Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/15 Singapore |
Đã đến lúc cần đổi mới thể chế để tìm lại những động lực phát triển cho nền kinh tế vì hầu như ai ai cũng thấy rằng các động lực vốn mạnh mẽ thời Đổi mới cách đây hơn 20 năm dường như nay đã cạn kiệt. Nói theo ngôn ngữ của thời @ thì Việt nam đang rất cần một phiên bản nâng cấp cho hệ điều hành.
Nếu
nhìn bao quát rồi dành chút thời gian để suy ngẫm và liên tưởng thì chúng ta sẽ
thấy sự tương đồng lý thú giữa xã hội hiện đại với chiếc máy vi tính –một
phương tiện phổ cập trong thời đại bùng nổ thông tin.
Máy
tính nào cũng có phần cứng, các phần mềm ứng dụng và hệ điều hành giúp cứng và
mềm kết hợp với nhau một cách tối ưu và nhanh nhất nhằm đáp ứng các bài toán do
thực tiễn đặt ra. Ứng với một thế hệ phần cứng nhất định sẽ có những phần mềm
phù hợp (đôi khi ngược lại) cùng một hệ điều hành tương thích, bởi lẽ, khi các
phần cứng và mềm trở nên quá lớn, quá phức tạp vượt ra ngoài khả năng gánh vác
của hệ điều hành thì cả hệ thống máy tính sẽ vận hành ì ạch. Và lúc đó, các
chuyên gia tin học sau nhiều phen sửa chữa, vá víu tạm chương trình sẽ phải
nghiêm túc ngồi xuống để soạn ra một phiên bản nâng cấp của hệ điều hành.
Xã
hội cũng có hệ điều hành, phần cứng và phần mềm của nó. Có thể tạm phân loại hạ
tầng cơ sở như đường xá, cầu cống, công xưởng …các cơ sở văn hóa, giáo dục,
quốc phòng và hành chính quốc gia cùng các yếu tố vật chất khác như tài nguyên
khoáng sản, các nguồn lực tài chính là phần cứng. Chính sách phát triển các
lĩnh vực cụ thể như kinh tế, văn hóa, giáo dục, an sinh - xã hội v.v… kỹ năng
nghề, trình độ chuyên môn, văn hóa của nguồn nhân lực là phần mềm thì hệ điều
hành sẽ là những luật lệ, quy chế có định hướng tư tưởng và bao trùm có chức
năng điều tiết sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm trong cấu trúc xã hội nêu
trên nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ. Thực chất, hệ điều
hành là thể chế chính trị - xã hội của một quốc gia .
Điểm
khác biệt đáng nói ở đây là xã hội con người năng động và phức tạp hơn bất kỳ
một hệ máy tính nào. Yếu tố cứng và mềm của máy tính dù sao cũng tương đối ổn
định trong một vòng đời sản phẩm nhưng đối với thế giới “phẳng” và toàn cầu hóa
cao như ngày nay thì đồng vốn tư bản ( phần quan trọng của phần cứng) và nhân
tài (phần chủ yếu của phần mềm) lại rất dễ dàng chuyển dịch khiến hệ điều hành
cũng phải luôn luôn trở nên tương thích một cách năng động hơn, thậm chí phải
chủ động xây dựng các phiên bản nâng cấp dự phòng. Cuộc tranh đua giữa các quốc
gia ngày nay vì vậy, chủ yếu là cạnh tranh qua chất lượng hệ điều hành hay chất
lượng của thể chế chính trị- xã hội.
Những quốc gia tài nguyên thiên
nhiên phong phú, con người cần cù, tài năng nhưng lại chỉ ở vị trí thấp trong
bảng xếp hạng phát triển của Liên hợp quốc. Rõ ràng việc cải thiện hệ điều
hành ở những nơi đó phải là hành động ưu tiên .
|
Quốc gia thắng cuộc trong toàn cầu hóa chắc sẽ là nơi thu hút được nhiều nhân tài, vật lực và tạo ra nhiều giá trị gia tăng tính theo đầu người đồng thời cũng là nơi có chất lượng cuộc sống cao theo chuẩn mực quốc tế. Ở nơi đó hệ điều hành hay yếu tố thể chế đóng vai trò kiến tạo tích cực do tương thích với sự phát triển của phần cứng và mềm .
Ngược lại, có những quốc gia tài nguyên thiên nhiên phong phú, con người cần cù, tài năng nhưng lại chỉ ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng phát triển của Liên hợp quốc. Rõ ràng việc cải thiện hệ điều hành ở những nơi đó phải là hành động ưu tiên .
Mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và hệ điều hành.
Theo cách định nghĩa của Ngân hàng Thế giới thì thể chế hay hệ điều hành chính là các quy định, quy chế mà theo đó các cá nhân, công ty và nhà nước tác động lẫn nhau (1). Nói một cách nôm na thì đó là luật chơi giữa 3 nhóm chủ thể. Trong hoạt động kinh tế - xã hội loài người đã sản sinh ra và cũng đã thải loại đi nhiều luật chơi - có thứ luật chơi khuyến khích tối đa thị trường, nơi liên kết những cá nhân tự do hành động vì tư lợi của mình và cũng tồn tại những luật chơi có mục đích hạn chế, kìm hãm thậm chí không chấp nhận mọi hoạt động có động cơ cá thể.
Ngày nay hầu như đại đa số các nền kinh tế trên thế giới đều lựa chọn mô thức kinh tế thị trường tuy với mức độ rất khác nhau do áp dụng những luật chơi (hay thể chế) không giống nhau, đi đôi với việc sử dụng những tổ chức cùng cơ cấu vận hành thị trường cũng khác nhau.
Xét một ví dụ, các nước phát triển phương Tây được đánh giá là những nền kinh tế dẫn đầu không những bởi chỉ số GDP tính theo đầu người mà còn ở năng lực tạo ra những đổi mới cơ bản trong công nghệ và tổ chức: những đổi mới đòi hỏi cao nhất về tính sáng tạo, tài năng con người và đóng vai trò làm động lực chủ yếu cho việc tăng năng suất lao động xã hội.
Yếu tố
quyết định đối với khả năng tạo ra những đổi mới cơ bản của một nền kinh tế
lại nằm trong môi trường thể chế của nó và như vậy cũng không ngạc nhiên khi
Ngân hàng thế giới khẳng định rằng "Thể chế được nhìn nhận như là yếu tố
chính quyết định sự phát triển lâu dài của một quốc gia .
|
Internet, công nghệ gien di truyền, vi sinh, công nghệ Nano, năng lượng phản vật chất và các dạng năng lượng sạch khác v.v...là những minh họa sinh động cho khái niệm này. Có một câu hỏi được đặt ra rất tự nhiên: cùng chọn cơ chế thị trường để phát triển nhưng tại sao số đông các quốc gia lại không thể bứt phá để làm nên những đổi mới cơ bản ?
Câu trả lời đơn giản tới mức hơi bất ngờ đối với nhiều người: yếu tố quyết định đối với khả năng tạo ra những đổi mới cơ bản của một nền kinh tế lại nằm trong môi trường thể chế của nó và như vậy cũng không ngạc nhiên khi Ngân hàng thế giới khẳng định rằng "Thể chế được nhìn nhận như là yếu tố chính quyết định sự phát triển lâu dài của một quốc gia.
Do vậy , trước những thành công hay thất bại của một chính sách kinh tế ( hoặc văn hóa, giáo dục, khoa học- công nghệ … ) cần phải đánh giá toàn diện và công bằng nguyên nhân chủ quan thuộc hoạt động của các chủ thể liên đới trong lĩnh vực này cùng với nguyên nhân khách quan thuộc bản chất của thể chế chính trị- xã hội. Có thể hiểu đây chính là một cách “kiểm toán” toàn bộ hệ thống để xác định các mặt mạnh và yếu của phần mềm ứng dụng (hay chính sách kinh tế, văn hóa, khoa học…) cũng như sức mạnh hoặc “lỗ hổng” của hệ điều hành (hay thể chế chính trị-xã hội). Thống kê dữ liệu “ kiểm toán” trong một khoảng thời gian (ví dụ như 1 hoặc 5 năm) sẽ giúp các cơ quan lãnh đạo điều chỉnh chính sách kinh tế và hoàn thiện thể chế đúng hướng, đúng lúc, đúng việc, đúng người.
Vấn đề năng suất lao động, nợ công và động lực phát triển
Gần đây trên các diễn đàn chính thức vấn đề năng suất lao động, nợ công và động lực phát triển của nền kinh tế đang được bàn luận sôi nổi.
Hãy thử phân tích các vấn đề này xuất phát từ mối tương quan giữa hệ điều hành- phần cứng – phần mềm hiện nay, trước tiên là năng suất lao động (NSLĐ). Theo số liệu chính thức thì NSLĐ của Việt nam chỉ bằng 1/15 Singapore và 1/5 Thái Lan. Nguyên nhân của tình trạng đáng báo động này thì nhiều, chẳng hạn như chất lượng nhân lực kém, công nghệ lạc hậu, ít đầu tư cho khoa học- công nghệ và trình độ tổ chức thấp v.v…
Một câu hỏi phát sinh: tại sao lại như vậy khi Nhà nước đã đưa ra rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển nâng cao năng suất lao động? Câu trả lời là trên thực tế những chính sách đó thiếu động lực để đi vào cuộc sống. Trong hoàn cảnh hiện nay khi mà các quan chức giữ vị trí quản lý ở các Bộ, ngành, Tổng công ty quốc doanh và các địa phương đang được Nhà nước phân quyền và ủy quyền sử dụng khối tài sản khổng lồ thuộc sở hữu toàn dân ( ít nhất là trên danh nghĩa, theo lý luận của mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN) thì đối với doanh nghiệp, con đường ngắn nhất để sinh lợi phải là nuôi dưỡng những mối quan hệ “cánh hẩu” với những quan chức Nhà nước thoái hóa ở các ngành, các địa phương. Vì lẽ đó, một cách tự nhiên, động lực sáng tạo và đổi mới công nghệ hay kinh doanh sẽ bị thui chột đi thậm chí còn bị coi là không thức thời. Tình trạng tham nhũng trong “một bộ phận không nhỏ” quan chức, đảng viên cũng phát sinh từ đây và căn bệnh trì trệ, chậm đổi mới khiến năng suất lao động thấp cũng ký sinh trên nền tảng thuận lợi này. Rõ ràng tiêu chuẩn phân phối theo thành quả sáng tạo kinh doanh và nâng cao năng suất lao động – một đòi hỏi chủ đạo của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường đích thực đã bị bóp méo. Đây rõ ràng là một “lỗ hổng” lớn trong hệ điều hành vốn vẫn coi doanh nghiệp Nhà nước phải là những quả đấm thép có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do Nhà nước thay mặt quản lý thông qua các đại diện được ủy quyền của mình (2). Việc các đại diện được phân quyền và ủy quyền đó có xứng đáng hay không còn phụ thuộc vào tính minh bạch trong quy trình tuyển chọn và cần được công luận cho ý kiến khi Dự thảo về công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội dự kiến sắp được đưa ra trong thời gian tới.
Ngoài ra, tiêu chí tuyển chọn, cất nhắc và đãi ngộ nhân sự trong hệ thống công quyền còn nhiều vấn đề tồn tại mang tính thể chế dẫn đến tình trạng người có tài, có đức nhiều lúc, nhiều nơi phải chịu thiệt thòi trước các nhóm lợi ích cục bộ thiếu chữ Tâm và năng lực khiến bộ máy công quyền ở nhiều cấp, nhiều địa phương còn kém hiệu năng, nhũng nhiễu dân và xa rời thực tế (các ví dụ sinh động như việc ra công văn cấm ngực lép đi xe máy, cấm cỗ cưới trên 300 mâm, cộng điểm cho Bà mẹ Việt nam anh hùng khi thi Đại học và vấn nạn tham nhũng vặt , cố tình gây khó cho doanh nghiệp và dân để đòi tiền lót tay v.v…là minh chứng cho nhận định này). Trong lĩnh vực tổ chức nhân sự đã hình thành những nhóm lợi ích làm giàu trên sự cồng kềnh , phì đại của bộ máy và tình trạng mua, bán chức quyền.
Để duy
trì hệ thống gồm ít nhất là 03 bộ máy hành chính, trên phạm vi toàn quốc và
trong tất cả các lĩnh vực thì nền kinh tế phải chịu một khoản chi không nhỏ
gián tiếp hoặc trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ khiến Việt
nam mất tính cạnh tranh trong bối cảnh năng suất lao động đang
thấp và hiệu năng của nền hành chính công chưa cao.
|
Hiện nay, bộ máy hành chính của cả Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội ngày một phình to tới mức đã trở thành gánh nặng của nền kinh tế khiến các đại biểu quốc hội phải nghiêm túc đặt vấn đề lấy đâu ra khoản tiền chiếm tới 35 % chi ngân sách (3) để trả lương và 40.000 tỷ để tăng lương hàng năm cho bộ máy quá cồng kềnh (4). Một trong những khởi nguồn của thực trạng này chính là nhận thức cho rằng sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng phải được hiện thực hóa bằng một bộ máy song trùng với các cấp chính quyền , được hưởng lương với hệ số chuyên trách và đi kèm với nó là cả một hệ thống các tổ chức chính trị- xã hội đóng vai trò cánh tay nối dài của Đảng , được ngân sách tài trợ. Rõ ràng, để duy trì hệ thống gồm ít nhất là 03 bộ máy đã nêu, trên phạm vi toàn quốc và trong tất cả các lĩnh vực thì nền kinh tế phải chịu một khoản chi không nhỏ gián tiếp hoặc trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ khiến Việt nam mất tính cạnh tranh trong bối cảnh năng suất lao động đang thấp và hiệu năng của nền hành chính công chưa cao.
Gánh nặng chi phí để duy trì một bộ máy quá lớn những người ăn lương và trợ cấp từ ngân sách cùng vấn nạn lãng phí, tham nhũng, đầu tư tràn lan kém hiệu quả trong khu vực quốc doanh là nguyên nhân chính của tình trạng nợ công đã đạt ngưỡng nguy hiểm hiện nay. Rõ ràng để khắc phục vấn nạn này không thể chỉ dựa vào tái cơ cấu kinh tế mà phải cải cách thể chế chính trị, bởi lẽ, tinh giản bộ máy của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội cánh tay nối dài của Đảng ở các cấp mà vẫn nâng cao được hiệu năng lãnh đạo là một quyết định liên quan tới hệ điều hành. Nâng cao hiệu lực chống tham nhũng, lãng phí của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, giám sát trong điều kiện kinh tế thị trường nhưng còn thiếu vắng vai trò phản biện thực sự, công khai của các tổ chức XHDS hẳn là những vấn đề thuộc về lĩnh vực cải cách và hoàn thiện thể chế chính trị. Xác định đúng phạm vi kinh doanh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước và chủ trương phù hợp lòng dân về sở hữu đất đai chắc chắn cũng là những quyết định mang tính thể chế .
Đúng như nhận định của ông Bộ trưởng bộ KHĐT Bùi Quang Vinh (5) trong một phát biểu gần đây đã cho rằng: đã đến lúc cần đổi mới thể chế để tìm lại những động lực phát triển cho nền kinh tế vì hầu như ai ai cũng thấy rằng các động lực vốn mạnh mẽ thời Đổi mới cách đây hơn 20 năm dường như nay đã cạn kiệt.
----
(1).
Hiệu Minh. " Hoa hậu, nhà kinh tế và thể chế kinh tế"
tuanvietnam.net ngày 5/01/2010.
(2).http://www.viet-studies.info/Kinhte/PGMinh/TanManPhanIII.htm
(3).VTV1 Thời sự 19h ngày 29/10/2014.
(4).http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/203225/-khong-dan-nao-dong-thue-nuoi-noi-bo-may-nay-.html
(5).http://baodautu.vn/bo-truong-bui-quang-vinh-khong-thay-doi-ve-chat-khong-the-tang-truong-7-8.html
(2).http://www.viet-studies.info/Kinhte/PGMinh/TanManPhanIII.htm
(3).VTV1 Thời sự 19h ngày 29/10/2014.
(4).http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/203225/-khong-dan-nao-dong-thue-nuoi-noi-bo-may-nay-.html
(5).http://baodautu.vn/bo-truong-bui-quang-vinh-khong-thay-doi-ve-chat-khong-the-tang-truong-7-8.html
Nguồn: Theo Tia Sáng
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire