Nước CHXHCN
Việt Nam (Khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2020)
Trần Đức Anh
Sơn: "Tôi nguyện sẽ ghi chép trung thành tất cả những
gì mà tôi có thể ghi chép được về giai đoạn hiện nay của lịch sử nước nhà để
lưu lại cho đời sau.
Và, một
trong những việc đầu tiên mà tôi bắt tay vào việc chép Sử này là tìm mọi cách,
mọi phương tiện, mọi kênh thông tin… để biết được vị đại biểu Quốc hội nào bấm
nút THÔNG QUA, vị đại biểu nào bấm nút KHÔNG THÔNG QUA “dự luật đặc khu” vào
ngày 15/6/2018 để chép lại vào lưu truyền cho các thế hệ sau."
5-5-2018
Thưa quý vị
đại biểu Quốc hội!
Hôm nay là
ngày 5/6/2018, còn đúng 10 ngày nữa, quý vị bấm nút thông qua dự luật có tên
Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi nôm na là “dự luật đặc khu”), để
dự luật này trở thành luật và có hiệu lực thực thi ở 3 “đặc khu”: Vân Đồn
(Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).
Theo tôi,
đây là một việc rất hệ trọng, có thể gây hậu quả khôn lường và lâu dài cho đất
nước, cho dân tộc Việt Nam.
Vì thế, tôi
– Trần Đức Anh Sơn – một công dân Việt Nam xin gửi Thư ngỏ này đến quý vị để bày
tỏ ý kiến cá nhân và đề nghị một số vấn đề với quý vị liên quan đến việc bấm
nút thông qua dự luật nói trên.
Thưa quý vị
đại biểu Quốc hội!
Suốt 2 tuần
qua, thông qua báo chí, mạng xã hội và các diễn đàn tranh luận công khai trong
cả nước, hẳn quý vị đã biết “dự luật đặc khu” nói trên đã tạo ra phản ứng bất
bình trong phần lớn người dân Việt Nam ở trong nước và kiều bào người Việt ở
nước ngoài.
Những thăm
dò không chính thức do nhiều cá nhân tổ chức trên mạng xã hội, cùng ý kiến của
nhiều tầng lớp nhân dân, từ tầng lớp trí thức (học giả, nhà khoa học, văn nghệ
sĩ, chuyên gia kinh tế…), nhà hoạt động xã hội, sinh viên – học sinh, cho đến
tầng lớp cần lao (công nhân, nông dân, người lao động tự do…), cho thấy đa phần
người Việt Nam ở trong và ngoài nước phản đối dự luật này, nhất là đối với điều
khoản “cho người nước ngoài thuê đất ở các đặc khu đến 99 năm”.
Chính ông
Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ, cũng thừa nhận với báo chí bên hành lang
Quốc hội vào sáng 4/6/2018 là “vấn đề cho thuê đất đặc khu đến 99 năm đối với
trường hợp đặc biệt đã gây ra ‘làn sóng khủng khiếp’, nhiều ý kiến tâm tư, tin
nhắn, cuộc gọi, thư từ gửi đến Thủ tướng” [Thủ tướng: Việc cho thuê đất đặc khu
99 năm gây ra “làn sóng khủng khiếp”]. Điều đó có nghĩa là giới lãnh đạo Việt
Nam và quý vị đại biểu Quốc hội đã biết rõ “lòng dân” đối với “dự luật đặc khu”
này.
Thưa quý vị
đại biểu Quốc hội!
Nguy cơ và
những tác hại khôn lường tiềm ẩn trong “dự luật đặc khu”, sự lỗi thời, không
cần thiết của việc thành lập các đặc khu kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh hiện
nay, đã được các chuyên gia kinh tế, các nhà trí thức, những người yêu nước
Việt Nam có kiến thức và chính kiến… phân tích và mổ xẻ qua nhiều bài nghiên
cứu, bài báo, bài trả lời phỏng vấn… đăng tải trên báo chí chính thống do Nhà nước
quản lý và trên các diễn đàn, trên mạng xã hội, mà tôi tin chắc là quý vị đã
đọc, đã biết, đã nắm thông tin. Vì thế, tôi thấy không cần thiết phải nhắc lại
trong Thư ngỏ này.
Ở đây, tôi
chỉ tóm lược những ý chính đã được nhiều người phân tích, mổ xẻ về sự bất cập
của dự luật này. Đó là nếu dự luật này được thông qua, trở thành luật và có
hiệu lực thực thi, thì nó sẽ tạo ra những hệ lụy sau:
– Không hiệu
quả, gây lãng phí kinh tế (với số tiền dự kiến đầu tư để “lót ổ”, từ dùng của
PCT Quốc hội Uông Chu Lưu, lên đến hơn 1,6 triệu tỉ VNĐ) do tính lỗi thời của
các đặc khu trong bối cảnh kinh tế – xã hội Việt Nam và trong mối tương quan
với nền kinh tế trong khu vực và kinh tế thế giới thời kỳ hậu toàn cầu hóa;
– Khả năng
người Trung Quốc sẽ thuê đất các đặc khu với nhiều điều kiện ưu đãi, rồi biến
những nơi này thành các “tiểu China” trong lòng lãnh thổ Việt Nam, nơi chứa
chấp một lượng lớn di dân Trung Quốc đến “ăn đời ở kiếp” và có thể tiến hành
những hoạt động gây phương hại cho kinh tế, xã hội, an ninh trật tự và chủ
quyền quốc gia của Việt Nam; thậm chí có thể làm biến đổi giống nòi của người
Việt qua các việc kết hôn (chính thức và phi chính thức) với người Việt;
– Biến những
nơi này thành những cứ điểm kinh tế của ngoại bang, có thể là những cứ điểm quân
sự ngầm, tồn tại hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, để đến khi có chiến tranh
giữa Việt Nam với các nước đang nắm quyền kiểm soát các đặc khu này, thì đó là
những “bàn đạp” để tấn công chúng ta ngay trong lòng đất nước của chúng ta;
– Người dân
ở những nơi sẽ trở thành đặc khu này sẽ bị mất đất, sẽ trở thành di dân, tha
hương ngay trên mảnh đất mà tổ tiên họ đã dày công khai phá và trao truyền cho
các thế hệ cha ông và cho chính họ trong hàng trăm năm qua. Họ sẽ trở thành
những kẻ làm thuê khốn cùng cho ngoại bang bằng những nghề hạ tiện nhất mà
ngoại bang không làm, để kiếm sống một cách tủi nhục trên chính quê hương mình;
……
Thưa quý vị
đại biểu Quốc hội!
Vì những hệ
lụy trên (và nhiều hơn thế), tôi tha thiết mong quý vị sẽ cân nhắc để KHÔNG bấm
nút thông qua “dự luật đặc khu” này.
Tôi biết, bà
Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội đã huỵch toẹt “Bộ Chính trị đã kết luận
rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể
không ra luật” [Chủ tịch Quốc hội: Phải bàn để ra được luật đặc khu], có nghĩa
là quý vị phải làm sao để dự luật phải trở thành luật.
Tôi cũng
biết trong số 496 vị đại biểu Quốc hội khóa XIV, thì có hơn 470 vị là đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó có nghĩa là một khi Đảng đã quyết thì các đảng
viên phải tuân thủ.
Tôi cũng
biết nhiều vị trong số quý vị đang đóng rất nhiều vai: vừa là đại biểu Quốc hội
(lập pháp), vừa là thành viên của Chính phủ (hành pháp) và các cơ quan thừa
hành các cấp; vừa là đảng viên kiên định với đường lối của chủ nghĩa Mác –
Lênin, lại vừa là những “mắc xích ngầm” của nhóm lợi ích trong guồng quay của
chủ nghĩa tư bản thân hữu và hoang dã… Vì thế, quý vị sẽ khó vùng vẫy để thoát
ra khỏi những mối quan hệ này và bấm nút theo chính kiến và lương tri của mình.
Nhưng tôi
nghĩ, tuy là đảng viên, nhưng quý vị lại đang là đại biểu Quốc hội, và theo
Điều 69 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, thì: “Quốc hội là
cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối
cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Vì vậy, khi ra Quốc hội, quý vị phải đại
diện cho DÂN, cho NƯỚC, chứ không phải đại diện cho Đảng. Quý vị cứ thực hiện
trách nhiệm đảng viên của mình ở trong các tổ chức, các diễn đàn, các chương
trình nghị sự của Đảng. Còn ở đây, tôi tha thiết đề nghị quý vị hãy đặt vai trò
của đảng viên sau vai trò của đại biểu của DÂN, của NƯỚC, khi tự mình bấm nút
THÔNG QUA hoặc KHÔNG THÔNG QUA dự luật này.
Sau cùng,
nếu quý vị, vì lý do bất khả kháng mà phải bấm nút THÔNG QUA dự luật này, thì
xin quý vị hãy nhớ rằng: danh sách 496 vị đại biểu Quốc hội khóa XIV này đã
được nhân dân BIẾT RÕ (với tên tuổi, quê quán, năm sinh tháng đẻ, nghề nghiệp,
chức vụ…) thông qua (một trong những) link như thế này: KẾT QUẢ BẦU CỬ QUỐC HỘI
KHÓA XIV.
Nhân dân sẽ
nhớ rất rõ không chỉ từng vị đại biểu, mà cả thân nhân (mẹ cha, vợ chồng, con
cái… của quý vị) thông qua sự hỗ trợ của các công cụ tìm kiếm trên mạng
internet, mạng xã hội. Rồi, họ sẽ “dựng bia muôn đời” cho quý vị như người
Trung Hoa xưa đã dựng tượng Tần Cối trước mộ Nhạc Phi để cho hậu thế phỉ nhổ.
Cũng vì thế,
tôi có một đề nghị như sau: Chắc chắn Quốc hội sẽ không công bố ai bấm nút
THÔNG QUA, ai bấm nút KHÔNG THÔNG QUA dự luật này. Vì thế, tôi kính mong những
vị đại biểu đã bấm nút KHÔNG THÔNG QUA hãy tự công khai danh tính của mình với
nhân dân, dưới bất kỳ hình thức nào có thể, để người dân biết được ai đã bấm
nút vì DÂN, ai đã bấm nút vì Đảng. Vì trong trường hợp này, “ý Đảng” không phải
là “lòng DÂN”.
Tôi là một
người học Sử và đã nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong suốt 30 năm qua. Nay, tôi
bắt đầu học làm người chép Sử. Tôi nguyện sẽ ghi chép trung thành tất cả những
gì mà tôi có thể ghi chép được về giai đoạn hiện nay của lịch sử nước nhà để
lưu lại cho đời sau.
Và, một
trong những việc đầu tiên mà tôi bắt tay vào việc chép Sử này là tìm mọi cách,
mọi phương tiện, mọi kênh thông tin… để biết được vị đại biểu Quốc hội nào bấm
nút THÔNG QUA, vị đại biểu nào bấm nút KHÔNG THÔNG QUA “dự luật đặc khu” vào
ngày 15/6/2018 để chép lại vào lưu truyền cho các thế hệ sau.
Vì thế, tôi
kính mong những vị đại biểu bấm nút KHÔNG THÔNG QUA hãy vui lòng cung cấp danh
tính cho tôi, hoặc thông qua các bạn bè tôi bằng bất kỳ hình thức nào tiện lợi
nhất cho quý vị. Chúng tôi sẽ lập một danh sách riêng để cho NHÂN DÂN trân
trọng, ghi nhớ và tri ân quý vị vì đã hành xử đúng với vai trò của một NGƯỜI
ĐẠI BIỂU CỦA NHÂN DÂN, và để cho đời nay và muôn đời sau BIẾT mà không bêu riếu
quý vị, không bêu riếu gia đình, gia tộc và quê hương quý vị.
Xin kính
chúc quý vị đại biểu sức khỏe và tỉnh táo.
Kính thư.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire