17/07/2018

Báo Tuổi Trẻ bị đình bản 3 tháng vì đăng bài viết về Luật Biểu tình và bình luận gây chia rẽ


RFA
 
Hình chụp màn hình báo Tuổi Trẻ tối ngày 16/7/2018

Tuổi Trẻ Online

Bộ Thông tin và Truyền thông hôm 16/7/2018 đã ra quyết định xử phạt báo Tuổi Trẻ 220 đồng và đình bản báo Tuổi Trẻ Online trong thời gian ba tháng, buộc phải xin lỗi và cải chính thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Báo Pháp Luật loan tin này hôm 16/7.


Theo quyết định được Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc ký, Tuổi trẻ Online đã có hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết có tựa “chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật Biểu tình’ trên báo vào ngày 19/6/2018, và thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận của bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?’ hôm 26/5/2017.
Bài viết “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật Biểu tình” viết về cuộc tiếp xúc cử tri của Chủ tịch nước Trần Đại Quang với vai trò là đại biểu quốc hội đại diện thành phố Hồ Chí Minh. Trên thực tế Chủ tịch nước không phát biểu như vậy. Bài viết cũng đã bị rút khỏi trang báo Tuổi trẻ Online sau đó.
Theo Facebook Lê Nguyễn Hương Trà, vào ngày 9/7, tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác cuối năm 2018 của toàn ngành, các vi phạm của Tuổi Trẻ đã được đưa ra và bị đánh giá là rất nghiêm trọng. Theo facebook này, phần bình luận của bạn đọc trên Tuổi trẻ dưới bài bình luận “sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây” bị đánh giá là chống phá chính quyền. Bình luận này đã được chụp lại. Lời của bình luận được viết là ‘Bắc kỳ cai trị Nam Kỳ mà!”.
Ngoài hai bài vừa nói, Tuổi Trẻ mới đây cũng đã phải gỡ bài có tựa “Ba đặc khu cần trả lời ba câu hỏi” của Giáo sư Trần Văn Thọ, đại học Waseda, Tokyo có tính chỉ trích việc thành lập 3 đặc khu của Việt Nam là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Dự luật đặc khu đã gặp phải nhiều phản đối của dân chúng và các chuyên gia. Đặc biệt điều khoản cho phép người nước ngoài thuê đất đặc khu lên đến 99 năm gây bất bình nhiều nhất vì nhiều người cho rằng điều kiện này sẽ giúp nhà đầu tư Trung Quốc vào chiếm đất. Dự luật cũng dẫn đến những cuộc biểu tình phản đối rầm rộ ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam trong các ngày 10 và 11/6 vừa qua.


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire