Thành Đồng Nguyên Giáp
Tôi
đây 40 tuổi, ngày sinh nhật rơi vào tháng 11 – tháng của nhà giáo! Đã và đang đứng cả
ở 02 cương vị: học trò (HT) và thầy giáo (TG). Học chính thức trong nhà trường
xhcn từ vỡ lòng đến hết đại học liên tục hơn 20 năm rồi tiếp chưa kể học bên
ngoài, từ bạn bè, đàn anh, đối tác, khách hàng, “dân giang hồ”, … Và cũng đã
đang hướng dẫn đào tạo nhiều người học sinh, sinh viên, nhân viên, quản lý,
“người làm nghề tự do”, công nhân, người thân, bạn bè …. cả thực tiển và lý
thuyết.
Nhân
Ngày Nhà Giáo Việt Nam (NGVN) muốn viết vài dòng mang tính chất cá nhân thôi,
do dạo này cứ băn khoăn mãi cái việc TG và HT ai quan trọng hơn, ai là trung
tâm? Có thể hơi nghịch nhĩ về các ý kiến cá nhân trong này. Cái gì cũng có 02 mặt,
có khi nhiều mặt là khác. Nhân ngày nhà giáo nhiều người nói về TG, cả nước, cả
xã hội nói về TG, ngàn tờ báo nói về TG. Tôi đây viết về HT – những thiệt hại của
HT.
“Tôn
sư trọng đạo”, “không thầy đố mày làm nên”, “1 chữ
cũng là thầy, ½ chữ cũng là thầy”, “Thầy cô là cha mẹ”…rất
nhiều mỹ ngữ toàn xh tôn ca vai trò của TG. Còn HT thì phổ biến nhất có “nhất
quỷ nhì ma thứ ba học trò”, “HT là tương lai của đất nước”,
gần đây thì “lấy người học làm trung tâm”.
TG
được tôn vinh là tốt, lẽ thường trong một truyền thống xã hội đông á nho giáo
như VN.
Kỹ
niệm nhớ nhất trong thời tiểu học là trong xóm mà nhà nào có người làm TG dù
nghèo thì cũng rất được tôn trọng. Trẻ con, người lớn ra đường gặp TG là cung
kính chào. Đến ngày NGVN thì có mấy đứa bạn nhà nghèo ăn không đủ no áo lành
không có mặc nhưng ba má cũng lo cho cái bánh xà phòng, cái chai nước mắm, bao
gạo, …hoặc bèo lắm cũng là 1 bông hoa hồng mang đến tặng. “Nhất tự vi sư,
nhị tự vi sư” nên TG lúc nào cũng đúng và đứng trên hết. Thầy giáo nói
trên bục, bên dưới trò cặm cụi ghi không sót và về nhà học thuộc lòng, ngày hôm
sau trả bài sót là tiêu. Con cái của các TG cũng được trân trọng. Năm học lớp
6, trường tổ chức cắm trại. Mình cùng các bạn chuẩn bị trước cả tháng để làm đầu
lân, liều trại …chuẩn bị. Đến gần ngày mở trại, cô giáo chủ nhiệm – người mà
mình rất yêu quý, cấm không cho tham gia vì nghịch! Mình mấy ngày liền đến trực
nhà cô để xin cô, các bạn cũng giúp mình, như vẫn không được. Cuối cùng mình phải
tham gia lén. Kỷ niệm này đi suốt với mình đến giờ và có thể đến suốt đời. mỗi
lần về quê mình cũng hay đến nhà cô, thăm cô. Vẫn quý cô. Chỉ riêng cái việc
này cứ ám ảnh mình mãi!
Vào
SG học tiếp trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học vẫn thế. Nhớ hồi học
lớp 8 (năm 1987), mình và các bạn mang đến cho cô giáo chủ nhiệm mấy cục xà
phòng tắm – lúc đó hàng hóa còn thiếu lắm. Cô cảm ơn và dặn rằng là sau này nếu
được thì đừng mua quà mà gửi cô phong bì để cô chủ động hơn. Sau đó thì cứ mỗi
lần đến 20/11 là mình lại băn khoăn là gửi phong bì hay hoa hồng hay vật phẩm.
Cũng tham khảo phụ huynh, người lớn, bạn bè thì nhiều ý kiến rất khác nhau. Cuối
cùng thì mình chọn hoặc là hoa hồng kèm phong bì hoặc vật phẩm kèm phong bì cho
an toàn, có khi gôm chung cùng bạn bè thân trong lớp. Đặc biệt các môn toán lý
hóa ngoại ngữ…nếu không học thêm với thầy dạy hoặc 20/11 không đến với thầy quà
ưng ý là y như rằng rất khó lấy được điểm cho các bài kiểm tra môn học.
Xong
trung học, bạn nào thấy học lực khá giỏi tự tin thì đăng ký vào “Y, dược, kinh,
bách khoa”. Ai thiếu tự tin thì đăng ký sư phạm. Đại học chính quy không xong
thì cao đẳng, trung học nghề, tại chức, ….Yếu nữa thì có thể vào đoàn thanh
niên hoặc về làm cán bộ phường xã – như các bạn này sau này đều rất hoành
tráng.
Tôi
đậu vào đại học một trường lớn, chính quy, học bổng đầy đủ. Thời điểm này kinh
tế thị trường bắt đầu bộc phát mạnh, các TG ai ai cũng dạy thêm, làm thêm cố vấn
đây đó cho các doanh nghiệp, tổ chức, viết sách bán, … Có TG vào lớp nói mấy
câu rồi giới thiệu là nên mua sách này (cũng của TG viết) về đọc và tham khảo
thêm, hay đăng ký học thêm lớp kia… Cả lớp phải nhao nhao đi tìm ngay sau đó,
ai không đủ tiền mua, đăng ký học thêm hay mua không kịp thì mượn bạn photo
copy lại. Sau này mới biết cái ông mở tiệm photocopy trước trường rất nghèo nên
làm nghề này, nhưng sau vài năm mua được cả căn nhà mà ông thuê trên mặt tiền
đường trước cửa trụ sở chính của trường tại Q.1. Ông ta đón biết trước là sinh
viên cần photo cái gì nên photo sẵn để trên kệ rồi sinh viên cứ thế đến mua
thôi. Cả quãng đời đại học nhớ nhất là ông chủ nhiệm khoa lúc nào vào lớp cũng
soặc mùi bia rượu. Ông ta nhìn lúc nào cũng hoành tráng lắm, đi xe hơi riêng.
Ông vào lớp nói mấy câu rồi ra đề tài rồi bảo mua sách này kia về tham khảo rồi
làm bài luận đưa ông. Ông dạy rất nhiều lớp, nhiều trường. Do là trưởng khoa một
trường có uy tín và thời đó trường tư chưa có nên rất nhiều trung tâm, lớp học
tại chức, cao đẳng, .v.v..mời ông qua dạy. Các nơi này đa phần là nhà khá giả
không vào đại học chính quy được nên đóng tiền học hoặc cán bộ học thêm bổ sung
bằng cấp để thăng quan tiến chức. Mình được cái nhanh nhẹn thông minh nên kết
thân được với thầy và nhiều thầy khác. Các thầy hay dẫn đi nhậu cùng – thường
là ở “Lương sơn quán”, có cả sinh viên nữ có hình thức hấp dẫn (giờ thường gọi
là “chân dài”). Tiền nhậu toàn do các đàn anh tại chức lo, uống toàn rượu ngoại,
bia ngoại đắt tiền mà một chai bia bằng mấy bữa cơm trưa với “tô canh lạnh lẽo
nước trong veo”. Hồi đó nể phục các thầy lắm. Các thầy nhận làm đệ tử và bảo chỉ
gọi thầy bằng “anh” hay “đại ca”, không gọi bằng “thầy” – vì vào bia ôm, quán
nhậu mà gọi thầy là cũng khó cho thầy.
Trong
lớp có mấy bạn phát biểu nghịch ý thầy thì thường sẽ bị dập ngay. Nhiều bạn
khác còn bảo thằng này, con này bị hâm.
Học
đại học ngành Ngoại thương – là ngành hot nhất thời bây giờ. Vào ngành này phải
là sinh viên xuất sắc nhất trong trường. Các ngành khác học 4 năm, riêng ngành
này phải học những 5 năm. Sau này gặp lại bạn củ cùng lớp, có bạn kể là học
thương mại đầu tư quốc tế, quản trị xuất nhập khẩu, .v.v…nhưng ra trường đi làm
thông quan 01 lô hàng ở ngoài cảng mất cả tuần không xong. Rồi nhìn thấy mấy
ông tài xế xe tải, xe ôm chạy vào nộp hồ cái vèo là sau đó được cán bộ hải quan
xử lý ngay. Nhìn kỹ thì thấy trong các hồ sơ các bác này nộp đều có phong bì.
Anh em cười đùa là sao trước đây thầy không dạy mình cái vụ này. Một bài học nhỏ
nhưng thú vị. Cứ thế rất nhiều câu chuyện tương tự nhỏ hơn, lớn hơn, được tuôn
ra. Có bạn đổi việc nhiều lần vì không chịu đựng được sự phân công công việc
“không tương xứng” với đẳng cấp bằng cấp – học bằng cấp thế này thì phải là làm
quản lý này nọ đi tây đi tàu... Nhiều bạn mới vào làm được vài tháng thì bị cho
nghỉ việc vì góp ý đề xuất điều chỉnh vĩ mô vi mô quản lý chiến lược cao siêu
không áp dụng được… Nói chung là vấp đủ kiểu và chạy nhảy làm đủ thứ việc kiếm
ăn kiếm tiền. Có bạn chịu đựng không nổi thì về quê hay vào làm nhà nước (như
các bạn này giờ đây cũng hoành tráng lắm, đâu toàn cở trưởng phòng, phó giám đốc
hay giám đốc sở, ….gặp gỡ cũng khó nhoằn lắm).
Giờ
này thì các con đi học toàn trường tư – từ chính sách xã hội hóa giáo dục theo
định hướng xhcn. Tiền học phí đóng cho con cấp vỡ lòng còn hơn cả tiền lương ba
mẹ đi làm trước đây khi mới tốt nghiệp đại học. Ngày 20/11 ba mẹ vẫn chuẩn bị
quà để con mang vào lớp cho TG và tham gia đóng góp vào các quỹ hoạt động của
trường. Mọi người bảo mở trường và bệnh viện bây giờ lời lắm, xin giấy phép
cũng khó và tốn lắm. Kinh doanh con chữ được lãi lớn và rất được tôn trọng nữa.
Còn kinh doanh mấy thứ khác thì vẫn bị gọi là “con buôn” – nghe rẻ rúng hơn.
Nhưng
trong kinh doanh thì rõ ràng lắm: “khách hàng là thượng đế”, “cổ
đông là trung tâm”. Tất cả mọi nổ lực cạnh tranh là nhằm làm cho 2 đối
tượng này được hài lòng và thụ hưởng những sản phẩm dịch vụ & lợi ích cao
nhất. Cá nhân hay tập thể nào làm không được thì bị đào thải ngay và người giỏi
hơn sẽ thay thế, nhờ vậy mà xã hội phát triển.
Đứng ở góc nhìn kinh doanh thì HT vừa là khách hàng và là cổ đông. Họ hoặc phụ huynh họ đóng trả lương cho TG bằng tiền
túi trực tiếp hoặc bằng tiền thuế của mình – như thế họ đáng được xem là khách
hàng thường xuyên trung thành xứng đáng thụ hưởng các sản phẩm dịch vụ tốt nhất
từ TG. Họ là cổ đông vì họ nắm một phần tương lai của đất nước này – do vậy
không thể trao cho họ bất kỳ sự thua lỗ thất bại nào hậu quả từ bất kỳ yếu kém
của bất kỳ ai là TG.
Xưa
nay dân ta còn gọi quan chức là “quan thầy”. Quan chức cũng là TG – TG của nhân
dân!
Nên
chăng cần đổi lại “tư duy” – như Đảng ta luôn kêu gọi mỗi lần muốn “đổi
mới” cái gì đó, là “nhất tự vi HT, nhị tự vi HT”. Và cũng nên có ngày Học
Trò – đến ngày này, các TG phải cung kính đến thăm HT và tạ lỗi vì dạy bậy, làm
bậy và hứa sẽ cải thiện tốt hơn. Không xong thì cho nghỉ. Giống như mấy ông quản
lý công ty phải đi cung kính tạ lỗi khách hàng / cổ đông trong ngày khách hàng
/ ngày cổ đông!
Cũng có thể 'gọi' (cho rằng) bài viết này thể hiện TƯ DUY PHẢN BIỆN. Tác giả đã phân tích, mổ xẻ, nhìn vấn đề ở một giác độ khác. Like!
RépondreSupprimerTôi rất tán thành bài viết này; tôi cũng là thày giáo nhưng tự nhận thấy mối quan hệ TG-HT như quan hệ nhà sản xuất với khách hàng vậy. Thế mà có "Kẻ" TG nói hùng hồn trong ngày 20/11 rằng chúng ta(TG) là công dân hạng một! nghề của chúng ta (TG) là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý! tôi muốn ói quá.
RépondreSupprimer