Trần Phương
Cả khu CT6C cao tầng đã chui qua "lỗ kim" bằng cách nào? (Ảnh: LC) |
(GDVN) - Các cơ quan ban ngành của Hà Nội, quận Hà
Đông ở đâu khi chủ đầu tư xây không phép cả một tòa nhà hơn 30 tầng? Ai phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật?
Theo quy hoạch thiết kế được duyệt, Dự án chung cư CT6
Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội) chỉ được xây dựng 2 tòa nhà và 34 căn liền kề.
Tuy nhiên, chủ đầu tư đã ngang nhiên xây dựng thành 3 tòa nhà và 38 căn liền kề đẩy
hàng trăm hộ dân điêu đứng vì mua phải nhà không phép.
Cả tòa nhà chui
qua...lỗ kim?
Vừa qua, tập thể cư dân chung cư CT6 Kiến Hưng (phường
Kiến Hưng, quận Hà Đông) đã có đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng Hà Nội đề
nghị sớm cấp sổ đỏ cho người dân mua nhà dự án này.
Theo phản ánh các hộ dân ở đây, họ mua nhà dự án CT6C
Kiến Hưng và đã chuyển về ở được mấy năm nay nhưng vẫn không được cấp sổ đỏ.
Việc này khiến cho việc sinh hoạt của các gia đình gặp rất nhiều khó khăn, điêu
đứng.
Theo Ban Đô thị (Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)
trước kiến nghị của cư dân tòa nhà CT6 (quận Hà Đông) về việc chậm cấp sổ đỏ
tại đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có báo cáo và trả lời kiến trị cử
trị về vấn đề bức xúc này.
Theo báo cáo của Sở Tài Nguyên Môi Trường (Hà Nội), Dự
án chung cư CT6 tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông do Công ty cổ phần Sản xuất
- Xuất nhập khẩu Bemes là chủ đầu tư.
Theo Quy hoạch thiết kế được duyệt Dự án có 2 tòa
chung cư gồm: CT6A và CT6B. Tuy nhiên, trong thực tế chủ đầu tư đã xây dựng 3
tòa nhà gồm, CT6A, CT6B và CT6C (mỗi tòa cao 30 tầng và tăng 1 tòa so với quy
hoạch được duyệt).
Về số căn hộ, theo quy hoạch, thiết kế được duyệt,
tổng số căn hộ được duyệt là 970 căn; trong đó số căn hộ chung cư cao tầng là
936 căn, gồm 2 tòa CT6A và CT6B; Số nhà thấp tầng, biệt thự liền kề là 34 căn.
Tuy nhiên, thực tế Dự án CT6 đã được chủ đầu tư xây
dựng thành 3 tòa CT6A, CT6B, CT6C (tăng 1 tòa CT6C so với quy hoạch). Tổng số
căn hộ chung cư CT6 là 1.590 căn (tăng 654 căn so với quy hoạch được phê
duyệt); trong đó Tòa CT6A là 693 căn; Tòa CT6B là 450 căn; Tòa CT6C là 447 căn
và 38 căn biệt thự liền kề, nhà thấp tầng.
Như vậy đã xây vượt, xây vượt, xây không phép gần 700
căn hộ và 4 căn biệt thự liền kề, nhà thấp tầng.
Đáng nói, hiện tất cả số căn hộ và nhà liền kề, biệt
thự tại Dự án này đã được bán cho khách hàng và đã đưa vào sử dụng.
Cả hệ thống chạy
theo… sự đã rồi
Theo cơ quan chức năng Hà Nội, trước sai phạm nghiêm
trọng của Dự án CT6 Kiến Hưng, ngày 9/7/2014 cơ quan chức năng đã chuyển Tổ
công tác liên ngành Thành phố đề nghị đề xuất phương án giải quyết cụ thể đối
với những sai lệch trong quá trình triển khai dự án nói trên.
Trong văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
nêu: “Về những sai phạm tại dự án này, trong quá trình thẩm định hồ sơ pháp lý,
Tổ công tác liên ngành đề nghị báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đề xuất
phương án giải quyết cụ thể đối với những sai lệch trong quá trình triển khai
dự án nói trên, đồng thời đề nghị chủ đầu tư liên hệ với các Sở, ban ngành để
hoàn thiện các thủ tục liên quan đến việc khắc phục những sai phạm tại dự án”.
Về việc cấp Giấy chứng nhận “sổ đổ” của người mua nhà
tại Dự án CT6 Kiến Hưng, đến thời điểm hiện tại đã cấp giấy chứng nhận chủ yếu
cho các hộ dân của 2 tòa CT6A và CT6B và đang tiếp tục cấp giấy chứng nhận khi
các hộ dân và chủ đầu tư hoàn thiện nộp hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký đất đai.
Đối với tòa nhà CT6C, chủ đầu tư tự ý xây dựng vượt
ngoài thiết kế quy hoạch được duyệt, theo Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thực
hiện cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà sau khi có ý kiến của các cơ quan
chuyên ngành.
Theo nhiều cư dân sống tại tòa nhà CT6C phản ánh, theo
thiết kế ban đầu, khu tòa nhà CT6C vốn là khu vui chơi nhưng chủ đầu tư xây
dựng sai với Quy hoach, thiết kế được duyệt.
Tại thời điểm bàn giao nhà, hàng trăm hộ dân mua nhà
tại dự án CT6 Kiến Hưng đã từng tập trung tại trụ sở của doanh nghiệp này tại
khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai (hiện nay Doanh nghiệp này chuyển về Khu đô
thị Thanh Hà, Hà Đông) để đề nghị chủ đầu tư công bố rõ về phần diện tích sai
hụt căn hộ.
Sau đó, chủ đầu tư đưa ra một thông báo cho biết,
trong khâu đánh máy về cách tính diện tích có sai sót và chủ đầu tư đã sửa lại
cách tính đã ghi trong hợp đồng.
Mặt khác, phía Công ty Bemes cũng yêu cầu khách hàng
có đơn thắc mắc về diện tích căn hộ sẽ phải đóng thêm 2% kinh phí bảo trì nhà
chung cư.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các cơ
quan ban ngành quận Hà Đông và Thành phố Hà Nội khi giữa Thủ đô lại để một tòa
nhà to như vậy xây không phép.
Phải chăng có điều gì đó “mờ ám” bịt mắt các cơ quan
chức năng nên chủ đầu tư mới có thể làm liều như vậy?
Cuộc sống của người dân sẽ ra sao khi họ phải sống
trong những ngôi nhà sai phép?
Theo ghi nhận của phóng viên, do không có khu vui
chơi, khu đô thị CT6 không khác gì khu ổ chuột với đủ lại hàng quán mọc ra tại
các tầng thương mại, không gian vui chơi cho con em cư dân tòa nhà hoàn toàn
biến mất.
Ngay cạnh tòa nhà, khu biệt thự thấp tầng vẫn còn bỏ
hoang và chưa hoàn thiện.
Hệ quả từ việc Phạt cho tồn tại?
Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường cho rằng,
lâu nay người mua nhà đang phải gánh mọi hậu quả từ sai phạm của các chủ đầu
tư trong quá trình thực hiện dự án.
“Tại Hà Nội nhiều doanh nghiệp khi xây dựng không phép, vượt phép, vượt
tầng thì được phạt cho tồn tại, dẫn đến các chủ đầu tư vì lợi nhuận mà bất
chấp các quy định của pháp luật.
Trong khi cơ quan chức năng thay vì xử lý nghiêm lại tập trung vào hợp
thức hóa sai phạm, còn phần thua thiệt thì người dân, người mua nhà lĩnh đủ”,
ông Đặng Hùng Võ phân tích.
|
Trần
Phương
http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Giua-Thu-do-ca-toa-nha-30-tang-700-can-ho-chui-qua-lo-kim-xay-khong-phep-post185878.gd
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire