Cách đây hơn một tuần lễ, tôi đang có mặt ở miền bắc California, Mỹ. Điện thoại của tôi reo lên, bên kia là giọng của Đỗ Vẫn Trọn lên tiếng: “Anh nói chuyện với Duy Quang”. Lúc đó Duy Quang đang ở nam Cali để chữa bệnh tại Bệnh viện Orange Coast. Tôi hỏi thăm tình hình sức khỏe bởi trước đó đã nghe về căn bệnh ung thư gan của anh. Qua giọng nói, biết anh đã yếu đi rất nhiều. Bạn bè bên Mỹ đều báo cho tôi biết Duy Quang khó mà qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo này.
Tôi hỏi thêm tình hình sức khỏe của nhạc sĩ Phạm Duy, cha anh. Anh cho biết là cũng đang bị ốm nặng và đang nhập viện tại Việt Nam.
Lâu nay nhiều bạn bè ra đi, tôi cảm thấy những tin nhắn vào chiếc máy điện thoại của mình tin buồn nhiều hơn tin vui. Đôi khi tôi lại thấy ngại xem những tin nhắn loại này.
Tôi nhớ lại cách đây mấy năm, chị Phan Thị Lệ của Phương Nam Film có mời tôi một bữa cơm tối gọi là để cảm ơn tôi về việc có góp công trong chuyện nhạc sĩ Phạm Duy trở về sống và làm việc tại Việt Nam. Bữa cơm tối đó có mặt Duy Quang và mấy người con khác của ông. Trước đó, tại số 2 đường Lê Duẩn (Văn phòng 2 của Văn phòng Chính phủ) tôi có tổ chức bữa gặp mặt thân mật để nhạc sĩ Phạm Duy gặp nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trước khi đến gặp mặt với nguyên Thủ tướng, nhạc sĩ Phạm Duy hỏi tôi là nên gọi chú Võ Văn Kiệt là Thủ tướng hay là anh Sáu, tôi bảo với ông chú Sáu là một người rất giản dị, anh thích gì thì gọi nấy. Nhạc sĩ Phạm Duy lúc ấy có một đề nghị khi gặp ông được cùng đi với Duy Quang, Duy Cường và mấy người trong gia đình nữa.Tình ca và Kháng chiến ca thời chống Pháp của Phạm Duy, kể cả bài Việt Nam Việt Nam sau này đã đi vào trong tôi nhiều năm tháng. Tôi từng yêu mến nhiều bài tình ca của các nhạc sĩ Việt Nam mà Phạm Duy có thể nói là một trong những nhạc sĩ hàng đầu. Tôi đã từng đọc hai cuốn sách viết về ông trước năm 1975 của Nguyễn Trọng Văn lẫn Tạ Tỵ.
Hôm đó cuộc gặp diễn ra vui vẻ và thoải mái chưa từng thấy. Chú Sáu Dân nhắc lại mỗi lần ông đi ngang qua Quảng Trị thì ông không thể quên bài Bà mẹ Gio Linh và ông ủng hộ “hai tay hai chân” việc nhạc sĩ Phạm Duy về sống và sáng tác ở quê nhà trong quãng đời còn lại. Tôi biết, sau đó chú Sáu cũng đã nói chuyện này với cả anh Nguyễn Khoa Điềm và anh Phạm Quang Nghị.
Duy Quang về lại Việt Nam và bài hát đầu tiên anh trình diễn lại là trong Duyên Dáng Việt Nam lần thứ 16 có chủ đề Sen. Bài hát hôm đó, anh hát vừa với tư cách là tác giả vừa với tư cách là ca sĩ. Bài Kiếp đam mê rất nổi tiếng của mình: “Tôi xin người cứ gian dối cho tôi tưởng người cũng yêu tôi...”. Khán giả lần đầu tiên thấy Duy Quang trở lại đã vỗ tay nồng nhiệt.
Tôi viết vội những dòng này để chia tay một ca sĩ có một giọng ca rất đằm thắm và ngọt ngào mà tôi đã từng nghe và từng yêu mến.
NCK
Trước tin ca - nhạc sĩ Duy Quang lâm trọng bệnh, một số nghệ sĩ và thân hữu đã tổ chức “Đêm nhạc Tình thương” vào đêm 14.12 tại vũ trường Lido, San Jose, để yểm trợ tinh thần và vinh danh Duy Quang đã đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam.
Mặc dù đêm tổ chức trời mưa bão và rơi đúng vào ngày tang thương cho nước Mỹ trong cuộc thảm sát các em nhỏ ở Trường tiểu học Sandy Hook, thị trấn Newtown, Connecticut sáng cùng ngày, nhưng do lòng yêu mến Duy Quang, nên mọi người đã khăn choàng, áo dạ tề tựu đông đảo trước giờ trình diễn. Ngoài những tiếng hát thường trực như Thanh Xuân, Thanh Thảo, Bảo Trang, Vương Khiêm, Ánh Phương, ban nhạc The Fame, ban tổ chức đã mời thêm ca sĩ Ý Lan, Linda Trang Đài, Nhật Tinh Anh, Hà Ngọc Nhung, Thái Hà, Huy Sinh, M.C Thanh Tùng. Hầu hết ca sĩ trình diễn những bản nhạc gắn bó với tên tuổi của Duy Quang.
Phạm Bình Thường(từ Mỹ)
|
Duy Quang xuất thân trong một đại gia đình âm nhạc và là một gia đình danh gia vọng tộc. Ông nội là nhà văn Phạm Duy Tốn, hai bác là học giả Phạm Duy Khiêm và nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng. Là con trưởng của Phạm Duy Cẩn tức nhạc sĩ Phạm Duy và danh ca Thái Hằng - chị ruột của danh ca Thái Thanh - mẹ của ca sĩ Ý Lan. Hai người cậu là nhạc sĩ Phạm Hoài Trung, nhạc sĩ Phạm Hoài Bắc tức nhạc sĩ Phạm Đình Chương với ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng ở Hà Nội và Sài Gòn.
Duy Quang tên thật là Phạm Duy Quang, tên giấy tờ là Michael Phạm, sinh ngày 4.11.1951 tại Hà Nội. Duy Quang đi hát và chơi nhạc lúc mới 10 tuổi. Năm 1965 anh tham gia ban nhạc The Starling. Năm 1968 ban nhạc The Free Ones. Năm 1969 Duy Quang lập ra ban nhạc trẻ The Dreamer’s với các em là Duy Hùng, Duy Minh, Duy Cường, Thái Hiền mà các thành viên đều dưới 18 tuổi.
Duy Quang viết nhiều bản nhạc trước và sau năm 1975.
|
Theo Thanh Niên.
Nói chung là thương cho đất MỸ này nhất,lúc khỏe thì nói xấu nó,lúc sắp chết thì quay đầu về hành!!
RépondreSupprimerLâu lắm mới gặp lại Nguyễn Công Khế-Vui lắm -Chúc mừng anh đã "Xuất đầu lộ diện".
RépondreSupprimerTiến Hưng-Fl
Rest In Peace Duy Quang
RépondreSupprimerVĩnh biệt Duy Quang
Lại Mạnh Cường
Bác Khế là tổng Biên tập Báo thanh niên mà! Sao bây giờ chán 'lề phải' rồi chuyễn qua 'lề trái' à??
RépondreSupprimerÔng Duy Quang chỉ là Ca sĩ thôi sao có nhiều người quan tâm thế!
RépondreSupprimerhttp://www.mediafire.com/?7d84gguz2wm8gf6
RépondreSupprimerĐường link trên đây là 1 bài nhạc Video : “Mưa trên Phím Đàn “do Duy Quang trình bày .
Xin gửi đến các bạn , bấm vào link tải xuống ,thưởng thức và vô cùng thương tiếc tưởng nhớ ca sỹ Duy Quang .
Người upload : Từ Đà Nẵng
Nghĩa tử là nghĩa tận ! Thôi thì thương hay ghét gì cũng bỏ qua hết đi mà.
RépondreSupprimerNhững bài Duy Quang hát, tôi yêu thích từ những năm 80, thích nhất bài Rồi mai anh sẽ đưa em về nhà. Vĩnh biệt anh.
RépondreSupprimerBệnh gì ở thiên đường cũng đem qua xứ giẫy chết chữa. Sáu Dân; Đại gia Diệu Hiền; Duy Quang... Bị "viêm túi" như Trần Trường cũng về Mỹ ăn xin! Nhờ đại tá Quang giảng dạy thêm cho cho những người "lầm đường, lạc lối" đừng gả con cho tư bổn nữa.
RépondreSupprimer