Người Buôn Gió
Mình một lần duy nhất đi ăn phở Bát Đàn, đó là do có ông bạn từ xa về muốn được thưởng thức. Ông bạn đọc báo nghe tên quán đấy nổi tiếng cứ muốn mình đẫn di.
Mình bảo ăn phở ngon thì đâu cần đi đến Bát Đàn, chỉ cần đi bộ từ nhà mình vào Hàng Giầy có hàng Phở Kế không kém cạnh gì, không thì đi ra hàng Muối ăn phở Cường cũng rất được. Không thích thì vào ngõ Trung Yên ăn phở Sướng. Chả việc gì phải ra Bát Đàn từ mờ sáng xếp hàng. Trong vòng bán kính 500 mét đổ lại có đến 3 hàng phở bò như vậy, chưa kể phở gà bên Nguyễn Hữu Huân đầu nhánh Phất Lộc đâm ra, hoặc phở gà chợ Hàng Bè đều địch lại phở gà Nguyễn Du trở lên.
Phở Bát Đàn các bạn bè của mình và tất cả hàng xóm của mình rất nhiều người chưa ăn bao giờ, may lắm có người cũng ăn một hai lần. Chưa bao giờ mình đi qua cái hàng phở đấy thấy người quen, cũng như chưa bao giờ thấy người quen nào, bạn thân nào ở Hà Nội khen phở Bát Đàn và nói họ ăn thường xuyên ở đấy cả.
Cái ông bạn ở xa về cứ nằng nặc đòi đi, mà ông ấy còn bảo ăn xong ra cà phê Nhân ở Bảo Khánh nhé.
Thôi thì chiều ông ấy, đáng ra cứ cuốc bộ một quãng ra ngõ Trung Yên, ăn xong quay về đầu hàng Bạc uống cà phê Năng là có đủ hương vị Hà Nội về phở và cà phê rồi. Thế là lại phải cuốc bộ xa thêm vào tận Bát Đàn. À mà nói chuyện chữ '' vào '' chút nhé. Nếu nhà ở bên ngoài chỗ Trần Nhật Duật mà đi hướng mạn Hàng Bồ, Hàng Thiếc gì đó thì gọi là '' vào ''. Còn nếu đi hướng Bạch Mai, Bà Triệu, Phố Huế thì gọi là '' xuống''. Đi hướng mạn Cầu Long Biên, Yên Phụ thì gọi là ''lên''. Người dân lấy chỗ nhà mình làm tâm để chỉ hướng đi, Đông là ra, Bắc là lên, Nam là xuống, Tây là vào.
Hai anh em xếp hàng, may cũng có chỗ ngồi, ăn xong bát phở vật vã vì sát vai với người bên cạnh. Mình nhìn thấy có những tốp khách 5 đến 7 người, hình như họ cũng ở xa về được người nhà dẫn đi ăn phở Bát Đàn giống mình dẫn ông bạn. Cái trò xếp hàng nó thành một thứ hấp dẫn cho khách phương xa về tham quan, du lịch và muốn thấy những cái lạ ở Hà Nội.
Buồn cái là họ tò mò tìm hiểu, xong rồi quy kết lối sống của người Hà Nội là như vậy. Là xếp hàng để ăn được bát phở mất bao công, rồi chen chúc nhau kiếm chỗ ngồi, rồi ngồi sát bệ cống, rồi đứng để ăn.
Lạ cái sao họ không nhìn đoàn người vào thăm lăng HCM để nói là người HN khổ thế, xếp hàng dưới nắng, đi từng bước một vào nhìn thi thể HCM xong cái rồi về nhỉ. Đời mình đến nay ăn phở Bát Đàn có một lần, đi vào lăng HCM cũng có một lần. Lần đấy ở trong quân đội năm 1990. Trung đoàn mình cho 20 thằng ăn mặc đẹp, vào nhà quốc hội để đại diện cho khối quân đội nhân dân VN dự mít tinh ngày giải phóng đất nước. Dự xong bị dồn vào lăng , chứ lúc đó mình muốn tạt về nhà chơi lắm.
Bạn thử hỏi xem có người dân phố cổ nào đều đặn đi thăm lăng HCM cũng như đều đặn đi ăn phở Bát Đàn.?
Cái hàng phở Bát Đàn nắm được nhu cầu khách muốn phong cách vậy, thì họ chiều thôi. Đang bán được thế, chả tội gì họ thay đổi cả. Mà có khi thay đổi lại chả bán được đông như thế. Hàng phở Cường Hàng Muối đã mở thêm nhiều cửa hàng do con trai, con gái bán cũng như hàng phở Thìn cũng thế. Nhưng rồi thì chỉ có chỗ ban đầu là bán được, các chỗ kia lúc đầu đông khách. Sau ít dần rồi đóng cửa. Vì sao là cùng một bí kíp gia truyền mà lại vậy, vì khách không hợp khẩu vị hay vì sao.? Hay vì tâm lý là phải ăn ở đúng chỗ phố cổ mới ngon vì không gian xung quanh này nọ ...?
Vì một thứ thôi, đó là không ngon bằng. Thế mới lạ, cùng là con ruột, anh chị e ruột đấy. Nhưng mở ở nơi khác lại không ngon bằng. Cũng như phở Lý Quốc Sư người ta mang đi nơi khác cũng ở tình trạng như vậy. Dù cửa hàng sạch đẹp, rộng rãi khang trang , chỗ ngồi mát lịm như chả hiểu sao lại không ngon bằng chỗ cũ. Người ta nói là do tâm lý, cái này không hẳn là vậy. Mà thực sự là mang đi chỗ khác vị nó không ngon bằng chỗ cũ. Ai đi ăn thử ở các hàng cùng thương hiệu nhưng khác chỗ nhau thì tất biết ngay. Chất lượng nó nằm ngay trong bát phở chứ chả phải vì không gian khác nhau gì cả.
Thế nên đừng có đặt câu hỏi tại sao người ta chen chúc nhau như vậy. Bạn đã bao giờ thấy hàng cốm, hàng rươi gánh rong đi rao trong những khu dân trí cao như ở Trung Kính, Yên Hoà hay Linh Đàm...chưa.? Thậm chí là cả khu chợ ở khu vực đấy cũng không có bán đừng nói là hàng rong. Có những người ở ngôi nhà hàng chục tỷ tại khu vực đó, họ lắc đầu không biết món rươi là thế nào. Khi họ nhìn thấy còn hốt hoảng bảo con gì mà kinh thế.
Các bạn lập luận và lấy ví dụ thật buồn cười. Các bạn nói người Hà Nội khổ vì phải xếp hàng mua bát phở rồi đứng mà ăn cái bát phở đục ngầu. Nhưng các bạn không nghĩ đó là những người Hà Nội hay những người đến Hà Nội. Các bạn không kể hàng chục thương hiệu phở khác người ta ăn vẫn bàn ghế ngồi đàng hoàng, phục vụ vui vẻ . Các bạn nói hàng quán chen chúc nhau chật chội mà không chịu rời đến những khu đô thị sạch đẹp. Các bạn chả nghĩ rằng nếu hàng rươi, hàng cốm và các thứ hàng khác mang đến những khu đấy bán cho ai ăn. Và cả những hàng phở tên hiệu có nổi đến đâu trong phố cổ đi chăng nữa cũng không nhiều người ăn để cửa hàng đủ tồn tại, ở những nơi đô thị sang trọng, sạch đẹp, dân trí cao như vậy.
Hôm nay lại thấy các bạn hết chuyện món ăn quay sang chuyện chỗ bán hàng phố cổ người ta đâm chém nhau để giành chỗ bán. Còn nêu cả tên ngõ Phất Lộc cả phường Hàng Buồm ra. Tào lao hết chỗ nói.
Lúc đương thời của Khánh Trắng, Phúc Bồ họ làm ăn ở chỗ nào chứ không bao giờ họ đụng đến các cửa hàng của dân phố cổ. Hầu như có một luật bất thành văn là các anh chị giang hồ không bao giờ đứng ra bảo kê hay thu tiền gì của những người bán hàng ở vỉa hè phố cổ hoặc ở nhà họ.Vì những người bán hàng toàn là người trong phố, trong ngõ, họ bán từ đời này qua đời khác ở góc phố, cột điện...chả ai đến tranh chỗ họ được.
Ai đã ngồi bán trước thì cứ thế ngồi bán, người sau không tìm được chỗ khác thì thôi. Còn ngồi nhờ trước cửa nhà khác, thỉnh thoảng quà cáp biếu xén để tạ lỗi làm cản trở nhà người ta ra vào cũng có, nhưng thế là đôi bên tự ý hiểu nhau theo đúng nghĩa tình cảm, hàng xóm láng giềng ăn ở biết điều với nhau. Làm quái gì có chuyện '' bảo kê '' nào.
Xong rồi lại còn nói, người ở đâu đến đấy bán là khó , có nước đi đời.
Nói thế mà cũng nói được, chỗ ngồi thì hiếm, bản thân nhà không bán hàng cũng muốn chỗ dựng cái xe máy. Nhưng ngặt vì hàng xóm người ta bán hàng lâu đời đành phải chịu. Giờ nói chuyện người ở đâu đến chiếm chỗ bán hàng rồi bảo người dân vui vẻ để yên cho thì nói chuyện hoang đường. Cứ thử đặt cái gánh hàng rong trước cửa toà soạn báo thôi, chả nói đâu xa là biết ngay.
Theo blog YQHVNUTM
Mình một lần duy nhất đi ăn phở Bát Đàn, đó là do có ông bạn từ xa về muốn được thưởng thức. Ông bạn đọc báo nghe tên quán đấy nổi tiếng cứ muốn mình đẫn di.
Mình bảo ăn phở ngon thì đâu cần đi đến Bát Đàn, chỉ cần đi bộ từ nhà mình vào Hàng Giầy có hàng Phở Kế không kém cạnh gì, không thì đi ra hàng Muối ăn phở Cường cũng rất được. Không thích thì vào ngõ Trung Yên ăn phở Sướng. Chả việc gì phải ra Bát Đàn từ mờ sáng xếp hàng. Trong vòng bán kính 500 mét đổ lại có đến 3 hàng phở bò như vậy, chưa kể phở gà bên Nguyễn Hữu Huân đầu nhánh Phất Lộc đâm ra, hoặc phở gà chợ Hàng Bè đều địch lại phở gà Nguyễn Du trở lên.
Phở Bát Đàn các bạn bè của mình và tất cả hàng xóm của mình rất nhiều người chưa ăn bao giờ, may lắm có người cũng ăn một hai lần. Chưa bao giờ mình đi qua cái hàng phở đấy thấy người quen, cũng như chưa bao giờ thấy người quen nào, bạn thân nào ở Hà Nội khen phở Bát Đàn và nói họ ăn thường xuyên ở đấy cả.
Cái ông bạn ở xa về cứ nằng nặc đòi đi, mà ông ấy còn bảo ăn xong ra cà phê Nhân ở Bảo Khánh nhé.
Thôi thì chiều ông ấy, đáng ra cứ cuốc bộ một quãng ra ngõ Trung Yên, ăn xong quay về đầu hàng Bạc uống cà phê Năng là có đủ hương vị Hà Nội về phở và cà phê rồi. Thế là lại phải cuốc bộ xa thêm vào tận Bát Đàn. À mà nói chuyện chữ '' vào '' chút nhé. Nếu nhà ở bên ngoài chỗ Trần Nhật Duật mà đi hướng mạn Hàng Bồ, Hàng Thiếc gì đó thì gọi là '' vào ''. Còn nếu đi hướng Bạch Mai, Bà Triệu, Phố Huế thì gọi là '' xuống''. Đi hướng mạn Cầu Long Biên, Yên Phụ thì gọi là ''lên''. Người dân lấy chỗ nhà mình làm tâm để chỉ hướng đi, Đông là ra, Bắc là lên, Nam là xuống, Tây là vào.
Hai anh em xếp hàng, may cũng có chỗ ngồi, ăn xong bát phở vật vã vì sát vai với người bên cạnh. Mình nhìn thấy có những tốp khách 5 đến 7 người, hình như họ cũng ở xa về được người nhà dẫn đi ăn phở Bát Đàn giống mình dẫn ông bạn. Cái trò xếp hàng nó thành một thứ hấp dẫn cho khách phương xa về tham quan, du lịch và muốn thấy những cái lạ ở Hà Nội.
Buồn cái là họ tò mò tìm hiểu, xong rồi quy kết lối sống của người Hà Nội là như vậy. Là xếp hàng để ăn được bát phở mất bao công, rồi chen chúc nhau kiếm chỗ ngồi, rồi ngồi sát bệ cống, rồi đứng để ăn.
Lạ cái sao họ không nhìn đoàn người vào thăm lăng HCM để nói là người HN khổ thế, xếp hàng dưới nắng, đi từng bước một vào nhìn thi thể HCM xong cái rồi về nhỉ. Đời mình đến nay ăn phở Bát Đàn có một lần, đi vào lăng HCM cũng có một lần. Lần đấy ở trong quân đội năm 1990. Trung đoàn mình cho 20 thằng ăn mặc đẹp, vào nhà quốc hội để đại diện cho khối quân đội nhân dân VN dự mít tinh ngày giải phóng đất nước. Dự xong bị dồn vào lăng , chứ lúc đó mình muốn tạt về nhà chơi lắm.
Bạn thử hỏi xem có người dân phố cổ nào đều đặn đi thăm lăng HCM cũng như đều đặn đi ăn phở Bát Đàn.?
Cái hàng phở Bát Đàn nắm được nhu cầu khách muốn phong cách vậy, thì họ chiều thôi. Đang bán được thế, chả tội gì họ thay đổi cả. Mà có khi thay đổi lại chả bán được đông như thế. Hàng phở Cường Hàng Muối đã mở thêm nhiều cửa hàng do con trai, con gái bán cũng như hàng phở Thìn cũng thế. Nhưng rồi thì chỉ có chỗ ban đầu là bán được, các chỗ kia lúc đầu đông khách. Sau ít dần rồi đóng cửa. Vì sao là cùng một bí kíp gia truyền mà lại vậy, vì khách không hợp khẩu vị hay vì sao.? Hay vì tâm lý là phải ăn ở đúng chỗ phố cổ mới ngon vì không gian xung quanh này nọ ...?
Vì một thứ thôi, đó là không ngon bằng. Thế mới lạ, cùng là con ruột, anh chị e ruột đấy. Nhưng mở ở nơi khác lại không ngon bằng. Cũng như phở Lý Quốc Sư người ta mang đi nơi khác cũng ở tình trạng như vậy. Dù cửa hàng sạch đẹp, rộng rãi khang trang , chỗ ngồi mát lịm như chả hiểu sao lại không ngon bằng chỗ cũ. Người ta nói là do tâm lý, cái này không hẳn là vậy. Mà thực sự là mang đi chỗ khác vị nó không ngon bằng chỗ cũ. Ai đi ăn thử ở các hàng cùng thương hiệu nhưng khác chỗ nhau thì tất biết ngay. Chất lượng nó nằm ngay trong bát phở chứ chả phải vì không gian khác nhau gì cả.
Thế nên đừng có đặt câu hỏi tại sao người ta chen chúc nhau như vậy. Bạn đã bao giờ thấy hàng cốm, hàng rươi gánh rong đi rao trong những khu dân trí cao như ở Trung Kính, Yên Hoà hay Linh Đàm...chưa.? Thậm chí là cả khu chợ ở khu vực đấy cũng không có bán đừng nói là hàng rong. Có những người ở ngôi nhà hàng chục tỷ tại khu vực đó, họ lắc đầu không biết món rươi là thế nào. Khi họ nhìn thấy còn hốt hoảng bảo con gì mà kinh thế.
Các bạn lập luận và lấy ví dụ thật buồn cười. Các bạn nói người Hà Nội khổ vì phải xếp hàng mua bát phở rồi đứng mà ăn cái bát phở đục ngầu. Nhưng các bạn không nghĩ đó là những người Hà Nội hay những người đến Hà Nội. Các bạn không kể hàng chục thương hiệu phở khác người ta ăn vẫn bàn ghế ngồi đàng hoàng, phục vụ vui vẻ . Các bạn nói hàng quán chen chúc nhau chật chội mà không chịu rời đến những khu đô thị sạch đẹp. Các bạn chả nghĩ rằng nếu hàng rươi, hàng cốm và các thứ hàng khác mang đến những khu đấy bán cho ai ăn. Và cả những hàng phở tên hiệu có nổi đến đâu trong phố cổ đi chăng nữa cũng không nhiều người ăn để cửa hàng đủ tồn tại, ở những nơi đô thị sang trọng, sạch đẹp, dân trí cao như vậy.
Hôm nay lại thấy các bạn hết chuyện món ăn quay sang chuyện chỗ bán hàng phố cổ người ta đâm chém nhau để giành chỗ bán. Còn nêu cả tên ngõ Phất Lộc cả phường Hàng Buồm ra. Tào lao hết chỗ nói.
Lúc đương thời của Khánh Trắng, Phúc Bồ họ làm ăn ở chỗ nào chứ không bao giờ họ đụng đến các cửa hàng của dân phố cổ. Hầu như có một luật bất thành văn là các anh chị giang hồ không bao giờ đứng ra bảo kê hay thu tiền gì của những người bán hàng ở vỉa hè phố cổ hoặc ở nhà họ.Vì những người bán hàng toàn là người trong phố, trong ngõ, họ bán từ đời này qua đời khác ở góc phố, cột điện...chả ai đến tranh chỗ họ được.
Ai đã ngồi bán trước thì cứ thế ngồi bán, người sau không tìm được chỗ khác thì thôi. Còn ngồi nhờ trước cửa nhà khác, thỉnh thoảng quà cáp biếu xén để tạ lỗi làm cản trở nhà người ta ra vào cũng có, nhưng thế là đôi bên tự ý hiểu nhau theo đúng nghĩa tình cảm, hàng xóm láng giềng ăn ở biết điều với nhau. Làm quái gì có chuyện '' bảo kê '' nào.
Xong rồi lại còn nói, người ở đâu đến đấy bán là khó , có nước đi đời.
Nói thế mà cũng nói được, chỗ ngồi thì hiếm, bản thân nhà không bán hàng cũng muốn chỗ dựng cái xe máy. Nhưng ngặt vì hàng xóm người ta bán hàng lâu đời đành phải chịu. Giờ nói chuyện người ở đâu đến chiếm chỗ bán hàng rồi bảo người dân vui vẻ để yên cho thì nói chuyện hoang đường. Cứ thử đặt cái gánh hàng rong trước cửa toà soạn báo thôi, chả nói đâu xa là biết ngay.
Theo blog YQHVNUTM
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire