(qua Thư ngỏ ngày 28/7/2014 gởi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.)
Tiêu Dao Bảo Cự
Nhiều người có thể nhìn thấy Thư ngỏ ngày 28/7/2014 gởi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thư ngỏ) của 61 đảng viên là một bước ngoặt lớn trong nội bộ những người cộng sản. Tiếp theo việc một số người tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản có tính lẻ tẻ, cá nhân và lời kêu gọi bỏ đảng cộng sản, thành lập đảng mới của Lê Hiếu Đằng chưa được đáp ứng thì việc xuất hiện Thư ngỏ này quả là một bước đột phá.
Những đảng viên ký Thư ngỏ là những đảng viên kỳ cựu, từ hơn 20 cho tới 70 tuổi đảng, đã từng giữ những chức vụ quan trọng trên nhiều lãnh vực hoặc là những trí thức ưu tú có uy tín trong xã hội, đã kinh qua chiến đấu và góp phần xây dựng đảng. Đây là cuộc tập hợp chưa từng có trước đây.
Những vấn đề Thư ngỏ nêu lên thực ra không mới, người ta, nhất là phía “lề dân” và ngay cả một số đảng viên cộng sản đã nói nhiều, nhưng đây là lần đầu một tập thể khá đông đảng viên minh nhiên nói ra. Hai vấn đề cốt tử được nêu lên là chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ và “thoát Trung”, bằng những lời xác quyết ngắn gọn, rành mạch. Thư ngỏ đã nhận định tình hình, phê phán và cảnh báo nghiêm khắc đối với đảng, đồng thời đưa ra những biện pháp cụ thể chứ không phải chỉ nói chung chung.
Những người ký Thư ngỏ đã không ngần ngại xác định, chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng của đảng cộng sản và không né tránh trách nhiệm của chính mình. Đó là một thái độ trung thực, thẳng thắn và can đảm.
Cho đến nay, trên phạm vi toàn thế giới, nhiều quốc gia và người dân, ngay cả tại những nước từng theo chế độ cộng sản, đánh giá chủ nghĩa cộng sản, nhất các chế độ cộng sản, như một tội ác lớn chống lại loài người, đã giết vài chục triệu người và đày đọa hàng trăm triệu người khác trong cảnh khốn cùng, mất tự do. Tuy nhiên cũng đã có một thời kỳ, lý tưởng cộng sản được xem như khát vọng và lương tri của một nửa phần nhân loại. Không chỉ những công nhân dưới chế độ tư bản man dã, những người bị bóc lột, áp bức, nhân dân các nước bị nô lệ, mà cả những trí thức có lương tri cũng đã tán thành và đấu tranh cho lý tưởng cộng sản. Nhưng rồi thực tế lịch sử cho thấy khi những người cộng sản đã nắm được quyền lực, mọi sự đều đã quay ngược chiều cho đến khi sai lầm trở nên nghiêm trọng, tan rã toàn hệ thống và trở thành tội đồ của lịch sử. Đây là một bi kịch của chủ nghĩa cộng sản và cũng là bi kịch của nhân loại trong thế kỷ 20.
Ngay từ những ngày đầu thành lập và suốt lịch sử của mình, đảng cộng sản Việt Nam có không ít những người thực sự có lý tưởng cộng sản, chống áp bức bóc lột, vì độc lập dân tộc và đã hi sinh không ít máu xương cho cuộc chiến đấu của mình. Hiện nay trước tình hình suy thoái toàn diện của đảng, những người ký Thư ngỏ tự nhận là “những đảng viên ĐCSVN trung thành với tâm nguyện vì nước vì dân khi vào Đảng” đã lên tiếng.
Đọc Thư ngỏ, người dân có thể hỏi và cũng là vấn đề đương nhiên được đặt ra cho chính người trong cuộc, là nếu đảng không đáp ứng những yêu cầu của quý vị (mà xem ra tình hình sẽ như thế) thì quý vị sẽ làm gì? Có thể nghĩ đến hai cách:
- Tiếp tục cuộc vận động mạnh mẽ trong toàn đảng để lôi kéo những đảng viên còn “vì nước vì dân” làm một cuộc chuyển hóa mạnh mẽ trong đảng. Đây là việc không hề dễ dàng với sức ỳ và sự cố kết của các thành phần bảo thủ đang nắm quyền lực và quyền lợi trong đảng.
- Ra khỏi đảng hay thành lập một đảng mới và đứng về phía nhân dân tiến hành một cuộc đấu tranh cho tổ quốc và dân quyền. Đây cũng là việc mà một số trong thành phần những người ký Thư ngỏ đã và đang làm.
Với sự xuất hiện của Thư ngỏ, một số người dân và đảng viên có thể có chút hi vọng vì sự chuyển hóa trong đảng liên quan đến vận mệnh đất nước. Tuy nhiên đại đa số người dân có thể tán thành và hoan nghênh nhưng không thể trông chờ hoàn toàn về điều này mà vẫn phải luôn tiến hành cuộc đấu tranh của mình, trước hết thông qua những hoạt động và tổ chức xã hội dân sự đang dần khởi sắc để đạt đến mục tiêu dân chủ hóa, phát triển đất nước và thoát vòng nô lệ của Trung quốc.
Còn về phía những đảng viên ký Thư ngỏ, những người tự nhận là vì dân vì nước và không chối bỏ trách nhiệm của mình về những sai lầm của đảng, nếu không tiếp tục làm gì tích cực tiếp theo, thì cũng chỉ khác với những đảng viên đang cầm quyền là họ đã về hưu.
Đà lạt 31/7/2014
TDBC
Tiêu Dao Bảo Cự
Nhiều người có thể nhìn thấy Thư ngỏ ngày 28/7/2014 gởi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thư ngỏ) của 61 đảng viên là một bước ngoặt lớn trong nội bộ những người cộng sản. Tiếp theo việc một số người tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản có tính lẻ tẻ, cá nhân và lời kêu gọi bỏ đảng cộng sản, thành lập đảng mới của Lê Hiếu Đằng chưa được đáp ứng thì việc xuất hiện Thư ngỏ này quả là một bước đột phá.
Những đảng viên ký Thư ngỏ là những đảng viên kỳ cựu, từ hơn 20 cho tới 70 tuổi đảng, đã từng giữ những chức vụ quan trọng trên nhiều lãnh vực hoặc là những trí thức ưu tú có uy tín trong xã hội, đã kinh qua chiến đấu và góp phần xây dựng đảng. Đây là cuộc tập hợp chưa từng có trước đây.
Những vấn đề Thư ngỏ nêu lên thực ra không mới, người ta, nhất là phía “lề dân” và ngay cả một số đảng viên cộng sản đã nói nhiều, nhưng đây là lần đầu một tập thể khá đông đảng viên minh nhiên nói ra. Hai vấn đề cốt tử được nêu lên là chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ và “thoát Trung”, bằng những lời xác quyết ngắn gọn, rành mạch. Thư ngỏ đã nhận định tình hình, phê phán và cảnh báo nghiêm khắc đối với đảng, đồng thời đưa ra những biện pháp cụ thể chứ không phải chỉ nói chung chung.
Những người ký Thư ngỏ đã không ngần ngại xác định, chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng của đảng cộng sản và không né tránh trách nhiệm của chính mình. Đó là một thái độ trung thực, thẳng thắn và can đảm.
Cho đến nay, trên phạm vi toàn thế giới, nhiều quốc gia và người dân, ngay cả tại những nước từng theo chế độ cộng sản, đánh giá chủ nghĩa cộng sản, nhất các chế độ cộng sản, như một tội ác lớn chống lại loài người, đã giết vài chục triệu người và đày đọa hàng trăm triệu người khác trong cảnh khốn cùng, mất tự do. Tuy nhiên cũng đã có một thời kỳ, lý tưởng cộng sản được xem như khát vọng và lương tri của một nửa phần nhân loại. Không chỉ những công nhân dưới chế độ tư bản man dã, những người bị bóc lột, áp bức, nhân dân các nước bị nô lệ, mà cả những trí thức có lương tri cũng đã tán thành và đấu tranh cho lý tưởng cộng sản. Nhưng rồi thực tế lịch sử cho thấy khi những người cộng sản đã nắm được quyền lực, mọi sự đều đã quay ngược chiều cho đến khi sai lầm trở nên nghiêm trọng, tan rã toàn hệ thống và trở thành tội đồ của lịch sử. Đây là một bi kịch của chủ nghĩa cộng sản và cũng là bi kịch của nhân loại trong thế kỷ 20.
Ngay từ những ngày đầu thành lập và suốt lịch sử của mình, đảng cộng sản Việt Nam có không ít những người thực sự có lý tưởng cộng sản, chống áp bức bóc lột, vì độc lập dân tộc và đã hi sinh không ít máu xương cho cuộc chiến đấu của mình. Hiện nay trước tình hình suy thoái toàn diện của đảng, những người ký Thư ngỏ tự nhận là “những đảng viên ĐCSVN trung thành với tâm nguyện vì nước vì dân khi vào Đảng” đã lên tiếng.
Đọc Thư ngỏ, người dân có thể hỏi và cũng là vấn đề đương nhiên được đặt ra cho chính người trong cuộc, là nếu đảng không đáp ứng những yêu cầu của quý vị (mà xem ra tình hình sẽ như thế) thì quý vị sẽ làm gì? Có thể nghĩ đến hai cách:
- Tiếp tục cuộc vận động mạnh mẽ trong toàn đảng để lôi kéo những đảng viên còn “vì nước vì dân” làm một cuộc chuyển hóa mạnh mẽ trong đảng. Đây là việc không hề dễ dàng với sức ỳ và sự cố kết của các thành phần bảo thủ đang nắm quyền lực và quyền lợi trong đảng.
- Ra khỏi đảng hay thành lập một đảng mới và đứng về phía nhân dân tiến hành một cuộc đấu tranh cho tổ quốc và dân quyền. Đây cũng là việc mà một số trong thành phần những người ký Thư ngỏ đã và đang làm.
Với sự xuất hiện của Thư ngỏ, một số người dân và đảng viên có thể có chút hi vọng vì sự chuyển hóa trong đảng liên quan đến vận mệnh đất nước. Tuy nhiên đại đa số người dân có thể tán thành và hoan nghênh nhưng không thể trông chờ hoàn toàn về điều này mà vẫn phải luôn tiến hành cuộc đấu tranh của mình, trước hết thông qua những hoạt động và tổ chức xã hội dân sự đang dần khởi sắc để đạt đến mục tiêu dân chủ hóa, phát triển đất nước và thoát vòng nô lệ của Trung quốc.
Còn về phía những đảng viên ký Thư ngỏ, những người tự nhận là vì dân vì nước và không chối bỏ trách nhiệm của mình về những sai lầm của đảng, nếu không tiếp tục làm gì tích cực tiếp theo, thì cũng chỉ khác với những đảng viên đang cầm quyền là họ đã về hưu.
Đà lạt 31/7/2014
TDBC
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire