TTX -
Làm sao để kinh tế Việt Nam mạnh lên mà không phụ thuộc nhiều vào một nước lớn?
Một số gợi ý cho phương hướng chính sách sắp tới nhằm xác lập sự tự chủ, độc
lập về kinh tế.
Từ
thập niên 1990, kinh tế thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa và khu vực
hóa. Các nước ngày càng hội nhập sâu vào thị trường thế giới và thị trường khu
vực.
Các
nguồn lực như tư bản, lao động được sử dụng hiệu quả và nhiều nước đã phát
triển nhanh nhờ trào lưu này.
Nhưng
những mặt trái của trào lưu đó cũng rõ nét, tác động tiêu cực đến nhiều bộ phận
của dân chúng tại nhiều nước. Đó là những người mất việc hoặc thu nhập ít hơn,
cuộc sống khó khăn hơn do không theo kịp với sự thay đổi quá nhanh của các quan
hệ kinh tế quốc tế.
Cần đươc đặt ra
Làm sao đễ kinh tế không phụ thuộc nhiều vào một nước lớn qua các kênh nhập, xuất khẩu, vay nợ, đầu tư… Vì phụ thuộc kinh tế trong trường hợp này có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia
GS Trần Văn Thọ |
Tại
châu Á chưa có khuynh hướng phản kháng trào lưu toàn cầu hóa. Lý do chính là
toàn cầu hóa, khu vực hóa mới diễn ra từng bước, chủ yếu trong ngoại thương và
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chứ chưa tiến sang các lĩnh vực nhạy cảm và
tác động lớn như di chuyển lao động, tự do nhập cư...
Tuy
nhiên, đối với Việt Nam, một nước hội nhập rất sâu về ngoại thương và phụ thuộc
nhiều vào FDI, lại nằm gần kề một nền kinh tế vừa cực lớn vừa đang triển khai
chiến lược đối ngoại nhiều tham vọng, vấn đề tự chủ độc lập kinh tế cần phải
được đặt ra.
Từ
khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hình như Việt Nam có khuynh
hướng nghĩ rằng khi đã trở thành thành viên của tổ chức này thì không thể có
biện pháp bảo hộ các ngành non trẻ, hoặc trong WTO có nguyên tắc không phân
biệt đối xử thì không thể đưa ra các biện pháp nhằm tránh ảnh hưởng đến từ một
nước lớn. Thật ra đó chỉ là nguyên tắc chung, khi vận dụng cần ưu tiên cho việc
giữ ổn định, giữ độc lập, tự chủ của nền kinh tế.
Đẩy
mạnh Tư bản Dân Tộc
Công
cụ chính sách kinh tế quốc tế ngày càng tinh vi, phải có một đội ngũ chuyên gia
về công pháp quốc tế và các quan hệ kinh tế quốc tế để đưa ra được các chính
sách vừa tranh thủ hội nhập vừa giữ được chủ quyền quốc gia về kinh tế.
Ngoài
ra, tình hình ngày càng phức tạp trước sự hiện diện quá lớn của Trung Quốc
trong mọi mặt của kinh tế Việt Nam và Trung Quốc đang triển khai các chiến lược
nhằm chi phối kinh tế chính trị thế giới. Việt Nam phải luôn luôn xét đến
"yếu tố Trung Quốc" trong khi đưa ra các chính sách kinh tế đối
ngoại.
Dưới
đây là vài nhận xét về kinh tế đối ngoại của Việt Nam hiện nay và nêu một số
gợi ý cho phương hướng chính sách sắp tới nhằm xác lập sự tự chủ, độc lập về
kinh tế.
Thứ nhất
Việt
Nam hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới. Tỉ lệ của xuất khẩu trên GDP lên tới
90%. Tại ASEAN, tỉ lệ đó chỉ thấp hơn Singapore là quốc gia đô thị đã phát
triển. Tỉ lệ tương ứng của Malaysia và
Thái Lan độ 70% và của Philippines chỉ độ 30%.
Độ
tùy thuộc cao vào kinh tế thế giới dĩ nhiên dễ bị ảnh hưởng khi có sốc từ bên
ngoài. Tuy nhiên nếu phân tán trong nhiều thị trường khác nhau thì có thể
giảm được ảnh hưởng.
Về
điểm này hiện nay xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào thị trường Mỹ khá cao.
Năm
2016, Mỹ chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tính theo tỉ trọng
trong GDP, kim ngạch xuất sang Mỹ chiếm tới 18% GDP của Việt Nam, trong khi tỉ
lệ tương ứng của Thái Lan và Malaysia chỉ có 5-6%.
Mặt
khác, nếu cơ cấu hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đa dạng hơn (không tập trung
vào ba ngành chính là may mặc, giày dép và sản phẩm điện, điện tử) thì tác động
của thay đổi từ thị trường Mỹ sẽ yếu hơn.
Về
nhập khẩu, tỉ trọng của Trung Quốc lên tới gần 30% (năm 2016) cũng đáng lo
ngại. Rất nhiều mặt hàng công nghiệp phụ trợ đang nhập từ Trung Quốc.
Đẩy
mạnh chiến lược công nghiệp hóa theo hướng tiến sâu vào chuỗi giá trị sản phẩm
sẽ giảm lệ thuộc nhập khẩu vào Trung Quốc.
Nói
chung, công nghiệp hóa chủ yếu gia công, lắp ráp dễ bị tổn thương khi có biến
động trong cơ cấu phân công quốc tế và các công ty đa quốc gia dễ chuyển dịch
các cơ sở sản xuất đi nơi khác.
Thứ hai
Khi
trong nước cung cấp được nhiều sản phẩm trung gian và công nghiệp phụ trợ thì
dễ giữ chân các công ty đa quốc gia hơn.
Dự trữ
ngoại tệ ở mức cao hợp lý là biện pháp giảm tác động của thị trường thế giới
khi xuất khẩu đột ngột giảm. Nhưng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay
quá ít, chỉ khoảng 52 tỉ USD, chưa bằng ba tháng nhập khẩu.
Hầu
hết các nước ASEAN đều có dự trữ ngoại tệ trên 10 tháng nhập khẩu (Thái Lan là
12 tháng). Việt Nam phải xét lại chính sách tiêu dùng ngoại tệ, rất lãng phí
trong nhiều lĩnh vực, và nên ưu tiên tăng dự trữ. Dự trữ ngoại tệ là một trong
những chỉ tiêu tăng sự tự chủ về kinh tế.
Thứ ba
Việt
Nam phải xem lại chiến lược thu hút FDI và có chính sách hiệu quả hơn liên quan
mua bán sáp nhập (M&A).
Hiện
nay FDI chiếm độ 50% sản lượng công nghiệp và 70% xuất khẩu của Việt Nam. Đây
là một tỉ lệ rất lớn trong một nước đông dân như Việt Nam. Nhất là FDI cho đến
nay chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoạt động ít gắn chặt với
tư bản trong nước.
Về
lâu dài hiện tượng này có thể làm giảm tính tự chủ của kinh tế Việt Nam. Chính
phủ đang quan tâm và có các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp nhà nước và tư
nhân là dấu hiệu tích cực, cần cụ thể hóa nhanh các chính sách để tư bản dân
tộc mạnh lên.
Thoái
vốn doanh nghiệp nhà nước ra sao ?
Ngoài
ra, gần đây hoạt động mua bán và sáp nhập đang tăng nhanh mà Nhà nước chưa có
đối sách hữu hiệu để phòng những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến nền kinh tế.
Phương
châm thoái vốn ngay đối với các doanh nghiệp nhà nước trong những lĩnh vực mà
Nhà nước không cần sở hữu hoặc không cần giữ cổ phần chi phối là đúng đắn.
Nhưng
phải đồng thời có các biện pháp không để nước ngoài ngày càng chiếm lĩnh thị
trường hoặc sở hữu nhiều phương tiện sản xuất tại Việt Nam. M&A cũng là một
hình thái của FDI.
Hiện
tượng doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam qua hình thái
M&A sẽ làm Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào FDI vốn đã quá cao như đã thấy.
Một là,
Vừa
qua công ty Thái Lan mua hết các cổ phần nhà nước bán ra từ Công ty bia rượu
Sabeco là hiện tượng lôi cuốn sự quan tâm không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở
nhiều nước châu Á khác như Nhật, Thái... Có ba điểm cần lưu ý.
Công
ty Thái Lan đã xuyên qua công ty con của mình hoạt động tại Việt Nam để mua số
cổ phiếu quá mức quy định dành cho công ty nước ngoài. Điều này sẽ lặp lại
trong nhiều trường hợp khác nữa. Nhà nước cần có quy chế chặt chẽ hơn để tránh
trường hợp tương tự. Doanh nghiệp nước ngoài sẽ chi phối nền kinh tế thông qua
hệ thống sở hữu chằng chịt của các công ty con đã lập tại Việt Nam.
Hai là,
Nên
có chiến lược thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước theo hướng mà kết quả trên
căn bản sẽ làm cho doanh nghiệp đó vẫn là doanh nghiệp Việt Nam (vốn chuyển từ
tư bản nhà nước sang tư bản tư nhân).
Dĩ
nhiên trừ những ngoại lệ. Nghĩa là chỉ cho công ty nước ngoài sở hữu một tỉ lệ
tương đối nhỏ, chẳng hạn dưới 40% trên thực tế (nghĩa là kể cả sở hữu gián tiếp
của nước ngoài qua công ty con đã lập trước tại Việt Nam).
Ba là,
Thoái vốn nên theo hướng tích cực là làm sao để công ty liên hệ sẽ tiếp thu được công nghệ cao, tri thức quản lý tiên tiến.
Thoái vốn nên theo hướng tích cực là làm sao để công ty liên hệ sẽ tiếp thu được công nghệ cao, tri thức quản lý tiên tiến.
Do
đó phải chọn mặt gửi vàng, chọn những công ty nước ngoài có đủ các điều kiện đó
để sau khi họ thực hiện M&A thì công ty của Việt Nam lớn mạnh hơn, cạnh
tranh mạnh hơn trên thị trường thế giới. Thoái vốn doanh nghiệp nhà nước không
nên chỉ là để tư nhân hóa và thu vốn về cho Nhà nước, mà phải có chiến lược với
ba hàm ý nói trên.
GS TRẦN VĂN THỌ
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire