03/05/2013

HỨA HẸN VỀ MỘT NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ

Hứa hẹn về một nước Việt Nam dân chủ

Vũ Đức Khanh – Asia Sentinel
Đại diện những người ký tên “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992″ trao Kiến nghị cho Ủy ban sửa đổi Hiến – 4/2/2013.
Đại diện những người ký tên “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992″ trao Kiến nghị cho Ủy ban sửa đổi Hiến – 4/2/2013.
Các học giả và những người bất đồng quan điểm chính trị công bố một bản tuyên ngôn.
Sự đấu tranh cho một nền dân chủ và cải cách chính trị ở Việt Nam đã tìm được một khẩu hiệu để giương cao. Nó được gọi là Kiến nghị 72, với con số “72” tượng trưng cho số học giả và những cựu công chức trong chính quyền, những người đã soạn và đề nghị một bản hiến pháp khác thay thế cho bản đang có hiệu lực. Kiến nghị 72, cùng với những đệ trình để thay đổi quan trọng khác, có thể sẽ xóa bỏ hệ thống chính trị một đảng duy nhất tại Việt Nam.
Nhưng liệu bản Kiến nghị 72 có thể làm được gì thì đến nay còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, những gì mà chính phủ chưa đáp ứng đúng với nguyện vọng của lòng dân thì chính nhân dân đã tự tạo ra những ảnh hưởng nhất định để mang tới những thay đổi cần thiết đó.
Những thay đổi mạnh mẽ
Nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc lấy lòng người dân bằng việc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp thay vào đó đã mang lại những phản ứng ngược. Cho đến nay thì Việt Nam vẫn chưa tỏ ra thật tâm trong việc dân chủ hóa đất nước, bản Hiến pháp sửa đổi của chính quyền vẫn tiếp tục khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là bộ máy cầm quyền duy nhất.
Trong khi đó, Kiến nghị 72 mong muốn xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, xóa bỏ tình trạng chuyên chế của Đảng Cộng sản và mở ra con đường cải cách dân chủ cho Việt Nam. Không chỉ là hứa hẹn về một hệ thống đa đảng, Kiến nghị 72 còn đặt nền tảng cho những thay đổi về tư hữu đất đai – điều mà hiện nay đang còn rất xa tầm tay của người dân Việt Nam.
Được xem như là một phương án thay thế cho bản Hiến pháp hiện hành, Kiến nghị 72 còn xa mới đạt được sự hoàn hảo, nhưng đó là một sự trỗi dậy đầy quyết liệt đối kháng lại với cái đang có. Những điểm quan tâm chính ở bản Hiến pháp mới của Kiến nghị 72 là sự tách rời quyền lực [tam quyền phân lập] được bảo đảm bởi hệ thống kiểm soát và cần bằng, và bảo vệ quyền con người tuân thủ theo Bản Tuyên ngôn chung về quyền con người. Bản Hiến pháp mới cũng đề ra lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải với Đảng Cộng sản như chính quyền đã đề nghị trong những tu chánh án mới đây.
Rõ ràng, những thay đổi mạnh mẽ này hướng tới những cách để Việt Nam lột xác trở thành một nền dân chủ tự do – một tương lai đã bị ngăn cản bây lâu nay bởi thể chế hiện tại và cả trước đây. Không có gì nếu không rõ ràng, rằng Kiến nghị 72 đang tìm cách vạch ra một chương mới cho đất nước.
Mặc dù những người hoài nghi có thể coi bản Hiến pháp thay thế này như một nổ lực thất bại khác trong việc cải cách chính trị ở Việt Nam, nhưng vẫn có những lý do để tin vào một điều gì đó khác trong lần này.

Những người ủng hộ từ bên trong
Sức mạnh của bản Kiến nghị này không phải là một bản thay thế cho bản Hiến pháp hiện hành. Những nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền đã đấu tranh bấy lâu nay cho sự cải cách, nhưng chưa nổ lực nào có được một giai đoạn đáng chú ý như hiện nay.
Với một chính quyền đang bị phản đối và thủ tướng phải đối mặt với một nền kinh tế trì trệ, tồi tệ hơn nữa là sự không hài lòng với những thay đổi trong bản Hiến pháp mới – quá trình “đối thoại” với người dân gần như chẳng được chính quyền tiếp nhận – chưa kể là với sự góp mặt của mạng Internet và truyền thông xã hội đang đóng vai trò mạnh mẽ trong việc tạo nên một xã hội mở và kết nối hơn, những nhân tố này đã hội tụ đủ để có một cơn bão hoàn hảo cho sự thay đổi.
Tuy nhiên, vượt xa hơn cả cơn bão hoàn hảo này, đó chính là những tác giả của bản Kiến nghị 72, những người đã mang sự tín nhiệm và sức nặng của họ vào trong bản Hiến pháp thay thế. Trong số 72 chữ ký này có cả những đảng viên của chính Đảng Cộng sản Việt Nam. Một người ủng hộ đáng chú ý là tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc – học giả luật và cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp, và ông Hồ Ngọc Nhuận – hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
Kiến nghị 72 không phải là một làn sóng ngầm mà nó là một thử thách rõ ràng, cởi mở, và thẳng thắn đối với Đảng Cộng sản cũng như các lãnh đạo hiện nay, không chỉ đơn giản là từ người dân mà còn từ chính những nhân tố cấu thành bên trong Đảng Cộng sản.
Trưng cầu dân ý
Tính tới nay, bản Hiến pháp thay thế này đã nhận được 12.000 chữ ký trực tuyến. So sánh với hơn 40 triệu người ủng hộ bản sửa đổi bổ sung Hiến pháp được Đảng Cộng sản nêu ra thì có lẽ bản Kiến nghị 72 sẽ chết yểu.
Tuy nhiên, nếu có chăng đúng là như thế thật thì chính phủ hiện tại của Việt Nam cũng cần có một chút phản ứng đối với một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này và cho phép người dân được lựa chọn giữa bản Hiến pháp của nhóm Kiến nghị 72 và bản bổ sung bởi chính quyền. Nếu bản sửa đổi của chính quyền được nhân dân ủng hộ, như lời Đảng đã tuyên bố, thì việc bỏ phiếu tuyệt đối sẽ nghiêng về bản sửa đổi này.
Đối mặt với hai lựa chọn này, quyết định được người dân chọn lựa thì nên để cho họ tự đưa ra; và hai lựa chọn mà người dân phải đối mặt là ủng hộ tình trạng như hiện nay hay là yều cầu thay đổi bản mới.
Mặc dù vẫn còn những hiểm nguy khó lường trước mắt – bất cứ một loại thay đổi nào cũng luôn chứa đầy những khó khăn và rủi ro, và dù cho sự khăng khăng của chính quyền về sự ủng hộ của khoảng 40 triệu người dân cho bản sửa đổi Hiến pháp của họ, thì không khó để cảm nhận được sự thay đổi đang bay bỏng trong bầu không khí chính trị ở Việt Nam.
Một cuộc trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp thay thế có thể giải quyết ước vọng của người dân một cách dễ ràng và hiệu quả nhất; tuy nhiên, bất cứ một cuộc trưng cầu dân ý nào cũng đều phải có sự quan sát nghiêm ngặt từ quốc tế, bao gồm cả sự có mặt của các quan sát viên tại các điểm bỏ phiếu. Điều này nhằm mục đích loại bỏ hoặc ít nhất là ngăn chặn các trường hợp bỏ phiếu bất hường hoặc người dân bị chính phủ đe dọa. Có thể xem đây là một khoảnh khắc bắt đầu cho Việt Nam, tính chính trực của cuộc trưng cầu dân ý cần được gìn giữ và bảo vệ.
Không cần biết là Kiến nghị 72 có thành công hay không, nhưng rõ ràng quan cảnh chính trị ở Việt Nam đã thực sự thay đổi. Một nơi mà trước đây chỉ có những lời ra tiếng vào về cải cách chính trị, chủ yếu được khuấy lên bởi giới blogger và người dân, chính phủ đơn giản chỉ cần đàn áp và bịt miệng phía đối nghịch. Nhưng giờ đây, với chính những thành viên của Đảng Cộng sản đang cất tiếng nói về sự cải cách, có vẻ như cải cách không chỉ đơn thuần có thể xảy ra mà thực sự sắp xảy ra rồi.
Dù cho chính phủ có đồng ý hay không đồng ý thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý, có lẽ sẽ không thể nào dừng lại được làn sóng cải cách chính trị bất ngờ này. Nếu không phải là Kiến nghị 72 thì cũng có thể là một cái gì đó khác. Cái đập đã bị vỡ và thể chế cộng sản, có lẽ tương tự như những người dân trong một ngôi làng nằm ngay trong làn nước cuốn, sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài: hoặc là chạy đi chỗ khác và tiếp tục theo một hướng mới, hoặc là bị cuốn phăng đi bởi nguồn nước không thể tránh được.
……………………………………………
Luật sư Vũ Đức Khanh hiện là giáo sư luật bán thời gian tại Đại học Ottawa, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế. Ông là cộng tác viên thường xuyên của Asia Sentinel và BBC Tiếng Việt.

13 commentaires:

  1. Tôi cho rằng chưa có gì thay đổi trong tương lai gần, Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu trong khai mạc đại hội 7 là trung thành với đường lối xhcn và sự lãnh đạo của đảng. Tuy nhiên, KN72 cùng hơn 14 nghìn chữ ký và sẽ còn tăng lên không phải không có tác dụng. Nó sẽ là sự cảnh báo cho chính quyền biết lòng dân thật sự thuận hay không thuận với dự thảo HP của mình và là tiền đề cho những thay đổi sau này. Sự phản ứng của chính quyền cho thấy họ đã thấy dân chúng không còn im lặng nghe theo họ trong sợ hãi. Một con én không làm nên mùa xuân, một chữ ký riêng lẽ có thể không có ý nghĩa nhưng hàng chục nghìn chữ ký lại là chuyện khác.

    RépondreSupprimer
  2. Tôi cũng không rõ cái bản kiến nghị 72 thế nào nhưng nói chung lần này việc sửa đổi Hiến Pháp đã đưa tới tận tay người dân. Chứng tỏ một điều Đảng và nhà nước vẫn lấy dân làm gôc. Muốn góp ý sửa đổi gì là cũng theo ý của nhân dân. Chứng tỏ một điều nước ta rất tôn trọng vào ý kiến của nhân dân. Chúa trời cũng còn có lúc sai sót huống hồ chúng ta là những con người trần mắt thịt cũng không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy nếu sai đâu thì chúng ta cùng nhau sửa đồi để cho đất nước ngày một thịnh vượng hơn.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Có biết Đức Chúa Trời là ai không mà dám nói năng hồ đồ vậy?

      Supprimer
    2. "sửa đồi" là sao ? Sửa cho suy đồi chuứa mần reng moà thuỵnh zuộng hè ??!

      Supprimer
    3. ui giời ơi!! bạn này mới từ đâu tới đấy :)) đưa tới tay người dân ư... rồi bắt người-ta phải kí-tên đồng-ý dù có ý-kiến gì cũng phải đồng-ý!! vậy là lấy dân là gốc :) thật đúng là mắc cười mà bạn ui :D"

      Supprimer
    4. Một vài lời khuyên dành cho loveactually113:

      - không biết thì không nên có ý kiến
      - Tìm đọc bảng KN72, không hiểu thì nhờ người giải thích
      - Bớt giáo điều, phải biết thực tế VN đang ở đâu và tại sao lại như vậy

      Supprimer
    5. Bạn ạ ! Người ta chỉ nói: Chúa Trời không thể làm vừa lòng mọi người. Chứ không ai dám nói về Trời, Phật liều mạng như bạn. Còn xin ý kiến lấy dân làm gốc, đúng như kiểu bạn Lai hột vịt nói. Chỉ là chiêu đối phó sau khi có kiến nghị 72 của nhân sĩ cả nước và góp ý của HĐGMVN, được sự đồng tình của quá nhiều người. Để phản biện: "Đây, biên bản khắp nơi gửi về đây, dân đồng ý tám, chín mươi phần trăm. Chứ còn g...ì nữa !!!

      Supprimer
    6. Dư nựng viên ấy mà. Bẩn

      Supprimer

  3. Việt Nam mới
    Hiến pháp của một quốc gia không phải là một bản văn mà nó là tập hợp những nguyên tắc sinh hoạt mà quốc gia và toàn xã hội phải tuân theo; mọi chính phủ có bổn phận phải thi hành luật pháp đúng theo những nguyên tắc này và thi hành đầy đủ. Những nguyên tắc được ghi xuống trên bản hiếp pháp là những nguyên tắc có tính linh hồn, vì chỉ một nguyên tắc của hiến pháp không được thi hành, nó sẽ dẫn xã hội đến tình trạng bất công lan tràn, xã hội bị xáo trộn, có thể dẫn đến chổ sụp đổ.
    Làm sao để bão đảm mọi nguyên tắc ghi trên hiến pháp được thi hành bởi mọi chính phủ theo sau đó? Điều gì bão đảm mọi chính phủ bắt buộc phải tuân theo hiến pháp? Nếu đảng cộng sản sửa hiến pháp và đồng ý bao gồm mọi ý kiến đóng góp của dân chúng mọi thành phần nhưng trên thực tế đảng cộng sản không thi hành những điều đã ghi xuống trên hiến pháp như đảng cộng sản đã từng làm trong suốt 68 năm qua, sửa hiến pháp, thực hiện hiến pháp mới như vậy có ý nghĩa gì? Đảng cộng sản không chấp hành luật pháp, đã có ai làm gì được đảng cộng sản?
    Thực tế của Việt Nam hiện nay là:
    1- Việt Nam phải có một bản hiến pháp mới thể hiện đúng ý muốn của nhân dân Việt Nam, 90 triệu người
    2- Phải bão đảm quyền lực quốc gia được ghi trên bản hiến pháp được thi hành khắp mọi nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong mọi sinh hoạt và trên mọi lĩnh vực.
    Để thực hiện cả hai điều trên đây, không có ai, không một tổ chức, một quốc gia nào có khả năng, tư cách chính đáng và quyền lực để có thể giúp nhân dân Việt Nam thực hiện được cả hai điều này hữu hiệu hơn cơ quan Liên Hiệp Quốc.

    RépondreSupprimer
  4. Việc gì cũng có lộ trình của nó, nhưng quan trọng là đi thế nào trên lộ trình đó. Vừa rồi ở địa phương tôi, NN phát cho mỗi hộ dân một tệp tài liệu: bảng so sánh HP năm 1992 với dự thảo sửa đổi, cùng với phiếu xin ý kiến, tất tật trên 20 tờ khổ a4. Tổ trưởng dân phố dặn xem, góp ý và viết, ký tên chủ hộ vào đó, hẹn 3 ngày sau mang ra hội trường nộp, rồi họp luôn. Nếu ở một nước có nền dân chủ thuần thục, thì việc làm này quá tốt, thậm chí còn thừa đằng khác. Nhưng ở ta, từ mấy chục năm nay đâu có ai dám ra mặt nói thật lòng mình với NN, đã trở thành thói quen rồi, vì nói ra cũng chẳng ai nghe, nếu nói không đúng đường lối dễ bị coi là kẻ chống phá. Nên dân cứ ì ra đấy ! chẳng nộp cũng chẳng đi họp !
    Tổ trưởng cũng chẳng buồn đi thu (nếu có, chỉ thu mười mấy nhà trong chi bộ và vài hộ điển hình). Đến ngày họp, được độ 20 người/ gần 600 hộ. Cầm trên tay khoảng 30 tờ góp ý, ông tổ trưởng nói, đã thu trước được một ít để ở nhà. Sau khi biểu quyết 20/20 và tuyên bố xanh rờn, vào biên bản toàn tổ ta đồng ý với bản dự thảo sửa đổi HP là 90%. Hôm sau tôi hỏi mấy tổ dân phố lân cận cũng 90%.
    Tập trung dân chủ và nhất chí đại đa số là thế đấy ! Trách nhiệm công việc và sự trung thực của cán bộ cơ sở bây giờ là thế đấy !
    THƯ KÝ

    RépondreSupprimer
  5. Xin ý kiến mà bàt phải ghi rõ tên chủ hộ cơ, máy bác cán bộ này cũng giỏi đánh tâm lý dân, làm vậy chẳng khác nào định hướng sẵn một là đồng ý để khỏi toán,hai là chống đối để bị phê bình là suy đồi tư tưởng chính trị đạo đức lối sống ,,mà nếu mỗi người dân chúng ta cứ sợ mãi chọn cách thứ 1 thì Việt Nam sẽ chẳng bao giờ có được Dân Chủ ?

    RépondreSupprimer
  6. Sống qua bao chế độ từ ông Diêm ,Ông Thiệu rồi sang đến thời bây giờ tôi CHƯA TỪNG THẤY xả hội tương tàn rách bươm như bây giờ ,công lao của các ông đấy ,người tự tử như rạ ,chém giết cướp của hảm hiếp ,từ thầy cho đến trò ,rồi cha cho đến con ,đừng nói tàn dư chế độ củ để lại nhe 38 năm rồi ,đến anh TBT còn tranh đua cả bạn gái của con thì điều hành đất nước cái kiểu gì?công an cai trị ,công an làm luật ,công an đánh vào mặt dân ,dân tự vẩn vì không có tiền nộp phạt giao thông ,các ông còn ngồi đấy làm cái gì ,ngoài biển đông thì đồng chí tàu chệt các ông cướp cá ,bắn đốt thuyền dân ,các ông thì loay hoay nội bộ không xong ,chỉ bàn chuyện con ông a lên con ông b xuống ,thật tội cho dân tôi quá ,không biết tổ tiên của dân Thái ,dân Phi,dân Hàn ,dân Sing chúng nó tài thế dân giàu ,nước mạnh ,cái gi di pi ,cái gì chúng nó củng hơn VN hang chục lần ,sướng thế các bố ạ ,xuống đi cho dân đở khổ các cụ ạ ,chán ngấy đến tận cái lổ ...đ rồi

    RépondreSupprimer
  7. Đất nước này cần những nhân sỹ trí thức vì dân như nhóm 72. Không cần những anh phó chuyên ngành "xây dựng đảng cs" như anh TRọng !

    RépondreSupprimer