12/07/2018

Lo ngại gián điệp, phóng viên Mỹ phải bỏ điện thoại, máy tính sau khi đưa tin ở Tàu cộng


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã sử dụng các biện pháp an ninh nghiêm ngặt khi đến thăm TC gần đây. (Ảnh: AP)


Chuyến thăm Bắc Kinh gần đây nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho thấy sự nguy hiểm của gián điệp điện tử TC.


Trong khi tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng đi thăm TC từ ngày 26-28/6, các phóng viên Mỹ phải thực thi các biện pháp bảo mật rất chặt chẽ, theo báo Washington Times.


Để tránh bị trộm thông tin qua điện thoại di động và máy tính xách tay, 10 phóng viên đi cùng Bộ trưởng Mattis phải bỏ lại tất cả các thiết bị này sau khi sử dụng ở TC. Ngũ Giác Đài cho biết, các thiết bị có kết nối không dây đều có thể bị gián điệp TC thâm nhập.

Lý do các phóng viên phải bỏ lại thiết bị điện tử ở TC là vì chúng có thể bị cài các virus hoặc phần mềm, sau đó bị điều khiển từ xa.


Gián điệp tinh vi


Không chỉ vậy, TC còn có một chiến thuật gián điệp mới, đó là bí mật cài các thiết bị nghe lén vào các thẻ từ mở cửa phòng khách sạn. Vì vậy, quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cũng yêu cầu các phóng viên bỏ lại tất cả các thẻ từ ở khách sạn, và không được mang theo lên máy bay.

Cơ quan tình báo và an ninh Tàu cộng sử dụng tới 15.000 điệp viên điện tử để theo dõi người nước ngoài ở TC. Theo nguồn tin của Washington Times, những chuyến thăm cấp cao của các quan chức Mỹ như Bộ trưởng Quốc phòng Mattis là mục tiêu hàng đầu của lực lượng này.

Do đó, các phóng viên và viên chức đi cùng đoàn của ông Mattis bị buộc phải mang theo điện thoại di động “dùng một lần” tại TC. Các điện thoại này chỉ sử dụng ở TC và phải bỏ lại trước khi rời khỏi Bắc Kinh.

Một chiếc điện thoại thông minh Sony Xperia Z3 ở Berlin, Đức. Loại điện thoại này đã bị phát hiện có chứa phần mềm gián điệp chuyển dữ liệu tới TC. (Sean Gallup / Getty Images)



Không chỉ điện thoại, các máy tính xách tay của các phóng viên cũng phải bỏ lại ở TC hoặc trao cho đồng nghiệp tại địa phương. Một phóng viên Mỹ đã phải mang theo 2 máy tính xách tay, một chỉ để sử dụng tại TC. Một số phóng viên khác đành phải thuê máy tính xách tay ở TC để sử dụng trong chuyến đi này.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cấm nhân viên sử dụng máy tính của hãng Lenovo (Tàu cộng) vì lo ngại vấn đề bảo mật khi máy có thể tự động gửi thông tin về TC.

Trước đó, quan chức Australia cũng từng bỏ lại điện thoại và máy tính trước khi đến TC. Theo RFI đưa tin tháng 6/2012, điện thoại và máy tính của Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith đã bị “xâm nhập” trong chuyến thăm TC lần trước. Do đó, trong chuyến thăm tiếp theo, ông Smith và phái đoàn đã để lại điện thoại và máy tính tại Hồng Kông trước khi vào TC.

Ngoài ra, quân đội TC có một lực lượng mang tên 4PLA, chuyên về thăm dò thiết bị điện tử và radar thông minh. Theo báo cáo năm ngoái, 4PLA còn “vươn tay” điều hành toàn bộ hệ thống khách sạn ở Bắc Kinh để nghe lén các mục tiêu mà họ nhắm tới.


Các camera an ninh đặt trước cổng Thiên An Môn ở Bắc Kinh, TC, ngày 8/11/2013. Nhờ chương trình “Gián điệp khủng” có quy mô lên đến 3,26 tỷ đô la Mỹ, các camera như thế này có thể nhìn thấy khắp mọi nơi tại những thành phố lớn ở TC. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)



Số lượng điệp viên Tàu cộng


Gần đây Tòa Bạch Ốc công bố một báo cáo đặc biệt mang tên “Sự xâm lược kinh tế của Tàu cộng, đe dọa sở hữu trí tuệ và công nghệ của Mỹ và thế giới”. Báo cáo cho biết Bộ An ninh của Tàu cộng sử dụng khoảng 40.000 điệp viên ở nước ngoài và hơn 50.000 gián điệp ở trong nước.

Ngoài ra còn có hàng chục ngàn điệp viên thuộc biên chế của quân đội TC.

 
5 viên chức Tàu cộng  bị FBI truy nã vì tội gián điệp kinh tế (Ảnh: FBI)



Việc trộm cắp kỹ thuật do Tàu cộng bảo trợ đã khiến kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng lớn.

Báo cáo cho biết: “Một số công ty Mỹ không nhận thức được hành vi trộm cắp kỹ thuật từ Tàu cộng. Một số công ty lại không báo cáo sau khi bị trộm cắp kỹ thuật vì sợ những hậu quả bất lợi khi tiết lộ thông tin. Ngay cả khi có tố cáo, chính phủ TC cũng thường không hợp tác điều tra”.


Dương Minh

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire