Thư Sài Gòn
“ Tháng tư về…gió hát mùa hè…có những chân trời xanh lắm…mây xa vời …nắng xa vời…con sông xanh lững lờ trôi…”
Ừ! Anh Dương Thụ. Bài hát “Tháng tư về”của anh là một ca khúc hay.Tôi cũng thích nó,tôi biết đây là một ca khúc trữ tình không dính dáng gì đến “Tháng tư lịch sử”.Cái tháng tư khi ấy tôi 21 tuổi đang rất mơ màng , lãng mạn ,những tuổi trẻ như Phạm Duy đã viết “ Trong tim thì sôi máu…khóe mắt có trăng sao…bông hoa cài trên áo…trên môi một nguyện cầu…”
Tôi đã đi qua 6 cái tháng tư mơ màng ấy cho đến tháng tư thứ lần 7.một chín tám hai [ 1982] khi trả xong nợ máu xương ngoài biên giới Tây Nam về lại Sài Gòn để nhận cú sốc đầu tiên nhìn xã hội nhận ra rằng “ Khóe mắt đã bớt trăng sao “ dù trong tim vẫn còn sôi máu.Tôi viết “Tạ lỗi Trường Sơn”.Bài thơ dài nhất đời mình và chỉ có thể cất vào trí nhớ suốt 27 năm kể từ khi viết nó.Những câu thơ cuối cùng của bài thơ ấy “…Tin chắc rằng trong các ngài nhiều người đã tin thượng đế…khi được sống hả hê giữa một thiên đường…Ai bây giờ tạ lỗi với Trường Sơn ?!”.
Tháng tư về. Chân trời xanh lắm được Dương Thụ mô tả như thế.Nhưng tôi lại thở dài nhìn về phía chân trời xa khác, cũng trên xứ sở của mình.Chân trời đỏ bầm hoàng hôn máu lửa của huyện Văn Giang – Hưng Yên mà tôi chưa từng đến bao giờ.Điều gì đang xảy ra , đã xảy ra ở đấy ai cũng biết rồi. Nhìn hình ảnh những dùi cui và nắm đấm vung lên từ phía ấy.tôi bỗng tự hỏi có thật tháng tư đã về?
Tháng tư về…
Tháng tư chưa về…
Chân trời xanh…
Chân trời không xanh…
Không thể làm văn ở đây.Nhưng tôi không khỏi bỗng nhớ câu văn thống thiết của một nhà văn Nam Phi:
“ Khóc lên đi ! hỡi quê hương yêu dấu!”
Đỗ Trung Quân
[ *] Văn Giang có tên Khoái Châu dưới thời Tự Đức. Vỡ đê suốt 18 năm ròng nên sau có câu thành ngữ” oai oái như Phủ Khoái xin ăn”
Tháng 4 máu lửa đã vào văn Giang,
RépondreSupprimerLàng quê dậy tiếng khóc than...
dùi cui, súng pháo, dân oan thiệt thòi!
Vì tiền họ tráo trở rồi,
Cướp thuê, chiếm mướn kiếm lời...dã man!
Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.
RépondreSupprimerNăm 1960 . . .
SupprimerNăm 1959 . . .
Năm 1945 . . .
Năm 1930 . . .
Năm 1917 . . .
Bài thơ của bạn tôi không chạnh lòng,tôi cùng quê với cụ nguyễn hoàng,cụ n/h vào nam từ thế kỷ 15 cùng với cụ là hàng ngàn ngươi thanh nghệ,ngươi trung người nam bây giờ phần nhiều là hậu duệ của tiền nhân thanh nghệ,nhiêu dòng họ ở trung nam còn lưu gia phả nhiều đời từ thời theo nguyễn hoàng. Việc mở cõi là kỳ công của dân tộc vn,ngày nay người vn có quyền mưu sinh tren toàn lãnh thổ!sao bạn lại nói trong thơ như vậy.ai sai,ai ác với dân hèn với giặc chúng ta có quyền căm ghét nhưng những lưu dân đâu có lỗi gì,di dân đâu chỉ có ở vn mà là hiện tương chung của thê giới cơ mà !54 vn bị chia cắt có nhiều lý do trong đó có mưu của tàu đấy bạn ạ !
RépondreSupprimerCe commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.
RépondreSupprimerEcopark:
RépondreSupprimerGiai đoạn chuyển tiếp của lịch sử và sự cần cù,tính toán ,giúp bà con miền Bắc thành công khi du cư vào Nam sau tháng 4/1975.Nhìn họ mà học tập,làm ăn,quí trọng.Đừng vì sự sa sút của mình mà thốt ra những tị hiềm không đúng đắn.Hành trình mở cõi,dân Nam ,số đông từ Trung vào.Trước đó,dân Trung,hầu hết đều từ Bắc vô.Từ một ý tốt của Đỗ Trung Quân,xót cho một vùng quê Bắc,cụ thể là Văn Giang,các Bác lại suy nghĩ mông lung ra một vấn đề có thật,nhưng bản chất sự việc không đúng là như vậy.Bắc Trung Nam một nhà.Máu chảy,ruột mềm.Đồng bào,thậm chí ruột rà với nhau cả,xin các Bác bỏ qua đề tài này nhé!
Đỗ Trung Quân là nhà thơ rất giàu trí tưởng tượng... cả những chuyện không có cũng có thể cường điệu thành thơ ca. Có nhưng nơi chưa từng đến, có những sự việc chưa từng trải nghiệm, nhưng chỉ cần ai đó nói qua, ông có thể biến chúng thành thơ ca, cũng như thưa nhậ ở trên "Chân trời đỏ bầm hoàng hôn máu lửa của huyện Văn Giang – Hưng Yên mà tôi chưa từng đến bao giờ"
RépondreSupprimerMời xem: http://butluan.wordpress.com/2012/02/16/t%E1%BB%AB-bai-th%C6%A1-bai-h%E1%BB%8Dc-d%E1%BA%A7u-cho-con-d%E1%BA%BFn-ca-khuc-que-h%C6%B0%C6%A1ng/