Bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng (VNH), đương kim Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, khẳng định một điều mà ai cũng đã biết (thực tế đất nước) đồng thời hé lộ một điều mới (chệch hướng hết đáng sợ).
Về thực tế đất nước ông cho rằng:
"Sau mấy chục năm công nghiệp hóa, đến nay năng suất lao động xã hội vẫn vào loại thấp nhất khu vực Đông Á, hiệu quả đầu tư kém, nợ nần nhiều mà chưa rõ trả bằng cách nào, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu hầu như không có, các chương trình nội địa hóa không thành công, chủ yếu là làm thuê và cho thuê mặt bằng,
Tình hình “lợi ích nhóm” đã khá nghiêm trọng, tương đối phổ biến, ở cấp nào cũng có, cấp cao hơn thì mức độ càng nặng hơn, ở lĩnh vực nào cũng có, kể cả ở những nơi mà xưa nay trong tiềm thức xã hội thường cho rằng đó là nơi luôn trang nghiêm, trong sạch."
Về chệch hướng ông cho rằng hết đáng sợ:
"chủ nghĩa tư bản hiện đại" đang tạo ra các nhân tố mới gần hơn với "xã hội xã hội chủ nghĩa", cho nên có "chệch hướng" theo nó cũng không có gì đáng sợ".
Ai chờ đợi ông VNH kết luận "lợi ích nhóm" chính là Đảng, sẽ phải thất vọng do vị trí hiện tại của ông: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương. Vì nếu ông VNH dám khẳng định công khai như thế thì hoặc là ông đã từ chức, hoặc bị cách chức, hoặc đảng của ông đang sụp đổ.
Tuy nhiên khi ông VNH "Kêu gọi toàn đảng viên phải bảo vệ chính Đảng, không để Đảng bị “nhóm lợi ích” và “chủ nghĩa tư bản thân hữu” thao túng, làm hư hỏng, biến chất, dẫn đến đổ vỡ." thì ai cũng hiểu rằng ông tự nhận “nhóm lợi ích” và “chủ nghĩa tư bản thân hữu” là từ trong lòng đảng mà ra chứ chẳng phải nơi nào khác.
Vì động cơ nào ông VNH viết bài này, chúng tôi không buồn đoán. Chúng tôi chỉ ghi nhận bài viết của một quan chức như ông chứng tỏ lãnh đạo cao cấp đã thấy rõ thực trạng điêu tàn của đất nước. Chúng tôi kêu gọi cần có thêm nhiều bài viết nói thẳng, nói thật của các quan đương tại chức.
Chúng tôi thừa biết rằng nhóm bảo thủ trong đảng vẫn ngoan cố không chịu "xoay trục" chỉ vì họ chưa thoát được não trạng “nhóm lợi ích” và "4 tốt , 16 chữ vàng".
Chúng tôi tập trung lại trong hồ sơ này bài viết của ông VNH, đồng thời với các bài phản biện của các ông Nguyễn Thái Nguyên, Tô Văn Trương, Nguyễn Tiến Trung để bạn độc đánh giá.
BÀN QUA VỀ LỢI ÍCH NHÓM Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thái Nguyen
Tôi viết một số ý kiến ngắn về vấn đề “Lợi ích
nhóm” được anh Võ Ngọc Hoàng nêu ra trong bài báo cùng tên đăng trên Tạp chí Cộng
sản để các anh chị tham khảo.
1/ Với trách nhiệm và cương vị
hiện nay của anh Hoàng mà viết được như thế cũng đã là “dám viết” rồi và cũng
chỉ đến như vậy thôi, không hơn được. Báo này báo kia của lề đảng đăng lại bài
của ông Phó ban TGTW thì cũng là lẽ thường, không nói lên được điều gì, còn ai
đọc ai quan tâm những vấn đề này thì không quan trọng, mà tôi tin với những nội
dung này thì cũng không mấy ai quan tâm.
2/ Chuyện TBT Nguyễn Phú Trọng
đưa ra tên gọi “Lợi ích nhóm” ở Hội nghị TƯ 3 mà ông Hoàng nêu ra đây cũng chỉ
như cái khiên che chắn thôi chứ thật ra nó không đáng là một phát minh gì mới
và đúng. Dù đã qua 4 năm nay nhưng tôi hoàn toàn không hiểu khái niệm này chỉ
cái gì (lợi ích) và chỉ những ai (nhóm)? Xin thử bàn xem nó là cái gì vậy.
Khi nói đến lợi ích nhóm thì phải làm rõ được
chủ thể thụ hưởng những “lợi ích” mà mình muốn ám chỉ là những ai? Hãy tạm gác
lại cái mớ “lợi ích” mà ông Trọng và nhiều người nói theo gồm những gì, to nhỏ
ra sao, nó không vô hình, không thuộc thế giới tâm linh nhưng không ai biết và
thấy (hay không ai muốn làm rõ ra cho mọi người biết) nó ở đâu, lớn bé cỡ nào.
Vì không thể biết được như thế nên đành dùng từ “gác lại” cho sang trọng vậy
thôi chứ thực ra rất muốn biết, rất muốn nhận dạng nó. Dẫu thế thì điều cần phải
làm rõ trước tiên: “Nhóm lợi ích” là những ai trước đã. Theo các định nghĩa phổ
biến trong các tài liệu về “Hệ thống bầu cử của Anh, Pháp, Mỹ” do NXBCTQG xuất
bản năm 2009 thì:
“Nhóm lợi ích là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia xẻ một
mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách tác động vào
các chính sách của Chính phủ”… VietNamNet (2/2015) cũng có trích đăng định
nghĩa về Nhóm lợi ích: “Là
những nhóm vận động hành lang (lobby) để tạo ra hay thay đổi những luật lệ và
cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình, tạo ra một vài đặc quyền đặc lợi để hưởng
lợi”…
Nếu ta đến
dự các cuộc họp Quốc hội của các nước phương Tây như Đức, Canada, Thụy Điển thì
ta sẽ thấy ngay các nhóm này rất tích cực tiếp xúc với các nghị sĩ ngoài hành
lang. Chuyện này là bình thường, thậm chí từ rất lâu rồi, Trung Quốc đã được
phép thành lập một công ty lobby tại Mỹ.
Xin các anh chị làm rõ: Ở nước ta có những
“nhóm” này không? Riêng
tôi thì khẳng định các nhóm lợi ích kiểu này chỉ ra đời tại các nước có nền dân
chủ phát triển, được pháp luật thừa nhận và chính bản thân những nhóm lợi ích
này cũng như các đối tượng được họ “vận động” đều phải tuân thủ pháp luật như bất
cứ hoạt động của một tổ chức xã hội dân sự nào khác. Không bao giờ có chuyện
các tập đoàn, các tổ hợp Công nghiệp-Quốc phòng có thể vận động, thao túng được
các nghị sĩ trong việc đưa ra những đạo luật méo mó, chỉ có lợi cho những tập
đoàn ấy, nhóm lợi ích ấy. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng cần được
chú ý khi đánh giá về hoạt động của các nhóm lợi ích. Những nhóm lợi ích như thế
không bao giờ có trong một thể chế độc tài toàn trị, bất kể đó là kiểu XHCN như
VN, TQ, Triều Tiên hay kiểu Putin, kiểu toàn trị Hồi giáo ở Trung Đông, Bắc Phi
hay bất cứ đâu. Một khi không tồn tại nhóm lợi ích như thế thì không thể tồn tại
“lợi ích nhóm” ở đâu đó được. Nói như TBT, phải “biện chứng” cũng được, mà nói
như triết lý Phật giáo: “cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia
không” càng đúng.
TBT Nguyễn Phú Trọng, anh Võ Ngọc Hoàng và hầu
hết những người đã lên tiếng về “nhóm lợi ích” đều có cùng một cách tiếp cận:
Đã là nhóm lợi ích thì chỉ mang nghĩa xấu, là tổ chức thu lợi bất chính, xâm phạm
lợi ích chung, như anh Võ Ngọc Hoàng khẳng định lợi ích nhóm “mâu thuẫn với lợi
ích quốc gia, dân tộc; gây hại cho lợi ích chung, cho cộng đồng, làm suy yếu và
gây tổn thất nghiêm trọng đối với lợ ích chung”.
Mặt khác, không nhất thiết “lợi ích nhóm” chỉ
là tiền, vàng, nhà, đất, tức nguồn lợi vật chất mà lợi ích nhóm rộng hơn ra cả
những lĩnh vực phi vật thể như các nhóm vận động cho “môi trường xanh”, nhóm vận
động cho nhân quyền, dân chủ, vận động để bệnh nhân có quyền được chết (đối với
những người ung thư giai đoạn cuối hay đã chết lâm sàng) và rất nhiều nhóm phi
lợi nhuận khác. Hoặc như nhóm “Bầu bí thương nhau” của VN chẳng hạn, mặc dù
không được pháp luật thừa nhận và cấm hoạt động, nhưng không phải họ hoạt động
nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Vậy có cả những “Nhóm lợi ích” hoạt động không
chỉ vì lợi ích của chính mình, thậm chí hoàn toàn vì một lợi ích nhân đạo, nhân
văn nào đó chứ không vì lợi nhuận và vì mình. Những hoạt động của nhóm ấy, những
lợi ích của nhóm ấy đôi khi “mâu thuẫn với lợi ích chung” bởi vì cái gọi là lợi
ích chung không phải lúc nào cũng đúng nghĩa vì lợi ích công cộng hay dân sinh.
Bản thân những công bộc của dân không phải ai và lúc nào cũng đưa ra những quyết
định, những hành động hoàn toàn vì lợi ích của ông chủ - nhân dân, kể cả những
nước có nền hành chính đã hình thành từ lâu và được kiểm soát bởi các quy định
của luật một cách chặt chẽ. Sở dĩ TBT và các nhà lý luận chỉ nói đến “lợi ích
nhóm” mà không đả động gì đến “nhóm lợi ích” phải chăng cũng vừa khó để xác định
như “lợi ích nhóm” vừa không muốn đụng tới những vấn đề cốt lõi của các nhóm lợi
ích như đã nêu? Chúng ta không có cơ sở nào để khẳng định tất tật nhóm lợi ích
và lợi ích nhóm là hoàn toàn xấu. Càng không thể gom tất cả tình trạng bê bối,
thối nát hiện nay trong xã hội ta vào một khải niệm “lợi ích nhóm”, rất cần thiết
phải khái quát cho chính xác hơn thực trạng này.
Vậy cái đã và đang hình thành, hoạt động rất mạnh,
ngày càng mạnh và nguy hiểm ở Việt Nam gây nhiều bức xúc, lo lắng, phẫn nộ cho
toàn xã hội là cái gì nếu chúng ta không gọi đó là lợi ích nhóm?
Trong bài viết của mình, anh Võ Ngọc Hoàng có
nhận định: “Đặc điểm của
các nhóm lợi ích là có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động, cùng
phân chia lợi ích giữa những người có nhiều tiền với những người có quyền lực
trong nhà nước và trong đảng cầm quyền. Có tiền chuyển hóa thành quyền lực. Có
quyền lực chuyển hóa thành có tiền. Người có tiền sẽ có quyền lực và người có
quyền lực sẽ có tiền. Họ cùng nhau hành động để có quyền và có tiền ngày càng
nhiều hơn. Đồng tiền cọng với quyền lực tạo thành sức mạnh khống chế, lũng đoạn
tổ chức và xã hội…”
Đây là
nhận định cơ bản sát đúng với thực trạng đang diễn ra mà anh Võ Ngọc Hoàng xếp
nó vào “nhóm lợi ích” ở nước ta. Nói một cách khác, nhận định này cũng có nghĩa
đã chỉ ra sự “liên minh” giữa những cá nhân hay băng nhóm tội phạm (rửa tiền,
tham nhũng, buôn lậu, làm ăn bất chính…); giữa các tổ chức kinh tế ngầm; thậm
chí giữa các băng nhóm xã hội đen với một số người có quyền quyết định các chủ
trương, các giải pháp, các dự án, các nhân sự chủ chốt… trong bộ máy công quyền
từ Trung ương đến tận làng xã (kể cả bộ máy đảng). Đây chẳng phải là
những biểu hiện tương hợp với tên gọi Mafia trong hơn hai thế kỷ qua tại một số
nước như Ý, Nhật, Mỹ, Nga? Hiện nay, có thể nói
không phải nhóm lợi ích mà là các băng đảng Mafia đã hình thành một cách rộng
khắp dưới các hình thức muôn màu muôn vẻ không dừng lại ở sự tác động đến các
chính sách mà đã gây ra những áp lực mạnh, trên chừng mực lớn đã và đang thao
túng các hoạt động của bộ máy công quyền, “bẻ ghi” bất cứ chủ trương hay dự án
nào họ muốn và không loại trừ tham gia vào quá trình quyết định nhân sự ở nhiều
lĩnh vực quan trọng.
Ở đấy,
không có nhóm nào cả mà là những “gia đình” Mafia truyền thống, với những “Đại
ca” phương Đông thay cho các “Bố già” Âu-Mỹ mà thôi. Chúng ta cũng không thể gọi
các “Đại ca” này là “Tư bản đỏ” như một số bài báo đã gọi bởi vì họ không hề là
những nhà sản xuất kinh doanh theo pháp luật mà khối tài sản to lớn họ có được
là dựa vào các hành vi phi pháp. Trên thế giới, người ta không bao giờ gọi các
ông trùm Mafia là tỷ phú, là nhà tư bản tài chính hay bất động sản mặc dù tiền
và tài sản của bọn họ cực lớn.
Vậy nên
cũng không có thứ chủ nghĩa gì gọi là “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” như thế cả,
dù dùng với ý nghĩa phiếm xưng cũng không đúng và không nên dùng như thế.
NTNg
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MẠN ĐÀM VỚI ÔNG PHÓ BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
Tô Văn Trường
TS Vũ Ngọc Hoàng, ủy
viên Trung ương Đảng, phó ban thường trực Ban tuyên giáo Trung ương, ngay từ
khi còn làm giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư , rồi Chủ tịch, Bí thư Tỉnh ủy
Quảng Nam nổi tiếng là người thông minh, tâm huyết, chịu khó nghiên cứu và
thẳng thắn.
Tuy nhiên, khi mới
được đọc bài viết gần đây của ông tiêu đề : ”Lợi ích nhóm” và “Chủ
nghĩa tư bản thân hữu” – cảnh báo nguy cơ” đang trên Tạp chí cộng sản,
tôi thấy cần phải trao đổi lại với tác giả xung quanh nội dung bài viết nói
trên.
Xin nói rõ hơn trong
bối cảnh “đãi cát tìm vàng” hiện nay, người lãnh đạo đương chức dám viết và dám
nói thẳng những suy nghĩ của mình trên báo “lề phải” như ông Vũ Ngọc Hoàng vẫn
là của hiếm, rất đáng trân trọng cho nên mục đích bài viết này không phải là
“mổ xẻ” phê phán mà là góp ý, mạn đàm với ông Vũ Ngọc Hoàng cho rõ hơn những
vấn đề mà chúng ta cùng quan tâm.
Nhắc đến ông Vũ Ngọc
Hoàng, tôi lại nhớ đến ông Nguyễn Sự, Bí thư Hội An (thuộc tỉnh Quảng Nam) vừa
mới chủ động cáo quan về hưu sớm trước 2 năm, được người dân quý trọng gọi là
ông quan tử tế. Quả thật, ít lâu nay mỗi khi mở ti vi mà thấy mục “việc tử tế”
là tự nhiên tôi thấy khó thở. Bởi lẽ, việc tử tế (tiếng Nam là “đàng hoàng”) –
hàm cái nghĩa là lẽ đương nhiên trong lẽ đời, sự sống như hơi thở, nhịp tim vv…
mà bây giờ người ta phải gom nhặt từng mẩu để đưa ra tấm tắc như là những nghĩa
cử của các hiền nhân, quân tử. Điều đó, nghĩa là những lẽ phải thông thường xưa
nay đang ngày càng trở nên hiếm hoi đồng nghĩa là cái xấu đang trở thành mặc
nhiên, mặc định trong xã hội ta.
Tôi cũng là người làm
công tác khoa học và thường xuyên viết báo (bạn hữu gọi là nhà báo công dân)
nên thấu hiểu rằng viết báo dùng những từ ngữ kiểu chính luận thì dễ đường vòng
vo – còn dùng cách nói dân gian thì thường có vẻ uỵch toẹt, ít uyên bác (ít
“chất xám” nhưng nhiều chất thật), ở góc độ chân lý thì chẳng hề sai.
Bài viết của ông Vũ
Ngọc Hoàng đã thẳng thắn thừa nhận thực trạng tình hình thiếu kiểm soát của xã
hội ta hiện nay, thấy được nguy cơ đáng sợ của nhóm lợi ích, đe doạ sự lãnh đạo
của Đảng, Chính phủ và sự phát triển của Dân tộc. Đồng thời, tác giả thấy đươc
sự mong manh của thể chế chính trị “Định hướng XHCN…”.
Điều đáng tiếc nhất,
không hiểu vì lý do nào đó, ông Vũ Ngọc Hoàng không lý giải được nguyên nhân
cội nguồn dẫn đến tình trạng xã hội hiện nay (chế độ toàn trị), lại đổ vấy cho
một thứ gọi là “Chủ nghĩa tư bản thân hữu”, một khái niệm rất mơ hồ. Tác giả
cũng không đưa ra được giải pháp khắc phục và thể hiện sự bế tắc trong cách
giải quyết, v.v…
Tôi nghĩ mãi chưa nhớ
ra được ai, ở đâu đã đưa ra khái niệm “Chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Tôi cũng
không biết cụ Lenin dùng chữ gì để chỉ “chủ nghĩa tư bản thân hữu” trong tiếng
Nga?.
Ngẫm suy, chắc chắn
chữ “thân hữu” không phải là đối nghịch với “thân tả” mà có nghĩa là thân
thiện, thân tình (quan hệ thân thiết giữa giới có quyền & giới có tiền cấu
kết với nhau để cùng trục lợi chia chác). Nếu được minh bạch, công khai, được
pháp luật thừa nhận thì mối quan hệ này sẽ được xã hội giám sát, không phải bao
giờ cũng có ý nghĩa tiêu cực. Chỉ ở những thể chế mất dân chủ, không minh bạch
công khai thì “lợi ích nhóm” mới có hiệu quả rất tệ hại đối với đất nước.
Theo tôi hiểu, cứ cho
là có “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” thì nó là một thuộc tính, không nên chia
tách ra thành một thực thể. Nếu quan tâm đề cập “Lợi ích nhóm” và “chủ
nghĩa tư bản thân hữu” thì chỉ là hệ quả của thể chế chính trị – kinh tế
hiện nay. Vì vậy, phải đặt trong bối cảnh chung ấy mới thấy được thực chất vấn
đề đáng nêu và từ đó tìm được giải pháp loại trừ nó.
Cần hiểu đúng khái
niệm về lợi ích nhóm
Trong bài viết của ông
Vũ Ngọc Hoàng đề cập chuyện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra tên gọi “Lợi
ích nhóm” ở Hội nghị TƯ 3, tôi nghĩ không có gì mới. Chúng ta có thể xem
định nghĩa về nhóm lợi ích theo đường link ở đây:
http://www.britannica.com/topic/interest-group. Nói một cách đơn giản, chúng là nhóm
có tổ chức đăng ký, hoặc không, để nhằm gây ảnh hưởng chính trị hay dư luận bảo
vệ quyền lợi của nhóm.
Ngay ở nước phát triển
như Mỹ, nếu là có tổ chức, họ có thể đăng ký dưới danh nghĩa các tổ chức vô vị
lợi, thu tiền đóng góp (những người đóng góp còn được trừ thuế đối với tiền
đóng góp). Các tổ chức vô vị lợi không được quyền kêu gọi ủng hộ một cá nhân
hay một đảng phái nào ra ứng cử. Họ chỉ được phép tạo dư luận để ủng hộ quyền
lợi của nhóm. Thí dụ nhóm lợi ích có thể là nông dân cần được hỗ trợ về vay
vốn, được trả tiền giảm đưa đất đai vào sản xuất, giảm sản lượng, nhằm giữ giá
tối thiểu. Có thể là tổ chức các đại học, là công đoàn, là hội lực lượng cảnh
sát, hội cựu chiến binh v.v…
Nếu không có danh
nghĩa tổ chức vô vị lợi thì họ tha hồ tự do ủng hộ các chính trị gia, ứng cử
viên. Nếu là nhằm ủng hộ quan điểm của một quốc gia khác họ phải đăng ký là
agent của nước ngoài. Điển hình là trường hợp của Henry Kissinger, Cựu chủ tịch
Hội đồng Cố vấn An Ninh Quốc gia thời Tổng thống Nixon, vận động hoặc làm tham
mưu cho ý kiến cho Trung Quốc. Nhìn chung, các nhóm lợi ích ở Mỹ là minh bạch.
Vấn đề của Việt Nam
thì minh bạch là mọi tổ chức đều là do Đảng dựng lên, có thể cho ý kiến, nhưng
chủ yếu có nhiệm vụ vận động để mọi người ủng hộ đường lối của Đảng và phải
hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng. Có thể gọi mọi tổ chức được công nhận ở
Việt Nam đều là các nhóm lợi ích vì lợi ích của Đảng.
Tuy nhiên hiện nay,
Đảng chỉ có một lợi ích duy nhất là duy trì sự lãnh đạo và tồn tại của Đảng,
trong khi đó nền kinh tế thì tư bản chủ nghĩa, tức là mọi lợi ích là nhằm phục
vụ cá nhân. Ở đây, nhóm lợi ích ra đời, có ý nghĩa khác hẳn nhóm lợi ích
ở các nước phát triển. Họ vây quanh các lãnh đạo Đảng để có thể hưởng các ân
huệ như việc được cấp quyền sử dụng đất, quyền khai thác, được cấp tín dụng
v.v… tức là làm sao biến được công hữu thành tư hữu một cách hợp pháp. Tất cả
mọi cái được này đều không minh bạch vì họ chẳng phải đăng ký với ai. (khác hẳn
với thể chế ở các nước phát triển như Mỹ)
Theo tôi hiểu, tư bản
thân hữu là từ dùng trong các nước tư bản kiểu Indonesia, Thái Lan, Mã Lai,
theo nghĩa có quan hệ với gia đình lãnh đạo (như Suharto chẳng hạn), có nghĩa
là “cánh hẩu” với nhau. Nhưng ở nước Xã hội chủ nghĩa kiểu như Việt Nam thì
diện công hữu rất rộng, có thể nói là có tính toàn diện chứ không như ở
Indonesia, hay Mã Lai cho nên quyền biến công hữu thành tư hữu của nhóm lãnh
đạo Đảng ở Việt Nam cũng rộng hơn nhiều vì có quyền quản lý toàn bộ các công ty
quốc doanh, đất đai và tài nguyên nói chung. Các vị lãnh đạo ở tỉnh cũng có
quyền rất lớn vì họ có quyền đối với đất đai nằm trong địa phận của tỉnh.
Tôi tin rằng ông Vũ
Ngọc Hoàng cũng thấu hiểu những điều phân tích nói trên nhưng vì lý do
“tế nhị” nào đó, không tiện viết thẳng ra mà thôi.
Các khuyết tật mang
tính hệ thống ở ta hiện nay
Có ý kiến đặt vấn đề
tại sao người Việt Nam ta thích “Ra đường gặp đóa hoa rơi/ Hai tay nâng
nhẹ cũ người mới ta”. Những tư tưởng, học thuyết tiến bộ một thời cách
đây hàng ngàn năm (khi loài người còn mông muội) hoặc hàng trăm năm, thậm chí
chưa xa, mà nay không còn phù hợp, người ta đưa vào bảo tàng hoặc chỉ còn trong
giáo trình “lịch sử triết” nhưng lại được suy tôn ở Việt Nam .
Ngược lại, mô hình
phát triển của nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã được thực tế chứng minh
nhưng vẫn chưa lọt vào “mắt xanh” của những người có thẩm quyền ở nước ta.
Nhìn vào thực trạng xã
hội, người dân nhận thấy sai lầm về định hướng phát triển xã hội (xây dựng thể
chế), nói rõ hơn, là “mô hình” xã hội trên nền tảng cơ chế thị trường định
hướng XHCN mà chúng ta theo đuổi còn rất mơ hồ, thiếu lý luận khoa học, không
thấy đâu là nhân tố cốt lõi, đâu là động lực phát triển, mâu thuẫn nào là đối
kháng, phương thức giải quyết các vấn đề xã hội ra sao, và tính tất
yếu của các quá trình là gì ?
Sai lầm về cơ cấu tổ
chức xã hội, đặc biệt là cơ cấu tổ chức của các cơ quan quyền lưc Nhà nước. Mô
hình “3 trong 1”, tức là các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp như ở ta
hiện nay về thực chất chỉ là một tổ chức đặc quyền “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Nói cho khách quan, mô hình này đã phát huy tốt trong giai đoạn đất nước bị
chia cắt, độc lập dân tộc bị de dọa, nhưng đã quá lỗi thời ở nền kinh tế thị
trường mà ta đang theo đuổi. Và đây là “lỗ hổng” chết người, một “ mảnh
đất mầu mỡ” để các “nhóm lợi ích” hình thành, phát triển, cạnh tranh,
thậm chí liên kết cùng nhau vì quyền lợi ích kỷ của họ.
Sự hình thành nhóm lợi
ích là quá trình tự nhiên như hạt giống tự nẩy mầm trong đất ẩm, đúng theo quy
luật của cơ chế thị trường lấy lợi ích cá nhân là mục tiêu phấn đấu, theo bản
năng vốn có của tạo hóa.
Sai lầm tiếp theo là
sự bảo thủ của nhiều vị lãnh đạo, chậm về nhận thức, thiếu năng lực hành động,
sợ mất quyền và tự mình đánh mất tính tiên phong, dẫn đến mất niềm tin của quần
chúng. Cuối cùng là sợ luôn cả dân chủ dẫn đến độc quyền về nhân sự, và độc
quyền về đường lối chủ thuyết phát triển đất nước. Xin đừng quên rằng dân chủ
là thứ mà bất kỳ một xã hội văn minh nào cũng đều cần và rất cần.
Với quan niệm tù mù về
sở hữu toàn dân, quyền sở hữu tư nhân bị chèn ép, lép vế trên thực tế, khiến
kinh tế thị trường lành mạnh bị bóp nghẹt. Ở nông thôn, đất đai cũng do Nhà
nước làm chủ, đại diện là những vị chức sắc mà trong nhiệm kỳ của họ, việc thu
hồi đất đai, ruộng vườn, ao truông, mọi thành quả lao động của người nông dân,
nằm trong quyền hạn của họ. Hậu quả tất yếu là những hiện tượng như vụ
Đoàn Văn Vươn và những đoàn người dân đi từ nhiều địa phương trong cả nước
tới các cơ quan công quyền bầy tỏ sự uất ức của họ khi bị mất trắng thành
quả lao động vào tay các quan cai trị mới ở địa phương, để các vị này lại bán
đi cho các đại gia đã móc ngoặc, biến thành các nơi vui chơi giải trí, các
resort với giá đắt nhiều lần hơn, mà người lao động trung bình không thể
nghĩ tới.
Chính là trên cái nền
tổng hợp của các khuyết tật ấy mà “lợi ích nhóm” hay nói đúng hơn là các
nhóm trục lợi đã và đang tồn tại, phát triển và không thể nào ngăn chặn được (y
như đã và đang không thể ngăn chặn được nạn tham nhũng, quan liêu).
Giải pháp
Đã tới lúc chúng ta
phải nhìn thẳng vào sự thật. Tại sao Nhật Bản, Hàn Quốc, chưa nói tới một
số nước công nghiệp đã phát triển mạnh như Đức, Anh, Pháp… lại bứt phá nhanh
như vậy? Chắc chắn vì họ đã kịp có một cơ chế quản lý xã hội được học từ các
nước tiên tiến, và đã biết rút ra được nhiều kinh nghiệm từ sự thất bại của
mình, và mạnh dạn khắc phục những yếu kém đó.
Trước khi bàn về giải
pháp ở tầm chiến lược, cũng giống như trước cuộc đại phẫu cắt bỏ một khối u ác
tính trong cơ thể, đang de dọa tính mạng của người bệnh, chúng ta cần hội chuẩn
cho thật kỹ, tìm ra giải pháp tối ưu và triển khai thực hiện, đồng bộ với một
lộ trình khoa học, khả thi càng sớm càng tốt.
Điều kiện cần cho các giải
pháp là rất quan trọng, nhưng quan trọng nhất là giữ được ổn định xã hội, đoàn
kết dân tộc, giữ vững nhịp độ phát triển kinh tế, tạo sự ủng hộ của quần chúng
nhân dân và của cộng đồng quốc tế.
Dưới đây là một số đề
xuất về giải pháp để chúng ta cùng bàn:
Một là, Đảng phải tự
đổi mới về nhận thức, khôi phuc lòng tin của nhân dân, đấu tranh phê bình và tự
phê bình nghiêm túc, thực hiên dân chủ hóa các hoạt động trong và ngoài Đảng.
Loại ra khỏi Đảng những phần tử biến chất, tham nhũng, bè phái (nhóm lợi ích)….
Hai là, từng bước cải
cách hệ thống tổ chức xã hội từ trung ương đến địa phương trên cơ sở “tam quyền
phân lập”, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự.
Ba là, Dân chủ hóa hệ
thống bầu cử, lựa chọn người tài tham gia việc nước; taọ cơ chế hoạt động thuận
lợi, bình đẳng giữa các tổ chức xã hội, chính trị, kinh tế trên nền tảng hệ
thống pháp quyền minh bạch.
Bốn là, tôn trọng các
quyền cơ bản của người dân, tạo điều kiện pháp lý phù hợp với văn hóa của ta để
người dân tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, kinh tế, phát huy năng
lực của toàn xã hội.
Năm là, duy trì sự
lãnh đạo của Đảng bằng trí tuệ của Đảng, với thuộc tính: khoa học, dân chủ,
công bằng vì lợi ích của toàn xã hội và dân tộc.
Lời kết
Đất nước chỉ có thể
chấn hưng khi khoa học công nghệ phát triển và dân trí được nâng cao. Cần nhìn
thẳng vào sự thật, lĩnh hội các giá trị phổ quát của toàn nhân loại, con đường
đi chung, phong quang của cả thế giới văn minh. Dân chủ hóa, minh bạch hóa xã
hội đòi hỏi phải bắt đầu từ cấp cao nhất của Đảng .
T.V.T
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thời cơ ly khai với
“nhóm lợi ích”
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung Gửi cho BBC từ
Sài Gòn
Khác với những bài viết ngợi ca chế độ đã quá nhàm chán, ông
Hoàng có vẻ tỏ ra đã “nhìn thẳng vào sự thật” khi công nhận “lợi ích nhóm đang
diễn ra ở hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội”,
và “tình hình xấu đã lan rộng, khá phổ biến và khá ngang nhiên, nghiêm trọng
đến mức báo động.”
Để rồi như một nụ cười mỉm vào những người đang tuyên truyền cho
sự lãnh đạo “sáng suốt, tài tình” của giới lãnh đạo đảng cộng sản, ông Hoàng
cho biết:
“Nước ta sau mấy chục năm công nghiệp hóa, đến nay năng suất lao
động xã hội vẫn thấp (vào loại thấp nhất khu vực Đông Á), hiệu quả đầu tư kém,
nợ nần nhiều mà chưa rõ trả bằng cách nào, khi mà hiệu quả đầu tư (sử dụng
nguồn vay ấy) còn kém; thu nhập thấp, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu hầu như
không có, các chương trình nội địa hóa không thành công, chủ yếu là làm thuê và
cho thuê mặt bằng, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào “bẫy thu nhập trung bình
thấp”. Nhìn lại nguyên nhân các nước bị “bẫy thu nhập trung bình” và nhìn lại
tình hình nền kinh tế của ta thì thật đáng lo ngại.”
Ông Hoàng cũng đã không khỏi lo lắng khi “chủ nghĩa tư bản thân
hữu” đang hoành hành ở Việt Nam. Bộ máy nhà nước đang trở thành công cụ cho một
nhóm người, thực hiện độc quyền kinh tế kết hợp độc quyền chính trị.
Từ đó, nhà nước trở thành “bộ máy cai trị, tham nhũng và bóc lột
nhân dân”, “dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và tài sản của cải,
chế độ xã hội sẽ là một chế độ không có dân chủ và tự do, không có bình đẳng”,
“dẫn đến nguy cơ mất độc lập, thậm chí là mất nước”.
Thực vậy, nhìn vào việc Trung ương đảng cộng sản, dưới sự khống
chế, chi phối của “nhóm lợi ích” nào đó, đã không dám phản đối Trung Quốc,
không dám công bố nội dung của Hội nghị Thành Đô 1990 là rõ, dù báo chí Trung
Quốc, theo một số nguồn cần kiểm chứng thêm, đã tiết lộ rằng tại Thành Đô năm
1990, lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam 'đã đồng ý' là đến năm 2020 Việt Nam sẽ
trở thành 'một khu tự trị' của Trung Quốc.
Không có giải pháp
Ông Vũ Ngọc Hoàng, theo tôi, rất
có thể ông đang ở trong “nhóm lợi ích” yếu thế hơn và sắp phải “ra rìa” nên ông
đã phải có hành động bứt phá để chống lại “nhóm lợi ích” ghê gớm đang thâu tóm
quyền lực kia
Th.S Nguyễn Tiến Trung |
Trước thảm trạng của đất nước, dù đã có “ánh sáng của chủ nghĩa
Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh” soi đường dẫn lối, các lãnh đạo đảng cộng sản đã
tỏ rõ sự bất lực khi tuyên bố treo thưởng một tỷ đồng cho ai hiến kế đổi mới
chính trị, và hai tỷ đồng cho ai hiến kế đổi mới kinh tế.
Thế nhưng, về chính trị, làm sao chế độ độc đảng, độc tài, độc
quyền có thể đảm bảo công bằng xã hội? Làm cách nào mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật nhưng chỉ có một nhóm nhỏ công dân vốn chính là giới lãnh đạo
cộng sản được độc quyền nhà nước?
Về kinh tế, làm sao mọi thành phần kinh tế đều cạnh tranh bình
đẳng trong khi vẫn phải đảm bảo kinh tế quốc doanh là chủ đạo?
Với một đề bài sai thì không thể có lời giải, không có gì ngạc
nhiên khi các vị “giáo sư, tiến sỹ” đáng kính của Hội đồng lý luận trung ương
đã phải “bó tay chấm côm” và mời người dân hiến kế.
Cần minh định rằng với người dân bình thường, cả đảng cộng sản
Việt Nam đang là nhóm lợi ích lớn nhất, vì họ có quyền lợi và quyền lực từ việc
độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật.
Thế nhưng, trong một nhóm lợi ích lớn thì cũng có nhiều nhóm lợi
ích khác nhỏ hơn giành giật miếng bánh lợi ích với nhau, đơn giản vì chức tước,
quyền lợi cũng chỉ có giới hạn, trong khi lòng tham của con người là vô hạn.
Với cá nhân ông Vũ Ngọc Hoàng, theo tôi, rất có thể ông đang ở
trong “nhóm lợi ích” yếu thế hơn và sắp phải “ra rìa” nên ông đã phải có hành
động bứt phá để chống lại “nhóm lợi ích” ghê gớm đang thâu tóm quyền lực kia.
Bài viết của ông cho thấy sự đấu tranh quyền lực dữ dội trong
nội bộ đảng cộng sản trước đại hội 12, và có một nhóm đang dần thắng thế.
Nhưng cũng có thể ông là một người thực sự vì nước vì dân, trước
khi kết thúc nhiệm kỳ cũng muốn nói thẳng nói thật để dân hiểu rằng ông không ở
cùng phe với “nhóm lợi ích” đó.
Nhưng… vẫn có lời giải
Tham nhũng chức vụ hiện đang được
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một nguy cơ đối với sự tồn vong của Đảng
này.
Thật ra, ông Vũ Ngọc Hoàng đã chỉ ra rất đúng và trúng lời giải
cho tình trạng quốc gia hiện tại, ông cho rằng cần phải có:
“cơ chế kiểm soát quyền lực (bằng quyền lực nhà nước, quyền lực
của nhân dân và công luận);
"cơ chế thực thi dân chủ rộng rãi, minh bạch thông tin và
quy định rõ trách nhiệm giải trình, điều trần;
"tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho báo chí vào cuộc, cho
nhân dân thực hiện quyền tham chính;
"đổi mới căn bản công tác cán bộ, thực hiện tranh cử trước
nhân dân đối với các chức danh bầu cử và thi tuyển công khai đối với các chức
vụ quản lý;
"đồng thời thực hiện cơ chế giám sát hoạt động, kết quả
công việc, thi hành việc bãi miễn và thay đổi vị trí công tác của cán bộ khi
xét thấy không có lợi cho cuộc đấu tranh chống “lợi ích nhóm”.”
Tóm lại, những người trong đảng cộng sản đã biết rõ lời giải là
phải thực sự dân chủ hóa để dân bầu ra lãnh đạo, có cơ chế tam quyền phân lập
để kiểm soát và cân bằng quyền lực, báo chí phải được tự do…
Thế nhưng, khẩu hiệu xây dựng xã hội “dân chủ, công bằng, văn
minh” đã được hô hào hàng chục năm nay nhưng giới lãnh đạo đảng cộng sản vẫn
chưa thực hiện.
“Nhóm lợi ích” đang khống chế cả cái đảng cộng sản ghê gớm đến
vậy ư?
Hãy chủ động thoát ra
Trước hiểm họa cả dân tộc bị bóc lột, mất nước, những đảng viên
cộng sản chân chính, yêu nước cần chủ động cùng nhau ly khai với “nhóm lợi ích”
đang thao túng cả xã hội kia. Nếu không, họ sẽ bị nhân dân đánh đồng họ cũng
tham tàn như “nhóm lợi ích” đó và họ sẽ có ngày bị dân phán xét.
Những đảng viên cộng sản nào còn tin tưởng vào chủ tịch Hồ Chí
Minh, thật sự muốn đại diện cho công nhân, nông dân và người lao động thì cứ
tách ra, lấy lại tên đảng Lao Động.
Những đảng viên cộng sản nào vẫn trung thành với chủ nghĩa xã
hội thì hãy tách ra tái lập đảng Xã Hội.
Còn những đảng viên cộng sản nào có tư tưởng khác thì hãy cứ
cùng nhau đứng ra lập đảng phù hợp với tư tưởng, chủ trương của mình.
Cần lưu ý rằng việc đa đảng ở Việt Nam đã có tiền lệ, đảng Dân
Chủ, đảng Xã Hội đã cùng tồn tại với đảng cộng sản đến tận năm 1990. Sau này,
Giáo sư Hoàng Minh Chính đã phục hoạt lại đảng Dân Chủ vào năm 2006.
Đến giờ này đảng Dân Chủ vẫn đang sinh hoạt công khai trong nước
với cựu trung tá quân đội, Trần Anh Kim, làm phó Tổng thư ký.
Ngoài ra, trong bộ luật hình sự của đảng cộng sản không hề có
điều luật nào cấm người dân thành lập đảng phái để thực hiện quyền làm chủ đất
nước, tham gia chính trị.
Và theo điều 16 hiến pháp của đảng cộng sản, “mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật” nên những người công dân cộng sản có quyền lập đảng, sinh
hoạt chính trị thì những công dân khác cũng có quyền này.
Để dân có thể tham chính như ông Vũ Ngọc Hoàng đề xuất thì không
có cách nào khác là phải thành lập các chính đảng, vì không ai có thể ra ứng cử
vào các chức vụ nhà nước nếu không có sự hỗ trợ của đảng mình trong các chiến
dịch vận động tranh cử.
Để dân có thể tham chính như ông Vũ Ngọc Hoàng đề xuất thì không có cách nào khác là phải thành lập các chính đảng, vì không ai có thể ra ứng cử vào các chức vụ nhà nước nếu không có sự hỗ trợ của đảng mình trong các chiến dịch vận động tranh cử
Th. S Nguyễn Tiến Trung |
Những người đã và đang là những tù nhân chính trị, tù nhân lương
tâm, tù nhân tôn giáo thật ra cũng chỉ viết đến như ông Vũ Ngọc Hoàng mà thôi.
Tuy nhiên, bài của ông Hoàng được đăng trên tạp chí Cộng sản. Còn bài viết của
những người kia thì chỉ có các trang tin “lề trái” đăng tải, và họ bị sách
nhiễu, đàn áp, bắt bớ một cách tàn bạo.
Thủ phạm hoàn toàn không phải là những người vận động dân chủ ôn
hòa như báo chí nhà nước tuyên truyền bấy lâu nay.
Viết đến đây, tôi nhớ đến các bạn trí thức của tôi là anh Trần
Huỳnh Duy Thức, chị Tạ Phong Tần, anh Phùng Lâm vẫn đang chịu cảnh đọa đày của
ngục tù bất công.
Nhưng hôm nay tôi nhớ nhiều nhất đến luật sư Lê Quốc Quân, giám
đốc của công ty Giải Pháp Việt Nam, đang phải chịu một bản án mà trong đó người
ta cáo buộc anh phạm tội “trốn thuế”.
Một vụ án và bản án mà chính những người tuyên án cho anh đã bị
thế giới văn minh lên án.
Anh Quân đã nói với tôi một câu mà tôi còn nhớ mãi:
"Giải pháp cho Việt Nam chỉ có thể là dân chủ”.
Ngày 27/6/2015 này, anh Lê Quốc Quân sẽ mãn hạn tù và lấy lại tự
do.
Và tôi cũng hi vọng rằng đất nước Việt Nam này sẽ không còn ai
phải mang “danh hiệu” tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, hay tù nhân tôn
giáo nữa.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Lợi ích nhóm” và “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” - cảnh báo nguy
cơ
Vũ Ngọc HoàngTS. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương
TCCS - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định một
trong những nhiệm vụ quan trọng phải đấu tranh chống “lợi ích nhóm”.
Bởi vì, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) sẽ làm cho sự phát
triển của đất nước và lợi ích quốc gia, dân tộc suy yếu và tổn
thất nghiêm trọng; nhân dân bị tước đoạt quyền lực và lợi ích; thành
quả cách mạng và chế độ chính trị - xã hội không được bảo vệ, dẫn
đến đổ vỡ.
Lợi ích chính đáng (của một người, một nhóm) là lợi ích phù hợp
với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, góp phần và bổ trợ cho lợi ích chung;
không mâu thuẫn, không gây thiệt hại cho lợi ích chung. Lợi ích chính đáng luôn
là mục tiêu và động lực đối với hoạt động của con người, cần được tôn trọng,
bảo vệ và khuyến khích. Quên điều này, không quan tâm đến lợi ích chính đáng
của con người, ngăn cản các lợi ích chính đáng ấy, thì sự lãnh đạo và quản lý
xã hội không thể thành công, mà trước sau gì nhất định cũng sẽ thất bại.
Ngược lại, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) thì mâu thuẫn với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; gây hại cho lợi ích chung, cho cộng đồng, làm suy yếu và gây tổn thất nghiêm trọng đối với lợi ích chung. “Lợi ích nhóm” là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành các “nhóm lợi ích”. Đặc điểm của các “nhóm lợi ích” là có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động, cùng phân chia lợi ích, giữa những người có nhiều tiền với những người có quyền lực trong nhà nước và trong đảng cầm quyền. Có tiền chuyển hóa thành có quyền lực. Có quyền lực chuyển hóa thành có tiền. Người có tiền sẽ có quyền lực và người có quyền lực sẽ có tiền. Họ cùng nhau hành động để có quyền lực và có tiền ngày càng nhiều hơn. Đồng tiền cộng với quyền lực tạo thành sức mạnh khống chế, lũng đoạn tổ chức và xã hội. Nhận thức sự quan trọng của thông tin, “nhóm lợi ích” còn móc nối, “kết nạp”, kết hợp với một số nhóm truyền thông không lành mạnh để tác động chi phối dư luận theo hướng có lợi cho “nhóm lợi ích” và xuyên tạc vu cáo những người, những doanh nghiệp không cùng nhóm để tranh quyền lực và lợi ích. “Lợi ích nhóm” sẽ kéo theo và song hành với tham vọng quyền lực và tham vọng tiền bạc.
Ngược lại, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) thì mâu thuẫn với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; gây hại cho lợi ích chung, cho cộng đồng, làm suy yếu và gây tổn thất nghiêm trọng đối với lợi ích chung. “Lợi ích nhóm” là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành các “nhóm lợi ích”. Đặc điểm của các “nhóm lợi ích” là có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động, cùng phân chia lợi ích, giữa những người có nhiều tiền với những người có quyền lực trong nhà nước và trong đảng cầm quyền. Có tiền chuyển hóa thành có quyền lực. Có quyền lực chuyển hóa thành có tiền. Người có tiền sẽ có quyền lực và người có quyền lực sẽ có tiền. Họ cùng nhau hành động để có quyền lực và có tiền ngày càng nhiều hơn. Đồng tiền cộng với quyền lực tạo thành sức mạnh khống chế, lũng đoạn tổ chức và xã hội. Nhận thức sự quan trọng của thông tin, “nhóm lợi ích” còn móc nối, “kết nạp”, kết hợp với một số nhóm truyền thông không lành mạnh để tác động chi phối dư luận theo hướng có lợi cho “nhóm lợi ích” và xuyên tạc vu cáo những người, những doanh nghiệp không cùng nhóm để tranh quyền lực và lợi ích. “Lợi ích nhóm” sẽ kéo theo và song hành với tham vọng quyền lực và tham vọng tiền bạc.
Ở nước ta, trong lãnh đạo, người đầu tiên công khai hóa và nêu
lên sự cần thiết phải đấu tranh với “lợi ích nhóm” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng (phát biểu tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI). Sau Tổng Bí thư, một vài
đồng chí lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước cũng có nói đến, mặc dù chỉ mới
thoáng qua và nói chung, chưa có chỉ đạo gì quyết liệt trong việc ngăn ngừa,
phòng chống “lợi ích nhóm”. Trong giới khoa học của Việt Nam đã có một số
nghiên cứu, chưa nhiều và mới ở dạng lý thuyết chung, chưa gắn với thực tế tình
hình nước ta. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều tài liệu nghiên cứu
vấn đề này, gắn với quá trình phát triển của một số quốc gia. Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam “Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định nhiệm vụ quan trọng phải
đấu tranh chống “lợi ích nhóm”.
Hiện nay, “lợi ích nhóm” và hoạt động của “nhóm lợi ích” ở nước
ta đã và đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng. Đó là trong quản lý
doanh nghiệp nhà nước, quản lý dự án đầu tư, nhất là đầu tư công; trong quản lý
ngân sách, thuế, quản lý ngân hàng - tín dụng; trong quản lý các nguồn vốn và
chương trình đầu tư về xã hội, trong quản lý tài sản, đất đai, bất động sản, tài
nguyên khoáng sản, xuất nhập khẩu; trong công tác cán bộ, quản lý biên chế;
trong quản lý việc cấp các loại giấy phép; kể cả trong các vụ án, trong tham
mưu về chủ trương, chính sách và trong điều hành. Đi sâu vào nghiên cứu các vụ
tiêu cực, tham nhũng có tổ chức, các vụ, việc mà dư luận có nhiều ý kiến thì sẽ
có nhiều thông tin cụ thể về tình hình “lợi ích nhóm” ở Việt Nam. Tức là tình
hình xấu đã lan rộng, khá phổ biến và khá ngang nhiên, nghiêm trọng đến mức báo
động.
“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có tác hại gì? Trước nhất, nó
làm cho đất nước bị tổn thất các nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư, bị kìm hãm
không thể phát triển nhanh, thậm chí không thể phát triển bình thường, mất sức
sống, nền kinh tế sẽ bị khiếm khuyết, dị tật, kinh tế “ngầm”, thị trường “ảo”,
chụp giật, hoang dã, khống chế và “thanh toán” lẫn nhau để giành độc quyền, làm
hỏng môi trường phát triển lành mạnh và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.
Hầu hết các nước bị “bẫy thu nhập trung bình” kéo dài nhiều thập niên, thậm chí
kéo dài hàng thế kỷ, loay hoay mãi, lùng bùng mãi, không làm sao thoát ra được
để trở thành một quốc gia phát triển là do “lợi ích nhóm” - nguyên nhân trực
tiếp và hàng đầu. Với sự chi phối của các “nhóm lợi ích”, nguồn lực quốc gia bị
phân bổ và sử dụng không vì lợi ích chung của quốc gia, mà nhằm hướng phục vụ
cho “lợi ích nhóm”; việc bố trí đầu tư, sắp xếp dự án và kể cả ban hành chính
sách, điều hành xử lý công việc cũng vậy.
Nước ta sau mấy chục năm công nghiệp hóa, đến nay năng suất lao
động xã hội vẫn thấp (vào loại thấp nhất khu vực Đông Á), hiệu quả đầu tư kém,
nợ nần nhiều mà chưa rõ trả bằng cách nào, khi mà hiệu quả đầu tư (sử dụng
nguồn vay ấy) còn kém; thu nhập thấp, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu hầu như
không có, các chương trình nội địa hóa không thành công, chủ yếu là làm thuê và
cho thuê mặt bằng, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào “bẫy thu nhập trung bình
thấp”. Nhìn lại nguyên nhân các nước bị “bẫy thu nhập trung bình” và nhìn lại
tình hình nền kinh tế của ta thì thật đáng lo ngại.
Hậu quả thứ hai do “nhóm lợi ích” gây ra là nhất định sẽ chệch
hướng khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa chân chính (và cũng xa lạ với chủ nghĩa tư
bản hiện đại), đất nước đi theo một con đường khác, sang “chủ nghĩa tư bản
thân hữu”, đó là con đường không có tiền đồ và rất nguy hiểm, không có tự do
và dân chủ (vì bị “nhóm lợi ích” độc quyền về kinh tế và chính trị thâu tóm,
lũng đoạn), để lại hậu quả lâu dài mà dân tộc phải gánh chịu. Chúng ta mong
muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng của các giá trị nhân cách thì “nhóm lợi
ích” lại thúc đẩy đồng tiền cộng với quyền lực chiếm địa vị thống trị. Thực
chất “nhóm lợi ích” là đồng tiền (tư bản) chi phối quyền lực, trực tiếp tham
gia giành và chiếm giữ quyền lực, làm cho quyền lực không còn là của nhân dân,
cũng có nghĩa là chệch khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa (chân chính). “Lợi
ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có từ rất sớm, ít nhất là từ buổi đầu của thời kỳ
phong kiến; nhưng sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa thì nó phát triển và diễn
biến phức tạp hơn, kể cả trình độ, quy mô và tính chất. Trong Chủ nghĩa tư bản
“hoang dã”, “mông muội”, các “nhóm lợi ích” hoạt động phổ biến, công khai, tích
lũy và tập trung tư bản bằng mọi thủ đoạn, kể cả bạo lực, giết người.
Nhân đây, trước khi nói đến hậu quả thứ ba do “nhóm lợi ích” gây
ra, xin nói rõ hơn về “chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Suốt mấy trăm năm nay,
qua quá trình cạnh tranh, qua đấu tranh xã hội, chịu sự tác động của các quy
luật khách quan về kinh tế và xã hội, chủ nghĩa tư bản buộc phải liên tục
điều chỉnh. Ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh rất
đáng ghi nhận; tạo ra nhiều thành tựu và một số nước đạt trình độ phát triển
cao, tính chất xã hội hóa sản xuất cao hơn, đang dần dần từng bước tạo ra các
nhân tố mới của xã hội tương lai (xã hội xã hội chủ nghĩa). Đồng thời với
quá trình tiến hóa tự nhiên ấy, trong thực tiễn thế giới tư bản còn xuất hiện
một khuynh hướng khác, một khuynh hướng không lành mạnh, không bình thường, một
khuynh hướng tha hóa, đó là “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, một loại hình nguy
hại cho sự phát triển của các quốc gia. Nước nào rơi vào “chủ nghĩa tư bản
thân hữu” thì không ngóc đầu lên được. “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” thực chất
là sự bành trướng, biến dạng, biến tướng, sự thoái hóa cao độ của “nhóm lợi
ích” gây ra. Đây là một loại hình rất lạc hậu, khác xa so với chủ nghĩa tư
bản hiện đại (chủ nghĩa tư bản hiện đại có nhiều mặt tiến bộ, mà chúng ta
cần nghiên cứu để học tập kinh nghiệm) và tất nhiên là càng xa lạ với chủ
nghĩa xã hội văn minh.
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu” còn có các cách gọi khác nhau, là
“chủ nghĩa tư bản lợi ích”, “chủ nghĩa tư bản bè phái”, “chủ nghĩa tư
bản bè cánh”, “chủ nghĩa tư bản lũng đoạn”,... “Chủ nghĩa tư bản thân
hữu” không phải là một giai đoạn của chủ nghĩa tư bản, mà là một hiện tượng,
một khuyết tật, một sự tha hóa của chủ nghĩa tư bản. Đây là loại hình “phát
triển” mà trong đó các doanh nghiệp dựa vào ưu thế về mối quan hệ với những
người có quyền lực để tạo ra nguồn thu tài chính cho cá nhân và đơn vị mình.
Các doanh nghiệp này tập trung đầu tư vào “quan hệ”, vào “quan chức” để từ đó
mà dùng quyền lực tạo ra lợi nhuận siêu ngạch. Đặc trưng của “chủ nghĩa tư
bản thân hữu” là có sự cấu kết, xâm nhập lẫn nhau giữa nhóm đặc quyền kinh tế và
nhóm đặc quyền chính trị, người kinh doanh cũng đầu tư vào quyền lực và người
có quyền lực cũng tham gia kinh doanh, làm quan chức để làm giàu, họ cùng nhau
bóc lột “mềm” toàn xã hội, bóc lột cả dân tộc, họ thâu tóm các nguồn tài chính,
của cải và thâu tóm quyền lực chính trị, biến bộ máy nhà nước thành công cụ của
một nhóm người (nhân danh nhà nước và đảng cầm quyền) thực hiện độc quyền kinh
tế kết hợp với độc quyền chính trị. Nói họ thực hiện bóc lột “mềm” là vì không
có hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh cụ thể để trực tiếp bóc lột giá trị
thặng dư của lao động, sự bóc lột của họ tinh vi hơn, nhưng tai hại hơn, gây
hậu quả rất nghiêm trọng. Sự bóc lột ấy thực hiện thông qua các dự án, các
chương trình đầu tư; thông qua các cơ chế, chính sách (không phục vụ cho toàn
xã hội mà phục vụ cho một nhóm người) và thông qua cách điều hành, cách quản lý
mập mờ, không minh bạch, gây tiêu cực, tham nhũng... Họ thu lợi thông qua các
công ty “sân sau”, công ty con, công ty cháu, công ty nhánh của gia đình, của “cánh
hữu”. Nó ra đời trong (và gắn với) chủ nghĩa tư bản “man rợ”, chủ nghĩa tư
bản “dã man”, chứ không phải chủ nghĩa tư bản văn minh.
Rất đáng lưu ý là, “chủ nghĩa tư bản thân hữu” không chỉ có
trong xã hội tư bản (yếu kém và tha hóa) mà còn có trong các xã hội khác, ở các
nước mới bắt đầu vận hành nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường, khi mà ở
đó “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích”, “lợi ích bè phái”, “tính thân hữu vì lợi
ích” đang nổi lên và hoành hành; khi mà đảng cầm quyền cùng nhà nước do nó lãnh
đạo bị suy thoái về đạo đức, tham nhũng trở nên phổ biến và pháp luật không
được tuân thủ trong sự quản lý đất nước, quản lý xã hội (tức là trình độ quản
trị quốc gia yếu kém). Thực tiễn thế giới cho thấy, “chủ nghĩa tư bản thân
hữu” kìm hãm sự phát triển của quốc gia, làm cho đất nước rơi vào “bẫy thu nhập
trung bình” hàng thế kỷ không ra được, làm băng hoại đạo đức xã hội (do lệch
chuẩn giá trị); làm méo mó, biến dạng các chủ trương, đường lối; gây nên các
khuyết tật của nền kinh tế và của xã hội, để hậu quả lâu dài. “Chủ nghĩa tư
bản thân hữu” xuất phát từ các nguyên nhân, nguồn gốc: “Lợi ích nhóm” tiêu
cực, các dạng ma-phi-a, tham nhũng có tổ chức, sự suy thoái đạo đức của cán bộ
có chức quyền, không có cơ chế kiểm soát quyền lực, để quyền lực tha hóa và
không có cơ chế tốt để nhân dân làm chủ và có quyền lực thật sự, trình độ và
năng lực quản trị quốc gia yếu kém, luật pháp còn nhiều kẽ hở và việc chấp hành
pháp luật không nghiêm, bảo kê, bao che và dung túng cho các sai phạm. Ở đâu và
khi nào mà “nhóm lợi ích” không bị ngăn chặn có hiệu lực, hiệu quả, mà để nó
phát triển mạnh, lan tràn, hoành hành, vai trò của Nhà nước lành mạnh bị vô
hiệu hóa, thì ở đó, tất yếu sẽ kéo theo “chủ nghĩa tư bản thân hữu” xuất
hiện và tồn tại, không thể tránh được, không thể khác được, dù có muốn hay
không.
Lâu nay Đảng ta đã nhiều lần lưu ý nguy cơ chệch hướng. Nếu
chệch hướng thì sẽ chệch đi đâu? Chắc không thể trở lại chế độ phong kiến, vì
trình độ phát triển đã vượt qua. Cũng không thể chệch sang chủ nghĩa tư bản
phát triển văn minh, vì trình độ phát triển của nước ta chưa đạt đến, và nếu
vậy thì có ý kiến cho rằng cũng không đáng sợ, bởi chúng ta sẽ gần hơn với chủ
nghĩa xã hội. Khả năng lớn nhất, hiện hữu và cũng đáng sợ nhất, nguy hiểm
nhất là chệch hướng sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, con đường nguy hại cho
sự phát triển của quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng nguy hại cho chế độ chính
trị - xã hội.
Trở lại hậu quả của “nhóm lợi ích”. Hậu quả thứ ba do “nhóm lợi
ích” gây ra là sự suy đồi về văn hóa, đạo đức xã hội do hệ giá trị bị đảo lộn
(đồng tiền và quyền lực chiếm vị trí trung tâm và cao nhất, trong khi nhân cách
bị đẩy sang bên cạnh và xuống hàng thứ yếu) và do tha hóa quyền lực (tác nhân
mạnh nhất). Việc phân hóa giàu - nghèo sẽ ngày càng lớn, tạo ra bất bình đẳng
và mâu thuẫn xã hội. Hỏng văn hóa và gây ra mâu thuẫn xã hội thì hậu quả khôn
lường, thâm sâu và lan tỏa rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
ảnh hưởng đến nền tảng xã hội và sức mạnh nội sinh của dân tộc.
Hậu quả thứ tư do “nhóm lợi ích” gây ra là làm lẫn lộn thật -
giả, đúng - sai, khác nhau giữa lời nói và việc làm, đường lối đúng không vào
được cuộc sống...; làm mất lòng tin của nhân dân đối với đảng cầm quyền và đối
với nhà nước, tức là làm hỏng nền tảng chính trị, dẫn đến mất ổn định chính
trị, mất sức mạnh của một quốc gia, và từ đó các thế lực xâm lăng từ bên ngoài
có thể lợi dụng thời cơ để xâm lấn, chèn ép, dẫn đến nguy cơ mất độc lập, thậm
chí là mất nước.
Hậu quả thứ năm do “nhóm lợi ích” gây ra là chính sách sử dụng
cán bộ méo mó, phát triển nạn “chạy chức”, “chạy quyền”, sắp xếp cán bộ trên cơ
sở “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ”, chứ không phải sử dụng người có tài đức, làm hư
hỏng đội ngũ cán bộ; là sự phát triển, sự gia tăng các hoạt động bè phái, mất đoàn
kết nội bộ, phá vỡ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của đảng cầm quyền, từ
đó dẫn đến đảng cầm quyền mất vai trò lãnh đạo, tan rã hoặc bị “nhóm lợi ích”
thâu tóm làm thay đổi hoàn toàn bản chất, không còn là đảng phục vụ nhân dân,
và nhà nước cũng hư hỏng, biến chất, không còn là nhà nước của nhân dân, mà
thành bộ máy cai trị, tham nhũng và bóc lột nhân dân, từ đó, nòng cốt chính trị
đổ vỡ, bất ổn định chính trị từ bên trong.
Tình hình “nhóm lợi ích” ở Việt Nam đã đến mức độ nào? đang và
sẽ đi về đâu? Như chúng ta đã biết, trước đây trong lịch sử nhiều lần các triều
đại phong kiến Việt Nam bị sụp đổ, kể cả có lúc đất nước bị chia cắt là do
“nhóm lợi ích” gây nên. Ngày nay, tuy chưa có các công trình nghiên cứu cấp
quốc gia một cách thật đầy đủ và khoa học về “lợi ích nhóm ở Việt Nam”, nhưng
qua thông tin, qua dư luận xã hội, qua nghiên cứu của một số chuyên gia và cảm
nhận của nhiều người, thì tình hình “lợi ích nhóm” đã khá nghiêm trọng, tương
đối phổ biến, ở cấp nào cũng có, cấp cao hơn thì mức độ càng nặng hơn, ở lĩnh
vực nào cũng có, kể cả ở những nơi mà xưa nay trong tiềm thức xã hội thường cho
rằng đó là nơi luôn trang nghiêm, trong sạch. “Lợi ích nhóm” cũng chính là một
kiểu tham nhũng nghiêm trọng nhất, tham nhũng có tổ chức. Mặc dù Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều cố gắng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng
thực tế xã hội vẫn diễn ra một tình hình rất đáng lo ngại là ở nước ta đang có
nguy cơ chuyển biến dần dần sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, do hoạt động
của “nhóm lợi ích” gây nên. Cũng có ý kiến cho rằng nước ta đã rơi vào “chủ
nghĩa tư bản thân hữu” rồi, đã vào sâu lắm rồi (?). Ở các nước, việc quản lý
nhà nước và việc điều hành kinh tế tách biệt rành mạch, và ở họ doanh nghiệp
nhà nước cũng ít hơn ta. Còn ở ta, với đặc điểm cơ quan nhà nước vừa quản lý về
mặt nhà nước, vừa trực tiếp điều hành kinh tế, doanh nghiệp nhà nước nhiều, lại
yếu kém trong quản lý, không ít trường hợp đằng sau cái vỏ doanh nghiệp nhà
nước là tư nhân núp bóng, vì vậy, đề phòng “lợi ích nhóm” ở Việt Nam còn phức
tạp hơn các nước khác, nếu không đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả. Đây là nguy
cơ lớn nhất đang hiện hữu dần, đe dọa sự phát triển lành mạnh của đất nước và
sự tồn vong của chế độ theo định hướng xã hội chủ nghĩa (lành mạnh). Nguy cơ
này bao trùm, đáng lo hơn bất kỳ sự đe dọa nào, tác động chi phối chính, làm
trầm trọng các nguy cơ khác, tạo điều kiện cho các nguy cơ khác phát triển và
gây tác hại. Đây là điểm lớn nhất, cốt lõi nhất của cuộc đấu tranh về quan điểm
lập trường; là trọng tâm trong chống “tự diễn biến”. Nếu Đảng và Nhà nước ta
không ngăn chặn được hoạt động của “nhóm lợi ích”, để nó tiếp tục phát triển,
dẫn đến lũng đoạn ngày càng lớn hơn thì sự phát triển của đất nước bị nguy khốn
và chế độ chính trị cũng biến chất, cũng thay đổi theo hướng xấu, chắc chắn
không còn là con đường xã hội chủ nghĩa chân chính nữa, mà sẽ là nơi phát
triển “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, mong muốn của hàng triệu đảng viên cộng
sản và nhân dân đã chiến đấu, hy sinh xương máu sẽ trở nên xa vời và vô vọng,
mong muốn thiết tha của Bác Hồ cũng không thực hiện được, Đảng chân chính sẽ
không còn và Nhà nước sẽ biến chất, dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt quyền
lực và tài sản của cải, chế độ xã hội sẽ là một chế độ không có dân chủ và tự
do, không có bình đẳng. Lúc này, hơn lúc nào hết, các cấp ủy và toàn Đảng phải
nhận thức rõ nguy cơ và quyết tâm bảo vệ quyền lợi dân tộc, thành quả cách mạng
và bảo vệ chính Đảng ta, không để Đảng bị “nhóm lợi ích” và “chủ nghĩa tư
bản thân hữu” thao túng, làm hư hỏng, biến chất, dẫn đến đổ vỡ.
Chống “lợi ích nhóm” là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, vì
không rõ “chiến tuyến”, thường ở trong trạng thái lẫn lộn trắng đen, trong nó
có ta và trong ta có nó, vừa là ta lại vừa là nó. Ngoài việc cần nhận thức đầy đủ
và sâu sắc tình hình và nguy cơ, cần thảo luận rộng rãi trong Đảng và trên công
luận. Đảng và cả hệ thống chính trị phải kiên quyết đấu tranh chống “lợi ích
nhóm”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, hết sức hệ trọng và cấp bách; tập thể
lãnh đạo từ cấp cao nhất cần có quyết tâm chính trị và thật sự gương mẫu trong
việc đấu tranh chống “lợi ích nhóm”, sử dụng tất cả các biện pháp có thể; khẩn
trương nghiên cứu ban hành bổ sung, điều chỉnh các cơ chế kiểm soát quyền lực
(bằng quyền lực nhà nước, quyền lực của nhân dân và công luận); cơ chế thực thi
dân chủ rộng rãi, minh bạch thông tin và quy định rõ trách nhiệm giải trình,
điều trần; tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho báo chí vào cuộc, cho nhân dân
thực hiện quyền tham chính; đổi mới căn bản công tác cán bộ, thực hiện tranh cử
trước nhân dân đối với các chức danh bầu cử và thi tuyển công khai đối với các
chức vụ quản lý, đồng thời thực hiện cơ chế giám sát hoạt động, kết quả công
việc, thi hành việc bãi miễn và thay đổi vị trí công tác của cán bộ khi xét
thấy không có lợi cho cuộc đấu tranh chống “lợi ích nhóm”./.
Vũ Ngọc HoàngTS. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường
trực Ban Tuyên giáo Trung ương
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire