Mỹ Hòa (thực hiện)
LTS: Nhân kỷ niệm 35 năm ngày mở đầu Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979, Tuần Việt Nam ghi nhận ý kiến của các học giả, tướng lĩnh quân đội, nhân chứng… về nguyên nhân, diễn biến quanh cuộc chiến và bài học rút ra cho mối quan hệ Việt – Trung trong hiện tại.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng
Viện chiến lược, Bộ công an:
- Sau
35 năm nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới (CTBG) phía Bắc năm 1979, theo ông,
chúng ta cần vạch ra rõ ràng, dứt khoát về bản chất và vị trí của cuộc chiến
này trong lịch sử như thế nào?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đây là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của
dân tộc VN. Về bản chất, nó không khác gì các cuộc kháng chiến oanh liệt trong
lịch sử như nhà Lý chống quân Tống, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên, nhà Lê
tiêu diệt quân Minh, và Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng nhà Thanh.
Làm một phép so sánh thế này, năm 1788 đầu
1789, trong vòng 10 ngày, Quang Trung Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc để giải
phóng và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh vào ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu
1789. Hàng năm ta vẫn kỷ niệm sự kiện này trong lễ hội Gò Đống Đa.
Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: Nguyễn Khánh/TTO |
Còn cuộc kháng chiến năm 1979, với khoảng thời
gian hơn 17 ngày (tính từ 17/2 khi TQ tràn qua biên giới VN đến 5/3/1979 khi TQ
bắt đầu rút quân – PV), ta đã đuổi được 60 vạn quân TQ ra khỏi bờ cõi. Một cuộc
kháng chiến chống xâm lược như vậy rất oanh liệt, vĩ đại chứ.
-Thế nhưng, nếu như chiến thắng của Quang
Trung Nguyễn Huệ đã được ghi lại đậm nét, được tưởng nhớ hàng năm, thì cuộc
kháng chiến 1979 đến nay dường như vẫn vắng bóng trong lịch sử VN?
Trong hơn 20 năm nay, có lẽ từ khi bình thường
hóa quan hệ Việt Trung năm 1991, chúng ta không tổ chức kỷ niệm, hệ thống
truyền thông không đưa tin sự kiện CTBG tháng 2/1979, ngay cả trong những năm
kỷ niệm chẵn như 1989, 1994, 1999, 2004, 2009.
Hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học
phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa cuộc kháng chiến này
vào. Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này.
Theo tôi, không có gì nhạy cảm ở đây, khi
tưởng niệm một chiến công oanh liệt đến thế của dân tộc. Nó hoàn toàn khác và
không liên quan gì đến kích động chủ nghĩa dân tộc cả.
Nước nào trên thế giới cũng tổ chức những ngày
kỷ niệm tương tự như vậy. Nhật Bản và Mỹ hiện là đồng minh chặt chẽ. Nhưng
chẳng hạn với sự kiện Trân Châu Cảng 7/12/1941, hàng năm nước Mỹ vẫn kỷ niệm và
thế hệ sau vẫn hiểu rất sâu sắc thảm họa. Còn thanh niên Nhật vẫn tỏ tường tội
ác của Mỹ khi ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima
và Nagasaki .
Nước Nhật ghi rõ sự kiện này trong SGK và cũng tưởng niệm hàng năm.
Ở châu Âu, thanh niên Anh, Pháp… vẫn hiểu
tường tận tội ác của phát-xít Đức giai đoạn 1940-1945. Tất cả hệ thống sách
giáo khoa sử của Mỹ, Nhật, Anh… đều có những trang đen tối như vậy cả, trong
khi hiện họ là đồng minh của nhau.
Đối với VN, việc kỷ niệm những sự kiện như
chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa, chiến thắng Điện Biên Phủ, thống nhất đất nước
1975, CTBG 1979… chính là để các thế hệ hiện tại khắc cốt ghi tâm, tưởng nhớ
đến những người đã chiến đấu bảo vệ đất thiêng. Và cũng là để hun đúc cho họ ý
chí quật cường yêu nước.
-Vậy chúng ta cần có hành động gì để trả lại vị
trí xứng đáng cho cuộc chiến chống xâm lược 1979, và ghi tạc công lao của những
người đã ngã xuống vì đất nước?
Có một số việc cần làm:
Đưa sự kiện này vào thành chương/ phần trong
giáo trình chuẩn quốc gia tại các cấp học, giống như đã làm với các cuộc kháng
chiến khác. Muộn còn hơn không, tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên
soạn một chương riêng về cuộc chiến, đưa vào hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia
(phổ thông, đại học, và sau đại học…).
Tổ chức kỷ niệm trang trọng chiến thắng oanh
liệt này. Rà soát tổng kiểm kê lại những người có công trong cuộc kháng chiến.
Lên tiếng để thế giới hiểu
-Từ những nghiên cứu của bản thân, xin ông cho
biết dư luận thế giới nhìn nhận thế nào về bản chất cuộc chiến 1979, và về TQ
trong cuộc chiến tranh này?
Cuộc xâm lược của 60 vạn quân TQ trên toàn
tuyến biên giới VN có bằng chứng rõ ràng, được ghi âm, ghi hình, cả thế giới
biết và hầu hết đều có cái nhìn thống nhất đó là cuộc chiến tranh xâm lược VN.
Cuộc xâm lược 1979 đã khiến thế giới hiểu rõ
bản chất của TQ. Nó khiến họ mất uy tín quốc tế, bộc lộ bản chất bành trướng
Đại Hán, bản chất nói một đằng làm một nẻo, không hề chứng tỏ chủ trương “phát
triển hòa bình” của TQ khi đó.
Trong khi hơn 20 năm nay chúng ta không tổ
chức kỷ niệm CTBG 1979 thì bạn bè tôi đã tập hợp được ở TQ vào những năm kỷ
niệm chẵn, họ làm rất rầm rộ. Có hàng 500 – 700 bài báo với tiêu đề kiểu “Chiến
công oanh liệt của Quân Giải phóng Nhân dân TQ phản công quân VN xâm lược”,
“Quân xâm lược VN đã phải trả bài học đắt giá”, v.v… Một sự xuyên tạc, đổi
trắng thay đen.
Còn chúng ta? “Gieo cái gì thì gặt cái đó”,
khi chính VN im lặng về một cuộc chiến chính nghĩa như vậy, thì thế giới làm
sao bày tỏ sự ủng hộ?
-Qua sự kiện CTBG 1979, theo ông có bài học
quan trọng nào chúng ta cần rút ra?
Qua cuộc chiến tranh này, chúng ta phải nhận
thức được bản chất của lãnh đạo TQ. Về bản thân người dân TQ, tôi nghĩ về cơ
bản là hòa hiếu, muốn giao hảo, hữu nghị với VN.
Là một nước láng giềng chung đường biên giới
1.450 km với chúng ta, không thể không hiểu họ.
Với tập đoàn lãnh đạo TQ vào thời kỳ 1979 và
ít ra trong khoảng 10 năm sau đó, toàn bộ hệ thống lý luận Mác – Lê nin không
có điểm nào biện minh cho việc lãnh đạo nước này xâm lược VN – một quốc gia
trong hệ thống XHCN cả.
Qua cách xâm lược đó, tập đoàn lãnh đạo TQ cho
thấy họ là ai? Họ theo Chủ nghĩa Mác hay theo Chủ nghĩa bá quyền nước lớn?
Quan hệ 16 chữ vàng hay cái gì đi nữa cũng sẽ
chỉ là “ứng vạn biến”. Còn cái “dĩ bất biến” luôn phải là độc lập, chủ quyền
của Tổ quốc. Không được mơ hồ lấy cái “ứng vạn biến” để thay “dĩ bất biến”.
-Có một thực tế mà chúng ta đều hiểu, VN là
một nước nhỏ ở bên cạnh một nước lớn như TQ, vậy chúng ta cần một triết lý ứng
xử thế nào cho phù hợp?
Đây là một bài toán khó với hầu hết các nước
trong tình trạng tương tự. Chẳng hạn Canada ,
Mexico …
khi ở cạnh Mỹ, hay các nước nhỏ xung quanh Nga. Tất nhiên mức độ không như ta ở
cạnh TQ.
Trong trường hợp này, tôi thấy có thể dẫn ra 1
câu nói của ông Lý Quang Diệu, mà tôi coi như một trong những câu hay nhất thế
kỷ. Đại ý rằng thời nào cũng thế, cá lớn nuốt cá bé. Vì thế Singapore phải biến thành một con
cá bé độc, để không ai dám ăn, ăn là chết.
Đó cũng là một gợi ý tốt cho VN. Nhưng làm như
thế nào, câu trả lời thuộc về những nhà lãnh đạo!
Mỹ Hòa (thực hiện)
Theo TVN
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire