HỒ TRUNG TÚ
Thôn Lao Mưng, trên đường Trường Sơn, của đồng bào Gié Triêng,
tình cờ ghé qua một chiều có chiếc cầu vồng thật đẹp mọc trên bản.
x
Bé Timm sẽ là một cô gái rất đẹp.
xNghiêng đi rẫy về
x
Một ngày lao động trên rẫy, than tro bám đầy ống quần, không làm mờ đi vẻ đẹp của Nghiêng
xx
x
x
x
Khỏi bình hén !
xxxMế
Cô Thơm còn chơi ô ăn quan.
Hồi đó, năm 1977, trong một đợt thực tập kết hợp chương trình phòng chống sốt rét cho miền núi tôi được cắm xuống bản Lô Lô, dân tộc Mơ Nông thuộc xã Phước Thành huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam. Cái chỗ mà từ thị trấn Khâm Đức đi bộ nguyên một ngày mới tới. Bốn tháng trôi qua dài đằng đẵng, tôi nhớ nhà, nhớ quê nhớ người Kinh không để đâu cho hết. Hồi đó người phụ nữ miền núi chưa biết mặc áo, con gái cũng thế mà bà già cũng vậy. Nhìn mãi đâm quen và cũng chẳng để ý là người phụ nữ ở trần, tự nhiên như không (chữ của họ) trước mắt mình nữa. Thế nhưng, một hôm, ốm sốt, tôi nằm võng đung đưa nhìn ra sân, em cởi trần giã gạo dưới chái hiên, ngược sáng, thân hình em in lên bầu trời chiều giữa thu xanh ngắt. Tôi thèm một cái máy ảnh để nói với cả thế giới rằng ở góc núi này, xó rừng này, giữa những con người lam lũ, đen đúa này vẫn có một vẻ đẹp...không biết để đâu cho hết! Suýt chút nữa thì ...Năm ấy tôi mới 19 tuổi. Và tôi mang món nợ ấy đi theo mình suốt những năm sau này. Sau này làm báo, chụp không biết bao nhiêu ảnh người miền núi nhưng cái vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhõm và trong vắt ấy tôi đốt bao nhiêu phim vẫn không tìm lại được.
Và đợt dừng lại bản Lao Mưng lần này ở cây số 291 đường Hồ Chí Minh, chỗ ngã ba Làng Hồi, cách thác nước đẹp nhất trên đường HCM chừng 10km về phía Nam, cách thị trấn Khâm Đức cũng chừng 10km về phía Bắc, đoạn thuộc huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, tôi bất ngờ nhận ra ... đây là một bản đặc biệt ! Trong vẻ nhem nhuốc của những đứa trẻ, trong sự lam lũ của những thiếu phụ, trong nét già nua của những bà Mâm (Mẹ, tiếng Mơ Nông) già vẫn toát lên vẻ đẹp thanh thoát khoẻ mạnh của cô gái giã gạo ngày ấy.
Như một lùm mắc cỡ chạm vào là kép hết lá, như một bầy chim hoang đừng ngó đến thì thôi, còn dừng lại nhìn thì vội bay tứ tán. Tôi còn tệ hơn thế, chiếc máy ảnh còn hơn cả khẩu súng săn hay sao mà ai nhìn thấy cũng chạy. Bọn trẻ đã đành, các cô gái xinh thế sao lại giấu đi ? Ống kính tê lê đẩy hết tầm 350, thêm 3 lần zoom số nữa, chụp như kiểu các tay Paparazzi chuyên đi chụp các nhân vật nổi tiếng mới được mấy tấm ảnh này. Cái thì mất nét, cái thì rung tay, cái thì đám trai làng ra gây sự, đã thế còn chụp ảnh người ta tắm nữa chứ, may là ảnh số, lật ra cho xem hết, "con gái làng mình đẹp mê hồn, đẹp nhất dải Trường Sơn này, đẹp không để đâu cho hết", chợt nhớ ra “lem” là đẹp vội nói: Lem mê hồn, Lem không để đâu cho hết, mới thoát tội. Đám thanh niên cười xoà, chờ xem con gái bản mình lên báo.
Về nhà xem đi xem lại và chợt thấy ngại, không dám gởi báo. Mình nợ với người, mình gắn bó với Mơ Nông, Gié Triêng nên thấy đẹp vậy, liệu người khác có thấy đẹp như mình ? Nếu như thế này mà là đẹp thì người mẫu Sài Gòn đẹp kiểu sao ? Cứ nhìn anh bạn chụp ảnh cùng đi thì biết, anh ta dường như không chỉ không tin, bà già con trẻ thì được, chứ con gái thì, không quen, kiểu như ngoài vùng phủ sóng, thế mà bảo là người đẹp ư !
Tuy vậy, tôi vẫn muốn thông báo với cả thế giới rằng, nếu có dịp đi ngang đó, cùng với việc dừng lại chụp ảnh thác nước hãy ghé lại Lao Mưng mà ngắm những cánh hoa rừng.
Nguồn Hồ Trung Tú blog
Cái đẹp thì ở đâu cũng cứ đẹp, dù ngoảnh mặt đi cái đẹp vẫn chẳng mất đi cho. Ngắm vẻ đẹp hồn nhiên, hoang sơ trong ảnh và bài bác Chênh..mới thấy Vì sao trước đây các ông nhạc sỹ lại có ngay được cảm hứng thần diệu viết nên "Sơn nữ ca", "Em là hoa PơLang" v.v.. Cảm ơn bác Chênh nhiều .
RépondreSupprimerđây là phát hiện của Hồ Trung Tú chứ không phải của tôi. Nhưng đẹp quá bạn hả. thật bất ngờ. Ngay giữa Sài Gòn bây giờ khó tìm ra vẻ đẹp này.
RépondreSupprimerCuối bài để cái đường link cho view tui cao lên chút :)
RépondreSupprimerXin lỗi quên ghi nguồn
RépondreSupprimertui không thấy đẹp hi hi
RépondreSupprimer