22/05/2012

CÓ MỘT THỜI ĐÔ THỊ MIỀN NAM

Những thanh niên trong phong trào đô thị miền Nam trước 75  là những người yêu nước lãng mạn. Các vị đó có lẽ vẫn còn tiếp tục lãng mạn khi, vừa qua, tụ họp về trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng để tham gia hội thảo phong trào đấu tranh đô thị. Không biết qua hội thảo đó các vị rút ra điều gì lợi ích cho việc phát huy tinh thần yêu nước trong giới trẻ hiện nay trước hiện tình đất nước đang bị đe dọa từ bọn bành trướng phương bắc cũng như rút ra điều gì lợi ích cho công cuộc đấu tranh dân chủ, công bằng xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay?
Thôi cứ để cho các vị tự rút ra điều gì đó...còn bây giờ để hiểu được chút nào về các vị, chúng ta đọc qua bài viết của nhà báo Nguyễn Công Khế, nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên ghi lại hai ngày hội thảo, bài thơ của nhà thơ Phan Duy Nhân, nguyên phó trưởng ban tôn giáo trung ương, làm ra ngay trong những ngày đấu tranh lãng mạn và bài thơ của nhà thơ Trần Vàng Sao, làm ra sau một thời gian sống dưới ánh sáng CNXH.

Những trí thức và sinh viên học sinh của phong trào đô thị trong cuộc hội ngộ tại Trường ĐH Duy Tân - Đà Nẵng - Ảnh: Lê Văn Thọ




Hai ngày ở Đại học Duy Tân

Nguyễn Công Khế

Trong hai ngày 19 và 20.5.2012, tại Trường ĐH Duy Tân - Đà Nẵng đã diễn ra cuộc hội thảo phong trào đấu tranh đô thị từ 1954 đến 1975.

Tôi nhìn xuống hội trường của Trường ĐH Duy Tân mà lòng bùi ngùi, xúc cảm. Xúc cảm bởi tất cả các mái đầu đều bạc hoặc chấm bạc. Những Nguyễn Hữu Thái, Phạm Chánh Trực, Lê Quang Vịnh, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lê Công Giàu, Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng, Vũ Hạnh... của Sài Gòn. Những Chu Sơn, Nguyễn Duy Hiền, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Phước Á, Nguyễn Hoàng Thọ, Nguyễn Văn Bổn, Nguyễn Đông Nhật, Hoàng Thị Thọ, Trần Hoài, Võ Quê, Phan Hữu Lượng… của Huế. Những Phan Duy Nhân, Huỳnh Văn Hóa, Đỗ Pháp, Lương Thanh Liêm, Lê Đức Hùng của Đà Nẵng. Còn những Bửu Chỉ, Vĩnh Linh, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Quí, Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Phạm Thế Mỹ... và nhiều người thì đã ra đi vĩnh viễn, không có mặt trong cuộc hội ngộ này.
Những trí thức và sinh viên học sinh của phong trào đô thị, những người đã kiến tạo nên một lịch sử đấu tranh trong máu lửa và đầy gian khổ trong nhà tù, trên đường phố và trong các giảng đường. Một chiến trường không có vũ khí, nhưng  nhà tù và cái chết luôn chờ chực.Tôi nhìn xuống hội trường và ký ức lịch sử lại trở về. Gần 400 người trong hội trường này, tôi nghĩ là những người đã kiến tạo nên lịch sử của cuộc đấu tranh đẫm máu và khốc liệt trong cuộc chiến đấu ở đô thị chỉ có tay không và ngòi bút, cuộc đấu trí căng thẳng và những chiến dịch đốt xe Mỹ, chiếm tòa đại sứ Mỹ, các cuộc biểu tình trên đường phố, đôi khi dám hy sinh để đốt cháy cả thân mình như Thích Quảng Đức, Nhất Chi Mai, ngã xuống trên đường phố hay trong bưng biền như Quách Thị Trang, Nguyễn Bá Tần, Nguyễn Tam Vàng, Trần Quang Long, Trần Triệu Luật, Trần Phú Quí, Nguyễn Thái Bình...
Tôi đã trải qua nhiều nhà tù ở miền Nam, anh em trí thức sinh viên học sinh có lúc đã ở chật trong các nhà giam được dựng lên như nấm ở miền Nam. Thừa Phủ, Kho Đạn, Chí Hòa, Tân Hiệp, Côn Sơn, Phú Quốc... Anh em ta nằm trong đó đếm không xiết, từ năm này qua năm khác, giữa lúc cuộc chiến tranh leo thang hay im ắng tạm thời.
37 năm sau hòa bình anh em ngồi lại, họp lại, tâm tình lại với nhau mới thấy hết “nỗi đau hay niềm cay đắng”, vinh quang và tủi nhục. Những người luôn đi đầu, xả thân cho một đất nước thanh bình, thống nhất, muốn tự do cho đất nước và tự do cho mỗi con người, cho một xã hội nhiều tình người và sống như những con người đầy đủ những “quyền” mà chúng ta từng đổ máu để đòi hỏi, để giành lại từ trong tay ngoại bang.
Một xã hội dân chủ, phát triển và mọi người đều có những cơ hội đồng đều để làm việc và phát triển. Áp bức, bất công và tham nhũng dứt khoát phải bị đẩy lùi và chấm dứt. Chủ quyền quốc gia phải được giữ vững bằng mọi giá, mọi phương tiện. Chúng ta giành lại hòa bình và quyền làm chủ bằng hàng trăm hàng nghìn năm xương máu, nhưng bây giờ trong cuộc tranh chấp ở biển Đông có kẻ dám ngang nhiên tuyên bố “Hòa bình là một thứ xa xỉ”.
Tôi cảm ơn anh Lê Công Cơ người đã hoạt động và lãnh đạo phong trào từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ trước, nay là Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân - Đà Nẵng đã có sáng kiến và đứng ra tổ chức cuộc gặp rất có ý nghĩa và đầy cảm xúc này.
                                                                                                                                     NCK
          BÀI THƠ CHO MẸ VÀ CHỊ 
                                              PHAN DUY NHÂN
          Đầy nước mắt đi trong chiều biển động
          Thân san hô sóng vỗ một đời tròn
          Trông cây tùng gặp bão cũng cong lưng
          Đời kiêu mạn chẳng  còn tâm sự với

          Con nhớ lại sắt se lời mẹ dạy
          Những đêm qua ngõ hẹp phố phường sâu
          Đầu gối trên tay nghe đường máu chạy
          Trong tim con ngựa mỏi muốn quay đầu

          Những buổi sáng nằm vùi trên gác trọ
          Những chiều hôm mong đợi chẳng ai về
          Tình thuở trước đắp cao dần nấm mộ
          Trong lòng con cỏ mọc đã vàng hoe

          Ngã bảy ngã ba hẹn hò bè bạn
          Áo cơm nhau nhờ vả đến bao giờ
          Xương từng ống hút dần theo lũ quạ
          Ngó lui mình rỗng tuếch chúng bay xa

          Thơ với ngô khoai bánh mì giữa chợ
          Có kiên gan Lã Vọng cũng buông cần
          Khí phách văn chương công bằng cách mệnh
          Xưng lỡ anh hùng không lẽ đến xin ăn?

          Con đã ngấy những ngày thư viện đói
          Nghe khôi hài kinh kệ Mã Khắc Tư*
          Khi rách áo xem ra chiều thủ lợi
          Không manh tâm thiên hạ cũng nghi ngờ…

          Ngần ấy bụi con mang về với mẹ
          Hận nghìn đời trong đáy mắt chưa nguôi
          Thân đau yếu em quỳ bên gối chị
          Lòng lênh đênh muốn lặng cứ trôi hoài

          Con phiêu bạt ngỡ thân tàn ma dại
          Chẳng còn gì nguyên vẹn để đem dâng
          Xin mẹ rót cho con lời phủ dụ
          Ngửa hai tay xin chị nhận em cùng

          Cho ánh mắt đau buồn nay tỏ rạng
          Soi xuống lòng ẩn hiện ánh trăng trong…
                                                                 P.D.N     1962
* Mã Khắc Tư :  Karl Marx, Các Mác
Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình

                                                           Trần Vàng Sao
Tháng Bảy 20
1.
tôi tuổi tỵ
năm nay bốn mươi ba tuổi
thường không có một đồng trong túi
buổi sáng buổi chiều
thứ hai thứ ba thứ bảy chủ nhật
trong nhà ngoài sân với hai đứa con
cây cà cây ớt
con chó con mèo
cái đầu gãy cái tay gãy của con búp bê
cọng cỏ ngọn lá vú sữa khô
thúng mủng chai chén sách vở quần áo mũ nón cuốc rựa trên ghế dưới bàn
hai ba ngày một tuần một tháng có khi không đi đâu hết
một hai ba giờ sáng thức dậy ngồi vác mặt ngó trời nghe chó sủa
miếng nước trà mốc nguội có mùi bông lài rát cổ
cũng không có chi phiền
vấn một điếu thuốc hút
hai ba lần tắt đỏ
rồi nửa chừng rách giấy
bạn bè gặp nhau
cho uống một ly cà phê
một lần
qua hai lần phải tránh
không phải ai cũng nghĩ như mình
nhiều đứa vui gặp nhau cho năm ba đồng một chục
đưa tay cầm lấy
miệng nói không được

2.
tôi thấy tôi như người tù được thả rông
lang thang giữa đường giữa phố
nhìn hết mọi người
xem mình lâu ngày mặt mũi có khác người không
tôi đi lui
tôi đi tới
phố phường đông chật
tiếng cười tiếng la tiếng nói tiếng xe cộ
chẳng có ai quen thử nói chào tôi một tiếng
tôi đưa hai tay lên đầu vuốt tóc
lấy chân hất một hòn đá
cúi xuống nhìn mấy bao thuốc không bên lề đường
rồi đi về
qua cầu dép sút một quai
tôi không muốn nhớ gì hết

3.
tôi ngồi trên hòn đá trước nhà
buổi chiều không có một con chim đậu trên cây
đám trẻ con chia phe bắn nhau cười la ngoài sân
đứa sống đứa chết cãi nhau ăn gian chửi thề
những người đi bán về nói chuyện to
hai đứa nhỏ nhà bên cạnh cầm đèn che miếng lá chuối
qua xin lửa hỏi tôi nấu cơm chưa
tôi cười lắc đầu muốn đi ngủ
trong gió có mùi rơm cháy
tôi không biết làm gì hết
tôi bỏ hai chân ra khỏi dép cho mát
đám trẻ con bỏ chơi chạy theo phá đàn trâu bò đi qua
tôi bước vào nhà mở rộng hai cánh cửa lớn thắp một cây đèn để lên bàn thờ
hai đứa con ra ngoài đường chờ mẹ chưa về
trời còn lâu mới tối
tôi đi gánh một đôi nước uống

4.
tôi sống yên ổn với những việc làm hàng ngày của mình
không định được ngày mai
có một đồng để mua cho con nửa cái bánh tráng hay hai cái kẹo gừng
có hai đồng cất dưới chân đèn trên bàn thờ lỡ khi hết dầu thắp tới bữa thiếu ruốc hết bột ngọt
mả cha cuộc đời quá vô hậu
cơm không có mà ăn
ngó lui ngó tới không biết thù ai
những thằng có thịt ăn thì chẳng bao giờ ỉa vất

5.
lâu ngày tôi thấy quen đi
như quen thân thể của mình
tiếng ho gà nửa đêm của những đứa bé chưa đầy hai tuổi
buổi chiều không có cơm ăn
những con ruồi ăn nước mũi khô trên má
    những đứa đau quan sát những con chuột
        chết lòi ruột ở bến xe đò
những tiếng cha mẹ vợ chồng anh em
    con cái chửi bới la hét trong bữa ăn
người điên ở trần đứng làm thinh
    giữa trời mưa ngoài chợ
những ngày hết gạo hết tiền hết củi
    muối sống không còn một hột của tôi
những trách canh rau khoai tháng năm không có bột ngọt
hai mắt tôi mở to
đầu tôi cúi thấp
miệng tôi há ra
những lá khoai nhám và rít mắc vài hột cơm
            dồn cứng chật cuống họng

nói thật lúc này tôi muốn được say rượu
họa may thấy một đồng thành ba bốn đồng

6.
nhiều khi tôi quá chán
chân tay rã rời
đầu óc đau nhức
không muốn làm gì hết
mấy đứa nhỏ chơi buôn bán bỏ đi đâu không biết
            để đất đá lá cây đầy nhà
tôi dựa cửa ngồi yên một chỗ
dụi mắt nghĩ hết chuyện này tới chuyện khác
nói chi tới những đứa đã chết trên rừng giữa phố
bạn bè có đứa giàu đứa nghèo
đứa ngụy đứa cách mạng
đứa của tiền ăn tiêu mấy không hết
đứa không có được một cái áo lành
đứa đi kinh tế mới ba bốn bảy tám năm
             trở về xách một cái bị lát
mặt cắt không có một hột máu
đứa đạp xe thồ ngồi vắt chân ăn củ sắn
            chờ khách ở bến xe
đứa vô tích sự ở nhà không có việc chi làm
có đứa râu tóc dài che kín mặt
có đứa tàn không nhớ mình tên chi
có đứa chịu không nổi dắt vợ con vào nam
            ăn chợ ngủ đường
mỗi lần gặp nhau mở to mắt cười hút một điếu thuốc
hết chuyện nói

hai đứa con đi chơi về cười nói
đứa nhỏ bắt tôi đánh trống
        cho nó làm ông địa múa thiên cẩu

7.
cái trống lon mặt ni lông và hai chiếc đũa tre
tôi đánh
múa đi các con
này đây cái nón gãy vành làm đầu thiên cẩu
và sợi dây chuối treo ngọn lá làm tiền
múa đi các con
cái bụng ông địa to tròn giơ lỗ rún gài nút áo không được
ông địa chống tay vỗ bụng ngửa mặt lên trời cười ha ha
tôi vỗ tay hoan hô
và không biết mình có nhớ ra được
        cái mặt ông địa không

Tháng chín 1984

49 commentaires:

  1. Không có gì vui, buồn!

    RépondreSupprimer
  2. Không biết các Bác này có suy nghĩ được như hai anh em Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh nhật Tấn hay không?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Nếu có họ đã không có mặt trong ngày họp mặt này.

      Supprimer
  3. người đô thị xưa22 mai 2012 à 11:40

    Các bác tụ lại với nhau để lấy quá khứ ra tô vẽ lại chứ chẳng làm gì ích nước lợi nhà.Thôi đi các bác nhé! Các bác bây giờ cũng bị mấy Đc đoàn viên trẻ con lãnh đạo hết rồi, ngồi răm rắp vâng dạ mấy thằng nhãi ranh bằng tuổi cháu của mình chứ có làm được gì.

    RépondreSupprimer
  4. Chú Nguyễn công Khế nói rằng:Một chiến trường không có vũ khí. Vậy thì cho cháu hỏi một điều: Sau khi chú Huỳnh Tấn Mẫm mất chức tổng hội sinh viên Sài Gòn vào tay chú Lê Khắc Sinh Nhật thì ai đã bắn chết chú LKSN ở trường Luật và bắn chết luôn giáo sư Nguyễn Văn Bông. Còn chuyện các chú có yêu nước thật hay vì quyền lợi thì cháu chưa bàn đến?

    RépondreSupprimer
  5. Bây giờ là thởi điểm để nói một cách thẳng thừng rằng những người
    trên đã góp phần mang lại một đất nước bị phá sản về mọi lãnh vực
    như thế này.Do đó,họ không có lý do gì để tự hào cả.Chẳng qua là
    họ "tự sướng". Lẽ ra,họ phải xấu hổ vì bị phản bội mới phải !
    Họ nên bắt chước anh em họ Huỳnh ở Đà Lạt để nói lời trung thực :
    "Cách mạng không phải để xây dựng lên một chế độ độc tài".
    Thậm chí,chính họ phải chịu trách nhiệm một phần vì cái tội lãng
    mạn một cách vô trách nhiệm trước kia.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Họ phải xấu hổ vì những điều họ đã làm .Đất nước như ngày hôm nay một phần lớn là do họ-và họ phải mang lấy nổi hổ thẹn đấy đến ngày nhắm mắt.

      Supprimer
  6. Những thanh niên, sinh viên, học sinh trước năm 1975 đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn và chống sự can thiệp của quân đội Mỹ vào VN, theo ý kiến riêng của tôi, nó phát xuất từ lòng yêu nước trong sáng. Bây giờ 37 năm, sau ngày chiếm được miền nam, đất nước đã gôm về một mối... những ông thanh niên ngày xưa ấy họp lại với nhau và nhận ra rằng chính mình đã cầm chim cho chó đ...

    RépondreSupprimer
  7. Sẽ chẳng có bài học nào đươc rút ra

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. kho6ng rut ra dieu gi thi tu tap lam chi de nghe chi dao cho nhuc

      Supprimer
  8. Ôm riết lấy quá khứ.
    Bám vào quá khứ, quay lưng về phía mặt trời và tự ru ngủ mình.
    Như con kì nhông nhấm nháp đuôi của nó trong bóng đêm lạnh lẽo của cái hang mùa đông.
    Đó là dấu hiệu rõ rệt của sự già nua
    Đó là dấu hiệu rõ rệt của sự hấp hối
    Đó là dấu hiệu rõ rệt của sự suy tàn

    RépondreSupprimer
  9. 2012 – 1975 = 37
    37 x 2 = 72
    [72 : 2 = 37]
    72 năm trọn một đời người.

    Nếu là người Nam,
    thì các bạn chỉ bị khổ nhục 1/2 cuộc đời,
    còn như tôi đây người Bắc, năm nay tròn 72
    thì đã chịu khổ nhục trọn cả cuộc đời.

    Xin đừng ai nghĩ rằng tôi đang phân biệt Bắc-Nam.
    Bầu ơi thương lấy Bí cùng.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Cuộc tụ họp này có ý nghĩa gì không?Tụ họp để làm chi nữa hỡi những con tốt đã sang sông?

      Supprimer
    2. Tụ họp để "thẩm du tinh thần" trước khi đi về gặp cụ Mác cụ Lê thôi mà! Tội nghiệp!

      Supprimer
    3. Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.

      Supprimer
  10. ... "-Tao biết chó gì đâu, “nó” gọi đi là đi thôi!" ...
    ... "-Tao đã được cốc bia đ…nào đâu mà mày nói vì tiền chứ." ...

    Có giống nhau không?

    RépondreSupprimer
  11. Những thanh niên đầy nhiệt huyết ngày xưa bây giờ đã là già cả hom hem lắm rồi, nhưng cháu chắc chắn một điều là mắt của các bác sáng hơn ngày xưa nhiều, đúng không ạ?

    RépondreSupprimer
  12. TMĐ:
    Trước 1975,mỗi ngày không biết bao nhiêu đồng bào,người lính hai phía,ngã xuống.Làng quê tan nát.Con người thấp thỏm,lo âu,khổ cực.Việc SVHS các đô thị xuống đường đòi chấm dứt chiến tranh,đòi hòa bình,dân sinh.Trong hoàn cảnh như vậy,chuyện đúng sai,nhân dân,lịch sử nhận định rất công bình.Chỉ trừ một số ít SVHS bỏ thành vào rừng,sau tháng 4/1975,có vị trí xã hội.Đại đa số SVHS còn lại,chính quyền mới, không công nhận sự đóng góp của họ.Tất cả đều gói gọn trong 4 chữ:phong trào tự phát.Chắc anh em SVHS miền trung đó gặp mặt thân mật ở Đà Nẵng cũng không ngoài tâm tình với nhau trước những bức xúc xã hội thôi.Họ không buồn kể lể công trạng gì với ai đâu.Đâu đó,vẫn có những tiếng nói,những việc làm rất được công luận ủng hộ và có tính thuyết phục cao của các anh em ấy như Huỳnh Tấn Mẫm,Lê Hiếu Đằng,Hạ Đình Nguyên...Cần lắng nghe,thấu hiểu,cần đoàn kết thương yêu.Chê bai,sĩ nhục,phân biệt...những cái đó,thực sự, chúng không có ích lợi gì nữa cả.Xin dừng và cho tôi được không nói thêm lời nào nữa về chủ đề này.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. họ nên làm với cách nhìn nhận mới chứ không nên tụ tập lại để ôn chuyện củ .Không dám thừa nhận sai lầm của mình thì cũng không làm được gì mới cho ích dân lợi nước đâu

      Supprimer
  13. "37 năm sau hòa bình anh em ngồi lại, họp lại, tâm tình lại với nhau mới thấy hết “nỗi đau hay niềm cay đắng”, vinh quang và tủi nhục.".THưa Bác Khế sao Bác không dám nói THẬT,nói RÕ để thế hệ tụi cháu còn lường được và một chút cảm phục ,quý trọng.Tuổi Bác cũng đả lớn già rồi sợ mất chức mất quyền gì nữa.Cháu chúc các bác, các cô sức khỏe và cũng mong các Bác ,các Cô không nên có cuộc họp mặt lần thứ 2 vì cháu thấy có gì đó các Bác ,các Cô không vui.

    RépondreSupprimer
  14. Các Chú đả góp lên mùa xuân 68 nẫy nừng!

    RépondreSupprimer
  15. Bọn cơ hội. CƠ HỘI. BỌN CƠ HỘI!!!!!

    RépondreSupprimer
  16. Có một thế hệ thanh niên, tri thức đã một thời nhiệt huyết,không quản hy sinh đấu tranh đòi tự do dân chủ trước những năm 1975 ở miền Nam.Nay họ sống bình dị giữa đời thường và trong số họ vẫn nhiều người lên tiếng đòi tự do, dân chủ, bênh vực lẽ phải, chống lại cường quyền mà cũng không sợ liên lụy bản thân. Tấm gương sáng đó há chẳng cao dẹp lắm thay ! Há chẳng trí thức lắm thay!

    RépondreSupprimer
  17. Người trí thức thời nào cũng vậy, chỉ biết vì lẽ phải làm cho người, cho đời. Còn người đối xử lại thế nào thì chẳng mảy may cay cú. Duy tâm có Trời, duy vật có Dân, hai thế lực đó ghi nhận sự trong sáng của các Bác cựu TNSV miền Nam trước 1975 mãi mãi. Nếu Bác Chênh nằm trong số này thì đáng tự hào lắm lắm đó nghe !

    RépondreSupprimer
  18. Công bằng mà nói-những học sinh,sinh viên này,trước 1975 và cho đến tận ngày nay-đại đa số là những người yêu nước,yêu tự do dân chủ(ngoại trừ một ít trong số họ quá khích kiểu chuyên chính vô sản).Thời gian trôi đi,tóc họ bạc dần.Sau 37 năm sống dưới chế độ mới,nhiều người trong số họ chắc đã ngộ ra nhiều điều " đau và cay đắng ".Nhưng thôi,cũng không cần nói nhiều về họ nữa.Họ đã ĐI và họ đã THẤY .

    RépondreSupprimer
  19. Tôi chỉ xin được dập đầu tạ tội với đồng bào tôi!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. cựu sinh viên22 mai 2012 à 23:19

      Tôi cũng vậy, nổi buồn lớn nhất của tôi là bây giờ quá già không làm được gì để tạ tội với đồng bào mình. Mong thế hệ trẻ tha thứ và vì sự nghiệp chung mà đứng lên

      Supprimer
    2. Cán bộ hưu trí24 mai 2012 à 11:04

      Trong số những người mà ông Nguyễn Công Khế đã điểm danh:

      - Những người đã qua đời: chỉ thấy có Gs Nguyễn Ngọc Lan là một trong những người sớm nhìn thấy mặt thật của chế độ và lên tiếng phê phán; lúc còn sống, ông đã từng được Nhà nước thưởng “2 năm quản chế” cùng với Linh mục Chân Tín;
      - Trong số những người còn sống: chỉ mới thấy có vài gương mặt của Sài Gòn lên tiếng – nhất là từ những cuộc biểu tình chống TQ gần đây, như: Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, v.v…
      - Những vị còn lại - nhất là những vị ở Huế, Đà Nẵng, hầu như câm lặng, làm cho mọi người có cảm nghĩ rằng các vị đang ở trong tình thế “mũ ni che tai”.

      Chẳng nhẽ “giặc Tàu” không đáng chống bằng “giặc Mỹ”? Nhưng trong khi giặc Mỹ chưa lấy của ta mét vuông lãnh thổ nào thì giặc Tàu đã chiếm mất Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, nuốt trọn Hoàng Sa, nuốt một phần Trường Sa và đang lăm le khống chế phần lớn Biển Đông.

      Nếu ngày xưa các anh chị bức xúc chuyện quân Mỹ đổ vào Việt Nam cho nên hăng hái xuống đường chống Mỹ, thì sao ngày nay Trung Quốc xâm lược thật sự thì các anh chị ngồi yên? Hay lòng yêu nước của các anh chị là lòng yêu nước được “tiêm vào”, nay hết thuốc thì các anh chị không còn bức xúc, không còn động lòng nữa? Hoặc giả các anh chị còn đang mang nặng trong lòng “nỗi sợ đồng chí” (nói theo ngôn ngữ của ông Lê Hiếu Đằng)?

      Nói như vậy phải chăng là thừa nhận: “đồng chí” còn đáng sợ hơn “kẻ thù xâm lược”?

      Xin gửi lời khuyên đến các anh chị: nhận thức lại luôn luôn là đặc điểm của người trí thức. Và “hối lỗi” không bao giờ là muộn màng. Linh mục Chân Tín chẳng đã khuyên mọi người nên “sám hối” đó sao?

      Supprimer
    3. Hay! Rất đúng. Có ai hôm nay dám nói đến bọn thú ngồi trên dân , bất công tham nhũng, vây cánh gia đình trị....Tiên Lang, văn Giang.... có ông nào đứng lên tranh đấu cho dân nhờ nào !
      ''...Ai về thăm đất nước tôi
      Nhìn xem xã hội thú ngồi trên dân
      Đảo điên thế sự xoay vần
      Đây thời thú vật hóa thân làm người
      Cái thời mà lủ đười ươi
      Ngang nhiên ăn sống nuốt tươi dân lành
      Nông thôn cho đến thị thành
      Đi đâu cũng thấy thú hành nhân dân
      Việt Nam nổi tiếng xa gần
      Bắt người là thú xử dân luật rừng''
      Thơ dân gian

      Supprimer
  20. Tới cái cuộc họp mặt dối già này chắc chắn cũng không được phép "tụ tập" nếu không được bảo kê bởi những "tôi trung" như PCTrực, Ng CKhế, LeCgCơ, Ng Chính, TTLập..Anh Mẫm,anh Giàu..còn chường mặt ra đấy là gì?Bị "xài" đến như thế còn chưa đủ sao?Các anh nên tự hỏi: "bà mẹ Bàn Cờ" ngày nay còn sẵn lòng chứa chấp đám "con phong trào" mập ú và giàu nứt trứng? Họ còn thực sự nhớ gì, cần gì đến những bà mẹ ấy?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Ngày trước họ dậy mà đi, bây giờ QUỲ MÀ XUỐNG!

      Supprimer
  21. Một thời trẻ22 mai 2012 à 23:22

    Các bác là một thế hệ yêu nước lãng mạn, đồng ý với bác Chênh, nhưng các bác bị lợi dụng và bị vứt vào sọt rác. Hoàn toàn thông cảm và tha thứ cho các bác.

    RépondreSupprimer
  22. Thời nay các bác cũng có những người đáng hâm mộ như Bác Chênh, bác Hạ Đình NGuyên, bác Lê Hiếu Đằng, bác Cao Lập, bác Tiêu Dao Bảo Cự...

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tiếc và đau là số người như trên rất ít,chưa đủ đếm
      trên 10 đầu ngón tay,qúa yếu để níu kéo "hào quang"
      đang tan biến thành khói !
      Lẽ ra,giới đấu tranh không nên chường mặt mẹt ra thế này ! Chẳng lẽ họ không sợ bị phỉ nhổ hay sao ?

      Supprimer
  23. Tiếp tay cho sự bành trướng cái sai, cái ác mà con nói về tự hào, vinh quang thì sự mê muội chưa dứt.

    RépondreSupprimer
  24. Thiên tài Bet-thô-ven viết một bản giao hưởng với ý định tặng Na-pô-lê-ông, nhưng sau đó, khi thấy Na-pô-lê-ông chỉ là một kẻ độc tài, Nhạc sỹ đã thay tên tác phẩm là Anh Hùng như ta được thưởng thức ngày nay.

    Ở Việt Nam mình, cũng có rất, rất nhiều người làm như Bét-thô-ven, nhưng cũng rất, rất nhiều người khi nhận ra Na-pô-lê-ông thì đã muộn.
    Người Bắc hay người Nam, có lẽ đều biết Luật sư Nguyễn Hữu Thọ.
    Và còn nhiều, rất nhiều nữa.

    RépondreSupprimer
  25. Xem hình trên,có lẽ chỉ 1/5-6 toàn cảnh hội trường mà suy ra con
    số tổng quát cho tất cả người tham dự thì tôi tạm thống kê như sau :
    -85 % hồ hỡi phấn khởi nên cười "tự sướng" như giới trẻ,dù già rồi.
    -10% tỏ vẻ trầm tư mặc tưởng : không cười không buồn.
    -5% lộ rõ ra nét chán chường : bi quan.
    Như vậy,số 10% thì buông xuôi nên có vẻ chịu trận.
    Số 5% là đáng tha thứ,nếu nói khoan dung thì đáng tôn trọng.

    RépondreSupprimer
  26. Đời là thế đấy. Nếu các bạn để ý ông nhạc sỹ Phạm Tuyên tươi cười khi được trao tặng HC HCM. Trong lúc đó Phạm Quỳnh là cha đẻ của ông lại bị tàn sát giết chết dưới dưới bàn tay chính quyền Cộng Sản.
    Chế độ Cộng sản là thế đấy. Tay này tặng hoa thì tay kia ban ... dải lụa.

    RépondreSupprimer
  27. Không nên thắc mắc với bọn thủ dâm chính trị

    RépondreSupprimer
  28. Nửa Người Nửa Ngợm23 mai 2012 à 23:59

    Bây giờ mà còn nói cái gì nữa ! Trần Vàng Sao đã nói hết ở bài thơ rồi đó . Thơ Trần Vàng Sao càng đọc càng hay . Tôi không biết Trần Vàng Sao là ai !
    Xin kính cẩn nghiêng mình bái phục nhà thơ .

    RépondreSupprimer
  29. Tôi 56 tuổi, sinh ra ở miền Nam, gia đình đơn độc, không có ai tham gia bên này hay bên kia...vậy là tôi đã trưởng thành ở cả hai chế độ. Cho phép tôi có ý kiến (đã bao năm chỉ có đại diện của bên này hay bên kia lên tiếng, bỏ quên chúng tôi): 1/ Quí bác hãy thật bình tĩnh khi nhìn nhận một vấn đề; 2/Nhìn nhận xong phải có hướng xây dựng (cái tốt)sửa sai cái xấu. Nếu không bình tĩnh, vô tình ta có lỗi, vô ơn với tiền nhân (như với các bác Đằng, bác Hải..và vô vàn chiến sĩ vô danh từ 2 phía), lấy bụng mình, tôi nghĩ rằng họ hy sinh với lòng yêu nước yêu dân cháy bỏng một thời, hãy nghe lời ca của nhiều bài hát ước vọng sau hòa bình, nó lãng mạn nhưng ở đỉnh của văn hóa, văn minh mà xã hội đã một thời, mà nói rằng chúng ta đã tụt lùi trong sự văn minh đó. Cuối cùng xin không cay cú, đổ lỗi cho ai. Đó là số phận chăng

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đồng ý, bây giờ là lúc phải ngồi lại với nhau để cùng đấu tranh cho sự ra đời cái mới, chứ không phải là lúc trách móc nhau, cay cú với nhau. Các bác ở chế độ cũ không nên hoài niệm gì về một chế độ đã sụp đổ và đi vào quá khứ rồi. Bây giờ là lúc bỏ qua tất cả để cùng đoàn kết đấu tranh cho cái mới.

      Supprimer
  30. CÁC ÔNG CHỚ NÓI rằng hôm nay cuộc sống người dân ấm no, có công bằng, công lý, tự do, dân chủ hơn trước 1975. Hôm nay là tham quan ô lại, dồng đảng vây cánh ô dù nên tham nhũng từ trên xuống, cướp của ăn trên ngồi trên. Cứ kiểu bố đưa con vào chức vụ cao ( theo kiểu ông con Ủn Đại tướng Bắc Hàn ) Một chế độ ma quái lộng hành thế mà không ai dám hay đúng hơn là dược quyền biểu tình , đòi hỏi , đấu tranh như những năm của thời sinh viên nông cạn!

    RépondreSupprimer
  31. Đấu tranh , quấy phá những năm ấy để hôm nay dược gì ? Một đất nước tan hoang

    Mẹ Việt Nam có những người con :
    Đứa thì bán máu, đứa bán trôn
    Đứa như SAO MAI trong ngục tối
    Đứa làm lãnh đạo, bán linh hồn !
    Dân đen đói khổ, gầy xơ xác
    Quan chức tham nhũng, béo trục tròn
    May mà trong ngoài : còn đứa khác
    Tay nắm chặt tay, vì nước non !
    Dân có hiền khô bằng cả ngàn cục đất
    Cũng bật thành tiếng nấc chửi nghẹn ngào !
    Nhà thơ TUYẾT VÂN – 2012.

    RépondreSupprimer
  32. Bác Chênh đưa 1 bài trong báo lề này qua đăng lề khác răng được. Hi hi mỗi loại báo có 1 nhóm độc giả khác nhau, còmmen khác nhau mặc dù có khi 2 còmmen khác nhau ấy chỉ xuất phát từ 1 con người thực mà thôi. Ta hãy chấp nhận báo viết cho lề nào đăng lề ấy thôi.

    RépondreSupprimer
  33. Nguyen Nam Cali29 mai 2012 à 20:22

    Họ là "bầy sâu" của quá khứ.... Tội đồ của dân tộc VN, nối giáo cho giặc nội xâm vc và giặc ngoại xâm tàu cộng... NHỤC!

    RépondreSupprimer
  34. Nhóm những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản ngày ấy đã hại dân hại nước..thes mà còn dám ngồi họp mặt thì đúng là không phải con người...nhục nhã quá

    RépondreSupprimer