13/10/2011

MYANMA TIẾN VỀ PHÍA ÁNH SÁNG

Tù nhân Myanma, trong đó có các tù nhân lương tâm thoát khỏi bóng tối ngục tù
Bị cô lập trong bóng tối với chế độ độc tài qua mấy chục năm nay, thấm thía trước sự tụt hậu của đất nước so với các nước láng giềng, bị công phá bởi các lực lượng đấu tranh dân chủ trong nước và áp lực càng ngày càng nặng của thế giới tiến bộ bên ngoài, nhà cầm quyền quân phiệt Myanma không thể không từng bước nhượng bộ.

Thực trạng đất nước Myanma trong mấy chục năm qua được wikipedia tóm lược như sau:
"Tại Myanma ít có khoan dung chính trị cho phe đối lập và nhiều đảng đã bị đặt ngoài vòng pháp luật. Đảng Thống nhất Quốc gia đại diện cho quân đội, và được sự ủng hộ của một tổ chức to lớn tên gọi Hiệp hội Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển. Theo nhiều tổ chức, gồm cả Human Rights WatchAmnesty International, chính quyền này có bản thành tích nhân quyền kém cỏi. Không có tòa án độc lập tại Myanma và đối lập chính trị với chính phủ quân sự không hề được khoan dung. Truy cập Internet tại Myanma bị hạn chế chặt chẽ thông qua các phần mềm lọc các trang web có thể truy cập đối với công dân, hạn chế đa số các trang đối lập chính trị và ủng hộ dân chủ. Lao động cưỡng bức, buôn ngườilao động trẻ em là điều thông thường, và bất đồng chính trị không được khoan dung.
Năm 1988, quân đội Myanma đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị. Ngày 8 tháng 8 năm 1988, quân đội nổ súng vào những người biểu tình trong vụ việc được gọi là cuộc Nổi dậy 8888. Tuy nhiên, cuộc biểu tình năm 1988 đã dọn đường cho cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990. Kết quả của cuộc bẩu cử sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do Aung San Suu Kyi lãnh đạo, thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử 1990, cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm. Aung San Suu Kyi được quốc tế công nhận là một nhà hoạt động vì dân chủ tại Myanma, đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà đã nhiều lần bị quản thúc tại gia. Dù có lời kêu gọi trực tiếp từ Kofi Annan tới Than Shwe và áp lực của ASEAN, hội đồng quân sự Myanma vẫn kéo dài thời hạn quản thúc tại gia đối với Aung San Suu Kyi thêm một năm ngày 27 tháng 5 năm 2006 theo Luật Bảo vệ Quốc gia năm 1975, trao cho chính phủ quyền cầm giữ hợp pháp bất kỳ người nào. Hội đồng quân sự ngày phải đối mặt với sự cô lập quốc tế. Vào tháng 12 năm 2005, lần đầu tiên tình trạng của Myanma đã được thảo luận không chính thức tại Liên hiệp quốc. ASEAN cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với chính phủ Myanma. Tổ chức này đã thành lập Cuộc họp kín liên nghị viện ASEAN đề bàn bạc về sự thiếu dân chủ tại Myanma. Sự thay đổi chính trị lớn ở nước này  vẫn khó xảy ra, vì sự ủng hộ từ các cường quốc trong vùng, đặc biệt là Trung Quốc"
Tù nhân được phóng thích rời khỏi trại giam Insein ở Yangon, ngày 12/10/2011
Tù nhân được phóng thích rời khỏi trại giam Insein ở Yangon, ngày 12/10/2011
Ấy vậy mà Myanma cũng phải thay đổi. Trước hết là chuyển từ nhà cầm quyền quân sự qua nhà nước dân sự. Tiếp theo, năm ngoái trả tự do cho lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi và đồng ý đối thoại với nhân vật đối lập nổi tiếng này. Rồi bây giờ bắt đầu thả tù chính trị.
Không còn chối cải gì nữa, Myanma đang từng bước giã từ bóng đêm để tiến về phía ánh sáng.
Bóng đêm nào bao phủ đất nước nầy trong mấy chục năm qua? Bóng đêm nào làm cho đất nước Myanma phải sống trong cô lập, nhân dân Myanma phải sống trong lạc hậu, đói nghèo, hàng loạt nhà hoạt động dân chủ, trí thức ,sinh viên, nhà tu phải chịu áp bức tù đày?
Câu trả lời: chế độ độc tài đi theo quỹ đạo "đúng đắn" của Trung Cộng. Hơi khó hiểu là tại sao một nước theo Phật giáo hiền hòa, nằm trong vòng ảnh hưởng văn hóa từ ngàn đời của Ấn Độ như Myanma lại bị che phủ dưới cái bóng của Trung Hoa Cộng Sản. Có lẻ là do anh đi theo con đường độc tài chống lại nhân dân nên bị thế giới văn minh lên án và cô lập. Không còn ai chơi nữa thì " ngưu ngưu mã mã " tìm nhau đấy thôi.
Do vậy mọi người cũng không lấy gì làm ngạc nhiên khi cùng với tiến trình dân chủ hóa, Myanma cũng đồng thời lên tiếng nói không với Trung Cộng khi tuyên bố dừng dự án thủy điện do TQ tài trợ. Và tiếp theo đó, đoàn lãnh đạo cao cấp Myanma lên đường sang thăm Ấn Độ, đất nước dân chủ lớn nhất thế giới, một người láng giềng, người bạn thân thiết từ bao ngàn năm nay của Myanma và hiện nay đang có những nỗ lực hướng về phía đông.
Sẽ còn nhiều điều thú vị trong những chuyển động gần đây ở Châu Á.

2 commentaires:

  1. Nhìn những người quấn xà rông này được tự do làm tôi xáu hổ cho dân tộc vẫn tự hào có 4 hay 5 ngàn năm văn hiến, mà nhà cầm quyền còn lạc hậu hơn bọn quân phiệt trá hình Miến điện

    RépondreSupprimer
  2. Với Myanma, nhiều năm nay, tôi cũng đã ghê tởm chế độ cầm quyền ở đó ! Hai tuần nay nghe đài các nước phản ánh...đúng như bác Chênh viết :"Không còn chối cãi gì nữa, Myanma đang từng bước giã từ bóng đêm tiến về phía ánh sáng.". Ở đó có Aung San Suu Kyi, Ở ta đâu có thiếu những cá nhân quyết liệt, kiên cường như vậy...(?) Vậy, vì sao vẫn có sự khác biệt, nhanh-chậm "tiến về phía ánh sáng" giữa Ta và Miến ???- "Câu trả lời:"..của bác Chênh có rồi: "Quỹ đạo Trung cộng"; Nhưng "Biết rồi, khổ lắm.." vẫn chửa thấy hết nhẽ, bác Chênh ạ ! Đến đây, chợt nhớ ra mấy chữ: "Lợi ích nhóm" như dân kinh tế vẫn nói...Bạn tôi nó vẫn cãi :"Chưa phải thế !(?) Mà thôi, đây là chuyện "nhạy cảm", cãi nhau trong nhà vô tư, nhờ bác Chênh là lôi thôi lắm...Cảm ơn bác nhiều !

    RépondreSupprimer