Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 20.04.2015
Trùng hợp với phiên tòa sơ thẩm vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người tại Công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) được mở vào sáng ngày 07 tháng 4 vừa qua và gần đây những vụ người dân thường chết oan và quốc hội VN cũng đang tranh luận sôi nổi về vấn đề này, dư luận tại VN lại nổi sóng khiến người dân “bức xúc”.
Trước hết xin nói về từ ngữ “bức xúc” mà các quan chức và báo chí VN thường dùng để chỉ ra thái độ của người dân trước những việc làm sai trái, thiếu minh bạch của các cơ quan công quyền. Trường hợp nào cũng chỉ là “bức xúc” để đánh đồng việc lớn cũng như việc nhỏ. Đánh chết người hay ăn trộm một con gà cũng chỉ như nhau.
Tiếng Việt đâu có nghèo nàn đến thế. Cần phải phân biệt rõ việc
nào người dân bực tức bất bình, việc nào người dân căm phẫn, việc nào người dân
oán hận… Không thể dùng từ ngữ “bức xúc” để làm nhẹ bớt tội ác trước những cảm
nghĩ chính xác nhất của người dân. Đó là kiểu “ăn gian chữ nghĩa”.
Trong 3 năm gần đây đã có 226 trường hợp chết
tại trại tạm giam
Chuyện gần nhất, vào ngày 8-4 vừa qua, tại trụ sở của Công an
huyện Khoái Châu, Hưng Yên xảy ra vụ một nghi can chết bất thường. Nạn nhân là
anh Nguyễn Đức Duân (SN 1982) ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, người bị khởi
tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Trước khi tử vong bị can này khỏe mạnh bình thường, gần 1 tháng
bị tạm giam không có biểu hiện gì. Vụ việc này lại bổ sung thêm con số người
chết khi bị tạm giữ, tạm giam vốn đang gây nóng bỏng dư luận.
Báo cáo trước Đoàn giám sát của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về "tình hình oan sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự,
tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố
tụng hình sự theo quy định của pháp luật", Bộ Công an cho biết: Từ tháng
10.2011 đến tháng 9.2014 (trong 3 năm) đã có 226 trường hợp chết tại nhà tạm
giữ, trại tạm giam.
Vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn là một vụ án điển hình về bức cung nhục hình. Ông Chấn đã phải ở tù oan đến 10 năm mới được minh oan. |
Ngoài những mang tai tiếng như vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn là một vụ án điển hình về bức cung nhục hình. Ông Chấn đã phải ở tù oan đến 10 năm mới được minh oan. Tiếp đến vụ 7 thanh niên ở Sóc Trăng bị bức cung, nhục hình trong điều tra gây chấn động dư luận vì mức độ tàn nhẫn của điều tra viên.
Nếu bạn vào Google, gõ từ khóa “chết tại trụ sở công an”, sẽ có
ngay hơn 7,2 triệu kết quả; còn với từ khóa “tự tử tại trụ sở công an” thì con
số này là 1,5 triệu khiến những ai quan tâm không khỏi giật mình.
Sắp xếp, bắt tay, bao
che việc bức cung
Trong năm 2015, 2016, chưa giải quyết xong 11 vụ án kéo dài trên
5 năm và các vụ án khác dư luận quan tâm. Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý
cho rằng việc vi phạm trong tố tụng dẫn đến bức cung nhục hình chết người rõ
ràng chứng tỏ có việc xử lý chưa nghiêm minh và dấu hiệu bao che cho nhau của
cán bộ các cơ quan pháp luật. Tại sao chỉ khi báo chí vào cuộc, có lệnh của cấp
trên chỉ đạo xuống thì mới xem xét nghiêm túc sự việc theo hướng quy lỗi cho
người thừa hành (ban đầu, cơ quan tố tụng ở địa phương chỉ nhăm nhăm bào chữa
cho mình).
Thạch Sô Phách (trái) và Trần Hol là hai trong 7 thanh niên ở Sóc Trăng bị bức cung, nhục hình gây chấn động dư luận vì mức độ tàn nhẫn của điều tra viên. |
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận định:
"Tại sao có những vụ cả 5-7 cán bộ tham gia vụ ép cung, nhục hình? Tôi
không thể hình dung nổi sao xảy ra chuyện này. Rõ ràng có sự sắp xếp, bắt tay,
bao che cho nhau để làm sai như vậy”.
Còn các “đàn
em” khác bị kết án tù. Người có cấp bậc nhỏ nhất là Nguyễn Thân Thảo Thành:
(nguyên thiếu úy, trinh sát Công an TP Tuy Hòa) nhận mức án nặng nhất là 8 năm
tù. Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội
phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên) 2 năm 6 tháng tù. Phạm Ngọc Mẫn
(nguyên thượng úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) 2 năm 3 tháng tù. Nguyễn Tấn
Quang (nguyên thiếu tá, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) 2 năm tù. Đỗ Như Huy (nguyên
trung úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) một năm tù cho hưởng án treo.
Dùi cui quật vào lòng tin của dân
Lê Thanh Phong dã viết trên báo Lao Động: “Chẳng cần phải chờ đợi một bản án và những tuyên phạt của hội đồng xét xử cho các bị cáo là công an dùng nhục hình đối với Ngô Thanh Kiều, thì nhân dân cũng đủ kết luận và "tuyên án” đối với họ.
Nguồn: Theo Khai Dân Trí
Vụ án “điển hình” tại Tuy Hòa
Sở dĩ ông Phước nhận định như vậy vì trong cùng thời điểm này,
ngày 07-4-2015 vừa qua, phiên tòa sơ thẩm vụ công an dùng nhục hình
dẫn đến chết người tại Công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) được mở.
Vụ án này đã được xét xử cách đây đúng 1 năm, nhưng vì phiên xét
xử của tòa án Tuy Hòa không nghiêm minh nên phải xử lại. Vụ án này tôi đã tường
thuật khá chi tiết trong bài “Xin anh đừng đánh, từ sáng tới giờ em bị đánh bầm dập rồi”
vào ngày 04-4-2014. Đó là tiêu đề dựa theo lời van xin của
nạn nhân bị điều tra viên đánh đến chết. Xin tóm tắt vụ án này để bạn đọc tiện
theo dõi.
Theo cáo trạng, do nghi ngờ ông Kiều liên quan đến một vụ trộm
cắp tài sản, ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa đã chỉ thị cho cấp dưới
đến nhà bắt ông Kiều vào lúc 3g15 ngày 13.5.2012, rồi đưa về trụ sở Công an Tuy
Hòa. Tại đây, các bị cáo trên đã thay nhau dùng dùi cui đánh ông Kiều, trong
đó, Thành đã cầm dùi cui bổ thẳng vào đầu ông Kiều 2 - 3 cái. Lúc 17g40 cùng
ngày, ông Kiều tử vong do chấn thương sọ não.
Cấp nhỏ bị tù, cấp lớn hưởng án treo
Trước đó, trong phần
luận tội, kiểm sát viên Ngô Thị Hồng Minh, đại diện Viện kiểm sát nhân dân
(VKSND) TP Tuy Hòa, đề nghị mức án từ 5 năm đến 5 năm 6 tháng tù đối với bị cáo
Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra - Công an TP Tuy Hòa,
người có cấp bậc nhỏ nhất trong số 5 bị cáo), 4 bị cáo còn lại được đề nghị từ
12 đến 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo (!).
Những lời khai của 5
bị can này trái ngược nhau gần như một cuộc "đấu khẩu" và anh nào
cũng muốn tự bảo vệ mình nên "tố" nhau lung tung trước tòa làm cho
những lời khai bất nhất. Nhưng cũng chính từ đó cũng thấy được gần như toàn bộ
cảnh tra hỏi của những người có trách nhiệm.
Lời khai sau cùng:“Tôi
rất nhục nhã khi phải đứng chung với các anh“
Trong phiên tòa thứ
nhất này, từ đầu đến cuối bị cáo chính Nguyễn Thân Thảo Thành đều nói mình
không đánh nạn nhân.
Nói lời sau cùng tại
phiên xử sáng 29-3-2104, bị cáo Thành nói: “Tôi rất nhục nhã khi đứng với những
con người như thế này. Họ đánh chết người mà không dám nhận. Tôi xin các phóng
viên hãy nói rõ việc này. Tôi là con người thẳng thắn. Những gì tôi nói là sự
thật”.
Phiên tòa thứ hai: đề
nghị của luật sư bị bác bỏ
Đến phiên tòa thứ hai
vào ngày 13-4-2015, LS Đôn đề nghị khởi tố bị
cáo Lê Đức Hoàn về tội “bắt giữ người trái pháp luật”, khởi tố ông Lê Minh
Chánh, Viện trưởng VKSND thành phố Tuy Hòa về tội không truy cứu trách nhiệm
hình sự người phạm tội. Đồng thời, cần giám định lại, làm rõ các thương tích ở
đầu, ngực, bụng anh Kiều do ai gây ra. (Xin nhắc lại, trả lời HĐXX
về tình trạng thương tích trên thi thể anh Ngô Thanh Kiều).
Giám định viên Hoàng
Việt, đại diện Trung tâm Giám định pháp y Phú Yên, nói: “Qua khám nghiệm, trên
thi thể nạn nhân có rất nhiều vết thương, không thể đếm hết. Khi các cán bộ
điều tra cùng chúng tôi chia nhau đếm thì xác định sơ bộ có khoảng 63 vết
thương”.)
Luật
sư Đôn đặt câu hỏi: “Có hay không việc “thí tốt”, dồn tội cho
bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, là bị cáo có cấp bậc thấp nhất, là người ở một
vùng quê xa nghèo, không thân thế?”
Luật sư Võ An Đôn tình
nguyện bào chữa không công cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều, cho rằng: “Hội
Đồng Xét Xử (HĐXX) đã liều lĩnh, đạp lên dư luận, pháp luật để ra bản án trái
pháp luật. Một bản án bỏ lọt tội phạm nguy hiểm. Cụ thể ở đây là ông Lê Đức
Hoàn phạm 3 tội nhưng không bị khởi tố tội nào. Một bản án không đúng khung
hình phạt. Năm bị cáo trên phải bị truy tố tội “Cố ý gây thương tích dẫn đến
chết người” hoặc tội “Giết người” mới đúng”.
Tuy
nhiên đại diện VKSND cho rằng, không có căn cứ chấp nhận các đề nghị đó. VKS
cũng bác đề nghị khởi tố ông Lê Minh Chánh, Viện trưởng VKSND thành phố Tuy
Hòa. Thế là một lần nữa đề nghị chính đáng của luât sư và gia đình nạn nhân kể
như “huề cả làng”.
Ông
Phó CA Tuy Hòa chỉ bị án treo, phạt cũng như không
Chiều
15-4-2015 phiên tòa đã tuyên án. Lê Đức Hoàn nguyên phó CA TP Tuy Hòa chỉ bị
phạt 9 tháng tù cho hưởng án treo vì… có
nhiều năm công tác, có nhiều thành tích trong công tác nên được giảm nhẹ hình
phạt. Có lẽ vì bị dư luận chỉ trích dữ dội nên lần này tòa xử “án treo” cho có
mà thôi, xử kiểu này cũng như không!
Bị cáo Thành, người có cấp bậc thấp nhất bị tù nặng nhất: 8 năm tù. |
Ông Ngô Văn Cộ (cha Kiều) gục đầu khi nghe tòa tuyên án. |
Sau khi nghe
tòa tuyên án, cha của nạn nhân bị chết oan đã đổ gục ngay trên ghế, còn bà
Tuyết (chị của nạn nhân Kiều) gào khóc trước cổng tòa phản đối mức án do tòa án
tỉnh này vừa tuyên!
Bà Ngô Thị Tuyết (chị Ngô Thanh Kiều) ra trước cổng TAND tỉnh Phú Yên gào khóc phản đối mức án do tòa án tỉnh này vừa tuyên. |
Dùi cui quật vào lòng tin của dân
Lê Thanh Phong dã viết trên báo Lao Động: “Chẳng cần phải chờ đợi một bản án và những tuyên phạt của hội đồng xét xử cho các bị cáo là công an dùng nhục hình đối với Ngô Thanh Kiều, thì nhân dân cũng đủ kết luận và "tuyên án” đối với họ.
Cho dù các các điều
tra viên có cúi đầu xin lỗi gia đình nạn nhân thì cũng không thể vơi bớt nỗi
đau trong lòng của người vợ mất chồng, hai đứa con mất cha, cũng không xoa dịu
được cơn giận của người dân.
Nhân dân tuyên án dựa
trên hành vi:
- 5 anh công an này đã
dùng dùi cui quật vào lương tâm của chính mình.
- 5 anh công an này đã
dùng dùi cui quật vào danh dự của người công an nhân dân.
- 5 anh công an này đã
dùng dùi cui quật vào lòng tin của dân”.
Thật ra những cảnh bức
cung, dùng nhục hình, người dân sợ quá phải nhận tội, bất kể tội gì dù tội giết
người, đã từng diễn ra rất nhiều lần tại các cơ quan điều tra.
Tuy nhiên đề nghị phải
gắn camera thu hình và có luật sư khi bị hỏi cung được rất nhiều người ủng hộ
vẫn chưa có lời giải đáp. Những vụ án xử như thế này chỉ mang thêm nhiều tai
tiếng. Như thế thì đừng hỏi tại sao tình trạng bức cung, dùng nhục hình và oan
sai vẫn tái diễn và sẽ còn dài dài./-
Văn Quang
Nguồn: Theo Khai Dân Trí
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire