09/07/2018

KTS Trần Thanh Vân - Ông Phạm Minh Chính sẽ gặp đại họa, bà Nguyễn thị Kim Ngân thì đã đến lúc mạt vận


Thâm Quyến là nơi nào và Phạm Minh Chính là kẻ nào?

Thâm Quyến năm 1964
Thâm quyến là nơi nào?

Vào những năm 70 của Thế kỷ trước, sau Cách mạng Văn hóa, nước CHND Trung Hoa một tỷ dân rơi vào tình trạng nghèo đói kiệt quệ. Mỗi bữa ăn, mỗi người chỉ có một bát cháo hoa, một chiếc bánh bao không nhân và vài miếng ca-la-thầu (xu hào muối dầm tương).



Có hai sinh viên (một nam một nữ) ở lớp Quy hoạch thuộc khoa Kiến trúc khóa 1961 – 1966, trường Đại học Đồng Tế thành phố Thượng Hải, là Quách Nhữ Trân và Vương Đồng Hội, sau một thời gian dài đi làm Hồng vệ binh để đạp phá hò hét, do “cải tạo tốt”, họ đã may mắn được phân công công tác.





Họ được điều về một vùng bãi biển làng chài thuộc tỉnh Quảng Đông, cách thành phố Hồng Kông con sông Thâm Quyến, dân cư lúc đó có khoảng 30.000 dân. Họ được giao nhiệm vụ lập đồ án Quy hoạch một thành phố mới, có tên là Thâm Quyến.



Đây là một nhiệm vụ chính trị mà ông Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ tối cao của ĐCS Trung Quốc lúc đó đề ra là: Quyết tâm xây dựng một Hồng Kông của TQ. Đặng tiểu Bình cay cú vì thời kỳ CMVH, chính ông ta cũng bị vô hiệu hóa và Mao Trạch Đông đã để cho bà vợ văn công Giang Thanh lãnh đạo bè lũ 4 tên lộng hành, phá nát cả đất nước Trung Hoa. Nhiều người dân lục địa, kể cả người Thượng Hải đã phải bỏ quê hương, tìm đường sang Hồng Kông lánh nạn.



Cay cú, họ cho hai sinh viên QH học chưa xong về vùng chài này vẽ một đồ án quy hoạch trên trên một vùng đất gần như trống. Những ngày đầu gian nan ấy, hai Hồng vệ binh học chưa đến đầu đến đũa phải vừa học vừa làm và quân đội phải nhẩy vào thi công xây dựng…. Hồng Kong có những ngôi nhà chọc trời, họ cũng phải có những ngôi nhà chọc trời đối phó với Hồng Kong.



Nhưng đâu có dễ, mãi đến ngoài năm 1990, nhà nước TQ phải cử các đoàn sang Mỹ học từ đầu và phải tổ chức các cuộc thi quốc tế, gồm Mỹ, Nhật, Hồng Kong, Singapore… Người Mỹ và người Nhật đã trúng thầu những khu quan trọng nhất, như khu Trung tâm Phúc Điền, như quy hoạch Núi Liên Hoa, thì tình hình mới tạm ổn định. Có quy hoạch rồi, nhưng khó là có tiền để xây dựng hay không?



Ông Đặng Tiểu Bình với đầu óc cách tân từ năm 1920 khi bước chân lên tầu đến thành phố Marseille nước Pháp du học, rồi sang Nga, rồi thấm nhuần chủ nghĩa Marx – lê. Ông xứng đáng là lãnh tụ đứng đầu nước Trung Hoa, ông có khả năng làm những việc kinh thiên động địa, không chỉ dồn toàn thể nhân tài vật lực của cả TQ đầu tư TP Thâm Quyến sánh với Hồng Kong, ông có thể chỉ huy vụ thảm sát Thiên An môn khủng khiếp và thâm hiểm hơn cả, ông đã vạch nhiều kế hoạch thâm sâu để nuốt đất nước VN.



Thế nên, khi Đặng Tiểu Bình mất đi thì Thâm Quyến đã Thành công và trở thành miếng mồi cho nhiều kẻ ngu xuẩn VN nằm mộng giấc mộng Trung Hoa.



Thực ra Thâm Quyến có đáng gọi là “Giấc mộng Trung Hoa” hay không? Ngày nay Thâm Quyến là thành phố có 12 triệu dân từ nơi khác đến, nhưng đời sống dan cư thì cũng như mọi nơi khác của TQ thôi.



Xin mời xem những hình ảnh sau đây. Trung Quốc đã cố gắng xây 4 Khu đặc khu Kinh tế khác, nhưng có thành công đâu. Chẳng nhẽ có ai đó cãi lại là hình ảnh này là người Trung Quốc ở thành phố khác, chứ không phải người Thâm Quyến?



Khi đó, Thâm Quyến vẫn là một làng chài nghèo với khoảng 30.000 dân. Giờ đây, Thâm Quyến là một siêu đô thị với 12 triệu dân, hơn 1.000 tòa nhà cao tầng, trong đó ít nhất 169 tòa cao trên 150 m. Không có gì bất ngờ khi mùi hương đồng cỏ mà ông Houng ngửi được năm ấy đã được thay thế bằng mùi của các cao ốc văn phòng và cửa hàng đắt tiền.



Phạm Minh Chính là ai?



Phạm Minh Chính nghe nói học ngành xây dựng ở Romani về, tài năng thì chẳng có, chơi bời là chính, nhưng được cái nhanh nhậy láu cá, lại ninh hót giỏi, được lòng quan trên, nên có người trợ giúp, anh ta cứ lên vù vù.



Nghề được đào tạo thì ông ta chỉ là anh kỹ sư xây dựng tốt nghiệp năm 1985, nhưng không biết học từ bao giờ mà lại có bằng Tiến sĩ và hàm Giáo sư về Luật học dễ dàng? Đã thế ông ta từng là cán bộ Bộ Ngoại giao và cũng cả các chức tước tại Văn phòng Chính phủ. Đặc biệt chui được vào ngành công an chứ không học ngành an ninh mà được phong tướng cũng rất nhanh.



Năm 2007 được lên thiếu tướng và 2010 đã lên trung tướng và được phong thứ trưởng Bộ công an, không rõ ông này có công gì, tài cán gì, mà lên hàm nhanh như vậy? Nhưng tài năng xuất sắc nhất của ông Phạm Minh Chính này là bắt đầu từ năm 2011, khi ông ta được trúng UVTWĐ khóa 11, ông ta về làm bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, thì ông ta bắt đầu kề vai sát cánh với Trung Quốc xây dựng Đặc khu Kinh tế Vân Đồn.



Website của Trung tâm nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung quốc thuộc Trường Đại học Thâm Quyến, ngày 14/3/2013 đăng tin: ngày 19/1/2013, tỉnh ủy Quảng Ninh đã mời 5 chuyên gia của Trung Quốc, trong đó có bà GS Đào Nhất Đào sang Quảng Ninh dự Hội thảo khoa học về Đặc khu Kinh tế, các hình ảnh Ông Phạm Minh Chính và ba Đào Nhất Đào kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng Đặc khu Kinh tế Vân Đồn.



Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, gặp bà Đào Nhất Đào ngày 19/1/2013, là ngày TQ chiếm Hoàng Sa. Ảnh: ĐH Thâm Quyến.

Báo Quảng Ninh của cơ quan Tỉnh ủy Quảng Ninh, ngày 19/3/2014 cũng đăng một bài phỏng vấn bà GS Đào về Khả năng có thể thành Đặc khu Kinh tế của Khu vực Vân Đồn … Khả năng gì? Tại sao lại lấy Thâm Quyến là tấm gương cho Vân Đồn noi theo?



Như tôi đã nói ở trên, Đặc khu kinh tế Thâm Quyến là ý chí chính trị của Đặng Tiểu Bình từ những năm 70 của thế kỷ trước, thực chất làng chài bên bờ sông Thâm Quyến cạnh Hồng Kong không có chút tiềm năng gì cả. Họ chỉ quyết tâm xây nhiều nhà chọc trời và đưa công nghệ ở chỗ khác đến, di dân ở chỗ khác đến mà thôi.



Vậy Vân Đồn có gì? Và tại sao họ lại mang kinh nghiệm và hình ảnh như Thâm Quyến đến đây? Vân Đồn không có gì cả ngoài du lịch. Mà Du lịch thì không cần nhà chọc trời



Vân Đồn lại là một khu quân sự. Mà Quân sự thì không thể giao cho người nước ngoài đầu tư. Thế mà hôm nay, luật đầu tư chưa được thông qua mà Pano giới thiệu quy hoạch Đặc khu Kinh tế Vân Đồn đã làm xong và đã quảng cáo khắp nơi rồi. Rõ ràng quy hoạch này do TQ làm để TQ thực hiện?



Mất Vân Đồn là mất Vịnh Hạ Long, là mất nước. Thưa ông trung tướng Phạm Minh Chính, ông có hiểu điều đó không? Chắc ông có hiểu, ông rất hiểu.



Nhưng ông vẫn làm, vì ông đã thực sự đã là tay sai của TQ mất rồi, khi ông đã là UVBCT, đã làm trưởng ban Tổ chức TW, ông đã tiếp tay cho bọn bán nước làm hai đặc khu Kinh tế nữa là Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Tôi không cần nói dài, hai địa điểm đó cũng rất quan trọng về quân sự, nhưng Trung Quốc đang biến nó thành các ổ cờ bạc đĩ điếm.



Chỉ vì ông quá tinh ranh nên ông vẫn che mắt được thế gian đấy thôi. Hơn nữa, cũng có thể có người biết rõ hết rồi, nhưng chưa đến lúc quật lại ông đấy ông tướng ạ. Nhưng ông tướng ơi, Trời có mắt và rất công bằng.



Tôi xin tiết lộ với ông tôi có khả năng nhìn thấu tâm gan ông đó. Ông có muốn biết khả năng của tôi không? Xin kể: Sang ngày 1/7/2013, tại phòng khách của UBND tỉnh Yên Bái, tôi được ông Phạm Duy Cường, chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tiếp. Tôi gặp ông ta, với thiện chí khuyên ông ta đôi điều.



Bỗng nhiên tôi nhìn thấy một đám mây đen bay qua trán ông ta.



Tôi dừng lại hỏi:



– Anh Cường ơi, anh sinh năm nào



– Tôi sinh năm 1958 chị ạ.



– 1958?



Tuổi Mậu Tuất?



Chó ăn giữa chợ? Anh tinh khôn nhanh nhậy lắm: Đớp đâu trúng đấy, đánh đâu thắng đấy. Nhưng hãy cẩn thận. Sẽ có lúc anh bị cái gậy phang vào đầu….. tôi khuyên anh…



Tôi không ngờ, vừa leo lên Bí thư Tỉnh ủy thì ông ta ăn đạn chết tươi. Còn ông, thưa ông Trung tướng? Ông sinh ngày 22 Tháng Chạp năm Dậu, tức là đã sang tuổi Mậu Tuất được gần hai tháng rồi. Ông không những tinh khôn mà còn phản chủ nữa. Nhìn khóe môi của ông là tôi thấy điều đó.



Tôi khuyên ông hãy mau mau xám hối đi. Với bản chất tinh khôn, ông thừa sức lập công chuộc tội. Công gì và tội gì ông tự biểt. Nếu ông thực tâm xám hối, đại họa sẽ qua. Bằng không, đại họa khó tranh lắm đó ông ạ.



Tôi thành thật khuyên ông, còn người đàn bà trong nhóm tội phạm bán nước với ông là bà Nguyễn thị Kim Ngân thì đã đến lúc mạt vận rồi.



KTS Trần Thanh Vân

(Tiếng Dân)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire