Huỳnh Ngọc Chênh
Nói về chuyện dạy thêm của các thầy cô thì cũng có 5,7 đường.
Phần lớn là o ép học sinh để bắt học sinh học thêm. Ngay học sinh lớp Một ở bán trú, học cả ngày rồi vẫn bị thầy cô ép học thêm. Từ đó lên đến lớp 12, năm nào cũng có giáo viên o ép đi học thêm. Kiểu học thêm nầy cần phải lên án và dẹp bỏ.
Nhưng học sinh cuối cấp phải thi tuyển vào lớp 10 hoặc thi tuyển vào đại học thì không thể không học thêm với chính sách thi tuyển như hiện nay. Sau nhiều thay đổi nhưng đề thi tuyển hiện nay vẫn rất khó, vẫn quá sức nâng cao so với chương trình học của các em. Và các em phải tìm đến các trung tâm luyện thi hoặc các thầy dạy giỏi.
Và tại sao việc thi tuyển vào các trường mà Bộ Giáo Dục phải đích thân đứng ra tổ chức thành kỳ thi quốc gia vô cùng tốn kém? Ấy là do Bộ Giáo Dục không tin vào đánh giá của kỳ thi quốc gia chính thức, "Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông", do chính Bộ Giáo Dục đứng ra tổ chức cũng vô cùng hoành tráng và đầy tốn kém trước đó. Sản phẩm của mình làm ra mà mình cũng không tin thì ai tin.
Thêm vào nữa, Bộ Giáo Dục hoàn toàn không tin vào sự công minh, trong sạch và nhân cách của các vị giáo sư đáng kính trong ban lãnh đạo các trường đại học là những người do mình đào tạo rồi cất nhắc đưa lên. Mà đúng thế thật, giao cho từng trường tự đứng ra tổ chức tuyển sinh theo yêu cầu đào tạo của trường mình như trước 75 ở miền Nam là loạn ngay.
Một bộ máy không tin vào chính mình, không tin vào nhân sự do mình dựng lên và không tin tưởng vào lẫn nhau thì làm sao mà đứng ra nhận trách nhiệm giáo dục, đào tạo cho toàn xã hội được. Bộ máy ấy hỏng bét rồi. Nhưng khổ nỗi, đây là bộ máy cái sản sinh ra các bộ máy khác để lãnh đạo và điều hành toàn đất nước. Quả là đau đớn cho đất nước nầy.
Từ năm 1988, quá bức xúc với thực trạng giáo dục, tôi có viết nhiều bài báo góp ý nhưng chẳng báo nào dám đăng, may quá, năm 1991, báo Tuổi Trẻ của chị Kim Hạnh có đăng một bài. Đó là bài “ Người thầy hay thợ dạy” đã tạo ra một diễn đàn sôi nổi kéo dài mấy tuần liền trên trang giáo dục của báo nầy (xem tại đây)
Ông Nguyễn Thiện Nhân khi mới được đưa lên điều hành cái bộ máy giáo dục mục ruỗng ấy rất hăm hở, rất nhiệt huyết, rất muốn thay đổi. Ông tuyên bố loạn trời, ông đi dự giờ, ông ủng hộ người chống tiêu cực…Và không lâu sau đó ông xìu. Để thay đổi một bộ máy hư đốn như vậy thì dù là một nhân vật cực kỳ bản lĩnh, tài năng và đạo đức cao siêu cũng không thể làm được trong cái cơ chế nhà nước nầy, huống chi là một tiến sỹ khoa học lại đi lên bằng việc lăng xăng làm cán bộ đoàn như ông. Ông bỏ chạy mất dép, không những không làm được gì cho giáo dục mà còn làm rối hơn lên. He he, vậy mà ông cứ đi lên, lại lên đến đỉnh cao nữa mới ghê chứ. Bái phục ông và bái phục chế độ nầy. Nhưng dầu sao cũng có chút an ủi, ông là người có học cao nhất.
Khoảng sau năm 80, sở Giáo Dục Quảng Nam Đà Nẵng rút tôi ra khỏi trường phổ thông, đưa về sở để chuẩn bị đi Kampuchia làm chuyên gia giáo dục.
Nước của Heng Som Ring đang cần đào tạo giáo viên cấp tốc để phục hồi nền giáo dục mà trước đó Pôn Pốt đã xóa sạch bằng cách giết không còn một nhà giáo nào từ cấp một lên đến đại học. Tỉnh Battambang kết nghĩa với QNĐN, mở trường cao đẳng sư phạm rồi chiêu tụ tất cả những học sinh lớp 11,12 hoặc đã qua 12 còn sống sót lại để đào tạo cấp tốc trong một năm ra giáo viên cấp hai. Tôi ở trong đoàn chuyên gia QNĐN qua phụ trách môn hóa học cho trường nầy.
Do trục trặc chưa tuyển đủ học viên nên trường bên ấy dời đi, dời lại ngày khai giảng. Trong khi chờ đợi ngày đi, sở Giáo Dục đưa tôi về dạy tạm ở trường Bổ Túc Cán Bộ của tỉnh.
Giáo dục bổ túc văn hóa dành cho tất cả mọi người học theo một chương trình thu gọn gồm ít bộ môn và mỗi bộ môn cũng giới hạn rất ít kiến thức. Nói chung đó là một chương trình rất dễ, rất nhẹ và dĩ nhiên là thiếu bình đẳng dành cho những người không thể vào học phổ thông. Học đã dễ, thi cử còn dễ hơn. Ra đề rất dễ, chấm điểm rộng rãi, coi thi cởi mở, thí sinh tha hồ quay cóp và dùng phao. Do vậy mà bằng bổ túc văn hóa chẳng có giá trị gì, ai có đi học chút đỉnh, nhanh tay lẹ mắt và có quan hệ tốt đều thi đậu.
Vậy mà bổ túc cho cán bộ còn dễ hơn nữa trên mọi phương diện và do vậy bằng cấp của nó có giá trị tỷ lệ nghich mà cũng có thể nói là…vô giá.
Người trên núi xuống, người từ miền Bắc vô tùy theo bề dày thành tích, tùy theo quan hệ mà chiếm lĩnh hết tất cả các vị trí từ thấp đến cao trong bộ máy nhà nước mà không cần bằng cấp học hành chuyên môn gì. Sau đó nhà nước mới lọc dần ra cho đi học. Học tại trường riêng gọi là “trường bổ túc cán bộ” từ cấp hai trở lên. He he, chưa thấy trường bổ túc cán bộ cấp một mặc dù không thiếu gì cán bộ chưa qua tiểu học.
Cán bộ từ cấp xã lên cấp huyện, cấp tỉnh đều qua học các trường nầy trước khi tiếp tục lên đại học hoặc đi nghiên cứu sinh sau đại học nếu như cứ tiếp tục được thăng chức, chức càng cao thì học vị sẽ càng cao. Do vậy mà từ bí thư, chủ tịch tỉnh trở lên, vị nào cũng có bằng tiến sĩ.
Vì trường dạy cho cán bộ nên giáo viên phải thật đỏ. Giáo viên lưu dung không có cửa vào dạy trường nầy. Giáo viên chi viện từ Thanh Hóa vào là chính. Hiếm lắm mới có vài giáo viên lưu dung lý lịch thật tốt như tôi mới được vào dạy.
Trường bổ túc cán bộ cấp 2,3 tôi vào dạy lúc đó, chưa hề có giáo viên cấp ba. Cứ đưa giáo viên cấp hai lên dạy luôn cấp ba. Trình độ của các giáo viên chi viện thời ấy phần lớn là 7+2 hoặc 8, 9 +1 gì đó. Do vậy chuyên môn của họ cũng chỉ nhỉnh hơn học viên bên dưới chút đỉnh. Tôi nhớ mấy cô giáo dạy hóa, lý lúc đó trong tổ tôi, tôi phải kèm lại cho các cô từng kiến thức cơ bản. Ở tổ toán cũng tương tự như vậy, anh bạn tổ trưởng là một giáo viên lưu dung phải tranh thủ “bổ túc” lại từng công thức toán học cho các thầy cô chi viện.
Học viên là cán bộ đương chức được cấp lương cộng thêm khoản phụ cấp đi học. Người ở các huyện xa thì được tổ chức ăn ở nội trú trong trường. Nói chung là nhà nước lo tất cả họ chỉ còn lo đi học mà thôi.
Nhưng thật ra các vị ấy cũng chẳng yên tâm học hành chút nào. Các vị phải lo chạy đi chạy về để giữ ghế, để lo chạy chọt mà lên ghế cao hơn, để mánh mum kiếm thêm…Cả tuần các vị ấy chỉ nhấp nhỏm học được vài ba buổi. Bị thầy cô chủ nhiệm rầy quá thì mang lên chút quà mọn là xong.
Tóm lại là chương trình giáo dục không ra gì, dạy không ra gì và học cũng không ra gì. Ngày thi tốt nghiệp lớp 9 tại trường như là ngày hội chợ. Vị học viên nào cũng có người nhà lên đứng bên cửa sổ phòng thi hỗ trợ. Có một vị trưởng đồn công an huy động lên cả tá lính để trợ giúp. Vị ấy mang cả sách giáo khoa vào nhưng không biết giở ra chỗ nào để chép. Lính tráng phải làm sẵn bài thi hoàn chỉnh gởi vào, vị đó chỉ ngồi chép lại thế mà chép sai vì lính viết tháu quá. Sau khi thi xong vị ấy ra mắng lính té tác, hăm về sẽ kỷ luật nếu như y thi rớt.
Thi tốt nghiệp cấp ba thì có tổ chức trung tâm thi đàng hoàng, cũng lập hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, cũng đổi giao viên từ trường nầy qua trường khác coi thi, chấm thi có rọc phách hẳn hoi, nhưng chất lượng thi cử thì cũng chẳng hơn gì.
Cuối năm đó tôi được đưa đi coi thi tốt nghiệp tại một hội đồng thi bổ túc văn hóa rất đặc biệt. Đó là hội đồng thi tổ chức riêng cho một trại tù nào đó trên vùng núi phía tây QNĐN mà tôi quên mất tên. Dĩ nhiên không phải là hội đồng thi dành cho thí sinh là tù nhân mà thí sinh là những người cai tù và thân nhân của họ.
Hội đồng thi chúng tôi tất cả đều từ Đà Nẵng lên, được ban lãnh đạo trại giam đón tiếp long trọng, tiệc tùng phủ phê. Bửa họp đầu tiên, ông chủ tịch hội đồng thi cũng đọc quy chế coi thi và dặn dò các giám thị phải coi thi nghiêm túc. Bửa coi thi đầu tiên tôi cứ y vậy thực hiện nghĩa là coi thi nghiêm túc như thi tốt nghiệp phổ thông. Bao nhiêu tài liệu dưới hộc bàn tôi tịch thu hết, bao nhiêu phao thi bay vào rào rào từ ngoài, tôi đều chặn lại.
Sau giờ thi hôm đó tất cả giám thị trại giam xôn xao bàn tán về tôi. Té ra, phòng thi nào cũng thả cửa cho thí sinh và người hỗ trợ bên ngoài mặc sức tung hoành, chỉ riêng phòng thi của tôi, thí sinh bị “thiệt thòi”. Các đồng nghiệp của tôi quen coi thi bổ túc rồi đến năn nỉ vận động tôi, bảo tôi làm căng quá khó ăn khó nói với chủ nhà đồng thời cũng gây ra mất công bằng giữa phòng tôi coi với các phòng khác. Rồi đích thân ông chủ tịch hội đồng coi thi cũng gặp riêng tôi bóng gió chuyện coi thi sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại vùng núi rừng gian khổ nầy. Cuối cùng tôi cũng xiêu lòng buông xuôi. Tuy vậy, từ sau buổi đó, tôi vẫn bị đổi ra ngoài làm giám thị hành lang cho đến hết kỳ thi.
Nhưng dù sao những người chịu khó đến trường bổ túc cán bộ để học rồi thi vẫn tốt hơn những người chẳng chịu học hành gì nhưng vẫn có bằng cấp. Đó là những cán bộ có quyền lực hơn và gian manh hơn.
Hồi tôi dạy ở trường phổ thông của một huyện thì ông bí thư huyện đoàn mời tôi qua làm việc. Ông bảo nhờ tôi kèm toán lý hóa cho ông và vài người nữa trong thường vụ huyện đoàn trong vòng vài tháng để mấy ổng kịp thi tốt nghiệp cấp hai. Tôi hỏi thế các anh học đến lớp mấy rồi, mấy ổng ngần ngừ nói hết lớp 6, lớp 7 . Tôi ra một bài toán lớp sáu để kiểm tra, không ông nào làm được hết. Mấy ổng thú thật mới học đến lớp bốn hoặc lớp năm. Tôi lại ra một bài toán đố lớp ba thật dễ nhưng cũng chỉ có một ông làm được. Tôi xin lỗi rút lui vì trong vòng vài tháng không thể nào kèm cho các anh thi đậu được lớp chín.
Thế nhưng năm đó không hiểu nhờ phép thần nào các ông ấy cũng tốt nghiệp cấp hai. Sau đó vài năm, ông bí thư huyện đoàn còn học lên đến thạc sĩ nữa và lên làm đến giám đốc một sở rất lớn của tỉnh QNĐN.
Những cán bộ học hành tài thánh như vậy thì đầy rẫy trong bộ máy nhà nước. Do vậy mà chẳng lạ gì, khi có hàng loạt những chủ trương sai lầm, hàng loạt những văn bản pháp quy trái khoáy đưa ra từ bộ máy cấp cao, hàng loạt quan chức làm bậy, hàng loạt những ông nghị ra quốc hội làm trò hề…
Tôi thấy mình cũng trách nhiệm không nhỏ trong chuyện nầy.
Nói về chuyện dạy thêm của các thầy cô thì cũng có 5,7 đường.
Phần lớn là o ép học sinh để bắt học sinh học thêm. Ngay học sinh lớp Một ở bán trú, học cả ngày rồi vẫn bị thầy cô ép học thêm. Từ đó lên đến lớp 12, năm nào cũng có giáo viên o ép đi học thêm. Kiểu học thêm nầy cần phải lên án và dẹp bỏ.
Nhưng học sinh cuối cấp phải thi tuyển vào lớp 10 hoặc thi tuyển vào đại học thì không thể không học thêm với chính sách thi tuyển như hiện nay. Sau nhiều thay đổi nhưng đề thi tuyển hiện nay vẫn rất khó, vẫn quá sức nâng cao so với chương trình học của các em. Và các em phải tìm đến các trung tâm luyện thi hoặc các thầy dạy giỏi.
Và tại sao việc thi tuyển vào các trường mà Bộ Giáo Dục phải đích thân đứng ra tổ chức thành kỳ thi quốc gia vô cùng tốn kém? Ấy là do Bộ Giáo Dục không tin vào đánh giá của kỳ thi quốc gia chính thức, "Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông", do chính Bộ Giáo Dục đứng ra tổ chức cũng vô cùng hoành tráng và đầy tốn kém trước đó. Sản phẩm của mình làm ra mà mình cũng không tin thì ai tin.
Thêm vào nữa, Bộ Giáo Dục hoàn toàn không tin vào sự công minh, trong sạch và nhân cách của các vị giáo sư đáng kính trong ban lãnh đạo các trường đại học là những người do mình đào tạo rồi cất nhắc đưa lên. Mà đúng thế thật, giao cho từng trường tự đứng ra tổ chức tuyển sinh theo yêu cầu đào tạo của trường mình như trước 75 ở miền Nam là loạn ngay.
Một bộ máy không tin vào chính mình, không tin vào nhân sự do mình dựng lên và không tin tưởng vào lẫn nhau thì làm sao mà đứng ra nhận trách nhiệm giáo dục, đào tạo cho toàn xã hội được. Bộ máy ấy hỏng bét rồi. Nhưng khổ nỗi, đây là bộ máy cái sản sinh ra các bộ máy khác để lãnh đạo và điều hành toàn đất nước. Quả là đau đớn cho đất nước nầy.
Từ năm 1988, quá bức xúc với thực trạng giáo dục, tôi có viết nhiều bài báo góp ý nhưng chẳng báo nào dám đăng, may quá, năm 1991, báo Tuổi Trẻ của chị Kim Hạnh có đăng một bài. Đó là bài “ Người thầy hay thợ dạy” đã tạo ra một diễn đàn sôi nổi kéo dài mấy tuần liền trên trang giáo dục của báo nầy (xem tại đây)
Ông Nguyễn Thiện Nhân khi mới được đưa lên điều hành cái bộ máy giáo dục mục ruỗng ấy rất hăm hở, rất nhiệt huyết, rất muốn thay đổi. Ông tuyên bố loạn trời, ông đi dự giờ, ông ủng hộ người chống tiêu cực…Và không lâu sau đó ông xìu. Để thay đổi một bộ máy hư đốn như vậy thì dù là một nhân vật cực kỳ bản lĩnh, tài năng và đạo đức cao siêu cũng không thể làm được trong cái cơ chế nhà nước nầy, huống chi là một tiến sỹ khoa học lại đi lên bằng việc lăng xăng làm cán bộ đoàn như ông. Ông bỏ chạy mất dép, không những không làm được gì cho giáo dục mà còn làm rối hơn lên. He he, vậy mà ông cứ đi lên, lại lên đến đỉnh cao nữa mới ghê chứ. Bái phục ông và bái phục chế độ nầy. Nhưng dầu sao cũng có chút an ủi, ông là người có học cao nhất.
Ngày bế giảng lớp cao đẳng sư phạm Battambang tôi làm chủ nhiệm |
Khoảng sau năm 80, sở Giáo Dục Quảng Nam Đà Nẵng rút tôi ra khỏi trường phổ thông, đưa về sở để chuẩn bị đi Kampuchia làm chuyên gia giáo dục.
Nước của Heng Som Ring đang cần đào tạo giáo viên cấp tốc để phục hồi nền giáo dục mà trước đó Pôn Pốt đã xóa sạch bằng cách giết không còn một nhà giáo nào từ cấp một lên đến đại học. Tỉnh Battambang kết nghĩa với QNĐN, mở trường cao đẳng sư phạm rồi chiêu tụ tất cả những học sinh lớp 11,12 hoặc đã qua 12 còn sống sót lại để đào tạo cấp tốc trong một năm ra giáo viên cấp hai. Tôi ở trong đoàn chuyên gia QNĐN qua phụ trách môn hóa học cho trường nầy.
Do trục trặc chưa tuyển đủ học viên nên trường bên ấy dời đi, dời lại ngày khai giảng. Trong khi chờ đợi ngày đi, sở Giáo Dục đưa tôi về dạy tạm ở trường Bổ Túc Cán Bộ của tỉnh.
Giáo dục bổ túc văn hóa dành cho tất cả mọi người học theo một chương trình thu gọn gồm ít bộ môn và mỗi bộ môn cũng giới hạn rất ít kiến thức. Nói chung đó là một chương trình rất dễ, rất nhẹ và dĩ nhiên là thiếu bình đẳng dành cho những người không thể vào học phổ thông. Học đã dễ, thi cử còn dễ hơn. Ra đề rất dễ, chấm điểm rộng rãi, coi thi cởi mở, thí sinh tha hồ quay cóp và dùng phao. Do vậy mà bằng bổ túc văn hóa chẳng có giá trị gì, ai có đi học chút đỉnh, nhanh tay lẹ mắt và có quan hệ tốt đều thi đậu.
Vậy mà bổ túc cho cán bộ còn dễ hơn nữa trên mọi phương diện và do vậy bằng cấp của nó có giá trị tỷ lệ nghich mà cũng có thể nói là…vô giá.
Người trên núi xuống, người từ miền Bắc vô tùy theo bề dày thành tích, tùy theo quan hệ mà chiếm lĩnh hết tất cả các vị trí từ thấp đến cao trong bộ máy nhà nước mà không cần bằng cấp học hành chuyên môn gì. Sau đó nhà nước mới lọc dần ra cho đi học. Học tại trường riêng gọi là “trường bổ túc cán bộ” từ cấp hai trở lên. He he, chưa thấy trường bổ túc cán bộ cấp một mặc dù không thiếu gì cán bộ chưa qua tiểu học.
Cán bộ từ cấp xã lên cấp huyện, cấp tỉnh đều qua học các trường nầy trước khi tiếp tục lên đại học hoặc đi nghiên cứu sinh sau đại học nếu như cứ tiếp tục được thăng chức, chức càng cao thì học vị sẽ càng cao. Do vậy mà từ bí thư, chủ tịch tỉnh trở lên, vị nào cũng có bằng tiến sĩ.
Vì trường dạy cho cán bộ nên giáo viên phải thật đỏ. Giáo viên lưu dung không có cửa vào dạy trường nầy. Giáo viên chi viện từ Thanh Hóa vào là chính. Hiếm lắm mới có vài giáo viên lưu dung lý lịch thật tốt như tôi mới được vào dạy.
Trường bổ túc cán bộ cấp 2,3 tôi vào dạy lúc đó, chưa hề có giáo viên cấp ba. Cứ đưa giáo viên cấp hai lên dạy luôn cấp ba. Trình độ của các giáo viên chi viện thời ấy phần lớn là 7+2 hoặc 8, 9 +1 gì đó. Do vậy chuyên môn của họ cũng chỉ nhỉnh hơn học viên bên dưới chút đỉnh. Tôi nhớ mấy cô giáo dạy hóa, lý lúc đó trong tổ tôi, tôi phải kèm lại cho các cô từng kiến thức cơ bản. Ở tổ toán cũng tương tự như vậy, anh bạn tổ trưởng là một giáo viên lưu dung phải tranh thủ “bổ túc” lại từng công thức toán học cho các thầy cô chi viện.
Học viên là cán bộ đương chức được cấp lương cộng thêm khoản phụ cấp đi học. Người ở các huyện xa thì được tổ chức ăn ở nội trú trong trường. Nói chung là nhà nước lo tất cả họ chỉ còn lo đi học mà thôi.
Nhưng thật ra các vị ấy cũng chẳng yên tâm học hành chút nào. Các vị phải lo chạy đi chạy về để giữ ghế, để lo chạy chọt mà lên ghế cao hơn, để mánh mum kiếm thêm…Cả tuần các vị ấy chỉ nhấp nhỏm học được vài ba buổi. Bị thầy cô chủ nhiệm rầy quá thì mang lên chút quà mọn là xong.
Tóm lại là chương trình giáo dục không ra gì, dạy không ra gì và học cũng không ra gì. Ngày thi tốt nghiệp lớp 9 tại trường như là ngày hội chợ. Vị học viên nào cũng có người nhà lên đứng bên cửa sổ phòng thi hỗ trợ. Có một vị trưởng đồn công an huy động lên cả tá lính để trợ giúp. Vị ấy mang cả sách giáo khoa vào nhưng không biết giở ra chỗ nào để chép. Lính tráng phải làm sẵn bài thi hoàn chỉnh gởi vào, vị đó chỉ ngồi chép lại thế mà chép sai vì lính viết tháu quá. Sau khi thi xong vị ấy ra mắng lính té tác, hăm về sẽ kỷ luật nếu như y thi rớt.
Kampuchia 1984 |
Thi tốt nghiệp cấp ba thì có tổ chức trung tâm thi đàng hoàng, cũng lập hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, cũng đổi giao viên từ trường nầy qua trường khác coi thi, chấm thi có rọc phách hẳn hoi, nhưng chất lượng thi cử thì cũng chẳng hơn gì.
Cuối năm đó tôi được đưa đi coi thi tốt nghiệp tại một hội đồng thi bổ túc văn hóa rất đặc biệt. Đó là hội đồng thi tổ chức riêng cho một trại tù nào đó trên vùng núi phía tây QNĐN mà tôi quên mất tên. Dĩ nhiên không phải là hội đồng thi dành cho thí sinh là tù nhân mà thí sinh là những người cai tù và thân nhân của họ.
Hội đồng thi chúng tôi tất cả đều từ Đà Nẵng lên, được ban lãnh đạo trại giam đón tiếp long trọng, tiệc tùng phủ phê. Bửa họp đầu tiên, ông chủ tịch hội đồng thi cũng đọc quy chế coi thi và dặn dò các giám thị phải coi thi nghiêm túc. Bửa coi thi đầu tiên tôi cứ y vậy thực hiện nghĩa là coi thi nghiêm túc như thi tốt nghiệp phổ thông. Bao nhiêu tài liệu dưới hộc bàn tôi tịch thu hết, bao nhiêu phao thi bay vào rào rào từ ngoài, tôi đều chặn lại.
Sau giờ thi hôm đó tất cả giám thị trại giam xôn xao bàn tán về tôi. Té ra, phòng thi nào cũng thả cửa cho thí sinh và người hỗ trợ bên ngoài mặc sức tung hoành, chỉ riêng phòng thi của tôi, thí sinh bị “thiệt thòi”. Các đồng nghiệp của tôi quen coi thi bổ túc rồi đến năn nỉ vận động tôi, bảo tôi làm căng quá khó ăn khó nói với chủ nhà đồng thời cũng gây ra mất công bằng giữa phòng tôi coi với các phòng khác. Rồi đích thân ông chủ tịch hội đồng coi thi cũng gặp riêng tôi bóng gió chuyện coi thi sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại vùng núi rừng gian khổ nầy. Cuối cùng tôi cũng xiêu lòng buông xuôi. Tuy vậy, từ sau buổi đó, tôi vẫn bị đổi ra ngoài làm giám thị hành lang cho đến hết kỳ thi.
Nhưng dù sao những người chịu khó đến trường bổ túc cán bộ để học rồi thi vẫn tốt hơn những người chẳng chịu học hành gì nhưng vẫn có bằng cấp. Đó là những cán bộ có quyền lực hơn và gian manh hơn.
Hồi tôi dạy ở trường phổ thông của một huyện thì ông bí thư huyện đoàn mời tôi qua làm việc. Ông bảo nhờ tôi kèm toán lý hóa cho ông và vài người nữa trong thường vụ huyện đoàn trong vòng vài tháng để mấy ổng kịp thi tốt nghiệp cấp hai. Tôi hỏi thế các anh học đến lớp mấy rồi, mấy ổng ngần ngừ nói hết lớp 6, lớp 7 . Tôi ra một bài toán lớp sáu để kiểm tra, không ông nào làm được hết. Mấy ổng thú thật mới học đến lớp bốn hoặc lớp năm. Tôi lại ra một bài toán đố lớp ba thật dễ nhưng cũng chỉ có một ông làm được. Tôi xin lỗi rút lui vì trong vòng vài tháng không thể nào kèm cho các anh thi đậu được lớp chín.
Thế nhưng năm đó không hiểu nhờ phép thần nào các ông ấy cũng tốt nghiệp cấp hai. Sau đó vài năm, ông bí thư huyện đoàn còn học lên đến thạc sĩ nữa và lên làm đến giám đốc một sở rất lớn của tỉnh QNĐN.
Những cán bộ học hành tài thánh như vậy thì đầy rẫy trong bộ máy nhà nước. Do vậy mà chẳng lạ gì, khi có hàng loạt những chủ trương sai lầm, hàng loạt những văn bản pháp quy trái khoáy đưa ra từ bộ máy cấp cao, hàng loạt quan chức làm bậy, hàng loạt những ông nghị ra quốc hội làm trò hề…
Tôi thấy mình cũng trách nhiệm không nhỏ trong chuyện nầy.
Haizzz, giờ thì cháu đã hiểu. Cảm ơn Bác!
RépondreSupprimerBác Chênh cũng có công đào tạo các lãnh đạo u tú của chíng ta đấy nhé
RépondreSupprimerLúc đó ông Chênh nhận nhiều quà he. Biếu thầy mờ
RépondreSupprimerHoan hô người anh em đã dám nói lên 1 sự thật của chế độ cộng sản.Thảo nào đọc tin tức của vn thấy rất là những sự việc tầm thường . mà các quan chức vn xử lý phải nói là quá ngu dốt.
RépondreSupprimerThào nào người ta nói ở vn tiến sĩ chạy đầy ngoài đường
Hồi năm 85 tui làm phụ hồ trong cty XD số 1 (Bắc Mỹ An, ĐN). Năm nớ, nhà nước tổ chức "đại học tại chức" cho cán bộ nn. Có 1 số cán bộ được cử đi thi, cho nghĩ làm 3 tháng có lương để ôn thi. Mấy cán bộ trong khu tập thể nhờ tui kèm vì cái mác lính "đề-lô" của tui cũng hơi bị có giá(!) Điều đáng nói ở đây là không có cán bộ mô giải được phương trình bậc 1! Mấy cán bộ nữ, trẻ từ chân phụ hồ đi lên bằng "vốn tự có" với đ/c trưởng phòng tổ chức trình độ càng tệ hơn nữa!!! Đảng viên thì khỏi thi luôn: Đ/c phó GĐ Đinh Công Huân lớp 5 BTVH; đ/c kỹ sư bí thư đảng uỷ cty viết 4 chữ bị 3 lỗi chính tả...
RépondreSupprimerCho phép tui nói tục. ĐM hồi tụi tui thi vô lớp 10 thì cả lớp 50 đứa chỉ đậu có 4. Vậy mà bây giờ 40 đứa lớp cao học tụi tui được nhận bằng hết trơn, trong khi đó khóa 2009 cần ít nhất 450 điểm Toelf. Gần hết tụi nó lách qua lấy bằng đại học ngoại ngữ (bằng 2). Mỗi đứa chung mấy chục triệu. Tui nói với tụi nó (trong đó có đến 3 tỉnh ủy viên): Tụi bây giấu cái bằng đại học ngoại ngữ đi, lỡ gặp 1 người nước ngoài nói không được chữ nào thì ăn cho hết
RépondreSupprimernền giáo dục của đất nước đỉnh cao trí tuệ,của thiên đường xhcn đây sao......? than oi..... kiếp trước tôi ăn ở tích đức lắm hay sao ma diêm vương cho tôi đầu thai vào thiên đường này
RépondreSupprimerBác Chênh ơi. Trách nhiệm không nhỏ trong chuỵện này của bác thì bây giờ làm gì đây bác ? thú nhật với bác hồi những năm đầu thập niên 90 trường ĐHKT TP.HCM có mở ĐH mở ban đêm dành cho các SV đi làm ban ngày học ban đêm ( đa số là SV theo học là học bằng 2 - tức đã tốt nghị6p một trường rồi). Ông bạn mình lớp trưởng suốt 4 năm vẫn phải điểm danh có mặt một nhân vật mà từ ngày đâu đến ngày tốt nghiệp chưa hề đến trường ( kể cả các kỳ thi), vậy mà sau này vẫn tốt nghiệp - sau đó ông thây chủ nhiệp mới bật mí nhân vật đó là ai. tất nhiên ông ấy bây giớ là một trong tứ quan lớn hàng đầu VN hiện nay.
RépondreSupprimerTôi có ví dụ hết sức... sinh động, nhưng cho phép tôi không nói tên thật.
RépondreSupprimerSố là tôi học lớp 12 khóa 1976 - 1977
Lớp tôi năm ấy có 2 học sinh rớt tốt nghiệp, 1 nam, 1 nữ. Cả hai đều có lý lịch cực kỳ tốt
Nam sau này vào công an, giờ đã lên chức đại tá, có bằng... thạc sĩ, mới ghê!
Còn nữ lý lịch cũng tốt, sau này làm lên chức... trưởng phòng văn hóa của 1 quận. Dĩ nhiên, cũng có bằng đại học... tại chức.
Thời ấy, lý lịch là số 1
Giờ lý lịch cũng còn là số 1
Văn hóa là cái gì cơ chứ? Cứ muốn có thạc sĩ, tiến sĩ là... có ngay!
Dung vay,nam 1984 toi da tung day BTVH cho mot xa thuoc tinh BRVT,corat nhieu can bo,cong an ,du kich...di hoc lop 4 lop 5 ma thoi.Thoi gian khoang 10 nam sau,mot so cac vi ay da co bang dai hoc Nong nghiep,Kinh te han hoi,kinh thiet,co nguoi lam toi pho chu tich cua huyen nha,kinh qua.
RépondreSupprimer