Trần Quý Cáp
Nhìn đời Trần Quý Cáp mới hay rằng:
Là người Quảng Nam rất dễ, sinh ra ở đấy thì ở đấy
Nhưng làm người Quảng Nam khó trăm bề, vì ở đâu phải ra ở đấy…
Học cổ ngữ, mến tân thư
Chẳng thích trường quy, nhưng giáp mặt đôi lần để biết cái điều cần phải đổi
Yêu quê hương, thương giống nòi mà định trốn đi khỏi nước
Tính khí, phẩm chất Quảng Nam có trăm điều để kể
có thể bốc ngút trời
Chí khí, trí tuệ Quảng Nam có thể ở mọi người
đời nào cũng lắm
Nhưng lập chí, phục khí, làm công cuộc canh tân
đời nào cũng hiếm…
Đề xướng dân quyền, cổ vũ tự do
Chê nhồi sọ,
khinh tẩy não,
chống lệ thuộc tư tưởng,
bài xích nạn tham những, độc tài...
Đem cái học thực nghiệm vào gần đời sống
Mong dân sinh bước sang đời mới
Nhưng mấy thời thích mới, bởi cái cũ lúc nào cũng dễ.
*
Là người con nơi khúc ruột đất nước, vốn đã khổ
Làm người con ưu tú, càng khổ hơn
Dân ngu thì lo,
dân đói thì đau,
dân lạc hậu thì xót xa
khí đan điền lúc nào cũng tổn
Lao tâm,
khổ tứ…
vì quốc gia, đại sự,
dạ chẳng thể nào nguôi
Trần Quý Cáp - Trần Quý Cáp
Bố ráp gia đình, xuyên tạc thư tín
Tù không xử, chém không tội… nhát dao ngang lưng có hề chi
Duy sĩ khí canh tân chẳng mất cùng ông
vốn nhiều đời không đổi.
Lý Đợi
Đất Quảng nam nhiều nhân sĩ cùng thời với Trần Quý Cáp, sao anh Lý Đợi " iu ái" mỗi cụ Trần vậy? Làm thêm vài bài về Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,Trần Cao Vân, Thái Phiên... cho đủ bộ.
RépondreSupprimerTôi thấy ấn tượng về vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng qua 3 cái tên: Nguyễn Hưng Quốc, Huỳnh Ngọc Chênh, Trương Duy Nhất.
RépondreSupprimerQuả thật: Là người Quảng nam rất dễ. Nhưng để "làm" người Quảng nam thật sự thì rất khó không muốn nói là cực khó vì đâu phải ra đấy.
RépondreSupprimercòn ngài Phạm Phú Thứ với gia đình Nguyễn Tường Tam, thì răng
RépondreSupprimerNhững câu chuyện có thật sau đây trong đó có liên hệ với ông Trần Quý Cáp, Nguyệt Đồng Xoài nhắc lại để cho thấy cái suy nghĩ cái sự lãnh đạo “đỉnh cao trí tuệ” của đảng và Bác, và từ đấy có thể thấy dưới sự lãnh đạo như vậy của đảng và Bác như thế mà vị trí đất nước VN nó xếp hạng thế nào trên thế giới rồi không dài dòng.
RépondreSupprimer- Truớc 1975, ở khu vực nhà thờ Đức Bà có một con đường đối diện với đường Hàn Thuyên (người sang chế chữ Nôm), con đuờng đó có tên Alexander De Rhohes (nguời sáng chế chữa quốc ngữ). Con đuờng này bị thay thế với tên Thái Văn Lung, một chiến sách cách mạng cộng sản. Lý do: đuờng Alexander De Rhodes bị đổi tên vì ông linh mục Alexander De Rhodes theo đạo Công giáo và nguời của thực dân Pháp, 2 thứ mà đảng ta rất ghét.
- Ở quận 3 Sài gòn thì truớc 1975 có một con đường mang tên Trần Quý Cáp (nhân vật đang đuợc nói đến trong đây). Sau “đaị thắng” mùa Xuân 1975, lúc còn say men chiến thắng bọn “Mỹ Nguỵ”, đảng và nhà nuớc ta đã thay thế tên đường này bằng tên đuờng Võ Văn Tần một chiến sĩ cách mạng cộng sản như đồng chí Lung đã nói bên trên. Lý do: Nguyệt Đồng Xoài chịu thôi vì không hiểu, không biết.
That nhu hien tai. Nhung anh hung nuoc Nam mot thoi. Tiec thay khi thieng hung anh dut doan. Nhung Paven, Ruoi trau, Le Van Tam... da chiem cho cac Ong trong long dan toc nay mat roi..
RépondreSupprimerLàm người Việt Nam thì dễ ợt, nhưng sống sao cho ra con người sao bây chừ khó qúa...
RépondreSupprimerLàm người Việt dễ ợt, sống cho ra một con người bây chừ sao khó qúa...
RépondreSupprimer