25/06/2012
KHAI TRÍ, CHẤN KHÍ ĐỂ ĐÒI LẠI QUYỀN LÀM NGƯỜI.
Cách đây hơn 100 năm, quyền làm người của nhân dân Việt Nam bị chế độ độc tài phong kiến và thực dân Pháp tước đoạt, người Việt Nam sống trong cảnh nô lệ, không hơn súc vật bao nhiêu. Phan Châu Trinh và các đồng chí của cụ là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã khởi xướng ra phong trào Duy Tân để kêu gọi toàn dân đứng lên đòi lại quyền làm người.
Các cụ đã mở nhiều trường học để nâng cao dân trí và khai sáng cho người dân thấy rằng quyền làm người của mình đã bị bọn cường quyền tước đoạt như thế nào, làm thế nào để đòi lại và đòi lại được thì làm thế nào để bảo vệ.
Theo các cụ, muốn đòi lại thì phải chấn khí từ niềm tự tin vào trí tuệ được khai sáng của mình, tạo ra sự dũng cảm, tập hợp lực lượng, xây dựng tinh thần dân chủ, đấu tranh lại với cường quyền đòi lại dân quyền đồng thời với chủ quyền quốc gia.
Khi đã đòi lại được trọn vẹn quyền làm người thì để bảo vệ nó, phải xây dựng một nhà nước pháp quyền theo định chế dân chủ với ba quyền phân lập rõ ràng. Chỉ có một nhà nước pháp quyền thực sự như vậy do người dân dựng lên mới đảm bảo bền vững quyền làm người trọn vẹn của người dân.
Quyền làm người của toàn dân là cái gì đó còn quý báu hơn vàng nên luôn là món mồi béo bở kích thích sự thèm muốn của những kẻ cầm quyền. Bọn cầm quyền phong kiến trong hàng ngàn năm trên toàn thế giới chưa bao giờ nghĩ đến việc trả lại cho người dân những quyền cơ bản để làm người. Khi chế độ phong kiến sụp đổ, một chế độ khác thay thế nếu không theo định chế dân chủ, không tam quyền phân lập hoặc dân chủ trá hình sẽ tạo cơ hội cho cá nhân hay một nhóm cá nhân cầm quyền nổi lên lòng thèm khát, tái tước đoạt quyền làm người của toàn dân.
Quyền làm người của nhân dân để trước mắt nhà cầm quyền mà không có định chế dân chủ trùm lên bảo vệ cũng giống như mỡ để trước miệng mèo mà không có lồng che. Hầu hết những nhà nước phi dân chủ tiếp theo sau chế độ phong kiến đều đã xử sự như vậy, hiếm hoi và may mắn lắm mới xuất hiện đâu đó một ông độc tài nhưng mà tốt, biết kiềm chế cơn thèm khát quyền lực của mình.
Nhà cầm quyền cộng sản do ông Hồ Chí Minh lập ra, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh thì đối mặt ngay với cuộc chiến 30 năm đã tạo lý do cho họ đưa toàn bộ quyền làm người của từng người dân vào chế độ quân quản thời chiến. Vì lí do nầy hay lí do khác hoặc vì thấy cần thiết phải hy sinh cho chiến thắng nên người dân có thể chấp nhận điều nầy.
Nhưng vào giai đoạn hòa bình, nhà nước đặt dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng Sản, lại đưa cả nước tiến lên CNXH theo đường lối kinh tế hoạch định. Toàn bộ tài sản, đất đai, tư liệu sản xuất, phương tiện sản xuất đều được quốc hữu hóa để đặt dưới quyền quản lý của nhà nước. Quyền làm người của từng người dân, tuy không phải là vật chất nhưng cũng được nhà cầm quyền duy vật đưa vào tập thể, được quốc hữu hóa và cũng được quản lý nghiêm ngặt như các loại tài sản vật chất khác. Từ đó, sinh ra khái niệm "quyền làm chủ tập thể của nhân dân" mà người khai sinh ra nó là ông Lê Duẩn rất đắc ý.
Trong đêm dài bao cấp của "quyền làm chủ tập thể", hầu như người dân mất toàn bộ quyền tự do để làm người. Tư do riêng tư, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do mưu sinh, tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do hội họp, tự do lập hội... Tất cả những cái quyền ấy đều được nhà cầm quyền cất giữ, ai muốn tạm xin lại phải làm đơn để cơ quan chức năng xét duyệt và không phải quyền nào cũng xét trả tạm lại được. Nhớ lại thời ấy, người dân muốn làm cái gì cũng phải xin phép nhà cầm quyền. Đi từ địa phương nầy sang địa phương khác, phải xin phép. Tạm trú qua đêm tại nhà khác cũng phải xin phép.
Rồi có những việc xin phép cũng không được làm như : Ngôn luận, lập hội, biểu tình...và chuyện mưu sinh cũng bị cấm đoán. Vì thế mới có chuyện vua lốp tự ý sản xuất ra lốp xe nên bị bắt bỏ tù và những tư nhân làm ăn khấm khá bị đưa đi cải tạo.
Thậm chí cái quyền cốt lõi của con người là quyền được sống cũng bị xâm phạm nghiêm trọng. Hàng vạn người chết vì cải cách ruộng đất và gần cả triệu người bỏ xác trên biển vì đi tìm đất sống đã nói lên điều đó.
Cho đến khi đất nước rơi vào hoàn cảnh khó khăn cùng cực, hết đường xoay sở, nhà cầm quyền mới "đổi mới" chấp nhận làm ăn theo cơ chế thị trường đồng thời trả lại cho người dân một số quyền tự do như quyền tư hữu, quyền tự do mưu sinh, tự do đi lại, tự do cư trú...để phục vụ cho sự vận hành của cơ chế thị trường. Vì nếu không tư hữu, không tự do đi lại, không tự do cư trú, không tự do mưu sinh thì không thể nào làm cho thị trường lưu thông được.
So với thời "quyền làm chủ tập thể", ngày nay, đời sống người dân trở nên thoải mái hơn, một bộ phận dân chúng đã tăng cao thu nhập, bộ mặt xã hội nhờ vậy đã được cải thiện đáng kể.
Tuy vậy, người dân Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều quyền tự do để trở thành con người bình đẳng với người dân của rất nhiều nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực.
Những người dân đã khai trí, hiểu mình bị mất những quyền gì và luôn luôn tìm cách đòi hỏi.
Không được ra báo tư nhân để thực thi quyền tự do ngôn luận, nhiều người dân đã thay thế bằng cách ra blog, ra web, vào mạng xã hội... để viết lên chính kiến của mình. Những trang nầy càng ngày trở nên lớn mạnh và uy tín đến mức trở thành một luồng truyền thông khác bên cạnh luồng truyền thông của nhà cầm quyền.
Nhà cầm quyền đang tìm mọi cách dẹp luồng truyền thông nầy, nhưng e rằng không thành công vì người dân đã biết quyền của mình đến đâu. Nhà xuất bản tư nhân cũng được nhiều người tự thành lập mà không cần xin phép nhà nước.
Không được cho phép biểu tình, người dân vẫn đi biểu tình vì họ biết rằng đây là quyền tự do phổ quát của họ, tự nhiên có, đã được hiến pháp công nhận, không cần phải xin xỏ ai. Biểu tình đòi lại đất, biểu tình chống bất công, biểu tình chống ngoại xâm... tuy bị nhà cầm quyền ngăn cấm, trấn áp nhưng vẫn cứ diễn ra khắp nơi.
Quyền hội họp, quyền lập hội cũng đang được nhiều người dân đòi lại quyết liệt dù họ phải bị trả giá bằng tù đày. Câu lạc bộ nhà báo Tự Do của anh Điếu Cày, nhóm 8604, nhóm Thức- Long- Định- Trung...là những ví dụ.
Tóm lại người dân Việt Nam trong thời đại thông tin bùng nổ đã biết tự khai trí, tự chấn khí để biết mình còn bị mất những gì và tự tin đòi lại những gì thiêng liêng thuộc về mình.
Cái gì của con người phải trả lại cho con người, hy vọng nhà cầm quyền đang được khai trí cũng hiểu ra điều đó.
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
ký tên vào đây ủng hộ bác Chênh :)
RépondreSupprimerBác có thể cho blog cua em vào trang lưu trữ của bác không ạ!blog của em "giaolichtruonglang" rất lành. nhưng không hiểu sao bị chặn mẹ nó rồi, vượt tương lửa cũng không vào được. xin đa tạ
RépondreSupprimerNhà cầm quyền đang được khai trí, nhưng họ có làm hay không là chuyện khác Thầy ạ ! Vì họ mà làm như mình mong muốn thì từ trước đến nay mọi chuyện đã yên ổn rồi ! Thiên hạ thái bình rồi !
RépondreSupprimerNhà cầm quyền không những hiểu mà còn hiểu rất rõ nữa là khác. Đấy, bằng chứng là bao năm qua họ cứ nhồi sọ, cứ bưng bít thông tin, ngu dân để dễ bề cai trị không thấy sao.
RépondreSupprimerAnh Chênh ơi liệu rồi dân mình có thức giấc hay là mê ngủ mãi anh?
RépondreSupprimerChưa có một dân tộc nào mà nó lầm than như dân tộc của mình
Sức chịu đựng của người Việt quả là phi thường
Phi thường đến độ trái tim mỗi người dân chai lì thành sỏi đá
Tôi rất thích thú, khâm phục khi đọc các bài như vầy của bác HN Chênh.Quan điểm này của bác có thể nói là hết sức sáng suôt.
RépondreSupprimerTuy Vậy có một câu hỏi cho bác, xin thề là không phải hỏi móc: "Là từ bao giờ bác nhận ra những điều ấy? Tôi nghe nói bác có thời gian dài "phục vụ" cho những cho những kẻ chà đạp nhân quyền ấy với tư cách là nhà báo của chế độ CS?"
Thường với người ẩn danh, tôi ít trả lời. Nhưng bác đã hỏi vào chuyện nhạy cảm tôi xin trả lời luôn. Tôi tham gia hệ thống nầy từ năm 1975, lúc ấy 23 tuổi, tôi là giáo viên cấp 3 ở Đà Nẵng. Đến năm 1982, tôi chuyển gia đình vào SG và chuyển qua làm báo.
SupprimerTóm lại tôi làm việc trong hệ thống liên tục từ năm 1975 cho đến ngày về hưu. Gia đình tôi lý lịch rất đỏ. Tuy nhiên suốt trong 37 năm làm việc, tôi đã không vào đảng. Quan điểm tôi có từ khi nào thì khó có bằng chứng để nói ra, nhưng vào năm 1988, lúc còn đi dạy học tôi đã có bài báo: "Việt Nam xứ sở của nghịch lý" đăng trên báo Tuổi trẻ đã thể hiện rõ quan điểm của tôi. Tiếp theo đó là bài báo: Việt Nam thời phung phí, đăng trên báo Diễn đàn thanh niên. bạn có thể đọc được cả hai bài báo ấy trên blog nầy, tôi đăng lại vào tháng 7 năm ngoái thì phải.
Cám ơn anh đã trả lời, dù tôi chưa xưng tên họ. Tôi mới vào blog của anh gần đây. Tôi là Caubay, cũng đồng hương với anh, thỉnh thoảng có viết bài trên mạng. Lý lịch của tôi thì...hết sức đen. (đen là khác với đỏ, bị đỏ.. chê chứ không có nghĩa là xấu. Đùa chơi thôi.Hehe.)
RépondreSupprimerTôi cám ơn anh đã chia xẻ. Tôi hỏi chút riêng tư của anh cũng vì tôi hơi "dị ứng" với những người về hưu mới nói. Tôi nghĩ cũng lời ấy nói ra khi họ cầm quyền thì tác dụng nhiều lắm, dẫu có thiệt thân. Bị lạc đề, mong anh thông cảm!
Kính.
Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.
SupprimerTrên con đường tiến đến văn minh tiến bộ, hãy nhìn đến phía trước, đừng nhìn lui và nhìn ngang để tỵ hiềm, khich bác nhau. Ai cùng đi trên con đường đó, bắt đầu từ lúc nào, xuất phát ra sao thì cũng đều tốt. Đừng nên phân biệt kỳ thị nhau nữa anh Caubay ạ! Phải biết rộng lượng hoan nghênh tất cả những ai có tư tưởng tiến bộ. Nếu đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn mà cứ ngồi đó xét lí lịch của nhau thì có hơn gì xã hội lạc hậu hiện nay. Phải không anh?
SupprimerTôi đồng ý như thế. Dân tộc ta bị phân hóa quá nhiều, xương máu đổ ra quá vô ích rồi. Chúng ta cần gạt bỏ quá khứ để nắm tay nhau xây dựng đất nước. Hơn thua, đày đọa, dằn vặt nhau thì mình cũng chả sướng hơn mà con cháu mình thêm khổ. Không khéo lại mất luôn cả nước!
SupprimerTuy vây, khi dùng từ "dị ứng", tôi muốn nói đến những kẻ cơ hội và không chân thành ngay cả với chính mình. Mà bọn ấy đã và đang làm điêu tàn đất nước!
Cám ơn anh.
Kính.
anh Huynh Ngoc Chênh viết hay quá, đọc mà nghiền ngẫm từng chữ. Tôi hay vào trang dân làm báo, hay Xcafe để đọc những bài báo của anh. Theo tôi được biết trước năm 1975 anh cũng là 1 trong những người sinh viên tranh đấu cùng thời với ông Lê Văn Nuôi, Hạ Đình Nguyên và ngay ngày 30/4/75 anh là người có mặt ở dinh Độc Lập . Tôi thì nhỏ tuổi hơn anh nhiều nên những gì tôi biết về anh có thể không đúng mong anh thứ lỗi, tôi chỉ cầu mong đất nước VN mình sớm có được một nền dân chủ thật sự để đất nước ta phát triển bằng các nước trong khu vực và tất cả mọi người dân cùng dắt tay nhau đi trên Con Đường Việt Nam. Chúc sức khỏe anh cùng gia đình Thân chào Thanh Nguyên
RépondreSupprimerRất thích vào blog của bác để đọc những điều rất thật! Cảm ơn bác!
RépondreSupprimerSau gần 60 năm đảng cộng sản nắm quyền tuyệt đối, nhân dân đã mất hết niềm tin vào tất cả mọi thứ, kể cả niềm tin vào chính mình. Đây là thành công của chế độ độc tài và là bất hạnh cho đất nước và dân tộc. Chính vì vậy, ngay khi ông Lê Thăng Long vừa ra khỏi nhà tù cộng sản và phát động ngay phong trào Con đường Việt nam với mục tiêu tối thượng :" Quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng tại Việt Nam" thì gặp nhau làn sóng nghi ngờ thậm chí nguyền rủa ông LTL và phong trào CĐVN như cái bẫy để nhà cầm quyền cộng sản hốt những người trong danh sách mời tham gia phong trào. Như vậy có thể nói ko ngoa : Niềm tin của người dân bây giờ xuống đến mức thấp nhất kể từ trước thời Pháp thuộc.
RépondreSupprimerAnh Hung nhầm đấy.Đâu phải người ta nghi ngờ với không tin ông Lê thăng Long và con đường Việt nam.Anh đề cao ông Long quá rồi.Giả sử ông ta ra tuyên ngôn , đọc lời hiệu triệu xem ai đồng lòng với ông ta tự ghi tên với ông ta chuyện khác.Đằng này thì...người ta bực mình vì ông ta làm phiền thôi.Đơn giản vậy thôi.Ông ta cũng đạt hiệu quả tự pr như showbis Việt rồi.Anh cũng có vẻ thích suy bụng ta ra bụng người tệ.
SupprimerKhi đưa danh sách mời một số nhà văn nhà thơ có chút tiếng tăm, mục đích của ông Long có phải là "tự pr" cho mình hay ông nghĩ thật lòng rằng những người ông mời cũng chia sẻ những ý tưởng của ông? Cách nhìn nhận CĐTL thế nào sẽ dẫn đến các câu trả lời khác nhau. Riêng tôi thì nghĩ bằng chính những hoạt động và bản án đã có của mình, ông LTL chẳng việc gì phải mượn tên tuổi của mấy ông văn sĩ ấy để làm pr cho bản thân mình. Dù rằng một số bài viết, bài thơ, bản nhạc của họ có thể cũng "mua vui được một vài trống canh" nhưng họ chưa là cái gì cả so với cống hiến và hi sinh của nhiều người khác! Và phản ứng thô bỉ của họ về lời mời đã "pr" ngược cho họ, làm mất đi hình ảnh mà họ đã tạo dựng được trong công chúng.
SupprimerNhưng rõ ràng là LTL cũng đã sai lầm khi mời những người đó. CĐVN không phải là con đường cho các văn nhân tài tử văn hay, chữ tốt vừa đi vừa uống rượu và ngâm thơ. Nhưng đây cũng là một bài học quý cho những người như anh.
Thân chào quý vị, quý bạn
RépondreSupprimerXin mời quý vị, quý bạn viếng thăm trang blog của cá nhân chúng tôi để biết thêm một ít thông tin cần thiết, đặc biệt đối với những bạn trẻ có cơ hội trau giồi thêm Anh Ngữ khi đọc các tài liệu chữ Việt được trích dịch, biên soạn, tham khảo từ tài liệu gốc bằng Anh Ngữ có uy tín và giá trị trên liên mạng thông tin toàn cầu:
http://phamhoangtung.blogspot.com
Chia xẻ thông tin là bổn phận và quyền của các công dân mạng ngày nay
Đa tạ
Chúc gia đình quý vị, quý bạn luôn vui khỏe, may mắn, bình an và phát tài
Trân trọng
Phạm Hoàng Tùng.
Khi bị chận, mời các bạn mở đọc phần dưới đây và áp dụng để vào được blog:
http://www.facebook.com/bui.hang1/posts/444582232232458?notif_t=close_friend_activity
"Cách đây hơn 100 năm, quyền làm người của nhân dân Việt Nam bị chế độ độc tài phong kiến và thực dân Pháp tước đoạt, người Việt Nam sống trong cảnh nô lệ, không hơn súc vật bao nhiêu."
RépondreSupprimerThật là đáng buồn! Những người xuất thân từ nền giáo dục "xã hội chủ nghĩa" mặc dù nhãn quan đã có thay đổi với thời đại, song kiến thức về lịch sử vẫn giữ mãi quan điểm "duy vật sử quan". Lịch sử Việt Nam cứ tính từ thời Âu Lạc đến nay đã phát triển như thế nào dưới chế độ bị gọi là "phong kiến" ? Từ một trung châu sông Hồng cho đến Mũi Cà Mau và lan sang Lào dưới triều Minh Mệnh, cái giải giang sơn gấm vóc ấy thành hình không phải là công lao của suốt một ngàn năm lịch sử của các triều đại bị gọi là "phong kiến" đó hay sao? Người dân qua các triều đại đó như thế nào mà chế độ cộng sản lại khẳng quyết là họ "sống trong cảnh nô lệ, không hơn súc vật bao nhiêu" ?
Phong kiến nguyên nghĩa là "phong vương kiến quốc" chỉ diễn ra ở Trung Hoa thời cổ. Các triều đại Việt Nam từ thời Ngô Quyền giành lại quyền tự chủ cho đến triều đại nhà Nguyễn đã không còn chuyện "phong vương kiến quốc" nữa. Chỉ xét vài định chế trong lịch sử cũng đủ thấy điều đó : (1) Phép vua thua lệ làng, (2) Luật Hồng Đức .
Phải chi bác chịu khó tìm hiểu văn hóa & văn minh của chế độ Việt Nam Cộng Hòa để thấy Việt Nam đã có sự phát triển liên tục nền văn hóa và văn minh của mình cho đến 30-4-1975. Trong khi đó chế độ cộng sản đã cắt đứt dòng dinh mệnh của dân tộc kể từ sau cuộc cải cách ruộng đất ở Miền Bắc và trên toàn quốc kể từ 1975 đến ngày này. Xã hội Việt Nam ngày nay suy đồi như thế nào và có lẽ không còn cơ may nào cứu vãn được nữa thì ai cũng thấy rõ rồi đấy.
Chỉ nói riêng về lãnh vực âm nhạc là một hiện thực mà ai cũng nghe cũng thấy thì bác xem có phải nền âm nhạc của Miền Nam (VNCH) đã kế tục nền âm nhạc thời tiền chiến hay không? Còn nền "âm nhạc đỏ" ngày nay để lại gì trong dân gian?
Mến,
Tâm Hồ (Duy Xuyên - Quảng Nam), một đồng hương của bác.
Mời xem : http://www.xuquang.com/cms/
Phong kiến thời nào thì tốt xấu còn bàn dài dài, chứ phong kiến thời nhà Nguyễn cộng với thực dân cách đây hơn trăm năm như bác Chênh nói thì quá chính xác. Người dân mình bị 1 ách 2 tròng, bị đối xử như súc vật.
RépondreSupprimerMà thật ra nhà cầm quyền phong kiến có công mở nước giữ nước nhưng về nhân quyền thì họ quá tệ. Đứng trên góc độ quyền làm người thì chế độ phong kiến là tàn độc cần phải thay thế, nên nhân loại đã thay thế hết rùi. Bây giờ lại loài ra tân phong kiến, hay phong kiến tập thể hi hi.
Napoleon, có công bành trướng nước Pháp ra toàn Châu Âu, nhưng Napoleon là tên giết chế độ dân chủ bị nhân loại và cả dân Pháp tiến bộ lên án.
Tóm lại chế độ phong kiến chỉ tốt hơn chế độ tù trưởng mà thôi bác ơi. do vậy nó thay thế được chế độ tù trưởng, và rồi nó cũng bị thay thế.
Phong kiến ngày Xưa như Tần Thủy Hoàng thì tốt hay xấu? hắn có công thống nhất Trung Hoa nhưng hắn đốt sách, giết trí thức, xem dân như súc vật đưa hàng trăm vạn người đi lao động khổ sai để xây trường thành một cách vô nghĩa.
RépondreSupprimerNhà Nguyễn VN cũng thế, công thống nhất không bao nhiêu nhưng tội ác với dân thì ngút trời, giết dân như nghóe, đẩy cả dân tộc vào bóng đem ngu dốt không có đường ra, để Pháp qua chiếm thì nhanh chóng đầu hàng chịu làm tôi mọi cho Tây để bảo vệ ngôi vàng. Tốt nhỉ?
Chế độ phong kiến chỉ tốt hơn chế độ tù trưởng thôi ông ơi. May mắn lắm mới có 1 đời vua nào đó tốt. Nói tốt là vậy chứ quyền làm mgu7o7i2 thì bị xâm phạm nghiêm trọng. Muốn giết ai thì giết chứ cần qua xét xử gì đâu? Vua giết, quan giết...người dân có thể bị giết bị tù bất cứ lúc nào.
Ông Tâm hồ cần phải đọc nhiều hơn nữa rồi hãy đi chê bai kẻ khác.