24/04/2016

Cá chết ở đâu đó dạt vào bờ, chắc gì đã phải do xả thải?


QUỐC TOẢN


(GDVN) - Đại diện Bộ nông nghiệp và Bộ Tài nguyên hiện có ý kiến khác nhau về nguyên nhân cá biển chết. Nhưng có cùng suy nghĩ là do độc tố, song không biết độc gì!  

 
Ý kiến một bạn đọc: LO QUÁ VIỆT NAM ƠI  

23/04/16
Bao nhiêu giáo sư tiến sĩ khoa học của Đất nước ta lại không tìm ra sao? Đất nước ta thuộc hàng đầu khu vực về Giáo sư, tiến sĩ trong các bộ ngành. Việc kiểm tra mẫu nước xác định độc tố mà khó khăn đến thế sao?. Nếu không làm được gửi đi nước ngoài có kết quả trong ngày thôi.
Hay là kéo dài để .... những cái gì đó không rõ ở đây nhỉ. Đừng quên rằng cá bắt đầu chết từ vùng biển có khu công nghiệp Trung quốc Vũng Áng, Formosa.
Tại sao trong các bài báo liên quan lại có sự khác nhau về lời phát biểu.
Người nói có hệ thống kênh dẫn ra biển rồi tập trung vào 1 hệ thống cống ngầm, lúc thì nói kênh này là kênh xả thải chính, hệ thống nước thải tập trung vào kênh này. Lúc thì lại có thông tin cống xả thải nằm sâu dưới biển là nước thải sinh hoạt. Tôi thấy có quá nhiều thông tin đánh lừa dư luận.
- Nếu hệ thống xả thải tập trung ra hết kênh thì làm sao phải cần thông qua một hệ thống bơm để xả thải ra môi trường cho tốn kém điện và vận hành thiết bị, sao không xả thẳng ra.
- Nếu làm kênh này không phải là kênh chính thải nước ra môi trường tại sao cán bộ của Formosa lại nói kênh này nuôi cá và sau khi qua kênh này là thải ra biển.
 - Đường ống nước thải chôn ngầm là hệ thống nước thải sinh hoạt thì làm gì phải làm kiểu âm sâu xuống đất như vậy, khi thải ra môi trường sao công suất lớn vậy, đường ống lớn vậy.







Xác định nguyên nhân ban đầu vụ cá chết hàng loạt 

Chiều 23/4, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trước hiện tượng cá chết hàng loạt dọc nhiều tỉnh ven biển Miền trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, bước đầu cơ quan chuyên môn đã có kết luận về sự việc nói trên.
 
Cá chết hàng loạt dọc ven biển các tỉnh Miền trung (ảnh: Thủy Phan).
 
"Chúng tôi loại bỏ nguyên nhân cá chết do dịch bệnh và nguyên nhân do môi trường nước nuôi.

Các chỉ số về môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản là không có gì bất thường, trừ một số mẫu ở các hộ nuôi ở Thừa Thiên - Huế có một số điểm bất thường, đang chờ xét nghiệm”, ông Tám nói.

Còn một nguyên nhân quan trọng khác là độc tố trong  môi trường nước (hóa học, sinh học và các yếu tố khác), hiện cơ quan chuyên môn cũng đã thực hiện lấy mẫu cá để xác định độc tố (nếu có).

Về việc này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương nhanh chóng xác định làm rõ nguyên nhân vụ việc. Kết luận cuối cùng là do Bộ Tài nguyên và Môi trường", ông Tám cho biết.

Cơ quan có thẩm quyền cũng khuyến cáo người dân không nên sử dụng các loại cá chết trôi dạt vào bờ để làm thức ăn...

Kiểm tra nguồn thải 

Trong khi đó, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đơn vị đang kiểm tra các nguồn thải công nghiệp trong việc xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt.

Về nghi vấn đường ống xả thải khổng lồ của công ty Formosa chạy ngầm dưới đáy biển gây hiện tượng cá chết, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, đây là nhận định chưa có cơ sở.

“Tôi nghĩ, khi chưa có kết luận chính thức thì chưa ai dám thông báo như vậy đâu. Nếu cá chết do nước biển nhiễm độc tố thì phải tiến hành lấy mẫu thử nghiệm, xác định chất độc, chứ không thể cứ nói như vậy được”.

Về việc kiểm tra nguồn thải công nghiệp, ông Tùng cho  biết thêm, hiện nay đoàn công tác liên ngành đang thực hiện kiểm tra một số nguồn thải tại những khu vực có hiện tượng cá chết.

“Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu, hiện tượng cá chết không phải chết ở ven bờ mà là do ở đâu đó dạt vào”, ông Tùng nói.

Trong một diễn biến có liên quan, ngày 22/4, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải thông tin về việc, nhiều người dân Quảng Bình sau khi ăn hải sản tại lễ khai trương một nhà hàng, phải nhập viện cấp cứu, vì có triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

Được biết, trong bàn tiệc tại lễ khai trương có các món hải sản như cá, mực, ốc, ghẹ... Số hải sản này được nhà hàng mua từ huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).

Về việc này, ông Tùng cho rằng, hiện tại chưa xác định rõ nguyên nhân cá chết. Do đó, việc khẳng định người dân bị ngộ độc hải sản là do sử dụng cá tại những điểm có cá chết, nghi có độc tố là vội vã.

QUỐC TOẢN

 

Nguồn: Theo GDVN

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire