Dân biểu Alan Lowenthal (bìa phải) gặp luật sư Nguyễn Văn Đài hồi 2015 |
Tám thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ đã ký tên trong lá thư
gửi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thả tự do cho các nhà hoạt động
đấu tranh dân chủ.
Các dân biểu Hoa Kỳ viết họ "muốn bày tỏ mối quan
tâm sâu sắc về tình trạng đàn áp các người đấu tranh nhân quyền và nhà báo ở
Việt Nam".
Lá thư dẫn chứng các bản án "nặng nề" đối
với các thành viên của Hội Anh Em Dân chủ (HAEDC) cùng với các nhà hoạt động
khác, vốn được tuyên án vào tháng trước.
Chỉ trong hai tuần đầu tháng Tư, 10 nhà hoạt động đã
bị kết án trên 100 năm tù giam và quản chế.
Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng 5 thành viên khác của
HAEDC bị kết án từ 1 đến 15 năm tù giam vào ngày 5/4.
Các nhà hoạt động khác cũng bị kết án là bà Trần Thị
Xuân, ông Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Viết Dũng và Vũ Văn Hùng.
Dân biểu Alan Lowenthal cho biết, thông qua Dự án Bảo
vệ Tự do của Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Hoa kỳ, ông trở thành
người đại diện đấu tranh cho luật sư Nguyễn Văn Đài.
"Tôi đã gặp anh ấy trong một phái đoàn Quốc hội ở
Việt nam vào 2015. Tôi cũng đã gặp vợ anh ấy, cô Vũ Minh Khánh khi cô đến Hoa
Kỳ để đấu tranh cho sự tự do của chồng," ông Lowenthal viết trong email
phản hồi BBC hôm 24/5.
Alan Lowenthal |
Đấu
tranh cho nhân quyền của người khác, dù họ ở đâu, không phải là can thiệp - nó
là bổn phận của mọi người trên hành tinh này đối với nhau.Ông Alan Lowenthal,
Dân biểu California Quận hạt 47
Bảy dân biểu còn cũng tham gia ký lá thư là dân biểu
Zoe Lofgren, Christopher H. Smith, J. Luis Correa, Ro Khanna, Scott H Peters,
James P. McGovern, Gerald E. Connolly.
Trong đó, Dân biểu Zoe Lofgren của bang California
cũng là người đại diện đấu tranh cho ông Trần Huỳnh Duy Thức còn dân biểu
Christopher H. Smith của bang New Jersey thì đại diện cho Linh mục Nguyễn Văn
Lý.
Ông Lowenthal nói: "Đấu tranh cho nhân quyền của
người khác, dù họ ở đâu, không phải là can thiệp - nó là bổn phận của mọi người
trên hành tinh này đối với nhau."
"Tôi tin Quốc hội Hoa Kỳ rất quan tâm và tập
trung vào vấn đề nhân quyền ở Việt Nam - đặc biệt là các nhóm lưỡng đảng như
Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos và Nhóm Quốc hội Mỹ quan tâm Việt Nam, mà tôi là
thành viên của cả hai."
Lá thư nhấn mạnh Việt Nam là nước ký kết trong Công
ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và những bản án gần đây mâu thuẫn
với cam kết của Việt Nam với tiêu chuẩn nhân quyền của quốc tế.
Dân biểu Alan Lowenthal (phải) trong một lần làm việc trao đổi với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink |
Lá thư kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho
các nhà hoạt động và nhà báo ngay lập tức.
Ông Lowethal cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn
chưa phản hồi lại lá thư.
Dự luật Nhân quyền Việt Nam
Vào tháng trước, ông Lowenthal, bà Lofgren và ông
Smith đã đệ trình Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam (Vietnam Human Rights Act) vào
Quốc hội Hoa Kỳ, theo thông cáo báo chí của đại diện văn phòng ông Lowenthal
hôm 16/5.
Dự luật này, nếu thông qua, Hoa Kỳ sẽ có những chính
sách xem xét và trừng phạt các quan chức Việt Nam và những người đồng lõa vì
"vi phạm trắng trợn các quyền con người được thế giới công nhận hoặc các
trường hợp vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng."
Một số chi tiết về dự luật, ông Lowenthal cho biết:
§ Các biện pháp trừng phạt theo Đạo
luật Magnitsky - để hạn chế tài chính và đi lại đối với những người vi phạm
nhân quyền.
§ Kêu gọi thả tự do cho các tù nhân
tôn giáo và chính trị và phóng thích và ngừng việc bắt giữ các nhà hoạt động
dân chủ
§ Chỉ định Việt Nam là quốc gia cần
quan tâm đặc biệt
§ Kêu gọi chính phủ Việt Nam chấm
dứt việc tước đoạt bất hợp pháp các tài sản thuộc sở hữu của công dân Hoa Kỳ
§ Kêu gọi cho phép Đài tiếng nói
Hoa Kỳ và Đài Á Châu Tự do được phép hoạt động ở Việt Nam
§ Cho phép bán các thiết bị và dịch
vụ quân sự cho Việt Nam với điều kiện phải cải thiện vấn đề nhân quyền
Dân biểu Alan Lowenthal chụp cùng blogger Nguyễn Văn Hải và một số công dân người Mỹ gốc Việt |
Ông Alan Lowenthal trở thành đồng Chủ tịch nhóm các
nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ quan tâm tới tình hình Việt Nam (Caucus on Vietnam) hồi
tháng 2/2017.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire