TTO -
Không phải một mà nhiều lần bà con cũng như chính quyền các xã, thị trấn
ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bắt giữ các vụ xả thải bừa bãi của Formosa. Giám đốc
Sở TN-MT Hà Tĩnh Võ Tá Đinh trả lời Tuổi Trẻ: "Lúc đó cứ nghĩ là bùn thông
thường...".
| ||
|
Nhiều vụ đổ
chất thải Formosa trái phép
Ông Nguyễn
Công Anh - xã đội trưởng thị trấn Thiên Cầm - cho biết ông là một trong
những người đầu tiên chặn bắt chiếc xe tải chở chất thải Formosa đổ trái phép.
Sau khi dùng
xẻng đào chất thải của Formosa ở bãi rác Thiên Cầm lên, ông Anh kể: “Năm 2015,
trước khi phát hiện chất thải Formosa đổ trái phép ở bãi rác, người dân thường
thấy có xe tải chở chất thải bùn màu đen đến đổ xuống rồi gạt rác thải sinh
hoạt lên để che lấp”.
Theo ông
Anh, đầu giờ chiều 20-5-2015, người dân cùng với cán bộ thị trấn bất
ngờ bắt giữ một chiếc xe tải đang đổ chất thải trái phép. Sợ xe tải này bỏ
chạy, ông Nguyễn Văn Hoàng, tổ trưởng tổ dân phố Hoàng Hoan, thị Thiên Cầm đã
dùng xe máy chặn trước đầu xe.
Sau khi đấu
tranh, lái xe Trần Huy Thuận (ở xã Cẩm Huy) khai nhận được Hợp tác xã dịch vụ
sinh thái biển Thiên Cầm thuê chở chất thải từ Formosa về bãi rác này, với mỗi
chuyến 1,6 triệu đồng. Sau khi lập biên bản bắt quả tang đổ 7 tấn rác thải
Formosa trái phép, thị trấn đã gửi mẫu lên phòng tài nguyên huyện để xét nghiệm
nhưng đến này vẫn chưa có kết quả...
Theo ủy ban
thị Trấn Thiên Cầm, bãi rác của thị trấn do Hợp tác xã dịch vụ sinh thái biển
Thiên Cầm khai quả lý, khai thác. Ông Nguyễn Giang Hà, phó chủ nhiệm hợp tác xã
này cho biết, đầu tháng 5-2015 Formosa có đến khảo sát bãi rác.
Sau đó muốn
hợp tác xã xử lý bùn thải tại xưởng xử lý nước thải sinh hoạt của Formosa. “Hợp
tác xã vận chuyển được ba chuyến xe rác thải của Formosa về chôn lấp ở bãi rác
thì bị cấm. Chất thải này chính là bùn thải ép thành bánh của Formosa. Nếu các
mẫu bùn thải chôi ở bãi rác mà không đảm bảo tiêu chuẩn thì chúng tôi sẽ sẵn
sàng kiện Formosa”, ông Hà bức xúc.
Ông Nguyễn
Văn Toàn - phó trưởng phòng tài nguyên huyện Cẩm Xuyên - cho rằng Hợp tác xã
dịch vụ sinh thái biển Thiên Cầm chỉ là đơn vị có chức năng thu gom, tập kết
rác thải sinh hoạt ở địa phương nên khi nhận xử lý bùn thải của Formosa là
sai phạm. Do phòng cứ nghĩ chất thải Formosa chôn lấp ở bãi rác Thiên Cầm đã
được cơ quan chức năng cho phép mới không báo cáo.
Ông Võ Tá
Đinh - giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh, trả lời với Tuổi Trẻ là biết vụ chôn lấp rác
thải Formosa ở Thiên Cầm. Cơ quan chức năng chỉ bị lập biên bản, xử lý hành
chính, không lấy mẫu xét nghiệp chất thải này có độc hại hay không. “
Thời điểm đó
cứ nghĩ bùn thải Formosa là thông thường nên chôn ở bãi rác thì không sao. Sau
sự cố rác thải Formosa ở Kỳ Trinh, sở đã chỉ đạo người đến lấy mẫu để phân tích
làm rõ”, ông Đinh nói.
Theo ông
Phan Duy Vĩnh - phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh, thời gian gần đây cơ quan chức năng
của thị xã đã bắt quả tang hơn 10 vụ ôtô chở các loại chất thải của phế liệu
công nghiệp của dự án Formos xả thải ra môi trường. Như ngày 5-3, cơ quan công
an bắt liền 3 chiếc xe tải chở hàng chục tấn rác thải từ Formosa ra đi đổ
ở trên địa bàn huyện sai quy định.
Di dời 100
tấn rác thải Formosa
Chiều 14-7,
Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường thuộc Tổng cục môi trường phối
hợp với các cơ quan ban ngành tỉnh Hà Tĩnh xử lý, di dời 100 tấn chất thải
Formosa đến nơi quy định để bảo quản chờ kết quả xét nghiệp để xử lý. Có bốn
cán bộ Formosa chứng kiến và từ chối trả lời báo chí.
Ông Đặng Bá
Lục - chi Cụ trưởng chi cục môi trường Hà Tĩnh, cho biết việc đào chất thải lên
để đưa về kho lưu trữ nhằm hạn chế việc độc hại (nếu có) ảnh hưởng đến môi
trường đất và nước của khu vực xung quanh hố chôn chất thải.
Theo ông
Nguyễn Thượng Hiền, cục trưởng Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường
thì việc đưa chất thải về kho bảo quản là việc cấp bách vì chưa biết được đây
là chất thải thông thường hay nguy hại. Ngoài ra, hố chôn 100 tấn này
không phải là nơi xử lý hay chôn rác thải nên không đủ các điều kiện bảo quản.
Nếu trời mưa, hay ngập lụt thì chưa biết chất thải sẽ ngấm và trôi vào lòng đất
như thế nào, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của hàng ngàn người dân.
“Chúng tôi
tiếp tục lấy mẫu chất thải đưa đi kiểm nghiệm xem là chất thải gì để có biện
pháp xử lý. Việc chôn chất thải là đã sai hoàn toàn theo quy định pháp lý, cá
nhân nào sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó. Việc xử lý nặng nhẹ thế nào cũng chờ
kết quả kiểm tra tính chất độc hại của chất thải”, ông Hiền nói.
|
Hơn 160 tấn
chất thải Formosa ở đâu?
Tại hố chôn
chất thải, ông Đặng Bá Lục, nếu hố chôn này là 100 tấn thì theo số báo cáo
(hơn 260 tấn chất thải Formosa đã được Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh
vận chuyển xử lý) thì 160 tấn chất thải nữa của Formosa xử lý chưa hay đưa đi
đâu? “Cần phải truy rõ số này để xử lý rốt ráo vì chưa biết chất thải này là
thông thường hay nguy hại”, ông Lục cho hay.
Cách hiện
trường hố chôn chất thải khoảng 2km người dân cho biết có một bãi rác thải được
cho là đưa từ Formosa ra đổ. Bà Lê Thị Loan (quê Thanh Hóa) làm nghề chăn bò ở
khu vực đã dẫn chúng tôi tới bãi đổ rác thải nằm sâu trong vườn thông của xã Kỳ
Trinh.
Tại đây,
hàng đống rác thải sinh hoạt được đổ ngổn ngang với đủ chủng loại rác. Đặc
biệt, có nhiều đống đổ gần một khe suối chảy thông ra các sông suối của thị xã
Kỳ Anh. “Họ đổ rác ở đây từ năm ngoái cơ, mà đổ toàn ban đêm. Sáng ra chúng tôi
đi chăn bò thì đã thấy hàng đống rác thải hiện diện tại đây”, bà Loan cho biết.
Lẫn trong
đống rác thải có nhiều bao bì chữ Đài Loan, dày dép công nhân, các loại chai
nhựa và nhiều tạp chất khác. Theo ông Đặng Bá Lục cho biết, bãi rác thải
này đúng là đưa từ Formosa ra đổ, các cơ quan chức năng cũng đã xử lý vụ việc
vào tháng 3 vừa rồi nên họ không dám đổ thêm.
Đến xem cơ
quan chức năng xử lý 100 tấn chất thải tại trang trại ông Hòa, nhiều người dân
bức xúc cho biết “cần xử lý ngiêm người vi phạm để người dân còn lòng tin”. Vài
người dân còn cung cấp thêm thông tin về một hố chôn khác được nghi là chôn
chất thải của Formosa.
Theo một
người dân xã Kỳ Trinh, tại khu vực gần trạm dừng chân Thương Hoài sát quốc lộ
1A gần cầu Cổ Ngựa (thuộc xã Kỳ Trinh) có nhiều đêm từ 1 giờ sáng trở đi thấy
xuất hiện xe cuốc đào các hố lớn, đến sáng thì các hố này được lấp lại như cũ
và việc này lặp đi lặp lại nhiều đêm.
Thông tin
này được ông Đặng Bá Lục cập nhật và cho biết sẽ nhờ người dân đưa đi kiểm
tra địa điểm này, nếu có sẽ phải đào lên xử lý. “Tuy nhiên người dân cung cấp
là một kênh thông tin, cần kiểm tra kỹ mới có thể có hướng xử lý”, ông Lục nói.
Ngoài ra, bà
Lê Thị Loan còn cung cấp sâu trong khu đất gần nghĩa địa xã Kỳ Trinh cách hố
chôn tại trang trại của ông Hòa hơn 3km cũng từng thấy xe vào đổ trộm chất gì
đen đen. Thời gian lâu quá nên mưa cũng đã cuốn trôi hết.
|
“Chôn
chất thải sai rồi”
Theo Sở
TN&MT Hà Tĩnh, trước đây sở này đã có văn bản gửi Formosa nêu rõ Công ty
Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh không đủ điều kiện xử lý chất thải công
nghiệp nhưng phía Formosa vẫn tiếp tục để đơn vị này vận chuyển mới dẫn đến vụ
phát hiện 100 tấn rác thải ở Kỳ Trinh.
“Tỉnh sẽ
tiếp tục làm việc với Formosa, yêu cầu nghiêm túc trong xử lý môi trường.
Việc phát hiện chôn chất thải Formosa ở Kỳ Trinh là sai rồi. Xử lý như thế
nào là do cơ quan chức năng”, ông Đinh thừa nhận.
Theo ông
Đinh, để xảy ra liên tiếp những vụ vi phạm môi trường của Formosa là do
nhận thức của cán bộ nói chung khi chưa thấu đáo trong việc quản lý khi đang
ở mức độ nhất định. Sau khi có sự cố xảy ra, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ
TN-MT và ủy ban tỉnh, thì các ngành chức năng đã vào cuộc rất quyết liệt.
|
Nhân viên Bộ TN-MT lấy mẫu chất thải Formoa để phân tích độc lập - Ảnh: HỒ VĂN |
| ||
|
Rất nhiều bãi rác nghi của Formoa được đổ trộm ở các khu rừng ở các phường Kỳ Trinh, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Phương - Ảnh: HỒ VĂN |
|
VĂN ĐỊNH -
HỒ VĂN
Nguồn: Theo Tuổi Trẻ
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire