Đỗ Trung Quân
em hãy đi cùng tôi
đến trước từng ngôi nhà
hỏi thăm từng người chị.
hỏi thăm từng người cha
em hãy đi cùng tôi
áo mới và mang quà
đùa vui cùng đàn bé
tay cầm lồng đèn hoa...
hỏi thăm nhau từ thành phố tới nơi thôn làng
bàn tay nâng hòa bình cất tiếng ca bình minh
lòng hân hoan nghe chừng mình như mới lớn
đường mời đón chân ta đi khắp mọi miền
còn nhiều, rất nhiều cái " ảo tưởng " tinh khôi, trong trẻo của trịnh công sơn cho một ngày hòa bình như trong cổ tích, mơ mộng và ảo tưởng là yếu tính của người nghệ sĩ , đấy là những giấc mơ đẹp của ông khi chiến tranh chưa kết thúc,đôi cánh hòa bình còn tả tơi...
nhưng " hòa bình " lại đến bằng gương mặt khác , không phải bằng bàn tay thả chim câu lên trời mà của thanh gươm cắm xuống tờ lịch 30 tháng tư.39 năm trôi qua,những giấc mơ đẹp nhanh chóng phai dần màu sắc ban đầu của chiếc cầu vồng.nó chỉ còn lại một màu duy nhất từ ấy đến giờ : màu đỏ !
" Chỉ mấy ngày nữa thôi thì lại trống giong cờ mở. Cả một trời đỏ lòe băng rôn, áp phích và mọi thứ. Năm nào cũng hừng hực như vậy. Để làm gì? Trong khi rất đông người của phe thắng cuộc đã thấy thấm đau. Trong khi nhiều người muốn có cách diễn giải khác. Trong khi nhiều người muốn một lễ tưởng niệm chung. Trong khi đa số đã hiểu “có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn”.[ dạ ngân ]
vẫn còn nhiều người nghe và cố nuôi dưỡng niềm " mơ ước " của trịnh công sơn " “Người vinh quang mơ ước địa đàng Người gian nan mơ ước bình thường Làm sao đến gần hy vọng cuộc vui chung..." .tiếc thay ! khi " cố nuôi " thì ảo vọng sẽ còn nguyên ảo vọng ,không có " cuộc vui chung " nào chỉ nằm từ một phía,lại là phía không có gì ngoài cánh bồ câu ảo giác ...tôi đã từng như thế , đã từng tự an ủi mình thôi thì đã hết chiến tranh hãy sống và làm những điếu tốt lành cho chính mình và xã hội.nhưng chỉ một ngày không ngờ bỗng choàng tỉnh nhận ra hết chiến tranh nhưng không ắt hẳn là có hoà bình.cái hòa bình thật sự từ lòng người,cố gắng thả con chim câu ảo tưởng bay lên cũng chính là cố gắng tự lừa mình.chiến tranh đã hủy diệt tuổi trẻ của thế hệ tôi,thế hệ của cả hai miền.nhưng " chủ nghĩa" hủy diệt cả một đất nước không bằng cảnh hoang tàn mà chính bằng sự sa đọa dần tâm hồn con người, bần cùng hóa dần xứ sở trước nhân loại văn minh.
chúng ta đang là công dân hạng mấy ngay chính trên đất nước của mình ?
đừng cố nuôi ảo tưởng,ám thị mình về" cuộc vui chung" khi cuộc vui ấy chỉ dành cho một phía nào đấy.điều ấy không giúp ta nhìn rõ sự thật,đã một phần hai thế kỷ rồi còn gì.
tôi không nhầm lẫn nữa dù lòng vẫn nuôi một cánh chim câu chưa từng thả lên mây trắng.
có khi mình chết rồi cánh chim ấy vẫn còn trong lòng tay nắm chặt.
Facebook Đỗ Trung Quân
đến trước từng ngôi nhà
hỏi thăm từng người chị.
hỏi thăm từng người cha
em hãy đi cùng tôi
áo mới và mang quà
đùa vui cùng đàn bé
tay cầm lồng đèn hoa...
hỏi thăm nhau từ thành phố tới nơi thôn làng
bàn tay nâng hòa bình cất tiếng ca bình minh
lòng hân hoan nghe chừng mình như mới lớn
đường mời đón chân ta đi khắp mọi miền
còn nhiều, rất nhiều cái " ảo tưởng " tinh khôi, trong trẻo của trịnh công sơn cho một ngày hòa bình như trong cổ tích, mơ mộng và ảo tưởng là yếu tính của người nghệ sĩ , đấy là những giấc mơ đẹp của ông khi chiến tranh chưa kết thúc,đôi cánh hòa bình còn tả tơi...
nhưng " hòa bình " lại đến bằng gương mặt khác , không phải bằng bàn tay thả chim câu lên trời mà của thanh gươm cắm xuống tờ lịch 30 tháng tư.39 năm trôi qua,những giấc mơ đẹp nhanh chóng phai dần màu sắc ban đầu của chiếc cầu vồng.nó chỉ còn lại một màu duy nhất từ ấy đến giờ : màu đỏ !
" Chỉ mấy ngày nữa thôi thì lại trống giong cờ mở. Cả một trời đỏ lòe băng rôn, áp phích và mọi thứ. Năm nào cũng hừng hực như vậy. Để làm gì? Trong khi rất đông người của phe thắng cuộc đã thấy thấm đau. Trong khi nhiều người muốn có cách diễn giải khác. Trong khi nhiều người muốn một lễ tưởng niệm chung. Trong khi đa số đã hiểu “có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn”.[ dạ ngân ]
vẫn còn nhiều người nghe và cố nuôi dưỡng niềm " mơ ước " của trịnh công sơn " “Người vinh quang mơ ước địa đàng Người gian nan mơ ước bình thường Làm sao đến gần hy vọng cuộc vui chung..." .tiếc thay ! khi " cố nuôi " thì ảo vọng sẽ còn nguyên ảo vọng ,không có " cuộc vui chung " nào chỉ nằm từ một phía,lại là phía không có gì ngoài cánh bồ câu ảo giác ...tôi đã từng như thế , đã từng tự an ủi mình thôi thì đã hết chiến tranh hãy sống và làm những điếu tốt lành cho chính mình và xã hội.nhưng chỉ một ngày không ngờ bỗng choàng tỉnh nhận ra hết chiến tranh nhưng không ắt hẳn là có hoà bình.cái hòa bình thật sự từ lòng người,cố gắng thả con chim câu ảo tưởng bay lên cũng chính là cố gắng tự lừa mình.chiến tranh đã hủy diệt tuổi trẻ của thế hệ tôi,thế hệ của cả hai miền.nhưng " chủ nghĩa" hủy diệt cả một đất nước không bằng cảnh hoang tàn mà chính bằng sự sa đọa dần tâm hồn con người, bần cùng hóa dần xứ sở trước nhân loại văn minh.
chúng ta đang là công dân hạng mấy ngay chính trên đất nước của mình ?
đừng cố nuôi ảo tưởng,ám thị mình về" cuộc vui chung" khi cuộc vui ấy chỉ dành cho một phía nào đấy.điều ấy không giúp ta nhìn rõ sự thật,đã một phần hai thế kỷ rồi còn gì.
tôi không nhầm lẫn nữa dù lòng vẫn nuôi một cánh chim câu chưa từng thả lên mây trắng.
có khi mình chết rồi cánh chim ấy vẫn còn trong lòng tay nắm chặt.
Facebook Đỗ Trung Quân
Chỉ còn một cánh chim câu thì làm sao con chim hòa bình ấy có thể bay cao được.
RépondreSupprimerVà dù cho có đủ đôi cánh chim câu đi chăng nữa thì liệu một con chim hòa bình có thể thay đổi được điều gì chăng?
Quê hương của bác "Kwan là dân" nay đâu còn bướm vàng, đâu còn bao nhiêu cánh diều mơ ước nữa?
Lâu lâu mới thấy anh Kuan viết. Vẫn bay bổng trong tư duy.
RépondreSupprimerKính gửi anh Huỳnh Ngọc Chênh, em có một bài viết đã đăng trên Blog Mai Tú Ân của em, nhưng xét thấy nó vẫn có ích nên em gửi anh xem xét xem sao. Mong được blog của anh đăng lắm. Em rất mong muốn được cộng tác lâu dài với anh, nếu anh đồng ý. Người em cũ của anh.
RépondreSupprimerBAO GIỜ VIỆT NAM CHÚNG TA CÓ MỘT NGÀY HÒA HỢP DÂN TỘC ?
Ngày 30/4 lại đến...Và như trong gần 40 năm qua, Nó là một ngày chia rẽ dân tộc Việt Nam chúng ta làm hai nửa không bình yên. Hai nửa đối nghịch nhau, hai nửa vui buồn, kẻ hạnh phúc người đau khổ... và Nó sẽ còn chia rẽ chúng ta không biết đến bao giờ, không biết đến khi nào, và không biết sẽ đi tới đâu...
Nhưng tôi mơ thấy điều đó sắp thay đổi. Cái ngày đó sẽ được, chính thức hay không chính thức trở thành Ngày Hòa Hợp Dân Tộc, Ngày Xóa Bỏ Hận Thù, Xích Lại Gần Nhau, Nối Vòng Tay Lớn...Đã gần 40 năm trôi qua thì tại sao không bỏ đi, cả từ hai phía những định kiến đã cũ, đã xưa, và đã làm đau lòng một nửa dân tộc Việt Nam chúng ta với những cái tên như ngày Quốc Hận, hay ngày Đại Thắng...
Những cái tên gọi khiên cưỡng đó không còn hợp thời, không còn hợp lòng dân, không còn hợp đạo Ông Bà Tổ Tiên, không còn hợp lẽ Trời Đất nữa khi cuộc chiến đã rời xa quá xa...Những con người chính của những sự kiện đó đã đủ vui mừng và đủ đau khổ nếm trải cái điều lẽ ra không nên xảy ra, và đa số họ cũng đã về với thế giới bên kia với niềm vui và nỗi buồn của họ rồi. Chỉ còn những con người Việt Nam mới không cần biết nhiều, không cần nhớ nhiều mà chỉ cần xây dựng lòng tin, tình yêu thương dân tộc...Họ không cần nhớ, không cần biết đến điều mà khi nhắc đến thì chỉ có một nửa nước vui, nhưng một nửa nước lại buồn, hay ngược lại. Họ không cần nhớ nhiều đến cái sự kiện như là một lưỡi gươm thọc sâu vào trái tim của dân tộc và chia nó ra làm hai nửa đẫm máu, như hai quốc gia, hai dân tộc thù định truyền kiếp vậy...
Giờ đây chính là lúc chúng ta phải tự hỏi mình rằng, làm sao mà chúng ta vẫn có thể ăn mừng, làm sao mà vẫn có thể nhở nhơ hạnh phúc cho được khi có đến một nửa đồng bào chúng ta phải sống buồn tủi, bất hạnh. Làm sao chúng ta có thể hò reo sung sướng khi một nửa đồng bào kia chúng ta phải câm nín, uất hận... Làm sao chúng ta có thể đốt pháo mừng chiến thắng khi một nửa đồng bào của chúng ta phải nghẹn ngào đau đớn đốt những nén nhang tưởng nhớ sự bi tráng của sụp đổ, mất mát...
Chúng ta đã thản nhiên làm điều đó gần 40 năm rồi và kết quả là hố sâu giữa lòng dân tộc chúng ta không bao giờ thu hẹp lại. Tại sao chúng ta không dẹp luôn cái Vinh-Quang-Đã-Xưa-Cũ, cái Niềm-Vui-Chiến-Thắng-Thiển-Cận ấy đi để đổi lại cả Một-Nửa-Dân-Tộc sẽ trở về với Dân Tộc Việt Nam chúng ta ? Tại sao chúng ta không dẹp luôn cái Hão Huyền của Chiến Thắng đã cũ, dẹp luôn cái Vinh Quang đang ngày một nhạt dần đi để lấp đầy cái hố sâu hận thù đó bằng tình đồng bào, nghĩa dân tộc, bằng lòng rộng mở của tình yêu thương, san bằng mọi cách biệt để từ nay cả Dân Tộc Việt Nam chúng ta đều chan hòa niềm vui chung và dịu bớt đi nỗi buồn riêng...
Và ngày 30/4 vẫn là một ngày Lễ Lớn, nhưng không phải để ăn mừng chiến thắng mà là để ăn mừng sự hòa hợp dân tộc, giang san thu về một mối, Bắc Nam sum họp, hòa một màu cờ. Ngày đó sẽ không có diễu binh ầm ĩ sắt thép, không có những đoàn binh rầm rập duyệt binh, không nhắc nhớ chuyện cũ mà chỉ có những lễ hội diễu hành Canavan rộn ràng với những cô gái xinh đẹp mang những màu cờ chung, cùng những vòng hoa rực rỡ nhảy múa ca hát...Và tất cả người VN sẽ cầm tay nhau, ôm hôn nhau không phân biệt tất cả... Những con người Việt Nam với tình yêu thương giữa người Việt Nam với người Việt Nam chúng ta...
Đó là giấc mơ của tôi và không chỉ của một mình tôi...
Mai Tú Ân
ma-tu-an.blogspot.com
Tôi rất tâm đắc bài viết của Boxit VN ! 30-4 nhửng phố tàu ,thắng thua ,thua thắng ! bao nhiêu sinh mạng của người VN từ 2 phía quốc gia và cộng sản ,xương chất cao hơn núi máu chảy thành sông và chúng ta lại có được nhửng bộ óc siêu phàm định hướng tới năm 2020 -2050 .chúng ta có NHỬNG CON NGƯỜI YÊU NƯỚC RA ĐI CỨU QUỐC TỪ NĂM 14-15 TUỔI thật đáng để kính ......sợ /sau 39 năm 2 miền thống nhất anh tôi và con cháu chúng ta đang còn lại cái gì ? vô luật pháp vô chính phủ vô nhân tính vô lại /tham nhủng nhiều không đếm xuể như lá mùa thu ,trộm cắp đỉ điếm ,vô đạo đức ( chắc tàn dư của ông Thiệu còn sót lại ) ,mua quan bán chức bán học hàm học vị như tôm cá ngoài chợ ,thầy hiếp trò ,trò đánh thầy ,vợ giết chồng ...ôi xả hội của 1 dân tộc ra ngỏ gặp anh hùng ......1 đất nước ngót 100 triệu dân mà sau 40 năm cứ như đang quay lại từ ban đầu ,vẩn giật gấu vá vai ăn xin viện trợ .sau 40 năm từ đống tro tàn Nhật ngày nay như thế nào ,Thai lan.Singapore ,Malai,ngay cả campuchia ,Lào gọi là nước em út nhưng thằng anh còn thua ngất trời , thôi cứ hy vọng ĐƯỜNG LÊN CHỦ NGHỈ RỘNG THÊNH THANG -.....ráng mà đi dăm chục năm nửa ,để thấy thành quả 30 tháng 4 .tây thắng tàu thắng ,ai củng thắng chỉ có dân tộc chúng ta đang thui chột và đui què sứt mẻ
RépondreSupprimer