28/07/2012

CÔNG AN CÒN HƠN CÔN ĐỒ NHƯNG ĐƯỢC BAO CHE


Vụ hành hung dã man phóng viên VOV ở Văn Giang:
 Nguyễn Đình Ấm: Đúng là khổ hơn chó thật                                                     
 Võ Văn Tạo:  Không khởi tố là chà đạp trắng trợn lên luật pháp
                                                                    
Không khởi tố là chà đạp trắng trợn lên luật pháp
Chưa ngớt bức xúc trước vụ lực lượng cưỡng chế ở Văn Giang hành hung dã man 2 phóng viên của VOV hôm 24-4-2012, công luận trong và ngoài nước lại bị chọc giận không kém bởi tuyên bố mới đây của Phó giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên – đại tá Nguyễn Văn Minh: sẽ không xử lý hình sự, mà sẽ chỉ xử lý hành chính.

Liên quan vụ hành hung kinh hoàng này, công luận đòi hỏi những kẻ đã hành xử như côn đồ, như dã thú điên cuồng phải bị trừng phạt nghiêm khắc nhất, mới mong ngăn chặn và giẩm thiểu xu thế nhân viên công lực ngày càng lạm dụng vũ lực hết sức trắng trợn.
Trên báo chí, nhiều chuyên gia phân tích: xét về tính chất vụ việc, để xử lý, có thể vận dụng các điều 104 (Tội cố ý gây thương tích), điều 257 (Tội chống người thi hành công vụ) hoặc điều 107 (Tội gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ) của Bộ luật hình sự hiện hành.
Theo Công an Hưng Yên, do 2 phóng viên VOV không có đơn yêu cầu khởi tố, nên không thể khởi tố theo điều 104. Vì luật hình sự quy định chỉ khởi tố theo tội danh “cố ý gây thương tích” khi bị hại có yêu cầu. Hai phóng viên cũng từ chối giám định thương tật, nên không thể khởi tố theo điều 107(Tội gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ),vì luật quy định thương tật phải 31% trở lên. Về lập luận này, Công an Hưng Yên đúng.
Vậy vụ hành hung chỉ có thể bị xem xét khởi tố theo điều 257 (Tội chống người thi hành công vụ).
Điều 257 – Bộ luật hình sự (Tội chống người thi hành công vụ) quy định:
1.    Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2.    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
a) Có tổ chức;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
Tranh luận về hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp có phải là “chống người thi hành công vụ” hay không? Có người cho rằng chưa có điều luật nào cụ thể nào quy định như vậy. Nhiều chuyên gia cho rằng, nói như thế là ngụy biện. Phải hiểu rằng, mọi hành vi cản trở cán bộ, nhân viên cơ quan nhà nước đang thực thi công vụ đều là dấu hiệu của tội “chống người thi hành công vụ”. Tòa án đã xử và kết án nhiều vụ cản trở công an đang thực thi công vụ (căn cứ điều 257), mà không cần phải có một điều luật cụ thể quy định hành vi cản trở công an làm công vụ là chống người thi hành công vụ. Lẽ đương nhiên, các bản án ấy là đúng quy định pháp luật. Nếu không, đã bị hủy án. Không lẽ các nhà báo đi tác nghiệp là đang đi thi hành “tư vụ”?
Những ai còn “lăn tăn” chi tiết liệu lực lượng cưỡng chế có biết họ đang đánh phóng viên đang tác nghiệp? Xin hãy đọc lại bản tường trình của nạn nhân Nguyễn Ngọc Năm – trưởng phòng phóng viên Thời sự - Chính trị – Kinh tế (thuộc Trung tâm Tin của VOV).

Rõ ràng, hành vi hành hung dã man 2 phóng viên VOV mang đậm dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ.
Xét tính chất nghiêm trọng của vụ việc, chúng ta thấy: vụ hành hung có tổ chức (có chỉ huy và thừa hành), dùng hung khí nguy hiểm (dùi cui, gậy gộc), lại hết sức côn đồ (vô cớ, ngang ngược, chửi thề; biết là nhà báo, vẫn ra tay hết sức hung bạo), gây chấn động dư luận trong và ngoài nước – tác động rất xấu về chính trị - xã hội – đối ngoại…
Cố tình “ngâm tôm” vụ án, rồi tùy tiện tuyên bố không xử lý hình sự, phải chăng, Công an Hưng Yên đang ngang nhiên chà đạp trắng trợn lên luật pháp?
Phải nhớ rằng: không phải cứ khoác cái áo công an thì muốn “nhào nặn” pháp luật ra sao mặc lòng.
điều 294 -  Bộ luật hình sự (Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội) quy định:
1.    Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
                                                                                          VÕ VĂN TẠO
.......................................................................................................................


                                  Đúng là khổ hơn chó thật 
                                                        Nguyễn Đình Ấm

   Sau hôm hai nhà báo “quốc doanh” bị đánh ở Văn Giang( Hưng Yên) ngày 24/4/2012 các bloger viết bài nói “Nhà báo VN khổ hơn chó”. Bởi vì, con chó bị đánh còn dám “ẳng” một tiếng nhưng hai nhà báo Ngọc Năm và Phi Long của VOV bị truy đuổi, kêu thất thanh “tôi là nhà báo” nhưng vẫn bị đánh biến dạng cả ‘mặt tiền” rồi bị dẫn giải, giam hãm, thẩm vấn…nhưng không dám kêu ca, về tòa soạn vẫn  cắn răng viết, đăng tin đúng “ định hướng”.
    Theo dư luận ở VOV thì đây là kết quả của sự trao đổi, tính toán “nát óc” giữa ban tuyên giáo TƯ, lãnh đạo VOV và hai ký giả nhằm thủ tiêu những “ảnh hưởng xấu đến uy tín lãnh đạo, VOV cùng bát cơm, manh áo, tương lai của hai đương sự.
   Thế nhưng, do hiện nay thông tin “nhậy cảm” kiểu trên không còn là độc quyền của hệ thống truyền thông “lề phải” và BBC đã phỏng vấn hai ký giả. Dù rất thận trọng đề phòng nhưng việc hai nhà báo bị đòn cũng được khẳng định. Lúc ấy lãnh đạo VOV, hai nạn nhân, công an Hưng Yên…mới công bố sự kiện và công văn, hứa trước dư luận “làm rõ, xử lý nghiêm…”. Nhưng ba tháng sau khi “điều tra” cái việc rõ như ban ngày, có băng video cả thế giới biết, kẻ đánh, người ăn đòn lè lè ra đó…CA Hưng Yên, Văn Giang mới có kết luận: “ Không xử lý hình sự hai CA và 3 dân phòng (điếu đóm) đánh người, chỉ xử lý hành chính vì “không đủ căn cứ”. Làm sao mà đủ “căn cứ” khi CA lại điều tra CA đánh nhà báo “cùng hội, cùng thuyền”? Đặc biệt, hai nhà báo từ chối đi khám thương, không yêu cầu xử lý hình sự kẻ đánh mình…
    Khi mới xẩy ra sự việc tôi không đồng ý với việc gọi hai nhà báo VOV bị đánh  “khổ hơn chó”. Nói thế là hơi nóng vội do con chó nó “ẳng” chỉ là vô thức, phản xạ bẩm sinh còn con người “ẳng” hay không là còn phải tính toán, lợi, hại... Biết đâu đây là một “khoảng lặng” để có bài giáng trả thích đáng đối với những kẻ côn đồ, làm thuê cho DN mặc áo CA? Nhưng nay khi hai nhà báo từ chối khám thương, yêu cầu không xử lý HS kẻ truy sát, hạ nhục, đánh mình biến dạng cả “mặt tiền” thì đúng là họ khổ không bằng con chó thật. Khổ hơn chó chính vì họ biết tính toán, lợi hại cho bản thân, cấp trên, cho cái mà họ dựa vào để có thể thăng quan, tiến chức, khai thác, kiếm được nhiều của cải trong xã hội một cách “hiệu quả” nhất? Còn cái pháp luật của VG, Hưng Yên có vẻ “nghiêm minh” vì không đủ căn cứ, bị hại từ chối đi khám thương nhưng điều đó không thuyết phục được ai. Đâu chỉ có “thương tích” mới xử lý HS? Bị hại không đi khám thương, yêu cầu không xử lý HS là “xong” ư? Có vụ người chỉ tát cảnh sát mà phải vào tù kia mà!... Vở diễn quá vụng về vì:
-                    - Đây không hải chỉ là vấn đề thương tật đến bao nhiêu mà là hành vi điên loạn, dã man, tàn bạo của kẻ đánh người. Những kẻ mang danh người của nhà nước truy sát đánh đập dã man nhà báo tay không , đè dúi, đấm đá thục mạng vào người đàn bà còm cõi, thúc gối vào mạnh sườn, bụng người vô tội…mà không đáng lên án, trừng phạt hay sao?
-                    Không xử lý hình sự vụ đánh hai nhà báo còn do “tưởng nhà báo là dân”(báo NLĐ).VTV1 trong bản tin thời sự cũng nêu lý do nhà báo bị đánh “do không báo cáo với chỉ huy và đứng gần người dân quá khích”.
     Các nhà báo, những người có lương tâm, có chút tôn trọng pháp luât, có lòng tự trọng, đặc biệt hai nhà báo Ngọc Năm (luật sư) và Phi Long nghĩ gì? Họ đã tường trình khi mình bị đánh đã gào lên “tôi là nhà báo” như thế nào mà nay phải chấp nhận những lời biện hộ đó? Đánh dân là được phép ư hỡi VTV1, hỡi pháp luật VN?... Thì ra, không chỉ có một ông Hà Minh Huệ, phó chủ tịch thường trực HNBVN “cần phải xem hai nhà báo hoạt động có đúng quy định không đã”. Như thế là các ông có luật riêng, không làm theo ý(quy định) các ông thì bị đánh cũng không oan.
    Hai nhà báo VOV đã có lần nào đề cập với CA việc chị nông dân bị đánh tơi tả chỉ vì hô hoán “đừng đánh nhà báo” bênh vực mình? Chắc chắn là không vì ngay bản thân mình bị đánh nhục hơn con chó(vì khi người ta buộc phải cắt tiết con chó thịt ăn còn rất thương xót nó kia mà…) nhưng còn tạo mọi thuận lợi cho kẻ dã man khỏi bị phiền phức thì dân, đồng nghiệp khác…là cái gì?...Rồi đây các đồng nghiệp của hai anh bị đánh đến thế nào thì kẻ đánh mới đáng xử lý HS?...
   Phải chứa chất trong tâm trí mình, dư luận, gia tộc, con, cháu sau này…cái kỷ niệm khốn nạn, nhục nhã, bất công, lố bịch kia…suốt cả cuộc đời, sự nghiệp chỉ vì trung thành với những thế lực, lợi ích cá nhân… thì đúng là khổ hơn chó thật.
                                                                            NGUYỄN ĐÌNH ẤM

                                      
* Tường trình của phóng viên Nguyễn Ngọc Năm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2012

BẢN TƯỜNG TRÌNH
(Vụ việc đánh phóng viên VOV tại Văn Giang, Hưng Yên ngày 24-04-2012)

Kính gửi: Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam
Lãnh đạo Trung tâm Tin.

Tôi là Nguyễn Ngọc Năm, Trưởng phòng Phóng viên Thời sự Chính trị – Kinh tế, Trung tâm Tin xin trình bày sự việc bị lực lượng cưỡng chế đánh vào sáng 24/4/2012 tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên như sau:
Tôi được giao nhiệm vụ theo dõi, đưa tin, nắm tình hình để báo cáo vụ việc cưỡng chế ở huyện Văn Giang.
Ngày 23/4/2012, tôi tham gia buổi họp báo do Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức. Tại cuộc họp này, sau khi nghiên cứu thông cáo báo chí, tôi có một số câu hỏi trên tinh thần ủng hộ chủ trương của tỉnh, như: “Ngày nào tổ chức cưỡng chế? Công tác chuẩn bị như thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối? Nhà báo đến tác nghiệp, đưa tin có được không? Với những đối tượng cầm đầu, lôi kéo, kích động thì phân loại, xử lý như thế nào?”.
Những câu hỏi của tôi đã được chủ trì họp báo trả lời và lãnh đạo các ban, ngành cùng nhiều đồng nghiệp dự họp báo đồng tình.
Ngày 24/4/2012, là ngày tiến hành việc cưỡng chế tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tôi tiếp tục được cử đến hiện trường nắm bắt thông tin, báo cáo tình hình để có tuyên truyền đúng định hướng.
Tôi chấp hành chỉ đạo của cấp trên, đồng thời cử phóng viên Hán Phi Long đi cùng bằng xe máy, đến Xuân Quan lúc khoảng 9h00.
Chúng tôi vào hành lang Nhà văn hóa thôn 1, xã Xuân Quan (nơi đang tụ tập đông người). Nhà văn hóa thôn (đang ở giai đoạn hoàn thiện) liền kề Nghĩa trang liệt sĩ là nơi giáp ranh giữa khu dân cư với cánh đồng đang bị cưỡng chế. Chúng tôi đứng quan sát một bên là hàng rào cảnh sát (đứng chắn ở gần cổng nghĩa trang liệt sĩ); một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng. Một nhóm người ném gạch đá vào hàng rào cảnh sát liên tục. Nhưng lực lượng cảnh sát chỉ giơ khiên đỡ mà chưa có hành động chống trả nào.
Tôi thấy tình hình khá phức tạp nên dùng điện thoại di động quay cảnh những người quá khích hò hét, ném gạch với thời lượng 33 giây rồi cất máy vào túi. Chúng tôi tiếp tục đứng tại hành lang nhà văn hóa thôn cách đám đông tụ tập ở đường làng chừng hơn 20 mét.
Sau thời gian tấn công lực lượng cưỡng chế bằng gạch đá chưa đạt kết quả, nhóm người này lại ném “bom xăng”. Lực lượng cưỡng chế buộc phải nổ pháo. Đám đông tán loạn, còn lực lượng cưỡng chế từ phía cổng nghĩa trang liệt sĩ bắt đầu tiến lên.
Tôi vẫn đội mũ bảo hiểm màu trắng mang tên “Bảo Minh” đứng tại hành lang nhà văn hóa thôn 1, thì thấy một nhóm cảnh sát và người mặc thường phục đeo băng đỏ đi vào nghĩa trang liệt sĩ và nhảy qua hàng rào nghĩa trang để sang khu vực nhà văn hóa thôn. Lúc đó tôi nhìn thấy phóng viên Hán Phi Long vẫn đội mũ bảo hiểm đang đứng trên bờ móng nhà văn hóa thôn, tay cầm một máy ảnh du lịch.
Đi đầu nhóm cưỡng chế là hai công an đến bên Phi Long hỏi gì đó, rồi ngay lập tức xốc nách Long về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Liền đó, một người đeo băng đỏ giật máy ảnh của Long; khoảng gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt vào người; liên tiếp đấm đá anh Long rất mạnh. Thấy vậy, tôi đứng trong hành lang nhà văn hóa thôn, dùng điện thoại để quay hình ảnh này. Nhưng chỉ quay được khoảng 10 giây, tôi thấy Long ôm bụng gục xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi dừng quay, chạy lại phía lực lượng cưỡng chế và hét lên nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo, không được đánh …”.
Khi chạy tới nơi lực lượng cưỡng chế, tôi lại nói nhiều lần “Chúng tôi là nhà báo làm nhiệm vụ, các anh đừng đánh…”. Họ không những không nghe mà còn vặn hai tay tôi về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực tôi. Lúc đó tôi lại tiếp tục hét lên nhiều lần “Tôi là nhà báo, sao lại đánh tôi?”. Nhưng có người trong nhóm người cưỡng chế còn chửi
“Đ. M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi”. Tôi bị mấy người vặn tay về phía sau, dẫn giải về trước cửa nghĩa trang liệt sĩ và tiếp tục đánh hội đồng. Một công an nói lớn “Đừng đánh vào mặt nó”… rồi tôi bị còng tay số 8, mũ bảo hiểm rơi mất lúc nào không biết.
Còng tay tôi xong, một trung úy (cao, béo) và một thiếu úy (thấp, gầy) áp giải tôi đi theo hướng cánh đồng đang bị cưỡng chế, đến một con đường hai bên trồng tre để chờ xe thùng tới chở đi. Trên đường đi, tôi gặp một số sĩ quan đeo lon thượng tá, trung tá liền nói “tôi là nhà báo” nhưng họ lặng thinh. Một chiếc camera của lực lượng cưỡng chế đã ghi lại hình ảnh tôi bị còng tay số 8 và hai sĩ quan công an áp giải.
Đợi khoảng hơn 10 phút, tôi bị đưa lên xe thùng cùng với một phụ nữ khoảng ngoài 40 tuổi và một thanh niên 20 tuổi. Cả ba chúng tôi bị còng. Khi lên xe, vị Trung úy áp giải tôi định thu điện thoại của tôi. Nhưng tôi nói “Nếu thu điện thoại của tôi anh phải lập biên bản, vì tôi không biết anh là ai, tên là gì. Điện thoại tôi mất thì ai phải đền? Tôi lại đang bị còng thế này”. Thế là vị Trung úy nọ phải trả lại điện thoại vào túi áo ngực cho tôi.
Ngay khi tôi ở trên xe, nhận được điện thoại của anh Phi Long (trước đó đã gọi mấy cuộc nhưng tôi không được nghe máy). Sau này tôi được biết, Phi Long bị đánh đau, được mấy người can và khi tôi xuất hiện thì họ bỏ Long lại để tấn công tôi, nên Phi Long chạy thoát vào một nhà vệ sinh gần đấy với nhiều vết sưng tím trên mặt và vệt máu loang cả ra quần áo. Tôi nhờ chị phụ nữ lấy điện thoại ra và nói cho Long biết: “Anh bị bắt về Công an huyện Văn Giang. Em về Công an huyện đi”.
Trên xe, chị phụ nữ cho tôi biết “thấy chúng tôi bị đánh đập vô cớ, chị chạy theo thì bị bắt”. Còn thanh niên kia nói rằng, chị gái anh ta muốn đi lấy chồng nhưng do gia đình không chịu nhận tiền đền bù nên không được đăng ký kết hôn. Cả hai đều nói là họ không có hành động gì, bị bắt oan.
Tôi được đưa đến trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Giang. Ngay khi biết tôi là nhà báo, cảnh sát đã tháo còng số 8, lập biên bản tạm thu điện thoại và giấy tờ của tôi (gồm Thẻ Nhà báo; Thẻ Đảng viên; Chứng minh nhân dân; Thẻ hội viên hội luật gia Việt Nam).
Lấy lời khai của tôi là một Thượng tá (không đeo biển hiệu công an) tự xưng tên là Tần. Với thái độ hết sức kiềm chế, bình tĩnh, tôi đã khai đúng như những gì tường trình ở trên. Nói rõ mục đích đến Xuân Quan là để nắm tình hình cho định hướng tuyên truyền và khẳng định “Tôi là một nhà báo được cử đi làm nhiệm vụ, tôi không có gì sai. Mặt khác, với việc cưỡng chế diễn ra công khai, thì nhà báo đến chứng kiến không có gì sai?”.
Ngoài “Biên bản ghi lời khai”, tôi còn phải làm một BẢN TƯỜNG TRÌNH. Tôi vẫn tường trình đúng sự việc như vừa nêu. Trong đó có yêu cầu phía công an: “Tìm ra những người đã trấn áp, đánh đập chúng tôi; Cùm tay và áp giải tôi như tội phạm hình sự nguy hiểm; Có trách nhiệm bồi thường tính mạng, sức khỏe chúng tôi nếu có gì xảy ra…”. Tôi còn nhớ trong bản tường trình viết rất rõ: “Bây giờ là 13 giờ ngày 24/4/2012, tôi không đủ bình tĩnh và thoải mái hoàn toàn như lúc bình thường, nên những gì trình bày mới chỉ là ban đầu. Có chi tiết nào chưa nhớ ra, tôi xin bổ sung sau”. Tiếp đó tôi xin phép gọi điện thoại cho Phi Long, bảo Long sang trụ sở Viện kiểm sát để trình bày sự việc.
Khi tôi trình bày xong, cũng là lúc phóng viên Phi Long tới trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Giang, gặp Công an để tường trình toàn bộ sự việc với một điều tra viên khác.
Chúng tôi được gặp nhau sau khi việc lấy lời khai kết thúc. Sau đó, có hai bác sĩ được cử đến để khám tình trạng thân thể của chúng tôi (có biên bản do công an giữ). Tôi thấy mặt, miệng Phi Long sưng vù; máu vẫn rỉ ra khóe miệng; quần và áo đều dính nhiều vết máu. Sau đó, chúng tôi được “mời” đi bộ sang trụ sở Công an huyện Văn Giang.
Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được “mời” ăn cơm hộp với công an. Phi Long đau miệng không ăn được cơm nên công an mua sữa để uống.
Đầu giờ chiều, tôi lại được một Thiếu tá (không đeo biển hiệu) lấy lời khai lần thứ hai. Anh tự xưng tên là Tiến (đội trưởng đội trọng án). Trước khi lấy lời khai, anh Tiến “xin được tâm sự” khá dài …với tôi.
Trong lần lấy lời khai này, tôi được anh Tiến hỏi “Anh có thấy chúng tôi cắm biển cấm quay phim, chụp ảnh không?” Tôi trả lời “Không thấy! Và nếu có thì việc làm đó là không đúng luật, vì không ai cấm quay phim, chụp ảnh ở khu dân cư cả? Mặt khác, khi tôi đến thôn 1, phía sau những người tụ tập, thì mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường”.
Hỏi “Tỉnh Hưng Yên đã cấm báo chí, anh thấy như thế nào?”. Trả lời “Tôi không bình luận gì về việc cấm đó của tỉnh Hưng Yên”.
Hỏi “Sao anh đã đi họp báo, biết là cấm mà anh vẫn đến?”. Tôi trả lời “Tôi được tiếp nhận thông tin tại họp báo là, để đảm bảo an toàn, các nhà báo không nên đến khu vực cưỡng chế. Mặt khác, tôi không đến khu vực cưỡng chế ngoài cánh đồng, mà đến khu dân cư. Và, tôi không thấy bất cứ một văn bản nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấm nhà báo hoạt động khu vực này. Tại cuộc họp báo, đã có 2 nhà báo cho rằng, không để nhà báo đến đưa tin là vi phạm luật báo chí, nhưng phía chủ trì họp báo không đưa ra kết luận nào cả”.
Hỏi “Sao đã cấm, anh còn quay phim?”. Tôi trả lời “Tôi quay phim bằng điện thoại di động là theo yêu cầu nghề nghiệp để báo cáo tình hình. Thời lượng quay chỉ từ 20 đến 30 giây, trong khi máy điện thoại của tôi có thể quay hàng giờ đồng hồ. Như vậy mục đích quay phim của tôi đã rõ”.
Hết phần lấy lời khai, theo đề nghị của tôi, anh Tiến đồng ý đưa giấy cho tôi viết “ĐƠN ĐỀ NGHỊ” gửi ông Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên. Trong đơn tôi trình bày sơ qua sự việc và có ba yêu cầu:
Thứ nhất: Lãnh đạo Công an tỉnh Hưng Yên cần có buổi làm việc với lãnh đạo của chúng tôi để làm rõ sự việc. Ai có lỗi phải chân thành nhận lỗi, rút kinh nghiệm. (Tìm ra ai là người đánh chúng tôi, ai là người ra lệnh?).
Thứ hai: Có trách nhiệm (bồi thường) sức khỏe, danh dự của chúng tôi, nhất là với phóng viên Hán Phi Long.
Thứ ba: Kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc đối với lực lượng cưỡng chế. Nếu không, những vụ cưỡng chế tương tự sẽ trấn áp tràn lan, gây hậu quả xấu.
“ĐƠN ĐỀ NGHỊ” của tôi đưa cho anh Tiến sau buổi làm việc.
Sau đó, tôi đề nghị Công an đưa Phi Long đi chiếu chụp tại Trung tâm y tế Văn Giang. Yêu cầu này được chấp thuận vào cuối giờ chiều hôm đó. Chúng tôi được nhận lại tài sản như điện thoại, máy ảnh, các giấy tờ tùy thân. Họ yêu cầu tôi xóa 2 đoạn clip trong máy điện thoại (33 giây quay lúc 9h23 phút và đoạn 10 giây quay lúc 9h28 phút).
Trong lúc anh Phi Long đi chụp phim, từ trụ sở Công an huyện Văn Giang, tôi đã gọi điện báo cáo sự việc với đồng chí Giám đốc Trung tâm Tin, Nguyễn Hoài Thu.
Sau khi anh Phi Long đi chiếu chụp về, anh Tiến (Thiếu tá, đội trưởng đội trọng án); Anh Hồng (thượng tá, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự) đã xin lỗi chúng tôi về sự việc diễn ra buổi sáng. Chúng tôi về đến cơ quan lúc 19 giờ ngày 24-04-2012. Tôi đi mua cho Long một chiếc áo sơ-mi để thay chiếc áo có nhiều vết máu trước khi về nhà.
Lúc 21 giờ, tôi báo cáo toàn bộ sự việc với đồng chí Vũ Hải như báo cáo đồng chí Nguyễn Hoài Thu lúc buổi chiều.
Kính thưa các đồng chí!
Những ngày sau, phóng viên Phi Long phải nghỉ ở nhà điều trị vết thương và bớt căng thẳng. Tôi vẫn đi làm bình thường, tuy có đau một chút ở phần mềm. Chúng tôi rất bình tĩnh, cố gắng không để sự việc xấu thêm. Tuy nhiên, ngày hôm sau, trên rất nhiều trang mạng đã truyền nhau đoạn Clip công an đánh chúng tôi. Một số phóng viên báo khác đã biết, hai người bị đánh trong Clip là phóng viên VOV.
Ngày 26-04-2012, tôi có gọi điện cho một số vị lãnh đạo ở Hưng Yên. Trong đó, Giám đốc Công an, ông Trần Huy Ngạn nói rằng chưa nhận được đơn của tôi; Ông Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh và Chánh văn phòng Tỉnh ủy Nguyễn Văn Doanh hứa sẽ báo cáo lãnh đạo tỉnh về sự việc này. Sau đó, tôi có gọi điện cho Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thông, nhưng cả hai vị không nghe máy.
Qua sự việc này, tôi đề xuất: Đài TNVN cần tỏ rõ thái độ mềm dẻo, nhưng kiên quyết đối với sự việc phóng viên của Đài bị hành hung. Cụ thể:
- Nếu ĐƠN ĐỀ NGHỊ của tôi với Công an Hưng Yên được thực hiện và lãnh đạo công an tỉnh Hưng Yên lên Hà Nội làm việc, thì Lãnh đạo Trung tâm Tin tiếp và giải quyết.
- Nếu ĐƠN ĐỀ NGHỊ của tôi với Công an Hưng Yên không được thực hiện, thì lãnh đạo Đài TNVN, Liên chi hội nhà báo Đài TNVN có công văn gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị tổ chức một buổi làm việc. Trong đó làm rõ: Những ai đã hành hung phóng viên? Ai là người ra lệnh? Cần rút kinh nghiệm thế nào? Xử lý vấn đề ra sao?
Nội dung làm việc trên tinh thần xây dựng, với mục đích bảo vệ những phóng viên khác khi hoạt động ở cơ sở, đồng thời nâng cao và bảo vệ uy tín của Đài TNVN.
Kính mong các đồng chí xem xét, cho ý kiến.

( HAI TÁC GIẢ CÙNG GỞI BÀI ĐẾN BLOG NẦY)


15 commentaires:

  1. Nói cho cùng, không phải CA đánh Nhà báo. Chỉ là anh em nó tẩn nhau, chi bộ ở VOA bé hơn chi bộ ở CA nên "thế thì hòa". Hai ông VOA can tội cản trở thi hành công vụ. VN đâu có nhà ...gì mà các ông nóng mũi, tự cho là vi phạm tứ quyền, tam còn "hổng chịu" nữa là tứ? Gộp chung lại, là chiến sĩ của đảng hết. Cụ thể, nhà giáo là thợ dạy, nhà báo là thợ viết (chưa tới tầm bồi bút, vì bồi bút cơ bản đã là tự do rồi), Ngay cả luật pháp, công khai viết trong giáo trình, là công cụ của giai cấp cai trị. Hết biết cho cái "biện chứng lộn ngược", đầu thành đít, đít thành đầu. Chính vì thế mới mạnh miệng la lớn xây dựng NN pháp quyền, nhưng phải có cái đuôi "pháp quyền XHCN". Năm, Long là chuyện trong nhà, bênh, nó quay sang đập cho bỏ bú luôn.

    RépondreSupprimer
  2. Gậy và cà rốt.

    RépondreSupprimer
  3. Là nhà báo thì phải phản ánh sự thật trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hai ông Ngọc Năm và Phi Long đã phản bội lại bổn phận thiêng liêng đó, điều này sẽ làm hại những nhà báo trung thực, cần phải tước bỏ thẻ nhà báo của họ.

    RépondreSupprimer
  4. Những lời tuyên bố coi thường pháp luật của các
    quan chức chứng tỏ họ xem nhân dân chẳng ra gì !
    Nạn nhân là chính cán bộ báo chí của nhà nước
    mà còn không được xử đúng luật như thế thì dân thường làm sao đòi được công lý ?
    Đúng là vận nước đang mạt,báo hiệu sắp mất hết !

    RépondreSupprimer
  5. ÔngGiàRađảng29 juillet 2012 à 08:15

    Hành hung có 3-7 kiểu hành hung.

    Chủ “hành hung” đầy tớ, kiểu như cô thiếu nữ tát viên công an, đi tù.
    Quân ta hành hung quân mình, kiểu như vụ này, nhầm tí thôi mà, công vụ hành hung công vụ, có ai chống ai đâu, hoà.
    Đầy tớ HÀNH HUNG chủ, kiểu như công an đạp vào mặt người biểu tình, thi hành nhiệm vụ đảng giao, xét khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảng giao.

    Phải tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của đảng, đừng có mà ý kiến.

    RépondreSupprimer
  6. Ô hay ! chỉ khởi tố khi có đơn yêu cầu của bị hại . Lạ nhỉ : nếu bị hại không may nghẻo rồi ( chết ) thì làm sao mà có đơn yêu cầu nhỉ .

    Thứ nữa là lâu nay những vụ án giết người toàn làm sai à , hay là những người bị chết ấy là giả ....

    RépondreSupprimer
  7. Thoạt đầu,dư luận rất ủng hộ hai "nhà báo" của vov,nhưng đến hôm nay,qua các tuyên bố của công an và cách hành xử của hai ông phóng viên này thì thấy rằng:có luật pháp nhưng lại có những thế lực ngồi trên luật pháp và lòng tự trọng lại bị đè bẹp bởi nỗi khiếp sợ trước bọn côn đồ đeo mác "nhân dân".

    RépondreSupprimer
  8. Hoan hô Ngọc Năm vạ Phi Long , các anh ngậm miêng mới tuyệt chiệu chứ . Rõ ràng việc hai anh không hé miệng ta mới thấy được sự thối nát của xã hội này và để có việc cho những người còn lương tri lên tiếng chứ . Nhưng thôi nghĩ kỹ lại việc quân ta đánh quân mình chỉ là bài thực tập của học viên an ninh thôi mà .

    RépondreSupprimer
  9. Bộc lộ quyền lợi giai cấp và bênh vực quyền lợi giai cấp .Dân tộc Việt nam cần học lại lý luận Mac-Lê về :Giai cấp và đấu tranh giai cấp .

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Thật nhục nhã thay cho các nhà báo quốc doanh, chỉ đưa tin 1 chiều theo chỉ đạo của Chính quyền mà còn bị bọn côn đồ đánh hội đồng, may mà chưa tần tật.
      Chính quyền của ta hiện nay miệng nói chính quyền của dân, do dân và vì dân, nhưng thực ra lại sợ dân lật nên hành xử theo kiểu chế độ phong kiến thực dân ngày xưa,dùng lực lượng CA côn đồ, bọn CA mật thám, thuê bọn lưu manh côn đồ xã hội đen để trấn áp dân thường, mà chúng ta được thấy trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Victor Hugo...
      Nhà nước này chẳng còn chính danh nữa.
      Tức nước ắt vỡ bờ, dù có cố níu thế nào rồi sẽ có ngày sẽ bị nhân dân đào lỗ chôn vùi!

      Supprimer
  10. Tôi bảo đảm chính vì họ biết rõ đó là 2 nhà báo nên họ mới đánh tàn bạo như vậy chứ tại sao xung quanh rất nhiều dân mà họ không đánh nhầm lại dánh đúng vào 2 nhà báo! đúng là vỡ kịch tồi

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Chắc như hạt bắp.Từ chỗ họ hoảng loạn , không còn chính danh nên nhìn đâu cũng thấy nguy hiểm nhìn ai cũng hóa kẻ thù .Nếu như có ông Thủ tướng nào đó mà lên tiếng thật sư bênh vực công lý thì ông ta ta cũng bị quy vào bọn tự diễn biến và cũng bị bóp chết như thế lực "thù địch"

      Supprimer
  11. ôi, NĐÂ báo QĐND ra đòn quá hay.

    RépondreSupprimer
  12. Câu chuyện này thật buồn cho mọi người và buồn hơn cho Ngọc năm và Hán Phi Long. Đúng như Nguyễn Đình Ấm nói tất cả là sự tính toán, tính toán đến mức mất cả nhân phẩm. Hai anh tự đánh mất nhân phẩm của mình và vô tình xúc phạm đến bao bạn đọc, bao người dân những tưởng các anh bị lũ "công tặc" hành hung nên lên tiếng bênh vực các anh. Tôi nhắn tới hai anh rằng cuộc đời không gì quý hơn tự do nếu vì miếng cơm manh áo để mất tự do, để người khác chà đạp nên nhân phẩm của mình thì tốt nhất không nên cầm bút. Người cầm bút mà sợ cường quyền, nhăm nhăm lo mất ghế, mất miếng ăn, không dám bảo vệ mình thì bảo vệ ai đây ? Hổ thẹn thay

    RépondreSupprimer
  13. Chinh quyen hanh xu kieu nay da khoi day cho nguoi dan hanh xe theo luat rung,thay cho hanh xu theo phap luat.

    RépondreSupprimer