19/09/2012

MÔN SỬ - VÌ ĐÂU NÊN NỖI ?

*Nguyễn Vũ Mộc Thiêng
                              
Chưa bao giờ, dư luận báo chí và xã hội lại bức xúc về giáo dục như hiện nay, đặc biệt về môn sử. Kết quả thi phổ thông và đại học từ mấy năm nay đã báo động đỏ. Chất lượng môn sử đã rơi xuống đáy. Khó có thể thấp hơn được nữa. Vì sao một đất nước có truyền thống hiếu học từ ngàn xưa, một dân tộc có bề dạy lịch sử hào hùng mà chất lượng giáo dục và môn sử ngày càng thê thảm như vậy?? Đã có nhiều hội thảo, diễn đàn bàn về việc này nhưng vẫn loay hoay, chưa thấy áng sáng cuối đường hầm.

Điều kinh ngạc là trong khi xã hội bức xúc thì nhà nước và bộ Giáo Dục vẫn điềm nhiên. Cũng chẳng có hành động gì cụ thể. Các nhà sử học vẫn quanh quo tìm nguyên nhân học sinh chán môn sử. Nào là do kinh tế khó khăn, giáo viên Sử không đủ sống. Nào là nhà trường và xã hội thiếu quan tâm, chưa coi trọng môn sử…Khó khăn thì không riêng gì môn sử. Càng không thể đẩy cho xã hội. Bộ Giáo Dục và các nhà Sử học phải chịu trách nhiệm. Đạo Phật dạy “Nhân nào thì Quả đó”. Còn dân gian thì dễ hiểu hơn “Gieo gì, gặt nấy”. Gốc của vấn đề là thái độ coi thường lịch sử. Từ việc nhỏ như tùy tiện đổi tên trường, tên đường của các danh nhân văn hóa, các anh hùng dân tộc… thành những địa danh hoặc cá nhân hiện đại. Từ sự áp đặt chủ quan các sự kiện lịch sử đến việc gần như phủ nhận quá khứ.
        Giáo dục lịch sử cần tính khách quan khoa học chứ không thể suy diễn chủ quan. Thiên hạ tìm cách “người hóa  thần thánh” thì chúng ta làm ngược lại, “thần thánh hóa nhân vật”, tạo nên việc nghi ngờ về phẩm cách. Học nhân vật lịch sử là học nhân cách thật, cả những cái chưa hoàn hảo, rất người. Học sự kiện lịch sử là học những bài học về đạo lý, ý chí, văn hóa…chứ không phải là mấy số liệu vô hồn. Nào ngày sinh, tháng đẻ, ngày thành lập…Nào giết được bao nhiêu giặc và tiêu diệt mấy xe tăng, tàu thủy…Học như thế thì đến cán bộ thống kê cũng không tiêu hóa nổi. Lịch sử dân tộc mấy ngàn năm lại được dạy ít hơn lịch sử hiện đại gần trăm năm. Phân bổ chương trình vô lý, nội dung học thì khô khan. Các giáo viên khi học thiếu hứng thú, làm sao có thể truyền lửa cho học sinh khi dạy. Ngay cả việc ra đề thi cũng vậy. Cứ lẩn quẩn vài ba nội dung hiện đại với nhưng số liệu vô hồn nên học sinh cứ chăm bẳm học vẹt, học tủ. Ra đề khác một chút làm điểm liệt ngay.

        Hồi xưa, cả thầy và trò đều khó khăn hơn bây giờ nhiều. Nhưng nhờ được các thầy cô hết lòng truyền lửa nên những bài học sử vẫn nhớ đời. Lớp 3 đã được học “Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt nứa. Mặc giáo đâm, gươm cứa ngang đùi. Mơ về chiến thắng xa xôi. Xe Vương ngừng bánh vẫn ngồi vót tre…”Lớp 4 được học “Năm 1789, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, kéo 10 vạn binh ra Bắc. Trong có 5 ngày, quân ta liên tiếp chiếm Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa. Các danh tướng địch Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống đều bị bỏ mạng. Tôn Sỹ Nghị bỏ cả ấn tín chạy lấy than. Quân ta trèo qua xác giặc, đuổi theo về đến tận biên thùy…”.Lớp 5 được học về Gia Huấn Ca và Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi “Ở cho có Đức có Nhân…”, “Việc Nhân Nghĩa cốt để yên dân…” . Học sinh thời đó, đọc sách lịch sử thay sách truyện. Học môn sử  cứ lâng lâng như người trong cuộc. Lúc đớn đau nô lệ, lúc cảm thương oan khuất, lúc hừng hực khí thế…Những chuyện kể về Trưng Trắc, Triệu Thị Trinh,Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Trần Thủ Độ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ…cực kỳ hấp dẫn, chẳng kém phim võ hiệp thần kỳ thời nay.
        Chỉ có thể nâng chất môn Sử khi bộ Giáo Dục dám thay đổi, từ cấu trúc chương trình đến nội dung giảng dạy. Các nhà sử học phải đủ dũng khí để bảo vệ tính khách quan của lịch sử. Nhất thiết phải huy động được các nguồn lực khác như phim ảnh, truyền hình, internet, sách báo, bảo tàng cùng hợp lực. Chứ không thể “mạnh ai nấy làm” theo ý mình. Khi đưa đoàn Peace Boat của Nhật Bản giao lưu với người dân và du kích tại địa đạo Củ Chi năm 1986. Ông Mười Nguyên, chỉ huy năm xưa đã trả lời các giáo sư Nhật Bản rằng “Chúng tôi phải dạy học dưới địa đạo. Và chỉ có thể dạy Văn, Sử, Toán.  Học Văn để làm người. Học Sử để tin vào chiến thắng. Học Toán để hiểu khoa học”.Tôi tin là trong chiến thắng của quân dân Củ Chi, có những bài học về Bạch Đằng,  Như Nguyệt, Đống Đa, Vạn Kiếp, Chi Lăng…Năm 1987, khi sang nghiên cứu về giáo dục ở Cộng Hòa dân Chủ Đức, tôi đã phát hoảng. Cái chết của các nước Đông Âu đã được báo trước. Bởi họ chỉ dạy lịch sử cách mạng từ 1945 mà bỏ quên tổ tiên và quá khứ của cả dân tộc.
                           


VIT NAM Sử Lược
                                                 Din ca

  
   




              *Nhớ thuở xưa... Lạc Long Quân dựng nước
Cùng Âu Cơ thành lập họ Hồng Bàng
Mười tám đời kế tiếp ở Văn Lang
Bao sự tích còn lưu truyền hậu thế
Thái tử Lang Liêu được vua Hùng trọng nể
Bánh dầy, bánh chưng truyền lại mai sau
Huyền thoại ngày xưa Sơn – Thủy đánh nhau
Là khát vọng chống thiên tai, thú dữ
Công chúa Tiên DungCh Đồng Tử
Quyết yêu nhau nên bất luận sang hèn
Lao động ngoan cường dưa hấu An Tiêm
Danh Phù Đổng còn nêu gương rực rỡ...

               *Nước Âu Lạc theo Loa Thành đổ vỡ
Gươm Lữ Gia vấy máu Triệu Ai Vương
Trải ngàn năm Bắc thuộc chịu đau thương
Dân tộc Việt đã nhiều phen quật khởi
 Từ Mê Linh, Trưng Trắc giành thắng lợi
Triệu Thị Trinh nữ tướng ở Cửu Chân
Đuổi quân Ngô vì đại nghĩa xả thân
Lý Nam Đế nước Vạn Xuân mở lối
Đầm Dạ Trạch, Triệu Quang Phục một cõi.
Mai Thúc Loan rồi kế đến Phùng Hưng
Đất Giao Châu, Khúc Thừa Dụ vang lừng
Dương Diên Nghệ đắp xây nền tự chủ.

                *Nhờ Ngô Quyền, Bạch Đằng Giang bất tử
Thành mồ chôn quân Nam Hán hung tàn
Đinh Bộ Lĩnh buộc cát cứ qui hàng
Lê Hoàn phá Tống, bình Chiêm vang dội
Lý Công Uẩn được mọi người mong đợi
Từ Hoa Lư ban chiếu về Thăng Long
Sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt oai phong
   “Sông núi nước Nam dân Nam ở
    Rành rành phân định tại sách Trời.
   Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
   Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!”
Sông Bạch Đằng lại dậy sóng sục sôi.
Quân Mông Cổ khiếp danh Trần Quốc Tuấn
Hội Nghị Diên Hồng kết đoàn sức mạnh
Khí giới nào diệt nổi dân ta
Hễ có xâm lăng đoàn kết một nhà
Già trẻ gái trai chung lòng giữ nước.
Trần Bình Trọng sa cơ đầy khí tiết
Thà làm Quỷ nước Nam hơn làm Vương đất Bắc”
Chu Văn An nhà giáo dục xuất sắc
Trạng Nguyên lưỡng quốc có Mạc Đĩnh Chi
Công chúa Huyền Trân sử Việt rạng ghi
Ô, Rí hai châu, rộng thêm bờ cõi
Hồ Quý Ly nhà cải cách tiên khởi
Hạn điền, hạn nô, tiền giấy lưu hành
Từ Lam Sơn, Lê Lợi chống quân Minh
Hội thề Lũng Nhai  bốn phương hào kiệt
Bút Nguyễn Trãi sáng bừng hồn Đại Việt 
Việc Nhân Nghĩa cốt để yên Dân,
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo,
 Đem Đại Nghĩa thắng hung tàn
Lấy Chí Nhân thay cường bạo...”
Thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo !
Lê Thánh Tôn chủ soái hội Tao Đàn
Lương Thế Vinh nhà toán học, trạng Lường
Luật Hồng Đức nét son đời mẫu mực…
                 *Sông Gianh đôi bờ Trịnh – Nguyễn phân ly
Ở đàng trong Chúa Nguyễn mở biên thùy
Cả phương Nam nối dài hình chữ S
Lê Chiêu Thống rước quân Thanh xâm lược
Từ một vùng quê Bình Định, Tây Sơn
Gươm Quang Trung đã trút hết căm hờn
Lên hàng chục vạn quân Tôn Sĩ Nghị
Xuân Kỷ Dậu quyết một lòng tướng sĩ
        “Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử trí Nam quốc anh hùng chi hữu chủ...”
Nhờ Nguyễn Du truyện Kiều thành bất hủ
Mặc vương triều vẫn bảo thủ, bế môn
Nguyễn Trường Tộ không thể làm gì hơn
Nên vận nước chông chênh và bế tắc !
Cả đất nước lại chung lưng đấu cật
Chiến đấu quật cường, liên tục, kiên trung
                 *Từ phương Tây, giặc kéo đến điệp trùng
Gò Công nhớ Phó Lãnh Binh Trương Định
Đồng Tháp Mười, Võ Duy Dương thống lĩnh
Vùng Tân An lại có Nguyễn Hữu Huân
Lửa bừng Nhật Tảo, Nguyễn Trung Trực ra quân
Khắp lục tỉnh vang lời thề Chiến Đấu
Nguyễn Đình Chiểu với trái tim nung nấu
Dùng văn chương ngòi bút chống xâm lăng
Trương Vĩnh Ký nhà bác học lừng danh
Phan Thanh Giản thức thời chịu oan khuất
Thành Hà Nội, cuộc chiến không cân sức
Nguyễn Tri Phương nhịn đói chết theo thành
 Hoàng Diệu tuẫn tiết, vang danh  Võ Miếu
Hịch Cần Vương vua Hàm Nghi xuống chiếu
Núi Vụ Quang: Cao Thắng, Phan Đình Phùng
Lũy Ba Đình, Đinh Công Tráng tận trung
Khu Bãi Sậy lưu danh Nguyễn Thiện Thuật
Rừng Yên Thế khiến sài lang mất mật
Khi nghe tên Hoàng Hoa Thám  hùm thiêng
Phong trào Đông Du , Duy Tân lan khắp mọi miền
Khởi xướng có Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ
Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn Can, Cường Để
Phan Chu Trinh, Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền...
Lập Đông Kinh Nghĩa Thục để tuyên truyền
Huỳnh Thúc Kháng, Duy Tân, Trần Quý Cáp
Trần Cao Vân, Thái Phiên...điên đầu giặc Pháp
Bom nổ rền, Phạm Hồng Thái hiên ngang
Nguyễn Thái Học và đồng đội đàng hoàng
Nhìn máy chém hô “Việt Nam Độc Lập

                  *Nguyễn Tất Thành cũng là Nguyễn Ái Quốc
Người mở đường cho Cách Mạng tiến lên
Lịch sử sang trang  Đảng Cộng Sản Việt Nam
Chào Nghệ Tĩnh sóng trào dâng Xô Viết
Khởi nghĩa Nam Kì Bắc Sơn bất diệt
Chào Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân
Nguyên Giáp danh tướng từ Nhân Dân
Những Thánh Gióng đang viết trang sử mới
Cờ Đỏ Sao Vàng tung bay chói lọi
Tất cả vùng lên dành lại non sông
Chào Tổng Khởi Nghĩa Tháng Tám thành công
Đẹp vô cùng là a Thu năm ấy
Chưa kịp ngồi cả nước vùng đứng dậy
Đi suốt chín năm kháng chiến gian lao
Kết thành Điện Biên chấn động địa cầu
Lại đi suốt hai mươi mốt năm không nghỉ
Cả dân tộc Đồng Khởi chung ý chí
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Xẻ dọc Trường Sơn thống nhất nước nhà
Chiến dịch cuối mang tên Người đại thắng
Đất nước sang Xuân, Trời cao, Biển rộng
Hòa Bình rồi
                        Hạnh Phúc nở thêm hoa
Vọng mấy ngàn năm lời dạy ông cha
Con cháu Rồng Tiên
                        Thủy Chung
                                    Nhân Nghĩa.


§  NGUYỄN VĂN MỸ
                                             Sưu tầm, hiệu đính và bổ sung lần 3
                             Kỷ niệm 13 năm thành lập Cty Dã Ngoại Lửa Việt
26.3.1999 - 2012

19 commentaires:

  1. "Lịch sử dân tộc mấy ngàn năm lại được dạy ít hơn lịch sử hiện đại gần trăm năm" và "Năm 1987, khi sang nghiên cứu về giáo dục ở Cộng Hòa dân Chủ Đức, tôi đã phát hoảng. Cái chết của các nước Đông Âu đã được báo trước. Bởi họ chỉ dạy lịch sử cách mạng từ 1945 mà bỏ quên tổ tiên và quá khứ của cả dân tộc."

    Tác giả viết quá đúng. Tài liệu, sách vở lịch sử ngày nay có vẻ thiên về tán dương xưng tụng hơn là ghi chép và nhận định khách quan về lịch sử.

    RépondreSupprimer
  2. Môn sử và môn văn trong nhà trường đã bị chính trị hóa một cách "toàn diện, triệt để và sâu sắc"; hai môn này trở thành những công cụ phục vụ hoàn toàn cho chính trị; giáo viên hai môn này chỉ là những cán bộ tuyên giáo trá hình mà thôi.

    Mọi thảm họa bắt đầu từ đó.
    Vô phương cứu chữa.
    Chỉ chờ đến ngày xuống huyệt.
    Cầu mong mồ yên mả đẹp.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. GV môn "Chính trị" có mức phụ cấp lương đến 45%, còn gv chuyên môn - môn học chính để có nghề nghiệp khi ra trường chỉ có phụ cấp 30%. Một xứ sở bất công vô liêm sỉ.

      Supprimer
  3. Người Hà Nội19 septembre 2012 à 18:10

    Quan điểm của tôi dạy như hiện nay là tuyệt cú mèo

    RépondreSupprimer
  4. "Lịch sử dân tộc mấy ngàn năm lại được dạy ít hơn lịch sử hiện đại gần trăm năm" và "Năm 1987, khi sang nghiên cứu về giáo dục ở Cộng Hòa dân Chủ Đức, tôi đã phát hoảng. Cái chết của các nước Đông Âu đã được báo trước. Bởi họ chỉ dạy lịch sử cách mạng từ 1945 mà bỏ quên tổ tiên và quá khứ của cả dân tộc."

    Hay quá.Vậy thì cứ thế mà làm.Mong lắm thay!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. nach danh18:33 ngay 19.9.2012.ong la ai ,ong nghien cuu giao duc o CHDC DUC.ong that tro tren .ong la gi ma nghien moi cha cuu-ma ong noi dieu khong biet nguong mom-con toi hoc lop 1 (vo toi nguoi DUC)thi ong moi sang lao dong -con toi chac gioi tieng Duc hon ong gia ngay do gap ong .toi moi ong ve nha toi de con toi no day cho ong mon lich su Duc tu can den dai .Ong noi leo ma chang biet gi -loai hoc dot bi duoi ve nuoc -ve nuoc noi doi :ong giao su huong dan nghien cuu bi chet -nen phai ve nuoc.

      Supprimer
  5. Đề tài này bàn cả ngày chưa hết chuyện. Còm sĩ tôi xin thay lời còm bằng 1 bài viết năm ngoái. Xin lỗi bác Chênh đã spam:

    Điểm sử thấp có phải là "thảm họa"?

    http://hahien.wordpress.com/2011/08/12/di%E1%BB%83m-s%E1%BB%AD-th%E1%BA%A5p-co-ph%E1%BA%A3i-la-%E2%80%9Cth%E1%BA%A3m-h%E1%BB%8Da%E2%80%9D/

    RépondreSupprimer
  6. Sử mà dạy như dạy chính trị, chính trị lại toàn áp đặt tựa chiếu chỉ vua ban ngày xưa, theo kiểu "bất tuân thượng lệnh" sẽ trở thành "kẻ thù nhân dân", thì bố ai thích thú được ! Học sử trên các bộ sách giáo khoa ngày nay, có cảm giác nhà viết sử của ta hệt gã mù hám vẽ voi. Vẽ xong, người đọc thấy ngay cái vòi ... nằm dưới đôi chân, còn chân thượng lên đỉnh cao ... bộ óc, nhưng đố dám hô hoán là sai, bởi hô lên là ... ủ tờ liền. Eo ui là chính sử nước nhà!!!

    RépondreSupprimer
  7. Nguyễn Ái Quốc là Tôn Trung Sơn chứ đâu phải là Nguyễn Tất Thành .Lịch sử mới đó mà các bạn đã quên mau thế.Thảo nào lịch sử những thập niên gần đây lộn tùng phèo là phải.

    RépondreSupprimer
  8. Cháu là người của thế hệ đi sau ,rất thích đọc và tìm hiểu lịch sử.Nhưng thú thật với bác la không thich đọc lịch sử hiện đại tẹo nào hết...

    RépondreSupprimer
  9. Cháu là người của thế hệ đi sau ,rất thích đọc và tìm hiểu lịch sử.Nhưng thú thật với bác la không thich đọc lịch sử hiện đại tẹo nào hết...

    RépondreSupprimer
  10. Mâu thuẫn trong lịch sử VN

    Cám ơn anh Huỳnh Ngọc Chênh đăng một bài thơ tóm gọn những trang lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam từng đổ máu chiến thắng quân xâm lược phương Bắc.

    Tuy nhiên giai đoạn cuối cùng (từ 1945) trở đi anh đã cho bổ sung vào vài câu ca tụng ĐCS VN dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành). Đọc xong tôi cảm thấy khôi hài và chua chát vì nó mâu thuẫn hoàn toàn với câu nhận định nảy lửa:

    ..."Năm 1987, khi sang nghiên cứu về giáo dục ở Cộng Hòa dân Chủ Đức, tôi đã phát hoảng. Cái chết của các nước Đông Âu đã được báo trước. Bởi họ chỉ dạy lịch sử cách mạng từ 1945 mà bỏ quên tổ tiên và quá khứ của cả dân tộc"...

    Mỉa mai thay! Không có gì khó hiểu khi nhiều đường phố SaiGon mang tên anh hùng kháng chiến chống xâm lược Hán ngày xưa đã bị lãnh đạo TPHCM cho thay bằng tên những cá nhân lạ hoắc sau 1975.

    Bài viết này cố tình trưng bày bộ mặt tương phản của chế độ XHCN đầy nghịch lý hiện nay.

    Le Quoc Trinh, Canada

    RépondreSupprimer
  11. Đôi khi kiếm hiệp hóa lịch sử như Võ lâm kiếm ký của bác An Sa thế mà lại hay. Dễ đọc, kích thích tò mò tìm hiểu nhân vật để rồi ta có thể tư duy lại mình.
    (Nói nhỏ : Lâu quá không thấy xuất bản thêm vậy bác Chênh?)

    RépondreSupprimer

  12. Lịch sử?
    Muốn cho học sinh hiểu và tôn trọng lịch sử thì phải dạy cho học sinh có kỹ năng phân biệt được đâu là thật đâu là giả đâu là hoang đường đâu là truyền thuyết đâu là áp đặt đâu là khoa học đâu là phản khoa học đâu là chính trị hóa đâu là nghi vấn...

    RépondreSupprimer
  13. Ủa! tôi tưởng Lịch Sử VN chỉ có 2 thời kỳ : " Vua Hùng dựng nước, bác cháu giữ nước " còn khúc giữa là thời đại Phong Kiến đâu được nằm trong Lịch Sử VN ? Đinh, Lê, Lý, Trần...học làm chi cho tốn giấy mực. Theo tôi thì kể cả cách Danh Tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ...cũng chẳng cần phải học vì các Danh Tướng chỉ giỏi đánh Tàu chớ chẳng có công giữ nước gì cả. Mới đây, Hai Bà Trưng nhờ đánh giặc, mà không biết giặc nào, nên còn được nằm trong sách Giáo khoa, chớ đánh giặc Tàu thì miễn đi đừng mong.

    RépondreSupprimer
  14. Năm 1996 tôi thi vào Đại học, hầu hết giáo viên khoanh vùng thi đại học chủ yếu rơi vào các thời kỳ cách mạng, không có lịch sử thế giới, cũng không có lịch sự cổ đại, trung đại. Vậy nên hầu hết các bạn thi khối C tập trung vào thời kỳ 1930 trở đi. Điều này thấy rằng, đảng ta, chính phủ ta chỉ coi Việt Nam chỉ bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước, còn trước đó trở đi chưa có VN. Thảo nào đến bây giờ không dám đối mặt chống Tàu như cha ông ta đã làm.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Thượng tướng Nguyễn Chí Dịnh đã bảo: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, Đảng và bác hồ đã dạy thế. CNXH chỉ mới bắt đầu từ 1960, thôi cứ cho là từ khi có đảng CS, thì mới có độc lập và chủ quyền dân tộc, còn trước đó thì là mà rằng nước ta không có chủ quyền, chưa bao giờ cod độc lâ[j dân tộc.Ngày nay, hàng trăm nước trên thế giới cũng không có chủ quyên dân tộc, chỉ VN và Trung Quôc (Tàu) cùng "dắt tay nhau đi lên CNXH" mới là nước có chủ quyền dân tộc và độc lập tự do, tất cả các nước không theo CNXH đều làm nô lệ (cho ai?)

      Supprimer
  15. Học môn sử, môn văn dưới chương trình giáo dục của mái trường XHCN là để mỗi người học sinh ghi nhớ và biết ơn Bác-ơn Đảng, và nêu cao tinh thần anh hùng như anh Lê Văn Tám, anh giải phóng quân. Nhưng vì đất nước sau cái ngày Hội Nghị Thành Đô 1990 đã được hòa bình. Cũng như trong lúc đất nước đang bị xâm lược chủ quyền biển đảo, đất liền....nhưng đảng_chính phủ ta với tinh thần giải quyết vấn đề chủ quyền biển đảo bằng biện pháp hòa bình....nên cái tinh thần anh hùng đó, các em học sinh không biết dùng vào chổ nào, nên các em quyết dùng nó vào việc giải quyết mâu thuẩn, bằng cách đánh nhau rồi quay clip tung lên mạng để chứng minh bản tính anh hùng của các em.... Và cũng được dùng khi các em bước chân ra xã hội.
    Còn nhớ lúc tôi còn học phổ thông. Khi cô giáo phát cái đề Văn ra, thì tôi nói thiệt tôi không biết phải viết như thế nào. Vì cô nói là phải sáng tạo tránh dùng lời văn của người khác. Như khổ một cái là cái hình ảnh anh giải phóng quân, rồi lại tới phân tích chứng minh vai trò của cuộc cách mạng tháng tám, cách mạng giải phóng dân tộc..v.vv. Thì thử hỏi cả nước có mấy trăm ngàn lời khen trong bài thi thì làm sao mà không có những lời khen trùng hợp? Thế là mất cả nửa tiếng đồng hồ không biết viết cái gì. Và cuối cùng thì chúng tôi học môn Văn cũng phải đi học thêm để đạt được điểm "Lên Lớp"?! có thấy tức cười không?
    Cũng may là thầy cô môn sử còn có chút tự trọng nên chúng tôi đở được cái phần tiền Học Thêm!
    Đó là sự thật của nền giáo dục XHCN ở Việt Nam.

    RépondreSupprimer
  16. NCV nay Thượng tướng cũng được dạy chừng nớ nên nói chừng nớ, nền giáo dục của nhà nước do đảng trui rèn thật hữu dụng!

    RépondreSupprimer