BAO TRIỀU VUA PHẾ ĐI RỒI
NGƯỜI YÊU NƯỚC CHẲNG MẤT NGÔI BAO GIỜ
|
Nhà Thơ, cựu chiến binh Nguyễn Duy |
Mượn hai câu thơ ấy của nhà thơ Nguyễn Duy làm chú thích cho bức ảnh chụp ông đang thắp nén nhang trước bàn thờ hải quân trung tá Ngụy Văn Thà - Hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo (HQ 10) - người đã cùng 73 người lính Việt Nam Cộng hòa khác tử trận trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 trước quân xâm lược Trung Quốc. Bức ảnh được chụp sáng nay, tại căn hộ 5.05 B - Cao ốc Nguyễn Kim, căn hộ do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa trao tặng cho bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh - vợ cố hải quân trung tá Ngụy Văn Thà.
Ngày ông Ngụy Văn Thà tử trận ở Hoàng Sa, nhà thơ Nguyễn Duy vẫn đang là một người lính Bắc Việt, ở phía bên kia chiến tuyến. Chắc nhà thơ Nguyễn Duy và nhiều người nữa, như: chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - nguyên Phó tham mưu trưởng quân chủng hải quân; nhà báo Nguyễn Thế Thanh; nhà báo - cựu binh Huy Đức... ở những ngày năm 1974 ấy khó thể nghĩ rằng có buổi sáng 40 năm sau họ sẽ thắp nén nhang trước vong linh một người lính Việt Nam Cộng hòa, ngay tại căn nhà mới tinh tươm của gia quyến, do chính họ góp tay tạo dựng nên.
VNEXPRESS:
Tặng nhà cho vợ người lính hi sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa
Sáng 11/7, chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa bàn giao nhà cho bà Huỳnh Thị Sinh, vợ của cựu binh Hoàng Sa Ngụy Văn Thà.
Thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo (HQ - 10) cùng 73 người lính khác đã mất trong trận Hải chiến Hoàng Sa chống lại quân Trung Quốc ngày 19/1/1974.
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ có 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trên tầng năm một cao ốc ở quận 10, TP HCM, do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
|
Bà Huỳnh Thị Sinh vợ thiếu tá Thà nhận nhà tình nghĩa. Ảnh: Duy Trần.
|
Đại diện Nhịp cầu Hoàng Sa, bà Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin TP HCM cho biết, chương trình chỉ có mục đích duy nhất là nối liền tất cả những tấm lòng Việt Nam hướng về những người đã ngã xuống vì chủ quyền đất nước. “Từ những chiến sĩ ở Gạc Ma bảo vệ Trường Sa năm 1988 đến người lính ở Hải chiến Hoàng Sa 1974 đều rất đáng trân trọng”, bà Thanh chia sẻ.
Chuẩn đô đốc, thiếu tướng Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội khoa học và Kinh tế Biển TP HCM cũng đến tham dự và bày tỏ: “Chúng ta chỉ có một Việt Nam và thông qua chương trình như Nhịp cầu Hoàng Sa người Việt khắp nơi trên thế giới sẽ góp phần giúp Việt Nam ngày một vững mạnh hơn, bảo vệ được lòng tự tôn của dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ”.
Chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa được khởi xướng từ ngày 7/1 bởi nhóm gồm nhiều cựu tổng biên tập các báo... Sau hơn 6 tháng vận động, chương trình đã nhận được hơn 1,7 tỷ đồng đóng góp.
Cùng thời gian này, Nhịp cầu Hoàng Sa còn hỗ trợ 400 triệu đồng giúp cựu binh trận Gạc Ma năm 1988 Lê Hữu Thảo mua lô đất và xây nhà ở thành phố Hà Tĩnh.
Duy Trần
nhìn hai bức ảnh, nước mắt sao cứ chảy hoài.
RépondreSupprimerTrung Tá Hải Quân chứ sao lại gọi là Hải Quân Trung Tá hè ?
RépondreSupprimerNgười Việt chân chính là vậy, kính trọng và nhớ ơn người hy sinh vì nước. Một nghĩa cử hơn cả ngàn trang lý luận nhảm nhí, hơn cả vạn lời rao giảng huyên thuyên làm như cao đạo mà tâm đen hơn mực.
RépondreSupprimer