Việt Hà, phóng viên RFA
2016-01-14
Hội nghị
trung ương 14 Đảng cộng sản Việt Nam vừa kết thúc trước đại hội đảng chỉ một
tuần với một loạt các quyết định cần phải được đưa ra, trong đó có những quyết
định liên quan đến nhân sự quan trọng, trong bối cảnh có những căng thẳng ngay
trong nội bộ đảng. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc trường
đại học New South Wales, Australia, nhận định sức ép về thời gian chính là sức
ép về thỏa hiệp trong việc lựa chọn nhân sự của đại hội lần này. Ông cũng nhận
định, rất có thể sẽ có những kết quả ngạc nhiên ở cuối kỳ đại hội đối với nhiều
người. Việt Hà của đài chúng tôi có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Carl Thayer về
vấn đề này.
Căng thẳng
trong nội bộ đảng có tiếp tục?
Trước hết
nói về những thông tin liên quan đến việc lựa chọn nhân sự cho 4 vị trí đứng
đầu của Đảng Cộng sản nhiệm kỳ tới, giáo sư Carl Thayer cho biết:
GS Carl
Thayer: Thông tin
duy nhất mà tôi nghe được là bộ chính trị đã đề nghị lên Ban chấp hành trung
ương hội nghị 14 cho phép gia hạn thêm 1 năm tại chức đối với Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng và trong lúc đó thì họ sẽ tìm người thay thế. Điều này cũng
tương tự như hồi năm 1996 khi tổng bí thư Đỗ Mười được yêu cầu ở lại thêm nửa
nhiệm kỳ và sau đó khoảng hơn một năm thì ông Lê Khả Phiêu lên thay. Cho nên
điều này đã có tiền lệ. Nhưng Bộ Chính trị đa phần không ủng hộ Nguyễn Tấn
Dũng. Họ đã muốn kỷ luật ông Dũng trước kia nhưng Ban chấp hành trung ương đã
cứu ông ta cho nên cho đến giờ vẫn chưa rõ là liệu ông Dũng có còn duy trì được
sự ủng hộ từ Ban chấp hành trung ương hay không. Về danh sách các ứng cử viên
thì Việt Nam giữ bí mật rất kỹ nhưng các trang blog, trang mạng thì có rất
nhiều bình luận, và đồn đoán nhưng tôi chưa nghe được gì cụ thể ngoài một số
tên như ông Tô Lâm, thứ trưởng bộ công an hiện tại có nhiều khả năng sẽ là bộ
trưởng bộ này, và ông Trần Đại Quang là Bộ trưởng bây giờ sẽ có chức cao hơn
trong đảng cộng sản.
Việt Hà: Nếu đúng là ông Trọng ở lại
thêm 1 năm nữa thì theo ông nguyên nhân vì sao đảng cộng sản Việt Nam lại có sự
lựa chọn này?
GS Carl
Thayer: Điều này
chắc là do những bế tắc. Từ lâu đã có những đồn đoán là ông Nguyễn Tấn Dũng
đang tìm kiếm cơ hội trở thành tổng bí thư và điều này là chưa có tiền lệ. Ông
ta sẽ phải về hưu cùng với một số ủy viên Bộ chính trị khác là những người đã
quá 65 và đã phục vụ hai nhiệm kỳ. chưa từng bao giờ trong lịch sử của các đại
hội đảng cộng sản Việt Nam khi mà một quan chức cấp cao như thế rời khỏi chức
vụ và lấy một chức vụ cao khác trong 4 vị trí cao nhất của đảng. Đã có một liên
minh được hình thành xung quanh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước để chặn ông Dũng…
Có nhưng thông tin nói về gia đình ông, về tham nhũng… nói chung là rất nhiều
những điều phức tạp để nhắm vào ông nhằm tìm ra những điểm yếu của ông.
Việt Hà: Ông cũng đã nói đến gần đây về
sự thay đổi trong bầu chọn nhân sự mới của Đảng mà theo đó các ứng cử viên
không được bầu bởi ban chấp hành trung ương ở hội nghị mà phải do ban chấp hành
trung ương khóa cũ đề cử. Theo ông tại sao lại có sự thay đổi này?
GS Carl
Thayer: Thay đổi
này đến từ chỉ thị 244 của bộ chính trị quy định rằng một người không thể là
ứng cử viên của ban chấp hành trung ương trừ khi người đó đã được ban chấp hành
trung ương cũ chấp nhận là ứng cử viên.
Hội nghị
Trung ương 14 Đảng Cộng sản Việt Nam trong ngày làm việc hôm 13/1/2016.
Theo tôi
được nghe thì vấn đề này đáng ra đã phải được tranh luận rất gay gắt tại hội
nghị 14. Ở đại hội đảng trước, trước khi chỉ thị này được đưa ra, các đại biểu
có quyền đề nghị ứng cử viên và họ đã làm vậy và có một số người đã được đề bạt
bao gồm cả con trai thủ tướng. Cho nên hệ thống của những người cũ vẫn muốn
kiểm soát sự chuyển giao. Trong hai đại hội đảng trước, các đại biểu đề nghị họ
được quyền có tiếng nói, sử dụng cái gọi là tập trung dân chủ để nói rằng chúng
tôi được bầu chọn dân chủ và chúng tôi có quyền, chúng tôi không muốn chỉ có
một lựa chọn cho chức Tổng Bí Thư. Họ không được lựa chọn nhưng họ được quyền
bầu không chính thức. Sau đó thì 1.400 đại biểu đã bỏ phiếu bầu cho những ứng
cử viên làm tổng bí thư và bỏ phiếu cho ban chấp hành trung ương mới và ban
chấp hành trung ương mới được cung cấp một danh sách và họ bỏ phiếu bầu chọn Bộ
chính trị. Sau đó họ chọn một người làm Tổng Bí Thư. Cuối cùng thì Nông Đức
Mạnh đã được chọn. Cho nên một ứng cử viên duy nhất đã được chọn. Vào lúc này
thì vẫn chưa rõ là liệu tinh thần dân chủ như trước kia sẽ xuất hiện ở đại hội
này hay không. Như là một phản ứng đối lại với việc kiểm soát chặt chẽ thì theo
tôi Nguyễn Tấn Dũng trong một bối cảnh mở và minh bạch sẽ có nhiều khả năng trở
thành tổng bí thư mới. Đó là một dự báo lớn từ tôi nhưng Việt Nam không mở như
vậy, ngoài ra thì hệ thống chính trị của Việt Nam cũng không phải là một hệ
thống mà người thắng cuộc được tất cả. Cho nên nếu Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm
Tổng Bí Thư thì ông ta sẽ chọn một người của mình làm Thủ tướng. Người khác sẽ
nói nếu như vậy thì ông ta quá mạnh nhưng cuối cùng thì phía bên kia thuộc bên
Tổng bí thư cũng sẽ nhận được một vị trí cho nên là sẽ cân bằng. Và cuối cùng
thì căng thẳng trong nội bộ đảng vẫn sẽ tiếp tục.
Sức ép về
thời gian chính là sức ép về nhượng bộ
Việt Hà: Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng được
chọn như ông nói và ông ta chọn một người của mình vào chức Thủ tướng thì theo
ông ai là gương mặt sáng giá cho vị trí này?
GS Carl Thayer: Tôi nói điều khác hẳn với nhiều
người khác nghĩ. Tôi nghĩ là nếu mà ông ta được chọn làm Tổng Bí Thư và ông ta
được làm theo cách của mình thì sẽ có rất nhiều những mặc cả dữ dội và trao đổi
giữa hai phía. Sẽ rất có thể người được chọn không phải là người mà ông ta
muốn. Chúng ta nghe những cái tên như Nguyễn Xuân Phúc rồi Nguyễn Thiện Nhân.
Một khi họ đã quyết định được người nào làm Tổng Bí Thư rồi thì họ sẽ tính đến
những vị trí khác để đạt được sự cân bằng. Trong trường hợp họ gia hạn thời
gian tại chức cho ông Tổng Bí thư thì đây sẽ là một bước đi sai lầm cho Việt
Nam vì Việt Nam cần phải hội nhập với quốc tế. Cộng đồng quốc tế muốn có một sự
đảm bảo về hướng đi sắp tới của Việt Nam… Về phần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi
ở chức lãnh đạo của mình ông đã đề bạt những quan chức trẻ tuổi hơn và được đào
tạo ở phương Tây, những người đã được thử thách ở địa phương. Văn phòng của Thủ
tướng trở nên có quyền lực hơn, các bộ cũng có thêm quyền lực hơn so với trước
kia.
Việt Hà: Nếu đúng là ông Trọng ở lại thì
Việt Nam sẽ có thay đổi gì và thách thức gì?
GS Carl
Thayer: Trong trường
hợp như vậy thì sẽ là một sự tiếp tục của bế tắc… bộ chính trị của Việt Nam có
16 người trong đó 7 người sẽ ở lại, 2 người còn quá trẻ tức còn quá mới, ít
nhất 5 người cho 4 vị trí cao nhất, và đó là điểm sai trong hệ thống của Việt
Nam vì nó giống như là một người ở vị trí được đề bạt vào chức mà anh ta không
thể đảm đương nổi nên khi chọn những người vào vị trí quan trọng như Thủ tướng
hay Chủ tịch Quốc hội thì sẽ là một trong những người trẻ như Nguyễn Thị Kim
Ngân chẳng hạn. Bằng việc đợi thêm một năm nữa, họ sẽ phải tìm một người cho vị
trí Tổng Bí Thư, phải chọn người từ danh sách các ủy viên Bộ chính trị mới
nhưng họ phải trì hoãn thì liệu Việt Nam có muốn hòa nhập, liệu họ có thể chấp
nhận ngoại lệ cho một người có thể mang vào văn phòng của Tổng Bí Thư những khả
năng mới. Có thể là trừ trường hợp Đỗ Mười, chưa có một ai trong vị trí Tổng Bí
Thư bao gồm cả Tổng Bí Thư hiện tại có kiến thức về kinh tế thế giới. Nguyễn
Phú Trọng cũng đã làm một điều trong di sản của mình là ông đã đến phòng bầu
dục, người tiền nhiệm của ông đến Australia, ông đến thăm Nhật Bản, châu Âu.
Nhưng điều tôi muốn nói là các nước dân chủ khác không có hệ thống 1 đảng tương
ứng đã bắt đầu chấp nhận vai trò của Tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam. Điều
này không nên để bị bỏ phí phạm. Tổng Bí Thư không thể là một người chỉ nói với
những trang giấy viết sẵn cho mình mà phải là người có thể hành động độc lập,
thực hành quyền lực của mình như là một lãnh đạo thực sự thay vì chỉ phản ánh
những lợi ích nội địa. Cho nên đối với Việt Nam, (nếu Trọng được ở lại thêm 1
năm) thì đó sẽ là một năm mất đi, một sự đình trệ trong khi họ cố tìm người mới
cho chức Tổng Bí Thư.
Việt Hà: Ngoài hai gương mặt Nguyễn Phú
Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, ông còn thấy những gương mặt sáng giá nào khác cho
chức Tổng Bí Thư?
GS Carl
Thayer: Trước đó
đã có các gương mặt như Phạm Quang Nghị nhưng ông ta cũng không làm được gì,
rồi Trần Đại Quang có nhiều khả năng trong rada quan sát của tôi nhưng theo tôi
ông ta đại diện quá mức cho phía bảo thủ, nắm quyền kiểm soát an ninh, và điều
này làm cho các lãnh đạo khác lo lắng. Cho nên câu trả lời của tôi là tôi không
thực sự thấy ai cả. Nhưng mà chúng ta cũng không thể biết được. Ngay trong đảng
thôi đã có ai trước đó nghĩ rằng ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu trường
học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ là một Tổng Bí Thư.
Việt Hà: Theo ông thì liệu chúng ta có
nên trông đợi một sự bất ngờ vào cuối đại hội lần này không?
GS Carl
Thayer: Theo tôi
trong nội bộ đảng cũng có đủ sự đa đảng để tôi có thể nói là có thể sẽ có sự
ngạc nhiên vào cuối đại hội. Chúng ta không thể biết được với những gì đang
diễn ra, chúng ta có đại hội sắp diễn ra rồi lại đến Tết cho nên họ hoặc là
phải có kết quả bây giờ hoặc phải đẩy lùi lại đến tháng 3. Cho nên sức ép về
thời gian chính là sức ép về nhượng bộ. Họ có bế tắc nhưng họ phải lựa chọn khi
thời hạn đến… cho nên sẽ có ngạc nhiên hay không? Theo tôi có thể có.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng
tôi buổi phỏng vấn.
*********
Nguồn: Theo RFA
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire