22/06/2012

VÀI Ý KIẾN TRAO ĐỔI CHUNG QUANH "CON ĐƯỜNG CỦA CHÚNG TA"

  1. Có trên 50 phản hồi về bài viết " Con đường của chúng ta", đa số đều đồng tình, tuy vậy cũng có hai ý kiến cần trao đổi lại để cùng sáng tỏ. Đó là ý kiến của bạn Lê Quốc Trinh (Canada) ký dưới tên Unknown và ý kiến của bạn Hienviet. Tôi xin đăng lại hai ý kiến và trả lời của tôi dưới đây.
    Xin cám ơn tất cả các bạn đã quan tâm và ủng hộ. Mặc dù trên một số đường truyền như VNPT, FPT... blog nầy bị chặn nhưng số lượt người vào đọc bài nầy vẫn rất cao. 
    Có một bạn gởi mail đến bày cách vượt tường rất đơn giản, các bạn vào được thì nên bày các bạn khác cách vượt tường như sau:   
    Vô anonasurf.com, sau đó gõ tên miền  huynhngocchenh.blogspot.com  vào

    Cám ơn anh Hùynh Ngọc Chênh đã bộc bạch được phần nào sự thật đau lòng của dân tộc VN trong lịch sử cận đại, anh nói:

    ..."Thật ra lúc nổi lên bạo động cướp chính quyền nhóm của ông Hồ Chí Minh chưa nhờ gì vào ngoại bang mà nhờ vào sự liên minh với nhiều nhóm yêu nước khác trong nước. Những nhóm nầy dần dần bị loại trừ sau khi chính quyền được cướp thành công.

    Đúng theo con đường đã vạch ra, sau khi giành được độc lập, giành lại quyền làm người cho người dân thì phải xây dựng ngay nhà nước pháp quyền theo định chế dân chủ. Ban đầu ông Hồ Chí Minh đã tỏ ra như vậy nhưng sau đó ông ngấm ngầm hướng nhà nước theo cơ chế độc đảng. Mọi chuyện tai hại phát sinh ra từ đây. Anh- Mỹ ủng hộ Pháp quay lại để dẹp đi nhà nước nhuốm màu cộng sản theo kiểu độc tài Xô viết nầy. Nhân dân Việt Nam chưa kịp lấy lại quyền làm người đã phải sa vào cuộc chiến tranh 30 năm vô cùng khốc liệt và tai hại.

    Nhà nước cộng sản của ông Hồ nhờ dựa vào thế lực đang lên của Liên Xô và Tàu Cộng nên đã chiến thắng.

    Chiến thắng to lớn ấy đã làm cho những người cộng sản vốn đã kiêu ngạo càng trở nên kiêu ngạo hơn để quyết liệt xây dựng một nhà nước chuyên chính cộng sản. Quyền làm người của người dân được hiến pháp công nhận nhưng trong thực tế đã bị tước đoạt"..
    .
    ______________

    Tôi hy vọng cac bác thông cảm cho những phản hồi gay gắt gần đây của vài nhà văn VN trong nước. Cuộc đời gian khổ của họ không cho phép họ lạc quan vô duyên cớ. Chúng ta đang đi trên con đường "hồi phục Dân Trí" do đó chúng ta càng cần phải thận trọng nhiều hơn, nhất là trong bối cảnh "đen trắng lẫn lộn" này.

    Con đường Việt Nam gian truân phải do bàn tay khối óc của 85 triệu người dân VN xây đắp nên. Vì thế mà chỉ lập một danh sách có 244 người được mời là chưa đầy đủ, hy vọng các vị sáng lập viên của Phong Trào Con Đường Việt Nam nhìn ra điểm quan trọng này.

    Chào thân ái,

    Lê Quốc Trinh, Canada

    Trả lời







    1. Anh Lê Quốc Trinh ạ! Tôi cũng nghi ngờ và cảnh giác cần thiết với những gì ông Lê Thăng Long khởi xướng. Và chính vì sự khởi xướng trong bối cảnh khó hiểu nầy mà ông Long đã làm cho nhiều người dị ứng với những điều tốt đẹp trong "Con đường Việt Nam" do nhóm Trần Huỳnh Duy Thức trước khi bị tù vạch ra. Tôi không hề tham gia vào nhóm ấy cũng như những nhóm khác, nhưng tôi luôn luôn ủng hộ bất cứ nhóm nào, đường lối nào đấu tranh cho công bằng xã hội và sự tiến bộ của đất nước.
      Anh Trinh ạ! tôi hoàn toàn nhất trí với anh là con đường của dân tộc VN là con đường của 85 triệu người dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng đi trên đó có thể là từng người riêng rẽ theo cách riêng của mình, hay từng nhóm, từng phong trào theo cách riêng của từng nhóm từng phong trào đó, không ai độc quyền và áp đặt cách đi của mình trên con đường ấy cả. Phong trào con đường VN mà ông Long vừa tái khởi xướng, giả dụ rằng với động cơ lành mạnh (không do ai giật dây để gài bẫy hay để diễn kịch về nhân quyền) thì cũng chỉ là của một nhóm người cùng chí hướng dắt tay nhau đi trên con đường chung như bao cá thể hay tập thể khác mà thôi. Tôi cũng như anh là hy vọng họ không ngộ nhận, mà nếu họ ngộ nhận thì cũng chẳng ai theo họ và họ cũng chẳng làm nên điều gì. Cám ơn anh đã trao đổi

  2. Đôi điều trao đổi qua bài :Con đường của chúng ta cuả tác giả Huỳnh ngọc Chênh và muốn qua blog bác Chênh nói lên một số điều suy nghĩ.
    Trong tôn giáo khái niệm Đạo là Đường.Tư duy của con người từ lâu đã qua nhiều con đường khác nhau để tiệm cận đến Chân Lý.Mục đích của Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Đạo chính thống ...suy cho cùng là giống nhau:Con người hòa hợp tận cùng với thiên nhiên, tri thức bắt đàu từ suối nguồn bản chất...v.v..nhưng các ĐẤNG đã chỉ cách đi khác nhau.Lịch sử phát triến cúa xã hội loài người nói chung và của Việt nam nói riêng không phải một ngoại lệ.
    Trong một trao đổi ngắn không thế nói hết được, nhưng tôi cũng cố găng nêu một số điểm mà theo tôi là bất cập trong bài báo:
    Khi yếu tố ngoại lai là thực dân Pháp đã bắt đầu thống trị và cai trị Việt nam, thì giành độc lập Dân Tộc ngay lập tức trở thành mục đích của mọi cuộc cách mạng, là động cơ hoạt động của mọi người con yên nước thương nòi. Nhưng con đường đẩu tranh bạo lực lập lại quyền lực của vương triều phong trào Cần Vương khác với con đường đấu tranh khác. Mơ ước về một xã hội việt nam hiện đại theo con đường Đông du của cụ Phan bội Châu khác với con đường cải lương ôn hòa bất bạo động của cụ Phan chu trinh. Nếu như cụ Nguyễn thái Học và tổ chức Việt nam quốc dân Đảng của cụ thành công thì tầng lớp lãnh đạo kế cận, kế cận Vũ hồng khanh sẽ đưa dân tộc đến đâu ở thời đại này?
    Đừng nã sùng lục vào quá khứ khi phủ nhận vai trò của cụ Hồ chí Minh và những người cộng sản lớp trước trong cuộc dấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.Phải nói rằng: ở những thời điềm nhất định dân tộc đã lựa chọn những người cộng sản và tổ chức của họ thành lực lượng đại diện cho ý chí nhân dân.
    Hợp với lẽ trời cái gì phát triển cực thịnh rồi cũng suy. Các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê suy tàn vì sự sa đọa, thoái hóa của dòng họ và tầng lớp lãnh đạo rồi cũng bị thay thế là bài học lịch sử nhãn tiền. Sự trường tồn của tộc Việt sẽ tìm ra một mô hình thích ứng tiến bộ cho xã hội Việt. Không có một đơn thuốc cho mọi thứ bệnh. Không có một con đường đến chân lý cho mọi dân tộc. Nhưng đấy lại là một chủ đề khác rồi.
    Khi đi Lôi Âm đất phật, Đường tăng cũng gập 3, 4 nhóm Đường tăng giả giống y mình nhưng do khỉ hóa thành , cũng phải qua tiểu Lôi Âm
    thật mà giả, giả mà thật rồi mới tới được cõi niết bàn.


    1. Vâng thưa anh Hienviet, cách đi ôn hòa của cụ Phan không có nghĩa là không ưu tiên dành lại độc lập vì điều kiện tiên quyết để dành lại quyền làm người là phải đuổi giặc Pháp. Nhưng vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 ta không đủ lực để bạo động chống Pháp. Bằng chứng là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh của cộng sản, Khởi nghĩa Yên Bái của Quốc Dân Đảng đều bị tắm trong máu.
      Ôn hòa hay bạo động thì cũng cần đến thời điểm chín mùi. Thời điểm chín mùi của Việt Nam là lúc Nhật đầu hàng đồng minh. Lúc ấy, ôn hòa hay bạo động thì cũng cướp được chính quyền. Thực tế là lúc ấy toàn dân nổi dậy dưới sự lãnh đạo của nhiều đảng phái, trong đó nổi trội là Việt Minh (và trong Việt Minh, nổi trội là nhóm của ông Hồ Chí MInh), đã không hề dùng bạo lực để cướp chính quyền từ tay triều đình nhà Nguyễn cũng như từ tay quân Nhật (Nhật thì chờ giải giáp, còn vua Bảo Đại thì tự nguyện dâng ấn kiếm để làm công dân). Tôi không hề phủ nhận vai trò của nhóm ông Hồ Chí Minh trong việc dành chính quyền cũng như tổ chức kháng chiến sau nầy.
      Nhưng chỉ lấy làm tiếc là nếu ông Hồ thành lập một nhà nước đa đảng dân chủ thật sự không theo cộng sản thì liệu Mỹ- Anh có lấy cớ chống cộng giúp Pháp quay lại hay không, để rồi gây ra cuộc chiến 30 năm vô cùng tai hại?
      Đường lối ôn hòa của cụ Phan liệu có dành được độc lập cho đất nước hay không? Lịch sử thì không có chữ nếu, nhưng soi rọi vào thực tiễn của các nước Mã Lai, Phi Luật Tân, Indonesia và đặc biệt là Ấn Độ thì đấu tranh ôn hòa không tốn một giọt máu của nhân dân vẫn giành được độc lập trọn vẹn và sớm hơn Việt Nam. Và quan trọng hơn là tình hình phát triển của các nước đó không tệ hại như chúng ta hiện nay, để anh, tôi và bao nhiêu người khác lại phải lao tâm, lao trí vào việc đặt ra câu hỏi phải đi tới như thế nào, phải phát triển đất nước như thế nào...
      Điều tôi muốn nói là chỗ đó chứ không phải bắn vào quá khứ. Soi rọi lại lịch sử, khác với bắn vào quá khứ, để rút ra bài học cho tương lai là rất cần thiết anh Hienviet ạ!
      Cám ơn anh đã trao đổi.

      Mời đọc thêm ý kiến của bạn Huyền Trân:


      Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
      Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh.
      Ngày 19 tháng 8 , Cụ Hồ đã cướp chính quyền .
      Rõ ràng Cụ Hồ không cướp được chính quyền thì một đảng nào đó hoặc nhân dân cũng giành lại chính quyền trong điều kiện này .
      Bi kịch 30 năm chiến tranh là từ đây .
      Nếu cộng sản Đông Âu không sụp đỗ thì hôm nay chúng ta không được nghe đài BBC phản động rồi . Nếu nghe lén thì phải gỡ lịch thôi .
      Hãy tỉnh táo mới thấy được sự thật .

43 commentaires:

  1. Bác Chenh trả lời rất hay, nhất là ông Hồ vì muốn thống nhất đất nước liền mà bất chấp tất cả kể cả mạng sống của con người. Nếu đa đảng thì Anh Mỹ cũng không giúp Pháp quay lại thì ông Hồ cũng không cần phải bắt tay với Trung Cộng 1949, từ đây quyền lực của ông Hồ đã giảm bớt rất nhiều. Sau khi chia đôi đất nước nếu Miền ai nấy giữ như Đức thì Mỹ đâu có đưa quân vào VN làm gì, thì lấy gì con em Miền Bắc chết vì đánh Mỹ. Từ từ hai miền cũng sẽ thống nhất ôn Hoà như Đức, chứ không phải sẵn sàng hy sinh người dân để thống nhất Đất nước như CS.

    RépondreSupprimer
  2. Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Trong suốt mấy chục năm trời làm lính xung kích của hệ thống XHCN và các dòng thác cách mạng,công đầu phải kể đến những "Thiên tài quân sự" nữa đấy !!?..." Nhất tướng công thành,vạn cốt khô".Núi xương sông máu.Xương trắng Trường Sơn...
      Thật là một bi kịch đau đớn,hãi hùng và kèm theo là một di chứng quá nặng nề cho dân tộc này !

      Supprimer
  3. Em khoái cách nhìn nhận vấn đề, nghĩ LỚN của bác Chênh quá. Bác Chênh được quân đội ủng hộ!!! :) :) Bằng chứng là Viettel D-com vào ngon lành.

    RépondreSupprimer
  4. Nguyễn An Liên22 juin 2012 à 21:46

    Cộng sản đã để lại cho đất nước Việt Nam như ngày nay, mọi người đã thấy rõ: Vô sản, quan chức từ cấp chánh phó giám đốc Sở trở lên có ai vô sản trên khắp đất nước này, không có 1 người. Giáo dục thì quá tệ, thi tốt nghiệp THPT 6 môn mà đậu gần 100%, tỷ lệ này làm cho chúng ta phải mắc cười. Đau ốm vô BV thì 2,3 người nằm 1 giường, BS đòi phải có bao thư mới chạy chữa tích cực V. V....

    RépondreSupprimer
  5. Thế đấy ! Ngày xưa Mỹ cút,bây giờ thì Mỹ...com ! (come here , come back , coming...!? )

    RépondreSupprimer
  6. Lịch sử đã xảy ra rồi cho nên mọi nếu mà đều ko thể. Trước khi có Đảng cộng sản thì chính quyền cũng cấm đoán và đàn áp các phong trào yêu nước,đàn áp cộng sản đó thôi. Tại sao , Đảng cộng sản vẫn ra đới , vẫn tồn tại và vẫn phát triển ở VN và vẫn lấy được quyền lãnh đạo.Đó là một thực tế ko thể chối bỏ.Đến lượt nó ,Đảng cộng sản VN ko còn đại diện cho lực lượng tiến bộ của xã hội nữa ,nó trở nên lạc hậu và kìm nén sự phát triển của xã hội rổi cũng dẫn đến tự diệt vong thôi.Vấn đề là những người chọn "Con đường Việt nam " có đủ dụng khí , đủ bản lĩnh ,đủ trí tuệ,đủ kiên gan đánh thức và hướng dẫn được cái sức mạnh của nhân dân để làm nên đổi thay xã hội hay ko?Có đủ sáng suốt để lập nên một nhà nước đa Đảng hay ko?
    Tôi lại cho rằng,chưa có con dường Việt nam.Các bậc tiền bối chưa chỉ ra và chưa vạch ra con đường để thực sự đi đến dân chủ mà VN chưa bao giờ có ,. Việc tìm ra và hướng dẫn mọi người đi trên con đường dẫn đến chế độ dân chủ thuộc trách nhiệm của thế hệ này.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Cụ Phan đã nói về nhà nước pháp trị và nhà nước đức trị rồi đấy chứ. Cụ Phan cũng nói về dân chủ rồi đấy chứ. Nhưng lúc đó mục tiêu trước mắt của cụ là khai dân trí để chống lại chính sách ngu dân của Pháp, khai dân trí và chấn dân khí để người VN sáng ra và dũng lên để tự đứng lên tìm cách đòi lại dân quyền và chủ quyền. Mục tiêu dân chủ, cụ để lại sau.
      Nhắc lại chuyện nầy để thấy rằng mục tiêu dân chủ đã được tiền nhân nhắm tới rồi chứ không phải bây giờ mới nói đến.
      Đồng ý với bạn HelenaThuy là dân chủ là trách nhiệm của thế hệ này, không ai làm thay chúng ta cả.

      Supprimer
  7. Ở đây có thể dùng chữ NẾU cho lịch sử và mệnh đề tiếp theo rất chính xác:
    NẾU không tham lam đưa quân chiếm miền Nam thì Mỹ không vào và hàng triệu người dân Vn không chết oan uổng trong cuộc chiến kéo dài 20 năm.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Từ một điều đã ko xảy ra mà vẫn giả thiết là có xảy ra thì có thể dẫn ra bất kể điều gì bạn ạ

      Supprimer
  8. Thưa bác Chênh, cùng toàn thể các bác các anh các chị!
    Điều đầu tiên, xin cám ơn bác Chênh đã cho chúng tôi được trao đổi với nhau trên trang blog này của bác!
    Tôi nghĩ đơn giản thế này về phong trào " con đường việt nam":
    1 - người đói thì cần ăn, khi khát thì cần uống nước, khi có bệnh thì tìm thuốc chữa chạy, để con người đó khỏe mạnh về thể chất.
    2 - Con người khác động vật là có tri thức( có ngôn ngữ và chữ viết). Con người cần có vật chất để tồn tại và cần có tri thức để phát triển. Muốn phát triển tri thức và có vật chất tương xứng thì con người phải được tự do. Sống trong 1 xã hội, con người phải được hưởng quyền dân chủ vì dân là gốc.
    3 - Một dân tộc, một quốc gia thì điều đầu tiên là phải được độc lập. Chỉ và chỉ khi có độc lập thì dân tộc đó mới có quyền tự quyết vận mệnh của dân tộc mình. Ai, tổ chức nào đã giành được độc lập cho dân tộc, thì toàn dân tộc đó phải ghi ơn!
    Sau đó: ai, tổ chức nào lại đi ngược lại ích của dân tộc đó thì là có tội!
    Chúng ta phải thật sự khách quan xem xét: ai có công đến đâu và rồi ai có tội, tội thế nào? Ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm.
    ( xin các bác đọc cuốn: Mao trạch Đông ngàn năm công tội)để suy ngẫm.
    Chúng ta cứ đi xét lại lịch sử với chữ " nếu" thì có nói với nhau suốt ngày, suốt tháng, suốt năm mất.
    Trở lại vấn đề: "con đường việt nam" tôi thấy thế này:
    Đề ra phương thức tiến hành đã khó( trong bối cảnh lịch sử thế nào?
    tình hình cụ thể ra sao? tôn chỉ, mục đích thế nào?...)Nhưng để thực hiện được phương thức đó còn khó hơn nhiều( khâu tổ chức? kế hoạch cho từng giai đoạn? ai phụ trách khâu nào? vv...)
    Họ nhà chuột đề ra phương thức: " treo chuông vào cổ mèo", nghe thì thấy hay. Nhưng vía chú chuột nào dám đeo chuông vào cổ mèo đấy!

    RépondreSupprimer
  9. Xin hỏi bác HNC.về nhân vật lịch sử Trần Văn Thành,vì thấy lạ
    qúa,tôi chưa hề đọc được tài liệu nào về ông TVT.!
    (Tôi nay phải đi vòng mới vô được blog HNC.,chứ trước thì qua anhbasam.Cũng lạ cho anhbasam...ủng hộ đa nguyên,chứ chưa dám
    đa đảng thì phải ? Bị nắn gân ?).

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Anh Lệ có thể vào wiki để xem về Trần Văn Thành http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_Th%C3%A0nh
      ông là quan triều Nguyễn về ở ẩn ở An Giang, nổi lên chống Pháp khi Pháp xâm lược. hiện nay có tượng ông tại An Giang
      Tôi còn bỏ sót nhiều nhân vật nữa như Nguyễn Duy Hiệu Quảng Nam...sẽ bổ sung vào. Cám ơn anh Lệ

      Supprimer
    2. Bác định hỏi về ông Trần văn Thành nào?Trần văn Thành tổng trần Bắc hà đại công thần thời vua Gia long nhưng phải nhận tam điển triều ân vì con trai loạn ngôn vọng ngữ đề thư phản nghịch?hay ông Trần văn Thành chủ báo Đàn chim Việt ở Ba lan?Tôi đọc những điều bác vặn anh Lê quốc Trinh mà lo....

      Supprimer
    3. Đúng là sau cái vụ Ba Sàm "phang" Mẹ Nấm phát biểu về "con đường VN" làm tôi cũng hơi bị ... choáng.
      Bây giờ đến lượt lại gỡ hết những trang có liên quan đến "con đường VN" thì tôi cũng không biết được sự thật là như thế nào? Ngọn cờ và tôn chỉ của ABS vẫn là "phá vòng nô lệ" cơ mà.
      Đúng hay sai thực tiễn sẽ có câu trả lời và minh chứng.
      Tôi vẫn rất mong muốn tất cả trang mạng "lề trái" hợp sức hợp lực với nhau vì một mục đích cao cả là "dân tộc và dân chủ"

      Supprimer
  10. Tôi chưa có ý định trao đổi với hienviet vì chưa có đủ thời gian.
    Nhưng tôi cho rằng đó là một bài viết sâu sắc và nghiêm túc cần phải có tầm và tâm để phản biện.Ở đây tôi chỉ nêu một số câu hỏi với tác giả Huỳnh ngọc Chênh(một nhà báo mà tôi kính trong) và nhiều còm sĩ ăn theo ý kiến của bác:
    1-Đinh bộ Lĩnh có công hay có tội khi dẹp 12 sứ quân thống nhất thống nhất giang sơn về một mối?Nguyễn Hoàng dẹp tan Nam-Bắc triều xác lập chủ quyền của tộc Việt trên toàn lãnh thổ là có tội hay có công?
    Nguyễn Ánh dù ví lợi ích dòng tộc đã đem ngoại bang hỗ trợ tạo điều kiện cho các biến cố lịch sử bất lợi cho dân tộc sau này nhưng không thể phủ nhận công lao đã vẽ nên bản đồ Việt nam hiện đại kể cả Hoáng sa và Trường sa.
    Nếu hiểu rõ và công tâm về lịch sử thì phải thấy rằng:
    Dù có Đảng hay không có Đảng cộng sản thì Pháp với sự trợ giúp của Anh, Mỹ ở những mức độ khác nhau cũng quyết tâm chiếm lại Đong Dương làm thuộc địa.Chiến tranh Pháp- An giê ri là một minh chứng.
    Thật là xấu hổ khi cho rằng 2 quả bom nguyên tử ném xuống Nhật bản một tội ác với nhân loại lại là nguyên nhân Việt nam giành dược độc lập.Bác Chênh nghĩ thế nào nếu vụ 11\9 được các còm sĩ ca tụng là hồi kèn xung trận của 1\3 nhân loại chống lại tên lính xung kích của phương tây:Mỹ.
    Cụ Hồ chí Minh và những người đồng chí của cụ có một chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử :Độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
    Tôi cũng thống nhất với ý kiến của helenathuy:không nên huyễn hoặc vào các giá trị lịch sử của các bậc tiền bối đạo cao đức trọng cách đây gần 100 năm.Cũng không nên lóa mắt với những ảo ánh ngoại lai dù đã dược nhân loại ghi nhận:từ khai hóa văn minh của nước Pháp, đại đong á cuả Nhật, thế giới đại đồng của chủ nghĩa cộng sản, thế giớ tự do của Mỹ, và nay giá trị nhân quyền của phương Tây.Đã ăn theo thì phải trả giá.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Chào bạn !
      Cần tỉnh táo bạn nhé !
      Người Nhật đã cảm ơn Hoa kỳ về hai quả bom này đó.
      Hai quả bom này cần thiết và không có tội . Chiến tranh phải vậy .
      Thiệt hại 200-300 ngàn người và kết thúc nhanh cuộc chiến .
      Còn hơn là Mỹ đổ bộ vào và cuộc chiến trên bộ rất ác liệt và thương vong gấp 10 lần khoảng 2-3 triệu người .
      Tại sao đảng cộng sản Việt nam thành lập vào năm 1930 mà đến 1945 , sau khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh mới giành thắng lợi ? Chính Cụ Hồ đã khẳng định lúc đó là cơ hội ngàn năm có một . Đây chính là tài năng của Cụ Hồ .
      Không có cuộc chiến tranh nào tốt cả.
      Tại sao đất nước chúng ta phải mất 30 năm chiến tranh đau thương và 5-6 triệu người chết để thống nhất và đi kèm là mất Hoàng Sa vào Trung cộng ( một sự mất mát rất lớn )...
      Sau 37 năm thống nhất , chúng ta có phát triển một tý nhưng nợ nước ngoài # 100 tỷ đô , văn hóa đang xuống dốc trầm trọng,phân hóa giàu nghèo khủng khiếp..
      Chúng ta yêu dân tộc Việt Nam . Chúng ta đều đau khi Mẹ Việt nam mất Hoàng Sa và một phần Trường Sa .
      Tranh luận không bao giờ kết thúc nhưng sự thật thì chỉ có một .
      Bác Chênh yêu nước , nói thật và muốn dân tộc ta cường thịnh thôi .
      Chúng ta cùng đoàn kết, cùng phấn đấu vì một Việt Nam dân chủ và độc lập bạn nhé!

      Supprimer
    2. Đồng ý với bạn Hải phòng Tô, công lao của Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Kim (không phải Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hoàng là con của Nguyễn Kim có công mở bờ cõi phương Nam), Nguyễn Ánh là rất lớn được lịch sử ghi nhận. Nhưng về sau triều nhà Đinh có hậu duệ làm bậy nên bị nhân dân đào thải, thay vào đó là nhà tiền Lê(Lê Hoàn). Nguyễn Ánh, công - tội như thế nào thì lịch sử(trung thực)cũng đã ghi lại.
      Công lao ông Hồ Chí Minh như thế nào thì cũng đã được lịch sử ghi công. Nhưng để xảy ra cải cách ruộng đất, kinh tế hoạch định...gây thiệt hại ra sao thì nhân dân vẫn ghi lại, chưa đưa vào sử vì chưa đủ độ lùi nhưng đã có dấu ấn đầy rẫy trong dân gian và trong các tác phẫm văn học, hồi ký...
      Hai quả bom nguyên tử là tội ác với nhân loại, chúng ta không hoan nghênh. Nhưng nhờ vào đó mà Nhật nhanh chóng đầu hàng đưa đến thời cơ giành lại độc lập cho hàng loạt nước châu Á trong đó có Triều Tiên, Việt Nam và Trung Quốc là một thực thế khách quan, có muốn hay không muốn cũng không được.
      Tôi chưa nghe nói vụ 11/9 là hồi kèn xung trận... nếu có cũng chỉ từ các nước Hồi Giáo cực đoan và các nước Cộng Sản quá khích mà thôi.

      Supprimer
    3. Tranh luận tiệm cận chân lý mà bạn Lan Phương.Tôi thích cách tranh luận của bạn:nhẹ nhàng, bình tĩnh, có sức thuyết phục.Toi chỉ không hiểu về lập luận của bạn.Chiến tranh thì không bao giờ tốt cả, nhưng giết người thì kinh tởm bạn ạ.Sau vụ 11/9 chính quyền một số nước NATO ra lệnh bắn hạ máy bay hành khách nếu phát hiện có khủng bố ở trên.Tôi đã cùng hàng vạn người dân sở tại vây trụ sở chính quyền gào thét:không thể biện hộ cho việc giết ít người để bảo vệ nhiều người; con tôi trên máy bay, gia đình tôi ở dưới đất.Thế là chính quyền phải xin lỗi dân và bỏ cái lệnh bất nhân ấy đi bạn ạ.
      Nếu bạn muốn và được bác Chênh cho phép tôi sẽ tranh luận với bạn về cái gọi là phong trào Con đường Việt nam.

      Supprimer
    4. Gửi Lan Phương, tôi tình cờ đọc được bài "Những sự thật không thể chối cãi" (bài 6). Đặc biệt là bút tích của HCM năm 1952 xin ý kiến và chi viện của LX, thật hư xin chị cho ý kiến. Cám ơn

      Supprimer
  11. Cám ơn bác HNC.và xin trả lời bác hải phòng tô rằng
    người bác nói là Nguyễn Văn Thành,không phải Trần VT.
    càng không phải Trần Ngọc Thành (chủ DCV.ở Poland,bác
    nhớ lộn Trần Văn Thành) chưa phải nhân vật lịch sử !
    Cảm phục anh HNC.ở trong nước mà dám nói thẳng,nói thật
    như thế là can đảm lắm.

    RépondreSupprimer
  12. con đường của dân tộc VN là con đường của 85 triệu người dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng đi trên đó có thể là từng người riêng rẽ theo cách riêng của mình, hay từng nhóm, từng phong trào theo cách riêng của từng nhóm từng phong trào đó, không ai độc quyền và áp đặt cách đi của mình trên con đường ấy cả.

    Bác Chênh nói không sai.

    Hãy nhìn đàn kiến tha con ruồi. Con ngược con xuôi, con trái con phải, . . . thế mà vẫn kéo con ruồi về đến Đích [TổKiến].
    Nhìn kĩ sẽ thấy: con xuôi thì đẩy, con ngược thì kéo, . . . nghĩa là tất cả 1.000 con kiến kia có cùng một đích là TổKiến và biết tất cả đề phải hợp lực vơÝ nhau.
    Ở Thanh Hoá có bài dân ca Hò Chèo Thuyền Sông Mã. 5-10-15 người ra sức chèo, có duy nhất một người không chèo, mà luôn miệng hô dô tá dô tà, dô tá dô tà . . .
    Ai cũng mong Việt Nam mình được như các nước tư bản giãy chết, và rất nhiều người đang dấn thân hy sinh cho Tổ Quốc.

    Tất cả đều có cùng một Đích, cùng một TổQuốc, nhưng đã có HợpLực hay chưa?
    Và, đã có người dô tá dô tà chưa?

    Lịch sử đã qua rồi, Nếu làm gì nữa.

    RépondreSupprimer
  13. Túi thấy bác Hồ Trung Tú, hình như vô tình thôi nhưng đã chạm đến một việc vô cùng quan trọng , đó là phân loại các nhóm, các quan điểm xã hội. Nhờ sự phân loại mà chúng ta sẽ nhìn rõ hơn tại sao một số người , ví dụ như Trướng Duy Nhất lại sớm nắng chiều mưa đến mai lại nắng; con đường Việt Nam là thuộc nhóm quan điểm nào, và Ba Sàm cũng vậy chúng ta cần hiểu anh ta thuộc nhóm quan điểm nào. Nếu không phân loại thì xã hội chỉ có một phân loại là địch - ta; điều đó thì có lợi cho chính quyền đảng cộng sản đang làm.
    http://hotrungtu.blogspot.com/2012/06/mot-y-mo-ra-tu-ba-aung-san-suu-kyi.html

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Cho đến nay, ngoại trừ quan điểm cực đoan "không ngồi chung với cộng sản" của ông Châu Xuân Nguyễn ở hải ngoại, đã có những cảnh báo về Phong trào CĐVN như "ngây thơ về chính chính trị", là cái "bẫy" của an ninh... Điều này đúng hay sai chưa ai có thể kết luận được nhưng nó là một lớp hỏa mù có thể làm cho một số người khinh ghét, số khác sợ hãi ông Lê Thăng Long để rồi cố tránh xa "con đường" này.

      Liệu đây là một sự cảnh báo chân thành, lo cho những người "ngây thơ" sẽ sa vào một cái bẫy nguy hiểm hay vì những lý do được che khuất nào khác, tùy mỗi người nhận định. Kết luận về điều này ngay bây giờ cũng còn sớm nhưng cảnh giác thì cũng không thừa. Nhưng có điều này thì đúng như chính chủ trang Ba Sàm nói, đó là chính trị cần phải thủ đoạn. Thế thì không thể loại trừ những cảnh báo về ông LTL cũng chỉ là xuất phát từ một thủ đoạn chính trị với mục tiêu là làm cho càng nhiều người xa lánh ông và Phong trào CĐVN càng tốt? Kết luận về điều này dường như cũng còn hơi sớm nhưng những dấu hiệu của nó dường như càng ngày càng làm cho người ta nghĩ nhiều hơn đến khả năng này.

      Qua không gian mạng, có thể suy đoán ở đâu là những ý kiên độc lập vô tư (có người gọi là "ngây thơ"), khách quan, ở đâu là những phát biểu cảm hứng đầy tính văn nghệ sĩ, và ở đâu đã có sự định hướng để gây ảnh hưởng (trước hết với cư dân mạng) càng ngày càng trở nên rõ ràng. Sự định hướng này rất gần với cái mà người ta gọi là "thủ đoạn chính trị". Điều này cũng vẫn còn sớm để kết luận nhưng nếu đó là sự thật thì thủ đoạn của nó là vùi dập ảnh hưởng của những người khác có nguy cơ làm mất đi vai trò dẫn dắt mà người áp dụng thủ đoạn ấy cũng đang ấp ủ.

      Khi ông LTL đang ở trong tù, người ta có thể ủng hộ ông để mang lại ảnh hưởng cho mình nhưng khi ông ra tù thì ảnh hưởng của ông có phải là một nguy cơ đối với họ? Những người cộng sản tôn vinh lãnh tụ Quốc dân Đảng Nguyễn Thái Học là anh hùng khi ông bị thực dân Pháp xử tử, nhưng nếu Nguyễn Thái Học không bị xử tử thì biết đâu ông đã chịu chung số phận với các nạn nhân khác của chính quyền mới do ĐCS lãnh đạo sau này.

      Chỉ mong lịch sử không lặp lại những sự tối tăm, để bất kỳ sự chuyển đổi nào cũng không đơn giản chỉ là sự chuyển đổi giữa các chế độ độc tài.

      Supprimer
  14. Tôi đã từng nhận sét về HCM trên BBC, nhân đây xin nhắc lại:

    "Đối với một nhân vật lịch sử, bạn muốn thâý chân trướng, cần có bản lĩnh trong việc nghiên cứu.
    Đặc biệt là phải cực kỳ BẢN LĨNH, riêng trường hộp về HCM.

    HCM cũng là một con gnười. Quá trình nhận thức của ông này cũng phải trải qua các giai đoạn của những con người bình thường khác. CẢM-ĐỌC-HIỂU- và ỨNG.

    Quá trình nhận thức của HCM chia ra các giai đoạn sau:

    Một là: Theo thời gian: trước 1945, giai đoạn 45-54 và sau 54.

    Hai là: Theo sự ảnh hưởng, vâng, đó gọi là: “vật chất quyết định ý thức”: Trước khi nhận viện trợ của TQ và sau khi nhận viện trợ của TQ.
    Nhưng tựu chung lại, có thể nói HCM gồm hai giai đoạn phát triển tư duy.
    Trước năm 1945, và trước khi nhận viên trợ của phe CSản: HCM chủ chương giải phóng dân tộc, theo đường lối CỘNG HÒA, DÂN CHỦ. Lúc này cái đầu của HCM không khác nào CÁN CÂN CÔNG LÝ.
    Sau năm 1954, và sau khi nhân viện trợ của TQ và phe CS. Quá trình này nó ảnh hưởng vào quá trình CẢM và HIỂU của HCM.

    Tóm lại ngay trước và sau 1954 HCM đã hoàn toàn CHÌM SÂU VÀO CỘNG SẢN TRIẾT!
    CCRĐ và đánh tư sản là những ví dụ cụ thể của tư duy HCM trong việc chìm sâu vào CS triết.
    HCM đã nhận viện trợ từ phe CS, và đặc biệt là TQ, do thế HCM không có QUYỀN vượt ra khỏi tư duy của đám này.

    Đây chính là cái TIỂU NHƯỢC trong con người HCM, mà ít ai có bản lĩnh nhìn ra!!!
    Hay nói cách khác HCM đã vẫn đang HỤP LẶN trong CS triết.

    Mà các bạn biết răng, bất kỳ kẻ nào còn đang hụp lặn trong CS triết đều có tư duy THẤP HƠN CS TRIẾT. Và tất cả những ai có tư duy thực sự trên trái đất này đều đã vượt qua được CS triết. Vì họ biết CS triết vướng chỗ nào, và bị sụp đổ do đâu.

    Các bạn phải mừng vì HCM ra đi 1969, vì nếu không, và với bộ óc của mình, HCM sẽ biến VN này thành một Bắc T.Tiên thứ hai, sau khi thống nhất. Hoàn toàn theo CS triết.
    Rút lại, cái ĐẠI DỞ lớn nhất của HCM, đó là đã nhận viện trợ của TQ mà tưởng rằng con cháu không phải trả nợ!!! "

    Còn HCM có tài và có tâm thực sự, như những gì sách giáo khoa rao giảng, thì tại sao không nghĩ đến cách chiêu hồi miền nam bằng kinh tế mà nhất định phải là súng đạn. Giết bao nam thanh nữ tú của cả hai miền Nam Băc?

    RépondreSupprimer
  15. "Anh- Mỹ ủng hộ Pháp quay lại để dẹp đi nhà nước nhuốm màu cộng sản theo kiểu độc tài Xô viết nầy."

    "Nhưng chỉ lấy làm tiếc là nếu ông Hồ thành lập một nhà nước đa đảng dân chủ thật sự không theo cộng sản thì liệu Mỹ- Anh có lấy cớ chống cộng giúp Pháp quay lại hay không, để rồi gây ra cuộc chiến 30 năm vô cùng tai hại?"

    Anh Huỳnh Ngọc Chênh có thể làm rõ kết luận này của anh dựa trên khách quan lịch sử được không?

    Vì ngay chính người Mỹ khi nghiên cứu lại lịch sử giai đoạn này cũng chỉ ra rằng các thư của Hồ Chí Minh thỉnh cầu chính phủ và nhân dân Hoa kỳ ủng hộ chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa không được chính quyền Truman trả lời vì "Việt nam không đáng được sống độc lập", vì "sự cần thiết ủng hộ nước Pháp vừa được giải phóng (khỏi chiếm đóng của Đức) xây dựng lại đế chế của mình",...

    Mọi việc tất nhiên sẽ thay đổi vào cuối 1949 khi Mao lên cầm quyền ở Trung quốc- chính phủ HCM từ đó thoát khỏi sự cô lập quốc tế và đồng nghĩa với việc bị ảnh hưởng bởi các chính sách của Mao và Stalin.

    Cụ thể:
    "In February of 1946, a telegram from Ho Chi Minh to President Truman stated, in part:
    “I THEREFORE MOST EARNESTLY APPEAL TO YOU PERSONALLY AND TO THE AMERICAN PEOPLE TO INTERFERE URGENTLY IN SUPPORT OF OUR INDEPENDENCE AND HELP MAKING THE NEGOTIATIONS MORE IN KEEPING WITH THE PRINCIPLES OF THE ATLANTIC AND SAN FRANCISCO CHARTERS.”[5]
    So why did this telegram get ignored? A different view of the world than today that considered Vietnam unworthy of independent life, a perceived need to support the recently liberated France in rebuilding to its former state, the limited appeal of Ho to American decision makers, and no champion for the Vietnamese Communists in the decision making process swiftly killed any consideration of assistance."

    "Clark Clifford, former Special Assistant to President Truman, recalls Indochina as having been a minor issue compared to all the other postwar issues at the time. He later recalled the general feeling in the administration about Indochina:
    “It was more the attitude that now that the Second World War was over, we would attempt to help the nations of Western Europe reconstruct. France had owned Indochina. The reason they'd lost it was due to Japanese aggression. We were, I believe, attempting to take those steps which would tend to return areas of that kind to the status quo. I don't recall taking part in any kind of discussion or policy debate about whether we should assist the French in their colonial or imperialist attitude. I would be rather surprised if there was much of a debate in that regard because it seemed to me to be the rather settled policy that we were attempting to return conditions to those that had existed prior to the changes that had taken place in the Second World War as the result of Communist aggression--Communist or Japanese aggression.”[8]

    (http://www.gmapalumni.org/chapomatic/extras/ho.htm)

    RépondreSupprimer
  16. Cám ơn anh Nguyên Hoa đã nêu ra câu hỏi xác đáng. Để trả lời chuyện nầy thì cần những cứ liệu xác thực. Hẹn anh sẽ có 1 bài viết đầy đủ về chuyện nầy. Nhưng trước mắt có thể trao đổi nhanh với anh vài ý sau:
    - Lúc Việt Minh sơ khai tổ chức lực lượng vũ trang kháng chiến chống Nhật tại biên giới phía Bắc thì Mỹ không gửi quân đội xuống hổ trợ mà gửi lực lượng tình báo OSS xuống để thám thính. Đám điệp viên nầy đã biết ông Hồ là người của ai rồi.
    - Khi đứng lên dành chính quyền thì ngoài Việt Minh ra còn có Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Thanh Niên Tiền Tuyến của Phan Anh(Huế),Cao Đài, Hòa hảo và có cả sự tham gia của chính phủ Trần trọng Kim và Bảo Đại nữa. Nhưng sau đó nhóm HCM loại trừ dần.
    - vì hai lý do trên mà ông Hồ gởi thư cầu khẩn Truman giúp đỡ, Truman đã làm lơ. Ngay cả Tàu Tưởng khi qua giải giới quân Nhật cũng mang theo kế hoạch "Diệt Cộng cầm Hồ". Nghĩa là khi ấy có 5 nước đồng minh là Mỹ, Anh, Pháp, Trung Hoa dân quốc, Liên Xô thì đã có đến 4 nước không công nhận chính phủ HCM rồi, vì sao? Trong khi vương quốc Thái Lan nhanh chóng đầu hàng, chịu làm chư hầu Nhật, chỉ có 1 bộ phận nhỏ dân chúng lên núi kháng chiến chống Nhật, thế nhưng sau khi Nhật đầu hàng, Đồng Minh vẫn không vào chiếm đóng Thái Lan và cho vương quốc Thái tiếp tục trị vì là vì sao? Rồi Indonesia, tại sao Sukarno tuyên bố độc lập ngay sau khi Nhật đầu hàng và được công nhận ngay mặc cho Hà Lan tìm mọi cách quay trở lại nhưng đều thất bại?
    - Chuyện ông Hồ viết thư cho Truman vào lúc khó khăn ấy thì dễ hiểu. Ngay cả những kẻ ông xem là thù địch như Quốc Dân Đảng, Đại Việt...mà ban đầu ông còn phải liên minh, mời vào tham gia chính phủ. Tất cả chỉ là kế sách tình thế.
    Ngay cả chính phủ Trần Trọng Kim và vua Bảo Đại ủng hộ cách mạng hết mình, nhưng cũng bị loại bỏ dần dần. Xin đọc tài liệu sau sẽ thấy:
    [Ngày 21 tháng 8 tại Huế phong trào Việt Minh bừng nổi dậy. Tướng tư lệnh Nhật đã nhận được chỉ thị của Đông Kinh phải giữ ngôi cho Hoàng đế Bảo Đại, đã bàn với Thủ Tướng Trần Trọng Kim như sau: "Mặc dù nước Nhật đã đầu hàng nhưng quân đội Nhật tại đây vẫn có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự cho tới khi quân đội Đồng minh đến tiếp thu. Xin ngài hãy làm văn thư yêu cầu để chúng tôi tái lập trật tự." nhưng Thủ Tướng đã từ chối sự giúp đỡ của họ.
    Đại tướng Nhật cũng vào yết kiến vua Bảo Đại xin tái lập trật tự để bảo vệ ngai vàng nhưng cũng bị từ chối]

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Cần nói thêm là lúc ấy, Pháp chỉ theo chân Anh- Mỹ vào đến vĩ tuyến 16 mà thôi. Nhưng chính kế sách tình thế phải bảo vệ nhóm mình bằng mọi giá, ông Hồ mua chuộc Tàu Tưởng để cho Pháp vào miền Bắc thay chân Tàu. Tại sao? Vì Tàu Tưởng chỉ ủng hộ chính phủ có sự tham gia của Quốc Dân Đảng. Tàu Tưởng rút đi, Pháp vào là Quốc Dân Đảng bị loại trừ ngay. Nhiều nhóm khác còn ủng hộ ông Hồ cũng bắt đầu tách ra vì phản đối việc ông Hồ để Pháp vào miền Bắc.
      Khó khăn bắt đầu từ đây.

      Supprimer
  17. Có một điều quan trọng có tính quyết định mà các bác chưa nhắc gì tới.Đó là ông HCM.dược đào tạo tại trường Đông Phương học cuả Liên
    Xô trước khi về VN.Trong thời gian học làm nguời cộng sản,ông HCM.
    đã nhảy cỡn lên khi đọc "Luận cương về vấn đề giải phóng thuộc địa"
    của tổ sư lý thuyết lẫn hành động Lênin.
    Thế là ông về nước hô hào giải phóng và đấu tranh cho độc lập như
    giáo huấn của Lênin,chứ không phải giải phóng để được tự do theo ý
    nghĩ chung mà mọi người hiểu.Thực tế đã chứng minh rõ ràng như vậy,
    không thể chối cãi được,trừ ra muốn ngụy biện.
    Ông HCM.đã che giấu tối đa lý tưởng CS.của mình thành công đến nổi
    những người cả tin và thành phần thiên tả đã hiểu lầm.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Bạn nhầm rồi. Ông Hồ đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin vào tháng 7.1920, khi còn ở Pháp. Tháng 6.1923, ông mới đi Liên Xô, và trong thời gian ở LX, ông dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10.1923), dự Đại hội lần V Quốc tế Cộng sản (7.1924), rồi làm việc cho Quốc tế Cộng sản, viết bài cho các báo... Ông không học Đại học phương Đông. Nên nghiền ngẫm kĩ tư liệu rồi hãy phát biểu!

      Supprimer
    2. Theo như tôi biết,ông Hồ theo học ĐHPĐ.mà nhiều tác giả trong nước có nói tới,chứ không phải tôi bịa.
      Còn nước ngoài thì có lãnh tụ đảng CS.Ấn trong tác
      phẩm của ông này có so sánh ông Hồ với những học
      viên khác.Bác có lẽ nên đọc nhiều rồi mới phê phán.
      Trân trọng.

      Supprimer
    3. Tôi xin góp vào mấy ý, dù hơi lạc đề, mong bác Chênh và các bác thông cảm.
      Không hiểu bác D. Nhật Lệ thông kim bác cổ đến cỡ nào, chứ tôi thấy trong còm của bác có mấy cái sai mà người nghiên cứu không được phép.
      1. Ông Hồ là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12.1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua). Ông trở thành người cộng sản từ đó, chứ không phải đến LX mói "học làm người cộng sản".
      2. Bác gọi không đúng tên văn kiện của Lênin (điều không thể tha thứ khi trích dẫn). Không phải là "Luận cương về vấn đề giải phóng thuộc địa", mà là "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc đia". Và ông Hồ "vui mừng đến phát khóc lên" khi đọc nó ở Pháp, chứ không phải ở LX.
      3. Ông Hồ không học Đại học phương Đông. Trong thời gian ở LX, ông dự các hội nghị, Đại hội do QTCS tổ chức, làm việc cho QTCS, tham quan, nghiên cứu thêm về Cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa Mác- Lênin, viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế... Sau khi mở các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu- TQ (1925), ông mới cử những học trò ưu tú của mình như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên... sang học ở ĐH phương Đông- trường ĐH chính trị của QTCS. Về sau có thêm Trần Văn Giàu cũng sang đó học. Bác dựa vào những tài liệu nào, đưa ra cho bà con tham khảo nhé.
      3. "Thế là ông về nước, hô hào giải phóng và đấu tranh cho độc lập như giáo huấn của Lênin". Một nhận định mơ hồ và không có sức thuyết phục. Tôi nghi rằng bác không biết ông Hồ về nước khi nào và không hiểu rằng chủ nghĩa Mác- Lênin đã được đưa vào VN từ khá lâu, trước khi ông Hồ trở lại Tổ quốc.
      4.Đành rằng ông Hồ có những sai lầm (nhân vô thập toàn mà!). Nhưng ngôn ngữ mỉa mai, cay độc mà bác dành cho một danh nhân thế giới như thế không phải là ngôn ngữ của một người trí thức. Thử ngẫm lại xem nhé. Quân tử không lộng ngôn đâu!
      Trân trọng!

      Supprimer
    4. Xin góp ý với bác.
      Xin lỗi bác tôi chẳng phải là người nghiên cứu.Tôi viết dựa theo nhà nghiên cứu Lữ Phương "Luận cương
      về vấn đề dân tộc và thuộc địa".Tôi nhận là dẫn sai
      câu của LP .(Xin bác đọc "Từ Nguyễn tất Thành đến Hồ Chí Minh"của LP.)
      Dù sao,tôi cũng xin rút kinh nghiệm mà bác khuyên là
      nên góp ý đúng như một...sử gia !

      Supprimer
    5. @Hùng Sơn: Khen ô Hồ tôi cũng chẳng bổ béo gì, chê ô Hồ tôi cũng chẳng mập lên được!

      NHưng chỉ hỏi bác một câu thôi: Ai phong cho ông hồ là danh nhân thế giới vậy, khi nào, ở đâu và bằng chứng?

      Trân trọng!

      Supprimer
  18. Anh Chênh ơi ! Đang thảo luận "Con đường " của ai đây

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Con đường của sự căm ghét và thành kiến helenathuy ạ.Xin lỗi bác Chênh nhé tôi lanh chanh.Nhưng thảo luận thế này thì không công bằng với blog của bác Chênh

      Supprimer
    2. Nếu con đường của chúng ta đang tìm là con đường của sự căm ghét và thành kiến thì anh Chênh khỏi phải kêu gọi đi tìm.Chúng ta đang ngự trị trên con đường đó đấy thôi.Bác Chênh hay nói đến đa Đảng,đa nguyên.Thời trước Pháp có cho phép ĐCS hoạt động ko? Thời Pháp có giam cấm tra tấn Đảng viên CS ko? Chắc chắn là có. Vậy tại sao cái Đảng ấy vẫn ra đời và hoạt động giành được chính quyền?Ngày trước Pháp có luật đình công,biểu tình ko? Mà tại sao vẫn co những cuộc đình công,biểu tình trên qui mô rộng lớn.Các anh cũng nói năm 1945 Đảng cộng sản ko giành chính quyền thì cũng có lực lượng khác làm. Lực lượng nào đủ mạnh vậy? Mà thời cơ chỉ cò bấy nhiêu thôi.Chúng ta cũng hay xét về hành đông trong quá khứ bằng cái vị thế của hôm nay.
      Chúng ta sẽ làm sao giữa bối cảnh của hàng triệu người chết đói,90% dân số mù chữ,thù trong,giặc ngoài và sự bỡ ngỡ của những người lần đầu tiên cầm quyền. Cái gì đã xảy ra hơn nửa thế kỷ rồi ,có trách móc cũng có thay đổi được đâu.Cái đáng trách hiện tại là cái sự tha hóa của chính quyền,cái sự an phận của cá nhân mỗi người trong cuộc sống hàng ngày.Tôi đoan chắc tham gia diễn đàn của anh Chênh gồm nhiều người tham gia vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Mỗi người chúng ta biết nói ko với chính minh và hết sức vận động những người xung quanh mình đồng thanh nói không với mọi sự tham nhũng, tha hóa ,xấu xa,bất công....mà chúng ta nhìn thấy,nghe thấy.Làm được chỉ như thế thôi là chúng ta đã bước chập chững trên con đường dẫn đến dân chủ rồi.

      Supprimer
    3. helenathuy nói rất đúng.Bước đầu tiên con đường dân chủ nên là như thế, phải là như thế.Cám ơn.

      Supprimer
    4. helenathuy nói rất đúng.Bước đầu tiên con đường dân chủ nên là như thế, phải là như thế.Cám ơn.

      Supprimer
    5. Rất đồng tình với ý kiến của helenathuy. Thảo luận về chính trị hay học thuật phải khách quan. Công, tội phải phân minh, rạch ròi, càch nhìn nhận vấn đề phải căn cứ vào thực tế của từng thời kì lịch sử; lập luận phải chính xác, biện chứng. Kiểu phát ngôn hằn thù, định kiến, chụp mũ, vu vơ... không phải là lối nói của những bậc trí giả!
      Chúng ta đang động viên nhau chống tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy công quyền hiện tại, để xã hội ta tốt đẹp hơn, văn minh và dân chủ hơn, chứ không phải kêu gọi nhau đào bới, lên án và chửi rủa những sai lầm trong quá khứ của những người cộng sản! Diễn đàn này không dành cho các thùng rỗng thích kêu to!

      Supprimer
  19. Xin lỗi các bạn. Tôi là khách qua đường ghé thấy trang của ông Huỳnh Ngọc Tranh nên mạn phép vào đọc.
    Qua các ý kiến trao đổi trên diễn đàn. Tôi có ý kiến sau: các ý kiến của diễn đàn này giống y chang ý kiến trên VOA.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tui cũng đồng ý với anh. Những ý kiến trên diễn đàn này, xin lỗi, phần lớn là cực đoan, vớ vẩn. Người hiểu biết không ai ăn nói kiểu đó cả. Anh Chênh cho đăng những comment ấy chẳng khác gì đang tự làm giảm uy tín của trang Blog này...

      Supprimer
    2. Voa thì có gì xấu nào? Chỉ sợ giọng lưỡi của Tàu thôi. Ai là ai, mở giọng ra là mọi người biết ngay, không qua mắt được ai. Xin lỗi chủ nhà.

      Supprimer