30/09/2012

TÔI VÀ VIỆT CỘNG

Mấy ngày nay hơi mệt, định không viết lách gì. Nằm riết ở nhà không đi đâu, nhìn ra ngoài  trời mưa mù mịt, bỗng dưng nhớ đến thời ấu thơ. Lại lấy bàn phím ra...

Nói về chống cộng, có lẽ tôi là người chống cộng từ rất sớm. Không biết có đạt được danh hiệu người chống cộng nhỏ tuổi nhất Việt Nam hay không, chứ hồi ấy mới khoảng 6,7 tuổi gì đó, tôi đã có âm mưu và hành vi chống Việt Cộng rất cụ thể rồi.

Lớn lên trong giai đoạn Ngô Đình Diệm về chấp chánh, bị tuyên truyền qua những buổi tối xem chiếu phim hiếm hoi được tổ chức vài ba tháng một lần, qua các áp phích chống cộng dán trên các bảng tin đầu làng... tôi cũng như nhiều đứa trẻ trong làng tự dưng thấy căm thù Việt Cộng dù chẳng hiểu nó là cái gì.
Tôi lại được hơn mấy đứa trẻ khác trong làng là rất ham đọc sách. Mà thời đó sách vở rất hiếm hoi, vớ được cái gì, đọc cái đó đến thuộc lòng. Hồi đó tôi mới học lớp 1, lớp 2 gì đó thì chị tôi học lớp ba. Ba tôi mua cho chị ấy cuốn " Việt Nam Toát Yếu sử Lược lớp Ba" của tác giả nào đó tôi không còn nhớ tên. Tôi suốt ngày đọc cuốn đó thích thú như đọc truyện cổ tích, đọc đi đọc lại đến nỗi thuộc nằm lòng từng trang sách. Qua đó tôi hiểu rằng giặc Ân, giặc Hán, giặc Nam Hán, giặc Tống, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Mãn Thanh, giặc Pháp, giặc Nhật là rất xấu xa ác độc. Và mỗi thời có giặc là có một vài anh hùng xuất hiện để chống giặc cứu dân. Đó là các anh hùng Phù Đổng Thiên Vương, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ lão, Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Huệ, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...Cũng từ đó tôi suy ra rằng, thời xưa thì có các giặc đó, còn thời nay là ...giặc Cộng. Bị nhiễm những câu chuyện anh hùng trong cuốn sách lịch sử lớp ba, tuổi ấu thơ của tôi bỗng dưng nghĩ ra rằng: thời giặc Cộng nầy phải có một anh hùng đứng lên chống lại để cứu nước cứu dân và người đó chính là...tôi.
Theo những gì tuyên truyền hồi đó, hình ảnh giặc cộng trong tôi là "thằng Việt Cộng" mặc áo đen, khuôn mặt hung ác, miệng lòi ra cả răng nanh, tay cầm mã tấu, đêm đêm lén lút mò về làng giết người dân lương thiện. Thế là tôi nghĩ mình phải noi gương Trần Quốc Toản hoặc Thánh Gióng làm một hành động gì đó để chống lại giặc Cộng ngay từ lúc còn bé chứ không chờ đến lớn lên. Một âm mưu chống lại giặc Cộng hình thành trong đầu thằng bé chưa quá 7 tuổi. Âm mưu nầy, có lẽ tôi cũng học được ngay trong cuốn lịch sử lớp ba.
Tôi bí mật đào một cái hố be bé ở góc vườn, bỏ xuống đó một ít gai tre rồi đậy nắp hố bằng một tấm phên mục, có lớp lá tre khô bên trên để ngụy trang, rồi chờ đêm xuống, Việt Cộng mò về là sụp hầm chông.
Dĩ nhiên cai hầm chông bé như cái lỗ mũi của tôi chẳng bẫy được chú Việt Cộng nào nhưng dầu sao hành vi cấu thành tội phạm của tôi đã rõ. Nếu vụ việc này mà hồi tố thì nguy cơ tôi ở tù rất chính đáng đến vài chục năm.
Trong lúc hàng  đêm mơ  mình trở thành anh hùng chống Việt Cộng, thì tôi nào có hay ngay trong nhà tôi, Việt Cộng nằm đầy cả ổ. Ba tôi, mẹ tôi,  anh rễ tôi, cô dì chú bác, bà con họ hàng nội ngoại đều toàn là Việt Cộng nằm vùng hoặc đã thoát ly. Không những thế, ba tôi còn là trùm Việt Cộng của làng, ông là bí thư chi bộ đảng từ năm 1945 cho đến ngày ông bị đi tù lần cuối cùng vào năm 1965. Bản thân tôi lại sinh ra ngay trong vùng Việt Minh ở Tam Kỳ, tiền thân của Việt Cộng, khi vào năm 1952 mặt trận Hòa Vang bị Pháp đánh vỡ, cả gia đình tôi cùng dân làng bỏ chạy vào chiến khu ở Tam Kỳ và tôi được sinh ra ở đó. Nhà tôi là một gia đình Việt Cộng "toàn tòng" và tôi là thằng bé sinh ra đã là Việt Cộng rồi mà tôi nào có hay.
Không biết tôi được "giác ngộ cách mạng" khi nào, để từ một đứa đang mơ làm người anh hùng chống cộng trở thành một thằng Việt Cộng nhí hung hăng . Có lẽ là sau khi đảo chánh Ngô Đình Diệm vào năm 1963. Thời kỳ đó, những buổi họp chi bộ, những buổi giao ban chớp nhoáng diễn ra trong nhà tôi nhiều hơn và ít dè dặt hơn. Có những đêm tôi giật mình thức giấc bổng nghe những tiếng rì rầm của nhiều người trong nhà tôi. Những kế hoạch phá Ấp Chiến Lược, chống tề diệt ngụy, kháng chiến chống Mỹ cứu nước...cứ âm thầm đi vào trong tôi cùng với giấc ngủ.
Có lẽ tôi cũng đã đi du kích và chết mất xác như bao bạn bè cùng trang lứa với tôi nếu như mẹ tôi không gởi tôi xuống Đà Nẵng nương nhờ nhà bác ruột của tôi, cũng là một đảng viên Việt Cộng nằm vùng, để tiếp tục học lên cấp hai khi ba tôi bị "Mỹ Ngụy" bắt đi tù lần cuối cùng vào năm 1965.
Cái sự học nó đẩy tôi đi luôn một mạch từ cấp hai ở Hòa Vang, Đà Nẵng lên đến cao học ở tận Sài Gòn để tôi không có dịp cầm súng cho phe nào, giữa hai phe đang bắn vào nhau quyết liệt. Nhiều bạn bè tôi bất hạnh hơn, cũng sinh ra trong gia đình Việt Cộng như tôi nhưng giữa chừng đứt đường học, bị bắt lính cầm súng bắn lại chính cha anh, chú bác của mình ở phe bên kia.
Những năm đại học, tôi cũng được một hai lần tham gia biểu tình chống Mỹ Thiệu. Sau đó tôi được lôi kéo vào nhóm sinh viên chống Mỹ ở đại học Khoa Học mà trưởng nhóm là anh HTH, giảng nghiệm viên hướng dẫn thí nghiệm hóa của tôi. Hồi đó, hoạt động yêu nước cao nhất của tôi là tham gia vài lần biểu tình và viết mấy bài báo đưa cho anh H để anh ấy ký một cái tên nào đó rồi gởi đăng vào tờ báo chuyền tay bí mật nào đó mà có nhiều khi tôi chẳng thấy mặt nó.
Sáng 30 tháng tư 1975, tôi được lệnh đi theo H cùng với một nhóm sinh viên xuống "chiếm đài truyền hình và đài phát thanh Sài Gòn". Nói chiếm cho oai, chứ thực ra khi chúng tôi đến nơi, tuy Việt Cộng chưa vào Sài Gòn, quân lính bảo vệ và nhân viên của hai đài đã bỏ chạy từ lúc nào rồi.
Tôi có mặt tại đài phát thanh lúc ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu được bộ đội chở đến để đọc lời đầu hàng. Theo nhật ký của tôi ghi lại sau thời điểm đó vài ngày, tôi đã cùng với  vị chỉ huy bộ đội (sau nầy tôi biết đó là ông Bùi Tùng) soạn lời đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc và lời tiếp nhận đầu hàng cho ông chỉ huy ấy đọc. Hai văn bản lịch sử đó không biết ai đã lấy và cất giữ.(Đại úy Phạm Xuân Thệ chăng?)
Năm ngày sau kết thúc chiến tranh, biết lớp cao học đang chuẩn bị thi và làm luận án tốt nghiệp của tôi bị giải tán, tôi buồn rầu vì mất học (lúc ấy tôi học đang ngon trớn), lại thêm buồn vì mất cô bạn gái (cô ấy theo gia đình bay sang Mỹ trước ngày 30.4 cô ấy tên là Thu Hải, không biết sau ngần ấy năm trời cô có còn nhớ đến tôi). Sài Gòn không còn gì cho tôi nữa, tôi lặng lẻ lên bến xe Petrus Ký (nay là Lê Hồng Phong)  mua vé xe đò, chào từ giả Sài Gòn, về lại quê hương miền Trung dù lúc ấy tôi biết rằng nhóm sinh viên chống Mỹ mà tôi tham gia thuộc đường dây an ninh T4, cụm tình báo  A 10 gì gì đó.  Tôi dính líu với an ninh tình báo của Việt Cộng đấy, mà tôi cũng nào có hay và có thiết gì...
(Mệt quá, viết chưa xong)




47 commentaires:

  1. bác này chơi đánh đu, đu qua đu lại đến ngợp !

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Nặc Danh đừng nên nghĩ như vậy, đâu phải bác Chênh "đánh đu" như một kẻ cơ hội. Vì bác là NGƯỜI nên dễ tin người đó thôi- Tôi cảm phục tiết khí và tính trung thực của bác Huỳnh Ngọc Chênh.

      Supprimer
  2. Chu, Không ngờ bác Chênh có nhiểu 'kỷ niệm' về Việt Cộng thế!

    RépondreSupprimer
  3. Một bài viết rất hay và nhiều ý nghĩa. Hy vọng sẽ được đọc thêm phần sau.

    RépondreSupprimer
  4. Hay quá, đang chờ phần tiếp theo!

    RépondreSupprimer
  5. Cái dzụ này đăng báo Thanh Niên và sau đó đã bị đính chính một lần rồi mà? Sao bây giờ còn xạo nữa dzậy??

    RépondreSupprimer
  6. Bác thuộc phe toàn thắng, Sài Gòn là của phe bác, sao bác lại nói SG không còn gì cho bác nữa?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tòan thang là cua nguoi ta.Nhung Bac da thua tu ngay 30.4.1975 roi...Ha ha ha

      Supprimer
    2. Thật ra,bác HNC.kể chuyện cá nhân nhưng nhiều người
      chống Mỹ hồi đó thường là na ná như vậy,nghĩa là chống Mỹ vì nhiễm phải luận điệu tuyên truyền về độc lập,chứ không hẳn theo CS.,nhất là vì bị ảnh hưởng xu hướng thiên tả trên thế giới thời bấy giờ mà môi trường tự do dân chủ (tương đối) của chế độ miền Nam (VNCH.) không thể và không có quyền cấm đoán được,theo Hiến Pháp.
      Dĩ nhiên,chính những phần tử nằm vùng hiểu rõ vai trò
      và nhiệm vụ của họ,còn bác HNC.thì không.Đó có lẽ là
      lý do tại sao HNC.không cho mình thuộc phe toàn thắng,
      theo suy luận của tôi là như thế,còn đúng hay không
      thì bác HNC.có lẽ sẽ cho biết rõ hơn.

      Supprimer
  7. Bác Chênh đã thức tĩnh rồi à!! Đúng bác chênh là người thật mà là người... có lương tâm.

    RépondreSupprimer
  8. Chờ anh viết phần tiếp

    RépondreSupprimer
  9. Anh Chênh ơi sao số kiếp người Việt mình khổ vậy, chống Cộng thì lầm than (sau 75) mà theo Cộng sản cũng đâu có sướng gì. Sao dân ta cứ tự hành nhau như vậy, hay quả báo dân mình ? Đau đớn quá.

    RépondreSupprimer
  10. Bắt tay một phát bác Chênh nhé.

    RépondreSupprimer
  11. Có nhiều khi tôi ưu tư tự hỏi mình nếu năm 1975 Việt cộng không giải phóng miền nam thì liệu đến ngày nay người dân miền nam khổ hay sướng hơn!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Dân miền Nam sẽ "khổ" và mất cái "tự do" hơn dân Đại Hàn, bác ợ.

      Supprimer
    2. Như... Triều Tiên & Hàn Quốc thôi ! Hàn Quốc "khổ" lắm, nhất là các chị em Hàn Quốc luôn khổ vì... tình. Xem phim HQ nhiều ta thấy ngay. Còn Triều Tiên ?

      Nhận viện trợ lương thực cầm hơi nhưng luôn kêu gào tự sướng :

      "Toàn thế giới khâm phục chúng ta !"

      Supprimer
  12. Tôn trọng sự thật!1 octobre 2012 à 07:08

    Thực ra thì anh Chênh cũng như tôi chẳng ai muốn ghét Cộng Sản cả! Nếu như họ thật sự tốt. Nhưng vì CS đã lừa dối Nhân dân nên chúng ta buộc phải lên tiếng.

    RépondreSupprimer
  13. Trong bai Bac Chenh co nhac den HTH ,giang nghiem vien tai DHKH ( khoa Hoa,bo mon Hoa Ly cua thay Chu Pham Ngoc Son ).HTH sau nay lap gia dinh voi co D ( cung bo mon ).
    HTH dao na`y cung co nhung hoat dong .... nen thuong bi CA theo doi.
    Mong Bac Chenh mau phuc hoi suc khoe de viet tiep nhe'.

    RépondreSupprimer
  14. Người sông Tiền1 octobre 2012 à 07:40

    Đọc bài của Bác Chênh sao thấy giống "y chang" hoàn cảnh của mình, sau ngày 30/4/75.

    RépondreSupprimer
  15. việt cộng "Cụ"1 octobre 2012 à 07:44

    Cái này là "người thật việc thật" cuả Chênh hay cuả ai? Tớ nóng ruột lắm rồi, không chờ đăng tiếp đâu! Chênh nói tên nó ra để tớ còn xử(nó)!

    RépondreSupprimer
  16. Một bài viết đáng để cho nhiều người suy nghĩ!

    RépondreSupprimer
  17. Thuốc đắng!1 octobre 2012 à 08:56

    Hy vọng là với bài này bác Chênh không bị mấy ông An ninh 'chụp mũ'
    . Chúc bác sức khỏe và bình an!

    RépondreSupprimer
  18. Viết ra được, đưa lên mạng được, có nghĩa là đã tự xử rồi, đã chấp nhận phanh thây lòi ruột, bà con chấp nê làm gì. Từ từ xem hồi sau sẽ rõ. Ke ke

    RépondreSupprimer
  19. Sống hiên ngang quang minh chính đại, Hà cớ gì phải sợ ai!?

    RépondreSupprimer
  20. "Thuốc đắng giã tật. Sự thật thì mất lòng". Người dám nói ra sự thật của lòng mình là người tự trọng.

    RépondreSupprimer
  21. Ngay xua nghe thay ke con cai vu di day nghia vu quoc te tai campuchia nua ! hap dam lam ! day bang tieng phap ma tro noi tieng phap gioi hon thay !

    RépondreSupprimer
  22. Thành thật khai báo để được phang hồng

    RépondreSupprimer
  23. Tôi nói một sự thật để các bạn cùng suy nghỉ . Một sĩ quan Nguỵ có cha tập kết , mẹ mất lúc lên mười sau khi sinh em gái vừa tròn thôi nôi .

    Bị động viên sau Mậu thân 68 , ra trường về địa phương quân . Năm 1974 , một hôm đóng quân ở nhà từ đường của một bí thư tỉnh Ủy , mới biết được chính cha mình ngày xưa đã được chủ nhà nuôi dấu dưới chiếc hầm bí mật ngay ở trong ngôi nhà này , cũng như đưa em gái là giọt máu trong một lần Mẹ lén gặp thăm nuôi cha .

    Người chủ nhà từ đường của bí thư tỉnh Ủy lúc đó , có những người con hoàn toàn là Nguỵ quân , Nguỵ quyền , với những chức phận sĩ quan không quân , hay vợ của Phó quận tốt nghiệp Quốc gia hành Chánh , hay làm trong cơ quan tình báo miền Nam .

    Chính người sĩ quan Nguỵ cũng là bạn học với cháu Nội của người chủ nhà . Người bạn đã tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt , cũng đã chết trong mùa hè đỏ lửa năm 72 .

    Người chủ của ngôi nhà đã rất buồn , trước khi nói lên một sự thật trong một cuộc tao ngộ bất ngờ với người sĩ quan Nguỵ bên bình trà cùng đọc khẽ bài Thơ Thất Bộ Thi ...Lấy củi đậu mà nấu đậu , hạt đậu khóc trong nồi đậu !!!

    Vận mạng oái ăm của một dân tộc phủ trùm lên thân phận của một kiếp người . Một người nuôi đấu Việt Cộng , có cháu đích tôn chết vì Việt Cộng , một người sĩ quan Nguỵ có cha chết trong chiến dịch Mậu thân bên vành đai Thị xã !!!

    Nhưng định mệnh đớn đau không dừng lại tại đây . Nó tiếp tục kéo dài mãi tận sau ba mươi tháng Tư năm 75 ...

    Những người con của người chủ nhà đào hầm nuôi vc đã ra đi vượt biên theo lời khuyên của người bí thư tỉnh Ủy

    Người sĩ quan Nguỵ sau thời gian nhọc tập ngắn han phải nhận tấm bằng gia đình liệt sĩ để thờ Phụng .

    Trong hoàn cảnh của xã hội trong những năm tháng vượt biên , người sĩ quan Nguỵ này như một cái bóng ma của xã hội . Công an địa phương muốn lợi dụng , bạn bè thân lại e dè nghi kỵ . Phụ cho vợ bên một gánh bún bò để lo sinh kế vẫn không được Yên thân , lòng vẫn muốn theo bạn bè ra đi nhưng chẳng có vàng và mảnh bằng liệt sĩ như một chướng ngại để tìm đến mối vượt biên .

    Người sĩ quan Nguỵ vẫn tiếp tục phải sống , phải đối diện với cái nhìn nghi ngờ từ cả hai phía Nguỵ và Cộng . Trong hoàn cảnh khắc nghiệt để tồn tại , người sĩ quan Nguỵ này đành phải giả dạng bệnh tâm thần . Đôi lúc lên cơn chưởi tan trời đất , chưởi tan họ hàng , chưởi tan che mẹ , chưởi tan tổ Quốc giống nòi . Lúc lên cơn , có thể ném cả bàn thờ che mẹ ra giữa phố ...Nhưng không bao giờ dám hất đổ cái gánh hàng bún bò , cái Mạch sống duy nhất cho những đưa con ra đời sau năm 75 ...

    Cả Thị xã , cả thành phố đều biết nó , với một danh xưng Hùng khùng , Hùng điên , Hùng bún bò Huế ....Chính người vợ cũng tưởng rằng chồng mình bị tâm thần nặng và nhẩn nhục chịu đựng .

    Giờ đây người sĩ quan Nguỵ đã mất trong một cơn đột quỵ ngoài đường phố . Những đứa con của nó đã thành người . Dưới mắt vợ con , dưới mắt những người trong Thị xã có lẽ nó là một người điên chính thống .

    Nhưng với tôi , một người ban thân duy nhất được nó cho biết câu chuyện gặp gỡ người chủ nhà nuôi VC vào năm 74 , cũng như sau hơn Sáu năm học tập cải tạo , tôi về thăm cái Thị xã cùng thằng bạn khùng . Nó đã nói thật với tôi " nếu tao không khùng , thì tao không thể nào sống nỗi !!! " . Thế vợ mày , có biết hay không ? Không ..! Chỉ riêng mày biết là được rồi ...!!!!!!





    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Ôi! Câu chuyện sự thật đau lòng mà bạn kể thật là điển hình cho
      bi kịch của dân tộc ta! Bạn nên viết thành một cuốn tiểu thuyết
      sẽ cực hay để lại cho hậu thế!

      Supprimer
  24. Ô bác Chênh thế mà hay! Nằm trong chăn mà hông biết chăn có rận! Cuối cùng mới vỡ òa hóa ra mình cũng là tổ "rận"!

    RépondreSupprimer
  25. Bác Chênh đang học hỏi Nhà văn Nguyễn khải là về già rồi mới : " Tôi đi tìm cái đã mất" Cầu trời cho bác Chênh sẽ tìm thấy....!

    RépondreSupprimer
  26. Trăm năm bia đá thì mòn
    Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

    RépondreSupprimer
  27. tiến sĩ giấy1 octobre 2012 à 14:45

    Hy vọng Ông Mẫm và ông Đằng thỉnh thoảng ghé blog này

    RépondreSupprimer
  28. Đọc bài viết này xong, bỗng dưng hình dung ngay tới câu : " Thời thế, thế thời phải thế !". Hoặc câu : " Hai mươi tuổi mà không biết mê CNCS là không có trái tim. Bốn mươi tuổi mà chưa biết sợ CNCS là không có cái đầu ! "...

    RépondreSupprimer
  29. Trong một diễn biến khác, tối qua, 30/09/2012, đài truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV) tiếp tục đăng một bài phóng sự vu cáo Danlambao và các trang blog chính trị. Đây là lần thứ 3 VTV tổ chức đấu tố Danlambao.

    Phóng sự tối 30/09 không có gì đặc biệt, ngoài việc lần này hình ảnh trang nhà Dân Làm Báo được công khai xuất hiện trước 90 triệu dân Việt Nam. Điều đáng nói là đoạn phóng sự được phát rộng rãi trước khi Hội nghị 6 diễn ra chỉ 12 tiếng đồng hồ.

    Quảng cáo không công? Hay thủ đoạn đấu tố, vu khống để lập công dâng Đảng chăng?

    RépondreSupprimer
  30. Treo cổ cả nhà HN Chênh.

    RépondreSupprimer
  31. Việt Nam mình có rất nhiều chuyện thực, rất oái ăm, ông chủ blog chưa kể thì nhiều chuyện đời lâm li từ Bắc vô Nam đã hiện ra trong đầu.Khi nào mà mỗi người Việt hiểu rõ, thương nhau, vùi chôn quá khứ, hướng đến tương lai?Rất tiếc năm 1975, VN không có một người như Lincol. Càng kéo dài như ngày nay, người Việt càng phân hóa đế tột cùng, rồi thì đất nước ra sao, chẳng ai có lỗi. Không chỉ có phân ly mà còn phân hóa nhiều tầng, chồng chất từ trước 1945, rồi 1954,rồi 1975, liên quan hàng triệu người trên toàn Việt Nam. Người công sản đã đi sai con đường và không thể nào giải tỏa được cho dân tộc, trái lại oan nghiệt còn sâu hơn khi họ điều hành XH bằng kỹ thuật, bằng lợi ích, bằng chuyên chính chứ không phải là sự nhân, bác ái, chân, thiện và mỹ của người Việt.Chúng ta đã lỡ chuyến tàu lịch sử, không bao giờ bắt kịp!

    RépondreSupprimer
  32. Tôi có 2 cùng với bác Chênh:
    Một là cũng học Đại Học Khoa Học Sài Gòn từ trước 1975 dù là học sau bác khoảng 3 niên.
    Hai là cũng hình dung ra cs là cái xấu xa từ lúc nhỏ 8, 9 tuổi.
    Có cái may hơn bác là suy nghĩ từ lúc nhỏ đến giờ về cs là nhất quán, không thay đổi và ngày càng được chứng minh rằng suy nghĩ này đúng, nhất là sau bao năm sống cùng cs.
    Dĩ nhiên chế độ cs xấu nhưng không phải tất cả những người cs đều xấu, tương tự như vậy, thể chế cộng hòa dân chủ tốt đẹp hơn nhưng không phải mọi cán bộ nhân viên trong đó đều là người tốt.
    Cái quan trọng là thể chế nào có cơ cấu luật pháp giúp sửa đổi cái xấu nhanh và tiến lên. Thì cứ nhìn Bắc và Nam Hàn là rõ.
    Mừng bác đã kịp nhận ra "con đường bác đi".
    Thế nào bọn xấu cũng tìm cách hại bác, nhớ cẩn thận.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Cũng tương tự như VNDCCH va VNCH thì rõ. Hai cuộc sống, hai xã hội thật khác xa. Một bên tù đày, mọi quyền tự do bị tước đoạt, người dân trở thành tù nhân của chế độ, còn một bên là thiên đường của tự do.

      Supprimer
  33. Viết tiếp đi chứ, bác Chênh ơi.Em thấy rất là hấp dẫn. Sao anh (chị) Trung Luong lại bảo bác Chênh xạo, anh(chị)có thể trình bày rõ hơn không? Cám ơn nhiều lắm.

    RépondreSupprimer
  34. Bằng chứng HNC "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" ở đây, xuất hiện ở cuối video clip thứ 3):
    http://tranhung09.blogspot.com/2012/04/chuyen-gi-xay-ra-o-dinh-oc-lap-ngay.html
    Nhân thể, bác có thể tiết lộ thêm Chuyện gì đã xảy ra ở Đài phát thanh SG ngày 30/4/1975.
    Và chờ xem tiếp câu chuyện Tôi và VC - sau đó thành gì nữa...

    RépondreSupprimer
  35. Anh Chênh cho hỏi, anh viết "ba tôi bị "Mỹ Ngụy" bắt đi tù lần cuối cùng vào năm 1965" mà không viết tiếp sau đó cụ thế nào, phải chăng là sau khi bị bắt thì cụ đã quay về với chánh nghĩa quốc gia? Nếu đúng thì mừng cho cụ, có lẽ sau 1975 cụ cũng vất vả với các "đồng chí" cũ lắm?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Ba tôi bị tai biến do huyết áp cao nên được ra tù, sau đó ba tôi xuống Đà Nẵng chữa bệnh. Từ đó không làm gì cho "địch và cho ta". Sau 75, ba và mẹ tôi tuy không tham gia gì hết nhưng vẫn được nhận huân chương kháng chiến do ông Phạm Văn Đồng ký.
      Đến ngày qua đời ba tôi vẫn yêu lý tưởng mà ông đã chọn từ trước năm 45. Thật là hạnh phúc cho ông.

      Supprimer