07/03/2018 Vi Minh
(DĐVN21)
- Ngày hôm nay 07 tháng 03 năm 2018 Tổng công tố viện Liên bang Đức đã ra thông
báo chính thức về việc truy tố nghi can Nguyễn Hải Long. Nghi phạm bị bắt ở
Praha thủ đô Cộng hòa Séc và dẫn độ về Đức hồi tháng 8 năm ngoái. Bản cáo trạng
của Tổng Công tố viện Liên bang Đức cũng nêu rõ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã
do các nhân viên của cơ quan tình báo Việt Nam, nhân viên của Đại sứ quán Việt
Nam tại Berlin cũng như nhiều công dân Việt Nam sinh sống ở châu Âu, trong đó
có bị cáo Nguyễn Hải Long.
Năm ngoái trong tháng 8 chính phủ Đức đã trục xuất ông Nguyễn Đức Thoa, đặc
trách an ninh tại tòa Đại sứ Việt Nam ở Đức và qua tháng 9 năm 2017, Đức trục
xuất thêm một nhà ngoại giao Việt Nam khác đồng thời tạm dừng quan hệ đối tác
chiến lược Đức - Việt vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vi phạm trắng trợn chủ
quyền và luật lệ trên lãnh thổ Đức.
Sau đây là bản dịch Thông cáo báo chí của Tổng Công tố viện Liên bang Đức:
Truy tố vì hoạt động gián điệp và tiếp tay cưỡng đoạt tự do
Ngày 28/02/2018 Tổng Công tố viện Liên bang Đức đã quyết định truy tố người mang quốc tịch Việt Nam Long N. H. 47 tuổi ra trước Tòa đại hình Berlin với cáo buộc hoạt động gián điệp cũng như cưỡng đoạt tự do (theo Điều § 99 Abs. 1 Nr. 1, Điều § 239 Abs. 1 và Abs. 3 Nr. 1, Điều § 27 Abs. 1, Điều § 52 của Bộ luật hình sự Đức StGB). Bị cáo bị tình nghi là đã tham gia vụ bắt cóc người mang quốc tịch Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và người bạn gái đi cùng vào ngày 23.07.2017 tại Berlin.
Bản cáo trạng trình tòa đại hình đã đưa ra những chi tiết chính yếu như sau:
Ngày 23/07/2017, người Việt Nam Trịnh Xuân Thanh cùng với người bạn gái đồng hành đã bị bắt cóc tại Berlin theo lệnh của các cơ quan nhà nước Việt Nam. Cả hai đều bị lôi vào một chiếc xe chuyên chở ở giữa đường phố. Sau đó họ bị đưa đến Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Từ nơi này Trịnh Xuân Thanh bị đưa về Việt Nam bằng một cách nào đó không rõ. Chỉ vài giờ sau khi bị bắt cóc, người bạn gái đi cùng đã bị đưa về Hà Nội bằng đường hàng không.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và người bạn gái đi cùng đã được thực hiện bởi các nhân viên của cơ quan tình báo Việt Nam và những nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin cũng như nhiều công dân Việt Nam sinh sống ở châu Âu, trong đó có bị cáo. Long N. H. được giao phó các hoạt động hậu cần khác nhau.
Vào ngày 20/07/2017 bị cáo Long N. H. đã thuê một chiếc xe chuyên chở tại Praha và lái chiếc xe này đến Berlin ngay trong cùng ngày. Ba ngày sau, chiếc xe này đã được dùng để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và người bạn gái đi cùng. Vào ngày 21/07/2017 bị cáo Long N. H. cùng với một người tham gia vụ bắt cóc này đã mang một chiếc xe BMW X5 - cũng được thuê mướn tại Praha trước đó - [từ Berlin] về lại Praha, chiếc xe này đã được sử dụng ở Berlin để thực hiện các biện pháp theo dõi và điều nghiên hiện trường. Cuối cùng, vào ngày 23/07/2017 tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, bị cáo Long N. H. đã tiếp nhận chiếc xe chuyên chở dùng để bắt cóc và đã mang chiếc xe này về lại Praha.
Bối cảnh vụ bắt cóc là nỗ lực của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam muốn truy tố Trịnh Xuân Thanh trong nước. Ông này bị cáo buộc đã phạm những tội phạm kinh tế khác nhau khi làm giám đốc một doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Vì lý do này, ông ta đã trốn khỏi nước mùa hè năm 2016 và đến Cộng hòa Liên bang Đức với mục đích xin tị nạn chính trị ở đây. Ban đầu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã yêu cầu chính phủ Đức dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Yêu cầu này - chưa được quyết định vào lúc bắt giữ bằng bạo lực - sau đó đã bị Việt Nam rút lại. Trong khi đó, Trịnh Xuân Thanh đã bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội trong hai phiên tòa khác nhau xử phạt tù chung thân.
Ngày 10 tháng 8 năm 2017 công tố viện liên bang đã nhận lãnh cuộc điều tra lúc đầu do công tố viện Berlin thi hành (xem Thông cáo báo chí số 69 ngày 10 tháng 8 năm 2017). Do lệnh bắt của công tố viện liên bang Đức, bị cáo đã bị bắt vào ngày 12 tháng 8 năm 2017 tại Cộng hòa Séc và giao cho cơ quan truy tố hình sự Đức ngày 23 tháng 8 năm 2017 (xem Thông cáo báo chí số 72 ngày 24 tháng 8 năm 2017). Từ đó ông này đã bị giam giữ để điều tra.
Ngày 28/02/2018 Tổng Công tố viện Liên bang Đức đã quyết định truy tố người mang quốc tịch Việt Nam Long N. H. 47 tuổi ra trước Tòa đại hình Berlin với cáo buộc hoạt động gián điệp cũng như cưỡng đoạt tự do (theo Điều § 99 Abs. 1 Nr. 1, Điều § 239 Abs. 1 và Abs. 3 Nr. 1, Điều § 27 Abs. 1, Điều § 52 của Bộ luật hình sự Đức StGB). Bị cáo bị tình nghi là đã tham gia vụ bắt cóc người mang quốc tịch Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và người bạn gái đi cùng vào ngày 23.07.2017 tại Berlin.
Bản cáo trạng trình tòa đại hình đã đưa ra những chi tiết chính yếu như sau:
Ngày 23/07/2017, người Việt Nam Trịnh Xuân Thanh cùng với người bạn gái đồng hành đã bị bắt cóc tại Berlin theo lệnh của các cơ quan nhà nước Việt Nam. Cả hai đều bị lôi vào một chiếc xe chuyên chở ở giữa đường phố. Sau đó họ bị đưa đến Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Từ nơi này Trịnh Xuân Thanh bị đưa về Việt Nam bằng một cách nào đó không rõ. Chỉ vài giờ sau khi bị bắt cóc, người bạn gái đi cùng đã bị đưa về Hà Nội bằng đường hàng không.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và người bạn gái đi cùng đã được thực hiện bởi các nhân viên của cơ quan tình báo Việt Nam và những nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin cũng như nhiều công dân Việt Nam sinh sống ở châu Âu, trong đó có bị cáo. Long N. H. được giao phó các hoạt động hậu cần khác nhau.
Vào ngày 20/07/2017 bị cáo Long N. H. đã thuê một chiếc xe chuyên chở tại Praha và lái chiếc xe này đến Berlin ngay trong cùng ngày. Ba ngày sau, chiếc xe này đã được dùng để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và người bạn gái đi cùng. Vào ngày 21/07/2017 bị cáo Long N. H. cùng với một người tham gia vụ bắt cóc này đã mang một chiếc xe BMW X5 - cũng được thuê mướn tại Praha trước đó - [từ Berlin] về lại Praha, chiếc xe này đã được sử dụng ở Berlin để thực hiện các biện pháp theo dõi và điều nghiên hiện trường. Cuối cùng, vào ngày 23/07/2017 tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, bị cáo Long N. H. đã tiếp nhận chiếc xe chuyên chở dùng để bắt cóc và đã mang chiếc xe này về lại Praha.
Bối cảnh vụ bắt cóc là nỗ lực của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam muốn truy tố Trịnh Xuân Thanh trong nước. Ông này bị cáo buộc đã phạm những tội phạm kinh tế khác nhau khi làm giám đốc một doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Vì lý do này, ông ta đã trốn khỏi nước mùa hè năm 2016 và đến Cộng hòa Liên bang Đức với mục đích xin tị nạn chính trị ở đây. Ban đầu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã yêu cầu chính phủ Đức dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Yêu cầu này - chưa được quyết định vào lúc bắt giữ bằng bạo lực - sau đó đã bị Việt Nam rút lại. Trong khi đó, Trịnh Xuân Thanh đã bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội trong hai phiên tòa khác nhau xử phạt tù chung thân.
Ngày 10 tháng 8 năm 2017 công tố viện liên bang đã nhận lãnh cuộc điều tra lúc đầu do công tố viện Berlin thi hành (xem Thông cáo báo chí số 69 ngày 10 tháng 8 năm 2017). Do lệnh bắt của công tố viện liên bang Đức, bị cáo đã bị bắt vào ngày 12 tháng 8 năm 2017 tại Cộng hòa Séc và giao cho cơ quan truy tố hình sự Đức ngày 23 tháng 8 năm 2017 (xem Thông cáo báo chí số 72 ngày 24 tháng 8 năm 2017). Từ đó ông này đã bị giam giữ để điều tra.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire