tờ báo Công giáo và Dân tộc(CGvDT).



 Là một tờ tuần báo,  mang danh Công giáo, ra đời vào ngày 10 tháng 7 năm 1975. Tờ báo này mặc dù mang danh Công giáo, nhưng chưa hề được Giáo hội Công giáo công nhận là cơ quan truyền thông của Giáo hội. Hiện  báo này không thuộc bất kỳ tổ chức nào của Giáo hội Công giáo, mà nó thuộc sự quản lý của Ủy ban đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh.



Những ngày đầu tiên  của tờ báo này do  Huỳnh Công Minh làm Chủ nhiệm, sau đó đến Vương Đình Bích và sau này là Trương Bá Cần làm Tổng Biên tập từ 1992 cho đến 2009.

Trong vụ phong 117 vị thánh tử đạo tại Việt Nam năm 1988,  tờ Công giáo và Dân tộc với những tay “đâm thuê chém mướn” như Trương Bá Cần, Vương Đình Bích, Thiện Cẩm, Nguyễn Thiện Toàn, Huỳnh Công Minh…, đã trở thành căn cứ địa cho công cuộc đánh phá giáo hội. Cùng với mấy tên lính xung kích của đảng như Trần Bạch Đằng, Nguyễn Khắc Viện… Họ đã dùng tờ báo này làm cái loa điên cuồng gáo thét chống đối việc phong thánh. Họ xuyên tạc và tuyên truyền rằng, việc giáo hội phong thánh cho những vị này là “phá hoại mối đại đoàn kết của dân tộc, chia rẽ đồng bào lương-giáo”.



Sau khi Trương Bá Cần chết (10-7-2009), toàn bộ  cán bộ, phóng viên và nhân viên của tờ CG&DT chưa biết ai là người sẽ thay thế TBC để tiếp tục lãnh đạo tờ báo. Thì vào một buổi sáng đẹp trời, y như từ trên trời rơi xuống, người ta thấy Phan Khắc Từ nghiễm nhiên xách cặp đến tòa báo, và ngang nhiên tuyên bố mình là Tổng Biên tập mới của tờ báo này, thay thế TBC vừa chết, trước sự sững sờ và ngỡ ngàng của tất cả mọi người.



Thực ra việc bố trí Phan Khắc Từ làm TBT đã được đảng bố trí sắp xếp từ trước, khi TBC lâm bệnh nặng và khó qua khỏi. Mặc dù tờ báo này có nhiều ứng viên tiềm năng hơn Phan Khắc Từ, như Thiện Cẩm, Vương Đình Chữ, Nguyễn Thành Long..Nhưng “ý đảng là ý trời”, nên tất cả mọi người trong tòa báo đều phải gắng gượng chấp nhận.



 Để đền đáp công ơn của đảng, nhân vụ đảng huy động hàng ngàn  công an, quân đội, bọn côn đo. Với những vũ khí như chất nỗ, roi điện, hơn cay, dùi cui, chó nghiệp vụ. Bọn chúng tấn công giáo dân, và đập nát tượng Thánh giá trên Núi Thờ thuộc giáo xứ  Đồng Chiêm vào đêm 05, rạng sáng 06/01/2010, Phan Khắc Từ đã công khai lên tiếng bênh vực  bọn phá đạo. Trong bản tin Anh Ngữ của tờ SGGP, Phan Khắc Từ khẳng định rằng “Việt Nam hoàn toàn có tự do tôn giáo.” Ông nhấn mạnh rằng cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng hoàn toàn nhận thức rõ ràng rằng “tự do tôn giáo được tôn trọng tại Việt Nam”. Phan Khắc Từ cũng lên tiếng kêu gọi trừng trị nghiêm khắc những ai lợi dụng tự do tôn giáo để làm những việc sai trái.

(Trích VietCatholic News (17 Jan 2010 06:58)



  Nhờ thành tích này mà Phan Khắc Từ, một người chưa hề viết nổi mt bài báo cho ra hồn, nghiễm nhiên trờ trành TBT của báo CG&DT cho đến nay.



Cũng như tờ Chính Nghĩa, và sau này là Người Công giáo VN ở ngoài Bắc, tờ Công Giáo và Dân tộc chỉ làm có hai việc: Tìm dịp bốc thơm chế độ và chờ cơ hội đánh phá Giáo Hội Công Giáo.



Nhận xét về tờ báo này, trong bài “Bộ mặt thật của tờ Công Giáo và Dân Tộc”, tác giả Thùy Dung viết:

“Trong lời nói đầu bàn về tôn chỉ và chủ trương của tờ Công giáo và Dân tộc (CGDT), Trương Bá Cần viết:

“Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển tại Việt Nam, quan hệ giữa Công giáo và Dân tộc thường khá phức tạp, nhiều khi gay go. Mối quan hệ này được dự liệu sẽ khó khăn hơn khi những người Cộng sản lãnh đạo đất nước. Trong bối cảnh đó, tờ CGvDT muốn là một nổ lực đóng góp khiêm tốn cho công việc giải quyết vấn đề chung, như một bước đi trên chặng đường hành hương cùng anh em đồng đạo tìm về Dân tộc”

Ngay trong lời nói đầu này ,Trương Bá Cần đã để lộ dã tâm mà ông theo đuổi từ khi cho ra đời tờ CGDT cho đến nay: đồng hóa cộng sản với dân tộc, với đất nước và thúc đẩy người Công Giáo “hành hương” nhưng không phải tiến về quê Trời nhưng là đi theo con đường cộng sản lỗi thời.

Để thực hiện dã tâm này, hai chủ trương nổi bật mà CGDT đã theo đuổi trong suốt mấy chục năm qua là: thứ nhất, không bỏ lỡ bất cứ dịp nào để đề cao đảng cầm quyền; thứ hai: không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào (đôi khi còn khiên cưỡng hay xuyên tạc hầu tạo ra cơ hội) để bôi nhọ cơ cấu Giáo Hội như một cơ chế lỗi thời, bảo thủ, mù quáng, và tội lỗi”(9).

 (Về tờ CG&DT sẽ được nói rõ hơn ở bài sau về LM Trương Bá Cần).



Với một cuộc đời bê bối như thế, cho nên trong đạo ngoài đời chẳng còn ai tin tưởng Phan Khắc Từ là điều dễ hiểu.



Trên đây là chỉ mới phác họa sơ khảo về "chân dung” của vị linh mục quốc doanh, và một số hoạt động chống phá giáo hội  của ông ấy tại UBĐKCG, nơi Phan Khắc Từ làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, và đôi nét về tờ CG&DT, nơi ông đang giữ vai trò TBT.

Còn những câu chuyện về vợ con của LM Phan Khắc Từ là ai? Vợ Phan Khắc Từ đã nói gì tại GX Vườn Xoài nhân "Ngày gia đình Việt Nam, 28.06.1010".  Và Phan Khắc Từ đã chiếm đoạt 250 cây vàng, là tài sản của GX Vườn Xoài, do bán căn toạ lạc tại 359/41 Lê văn Sĩ P.2,Q3 Sài Gòn, do gia đình bà cụ Tú dâng cúng cho GX Vườn Xoài như thế nào..vv.  xin hẹn dịp sau.

(còn nữa)



Chú thích:











Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire