Bùi Tín
Ngày 28/10 vừa qua đã có
cuộc Tọa đàm sôi nổi giữa trí thức trong và ngoài nước về cuộc khùng hỏang biển
Đông, nhân sự kiện Hoa Kỳ cho tàu USS
Lassen thâm nhập vùng biển quốc tế sát các đảo nhân tạo do TQ bồi đắp trong quần
đảo Trường Sa.
Một số Giáo sư Tiến sỹ chỉ
ra rằng đây là một hành động thăm dò, thách thức phản ứng của Bắc Kinh, còn là
sự khẳng định mạnh mẽ quyền mọi nước được tự do hàng hải, dùng mọi vùng biển quốc
tế chung, không ai có quyền độc chiếm sau khi bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân
tạo như TQ đã làm một cách phi pháp.
Hơn thế nữa, đây còn là
chuyện thực thi một chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ và các nứơc dân chủ nhằm
ngăn chặn tham vọng bành trưóng bằng quân sự của một cường quốc hung hãn đang trỗi dậy, mặc dù họ cam kết
« Trỗi dậy trong Hòa Bình » và « không xây dựng căn cứ quân sự tại
đây ».
Thế nhưng khi theo dõi chặt
chẽ cuộc Tọa Đàm, nhiều người không thể hài lòng nghe nguyên Trưởng ban Biên giới
của Chính phủ Trần công Trục khoe rằng đã tham dự đàm phán về biên giới với TQ,
nhưng lại tin rằng nếu 2 bên cùng tôn trong 3 nguyên tắc : pháp lý, thiện
chí và cầu thị , thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết đúng đắn. Ông yêu cầu 2 bên
đều phải xử sự như thế, nhưng không hề dám chỉ ra rằng chính phía TQ đã liên tục
coi thưòng, ngang ngạnh vi phạm cả 3 nguyên tắc ấy, nên cuộc khủng hoảng kéo dài.
Cái sai cơ bản của ông Trục
là yêu cầu cả 2 bên ngang nhau, có vẻ khách quan công bằng, nhưng thực tế là đánh
đồng kẻ bành trướng thâm độc với người bị bành trướng.
Trên cái đà lệch lạc trong
suy luận nguy hiểm như thế, ông Trục đặt niềm tin tuyệt đối ở những cuộc đàm phán
hòa bình, tin tưởng vững vào chuyến đến VN sắp đến của ông Tập Cận Bình, và cao
hứng hạ một câu kết luận xanh rờn « Tôi nguyện được là người trải thảm đỏ đón
mừng khách quý » .
Ông Trục có vẻ thích thú,
hãnh diện, khoái trá về câu nói mạnh mẽ , ngớ ngẩn lạc lõng, có thể nói là quá ư hèn hạ đó , nên ông đã gưỉ ngay cho báo « điện
tử Giáo dục VN » bài báo ghi lại lời phát biểu dài dòng, luẩn quẩn, rối rắm tiền
hậu bất nhất do tư duy tăm tối mù mịt ấy,
để đưa câu nói trên « nguyện là người trải thảm đỏ » mà nhiều báo bỏ qua lên
thành tít của bài báo ký tên ông.
Thật không thể tửơng tựơng
nổi sự mụ mị của một viên chức ngoại giao, Tiến sỹ lại sâu rộng đến thế !
Xin chờ cuộc viễn du của Tập
Cận Bình ngày 5 và 6/11 kết quả ra sao, để xem ông Trục có còn nguyện trải thảm
đỏ đễ tiễn biệt ông « Khách Quý » của riêng ông hay không.
Chuyện vui vui mà thật đáng
buồn !
Bùi Tín
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire