10/06/2013

BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM TRÊN CƠ SỞ NÀO?

Theo điều 4 Hiến Pháp, đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện nên quốc hội phải đặt dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng là đương nhiên.
Không cần nói ra nhưng ai cũng biết, hầu như các chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước đều do bộ chính trị, ban chấp hành TW của đảng quyết, chọn lựa sắp đặt từ trước và quốc hội chỉ biểu quyết thông qua để hợp thức hóa. Phải nói rằng quốc hội hầu như chưa được bầu chọn một chức danh nào. Vì làm sao mà được bầu chọn, khi mỗi chức danh chỉ giới thiệu ra duy nhất có một người mà người ấy đã được đảng quyết.
Thế nhưng hôm nay, đảng lại chỉ đạo và cho phép quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm những người mà hầu như mình không bầu ra. Một động thái chưa có tiền lệ. Không hiểu việc làm nầy dựa trên cơ sở pháp luật nào không? Các bạn rành luật thử tìm hiểu.

Nhưng dù sao cũng rất hoan nghênh, đại biểu quốc hội đã được nới thêm cho một chút quyền, dù cái quyền ấy cũng rất hạn chế là chỉ được phép chọn lựa "tín nhiệm ít", "tín nhiệm nhiều" chứ không được phép "bất tín nhiệm". Đúng vậy người của đảng tin cẩn đưa lên chức vụ nầy chức vụ khác thì anh là quốc hội có quyền gì mà được phép bất tín nhiệm, anh muốn chống lại sự lãnh đạo của đảng à?
Không biết đảng dựa trên các tiêu chuẩn gì để quyết người nầy làm thủ tướng, người kia làm chủ tịch nước, người kia làm chủ tịch quốc hội, người khác làm bộ trưởng....Thôi đó là chuyện riêng của đảng, người dân và cả các đại biểu quốc hội biết đến làm gì cho mệt, mọi sự có đảng lo.
Tuy nhiên bây giờ đảng cho phép các đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm thì người dân phải có quyền đặt ra câu hỏi nầy chứ: Dựa trên cơ sở nào mà các đại biểu tín nhiệm người nầy ít, tín nhiệm người kia nhiều? Hầu như chưa thấy quốc hội, các vị đại biểu, cơ quan truyền thông thông báo chuyện nầy ra cho dân chúng biết.
Thường, để đánh giá một quan chức nào thì phải dựa vào chương trình hành động của quan chức đó trình ra lúc tranh cử (chuyện nầy thì hầu như không có) hoặc ít ra, lúc mới lên nhậm chức. Chương trình hành động là những mục tiêu đề ra và các giải pháp thực hiện để đạt các mục tiêu đó. Ví dụ chương trình hành động của ông bộ trưởng giao thông là đến năm nào đó thì phát triển giao thông đến đâu, làm thêm được những gì, giảm  tai nạn giao thông, giảm ùn tắc đến mức nào...và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó là gì...
Một khi đã có chương trình hành động như vậy cho mỗi chức danh, thì bây giờ các vị đại biểu cứ chiếu theo đó mà tín nhiệm ít hay tín nhiệm nhiều và thậm chí đủ cơ sở để dũng cảm tuyên bố bất tín nhiệm một quan chức nào đó, nếu như quan chức đó không làm được bất cứ việc gì theo chương trình hành động đã đề ra.
Tôi chắc chắn rằng chẳng có quan chức nào khi lên nhậm chức thì trình ra trước quốc hội chương trình hành động của mình. Và do vậy, hôm nay,  không hiểu các vị đại biểu đánh giá các đương sự trên cơ sở nào để mà quyết định chuyện tín nhiệm ít hay tín nhiệm nhiều?
Cơ sở nào? Cơ sở nào? Cơ sở nào?
Hãy trả lời cho dân biết chứ các vị đại biểu của dân!
HNC

26 commentaires:

  1. Đúng là không có cơ sở nào để đánh giá mấy ông này. Ngay cả anh đi làm cho một công ty, hàng năm người ta yêu cầu phải có một chương trình hành động cụ thể mà tiếng Anh gọi là Performance Contract, cuốii năm cứ dựa vào đấy, so sánh với kết quả công việc cụ thể mà đánh giá. Các vị trong bộ máy nhà nước của ta chẳng bao giờ có chương trình hành động cụ thể, lâu lâu thấy lên phát biểu mấy câu mà chưa-nói-ai-cũng-biết-nó-là-gì. Vậy thì đánh giá tín nhiệm dựa vào đâu?

    RépondreSupprimer
  2. Dựa vào quan hệ tiền tệ, sự dan díu; dựa vào ý thức hợp tác hay bao che; dựa vào lợi ích cá nhân, sự thân hữu; dựa vào ly rượu mời đầy hay lưng.

    RépondreSupprimer
  3. Trò hề ai cũng biết , thậm chí bà bán cá cũng biết mà ,HNC quên câu nói của Trường Chinh rồi à : " Con chim tự do trên trời , con cá tự do dưới nước , con người tự do trong tổ chức ". Muốn bò , muốn nhảy múa , muốn hát hò ... miển là trong cái miệng chén Đ.

    RépondreSupprimer
  4. Đánh giá TIN NHIỆM ở đây tuân theo nguyên tắc : KHÔNG NGUYÊN TẮC NÀO CẢ, CHỈ THEO ĐIỀU LỆ ĐẢNG thôi !

    "Ông nhóm lò" chủ trương vậy mà.

    RépondreSupprimer
  5. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, thế thì phải nói là đảng là cơ quan quền lực cao nhất ,
    nhà nước và quốc hội cũng phải dưới quyền chỉ đạo của đả, thì phải gọi là:
    Nhà nước cộng sản việt nam.
    Quốc hội cộng sản việt nam

    RépondreSupprimer
  6. Đây là cơ hội để các phe phái đấm đá nhau thôi. Còn không thì anh tốt, tôi tốt, quay về ban đầu như vụ hiến pháp thôi. Đừng nghe, đừng tin các bác ạ.

    RépondreSupprimer
  7. nếu cứ để điều bốn hiến pháp thì bỏ phiếu tín nhiệm bày ra giống như trò con bỏ phiếu tín nhiệm bố.dù kiểu gì chăng nữa thì bố vấn là bố.nếu bố có gì hai thì vẫn là bố.thật buồi cưỡi

    RépondreSupprimer
  8. bạn của Hoài Linh10 juin 2013 à 12:47

    Quốc Hội VN diễn trò hay nhất thề giới,nhất là trò hề.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Thời buổi khó khăn , ngồi nhà được xem & nghe 500 hề diển mà khỏi mua vé , mua vui cũng được một vài trống canh .

      Supprimer
  9. "Không hiểu các vị đại biểu đánh giá các đương sự trên cơ sở nào để mà quyết định chuyện tín nhiệm ít hay tín nhiệm nhiều?"
    __________________________________

    Trên cơ sở. . . điều 4 Hiến Pháp!!!

    RépondreSupprimer
  10. Qua bài này thì thấy bác Chênh cũng rất máy móc và nặng nề câu chữ. Thứ nhất, việc đại biểu quốc hội được bỏ phiếu tín nhiệm các vị trí do quốc hội phê chuẩn (mà thực chất là do Đảng sắp đặt) thì đây thực chất là việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Đảng, đối với những cá nhân được Đảng phân công lãnh đạo đất nước. Và xa hơn thì đây cũng là cách để dân giám sát sự lãnh đạo của Đảng.
    Thứ 2, tuy các vị dân biểu không có quyền "bất tín nhiệm" nhưng mọi người đều hiểu ra rằng "tín nhiệm thấp" tức là bất tín nhiệm.
    Thứ 3, mặc dù các vị quan chức VN khi nhậm chức đều không có chương trình hành động. Nhưng nhìn qua kết quả hoạt động hiện tại của ngành, lĩnh vực mà vị quan chức đó lãnh đạo so với trước khi nhậm chức thì cũng có thể đánh giá được năng lực và đóng của người đó (dù rằng nó không được rõ ràng như khi chiếu theo chương trình hành động để mà chấm điểm nhưng không phải là không làm được)
    Cuối cùng, là cho dù lý do sâu xa của việc Đảng cho phép các vị dân biểu chầm điểm mình là gì đi nữa thì nếu việc lấy phiếu tín nhiệm này mà được làm thực chất thì có thể xem như đây là một điểm sáng mới của Đảng trong những năm gần đây, và có thể xem đây là một dấu ấn nổi bật của cụ tổng Trọng.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Hi, Bà con ơi
      Tôi trích lại :"Cuối cùng, là cho dù lý do sâu xa của việc Đảng cho phép các vị dân biểu chầm điểm mình là gì đi nữa thì nếu việc lấy phiếu tín nhiệm này mà được làm thực chất thì có thể xem như đây là một điểm sáng mới của Đảng..."
      Bác này lại lạc quan tếu rồi, Bác không thấy lý do sâu xa, bác chỉ nhìn thấy hiện tượng, rồi bác đánh giá bản chất là tốt. Thế thì cũng giống như người ta vẫn dạy tôi rằng:" Chủ nghĩa cộng sản vô cùng tốt đẹp nhưng trong giai đoạn quá độ này còn vô vàn gian khó ...Cứ tin tưởng tuyệt đối vào đảng, khi nào XD thành công CNCS thì dân ta ai cũng được làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu".
      Nhìn đi rồi nhìn lại chỉ có mấy thằng tham nhũng thì đã tới được CNCS rồi, số còn lại thì ...Em cóc biết đến bao giờ !

      Supprimer
  11. Trò hề để lừa đảo nhân dân, cũng như trò hề lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp. sau khi dân góp ý hiến pháp do đcs dự thảo không sửa được vì bản chất nó chỉ là "nội quy bảo vệ sự cai trị tuyệt đối của đcs' vì vậy cần viết lại hiến pháp vì nếu sửa thì sửa 100%. họ lại trở mặt thật dối trá: " đa phần nhân dân đồng ý với bản dự thảo". Chỉ những kẻ muối mặt, đeo mo mới dám nói ra những trò vô liêm sỷ như vậy. ôi dân tộc VN .

    RépondreSupprimer
  12. Ai tọng cục gạch to thì nhiều tín nhiệm.
    Mà tín nhiệm để làm gì???
    Khi hai ông: một bị buộc thôi việc, một bị bắt tạm giam, bị phạt hành chính sau lại được kết nạp đảng, được thăng chức:
    http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/631284/Lam-quan-dia-chinh-sau-nhieu-lan-bi-ky-luat-tpp.html

    RépondreSupprimer
  13. Trân Phương10 juin 2013 à 15:17

    Lấy phiếu tín nhiệm, nếu tín nhiệm thấp thì sang năm mới bỏ phiếu tín nhiệm...quy trình xem ra rất chặt chẽ, quy củ. Nhưng rồi kết quả thế nào bà con chờ thêm một hai ngày nữa là sẽ rõ.
    49 vị trùm sò này do đảng chọn, đảng cử ,không lẽ đảng không biết năng lực, trình độ của họ. Họ làm ăn ra sao hay dở thế nào đảng cũng không biết nốt, phải nhờ QH đánh giá dùm ?Cái anh minh, sáng suốt của đảng rơi đâu mất rồi ?
    Suy đoán: đảng muốn hạ đc X, đã có nghị quyết của bộ ct hẳn hoi nhưng không dám thực hiện vì sợ uy đc X. Đá quả bóng qua bchtw cũng không xong, nay đá tiếp qua QH với hy vọng nếu QH bỏ tín nhiệm cho đc X thấp thì là cơ hội dậu đổ bìm leo. Một mũi tên trúng hai đích, vừa được tiếng dân chủ, vừa loại được X. Tính vậy nhưng đừng quyên bản lĩnh xoay trở của X.
    Thực chất việc này chỉ là lấy phiếu cho mình X. 45 vị còn lại chỉ là gọi là cho có.

    RépondreSupprimer
  14. Không có cơ sở pháp lý, nhưng đã có NQ của Đảng về việc này. QH cứ thế mà mần.
    Mới thấy thêm QH của ta hoạt đông không trên cơ sở pháp lý, pháp luật hay Hiến pháp gì mà là theo NQ của Đảng. Đảng bảo làm gì thì cứ thế mà làm khỏi cần biết Dân là đứa nào.
    Hy vọng 1% cuộc bỏ phiếu này là trung thực, 99% đã có sắp đặt trước.

    RépondreSupprimer
  15. Thoạt đầu, đóng cửa lấy phiếu tin nhiệm, bởi sơ trên bảo dưới không nghe. Nhưng 3 Ếch bảo tọng cục gạch to vào mồm, đó thằng nào dám chống lại. Yên tâm, cho báo chí vào thấy tận mắt dan chủ đảng gấp trăm lân dân chủ " giãy chết " để làm loa tuyên truyền trò hề.
    Các quí vị ấy đều do đảng ta cử, thằng nào, con nào dám chống đảng bỏ [hiếu tín nhiệm ít nào ! Mà đây mới " lấy tin nhiệm " sợ đech gì - lấy là chủ động - ưng thì lấy, không ưng thì không lấy, làm gì được nào, mới là trắc nghiệm thôi mà. Chỉ khi " bỏ phiêu tín nhiệm " như ơ các nghị viện giáy chết dướ 50% là chánh phủ kềnh. Nếu không qua, hoãn trò dân chủ giả vờ này lại, đến khi nào chắc chắn mơi kéo màn diễn.

    RépondreSupprimer
  16. Đọc bài anh Chênh tôi cũng suy nghĩ rất lung, muốn góp ý cùng anh nhưng... cuối cùng chỉ thấy câu này là hay nhất: HỎI TỨC LÀ TRẢ LỜI!

    RépondreSupprimer
  17. Tôi nghe TV trưa nay ( 10/6 ) nói trong phiếu có " bất tín nhiệm " anh Chênh ạ.

    RépondreSupprimer
  18. Tôi thấy cuộc lấy phiếu tín nhiệm của ông Trương Duy Nhất là đáng tin.Tôi đã tham gia bỏ phiếu và bỏ bất tín nhiệm cho tất cả các vị ấy.

    RépondreSupprimer
  19. Cơ sở nào à? Hãy hỏi Bắc Kinh!

    RépondreSupprimer
  20. Đúng là không có tiêu chí đánh giá thì kết quả chẳng nói lên điều gì.
    Nặng về cảm tính cá nhân của các vị "gật" thôi.
    Vui hầy.
    Nhưng xem kết quả công bố sẽ còn vui hơn !

    Chúc mọi người có một nụ cười sảng khoái !


    RépondreSupprimer
  21. Bác HNC đi tìm cơ sở là đúng đường lối chỉ đạo của trên rồi,còn tôi nghĩ trên cần biết ông nghị nào nghĩ trái khoáy để không cho làm nghị nữa thôi mà !Các phiếu sẽ chỉ rõ tên của nghị,có chạy đàng trời.

    RépondreSupprimer
  22. Bác Chênh đặt câu hỏi rất đúng và chuẩn xác.
    Đảng chỉ đạo tín nhiệm là quốc hội tín nhiệm, đảng chỉ đạo bất tín nhiệm là quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm.

    RépondreSupprimer
  23. CƠ SỞ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM LÀ: TỔNG KẾT CUỐI NĂM CƠ QUAN NÀO CŨNG NHIỀU LAO ĐỘNG GIỎI, NHIỀU CÁ NHÂN TIÊN TIẾN, NGƯỜI NGƯỜI LÀM VIỆC TỐT, CHI BỘ NÀO CŨNG ĐẢNG VIÊN TRONG SẠCH CHI BỘ VỮNG MẠNH, NGÀNH NÀO CŨNG TĂNG TRƯỞNG HƠN CÙNG KỲ NĂM NGOÁI.

    RépondreSupprimer
  24. Ở VN không có từ "đả đảo"

    RépondreSupprimer